Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
MÔN : LÝ LUẬN VĂN HỌC II
ĐỀ TÀI :
Nguyễn Duy với tình yêu quê hương và tình yêu đôi lứa
trong phong trào thơ mới
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Cô: Trang
Lớp: Cử nhân văn 2B
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2013
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
MÔN : LÝ LUẬN VĂN HỌC II
ĐỀ TÀI :
Nguyễn Duy với tình yêu quê hương và tình yêu đôi lứa
trong phong trào thơ mới
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ và tên MSV
1 Nguyễn Thị Cẩm Ly K38.606.067
2 Vũ Trần Gia Huy K38.606.054
3 Trần Nguyễn Phương Mai K38.606.068
4 Đặng Thanh Mẫn K38.606.009
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
MỤC LỤC
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đó kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng đưa tới
một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam Đã tròn 30 năm kể từ thời điểm
lịch sử đó, nền văn học Việt Nam luôn đồng hành và gắn bó với vận mệnh của dân
tộc, đi qua những bước thăng trầm và thực sự đã tạo ra những biến đổi sâu sắc,
toàn diện, làm nên diện mạo của một giai đoạn văn học mới. Ba mươi năm chưa
phải là một khoảng thời gian dài đối với tiến trình lịch sử của một nền văn học,
nhưng cũng không phải là ngắn ngủi, quan trọng hơn, nó đã đủ để tạo nên diện
mạo mới với những đặc điểm và quy luật vận động riêng của một giai đoạn văn
học. Văn học trước năm 1975 thơ ca chủ yếu là phuc vụ cho chính trị, nền thờ “tiên
phong chống đế quốc” vì vậy chủ đề trong thơ văn giai đoạn này cũng ít phong
phú, tiêu biểu như chủ đề tình yêu là vĩnh cửu theo thời gian nhưng trước năm
1975 thì thơ về tình yêu đôi lứa không nhiều và không mới mẻ có chăng cũng chỉ
dừng lại ở nhứng đề tài hội ngộ, chia ly, thủy chung. Bước vào giai đoạn văn học
thơ ca 1975-2000 thì diện mạo của van học hết sức đa dạng và phong phú, viết về
nhiều chủ đề, có cách viết lối suy nghĩ mới mẻ phóng khoáng hơn. Trong giai đoạn
này có rất nhiều nhà văn nhà thơ tiêu biểu đã tạo nên tên tuổi với biết bao tác phẩm
để lại cho kho tàng văn học Việt Nam như: Huy Cận , Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn
Duy v v . Nhưng để có thể tìm hiểu hết về các tác phẩm hay nhà thơ tiêu biểu
trong giai đoan này là rất khó ( vì số lượng không nhỏ ) vì vậy nhóm đã chọn tác
giả Nguyễn Duy để tìm hiểu về phong cách thơ của ông từ đó hiểu được phần nghệ
thuật sáng tác trong giai đoạn này.
4
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
II. TÁC GIẢ
1. Tiểu sử
Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở thành phố
Thanh Hóa.
Năm 1966, ông gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin,tham gia chiến đấu ở
nhiều chiến trường.
Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn
Duy là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Duy thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của dân tộc và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu.
Thơ ông gần gũi với văn hóa dân gian, nhưng sâu sắc mà rất đỗi tài hoa, đi sâu vào cái
nghĩa, cái tình muôn đời của con người Việt Nam.
“ Thơ Nguyễn Duy sâu lắng, thắm thiết cái hồn cái vía của ca dao, dân ca Việt
Nam.Những bài thơ của ông không cố gắng tìm kiếm những hình thức mới mà đi sâu vào
cái nghĩa cái tình muôn đời của con người Việt Nam. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy cũng
không bóng bẩy mà gần gũi, dân dã, đôi khi hơi “bụi”, phù hợp với ngôn ngữ thường
nhật”. ( Theo “Văn lớp 9 không khó như bạn nghĩ”).
2. Sự nghiệp
Năm 2007, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
Tác phẩm tiêu biểu: Cát trắng (1973), Mẹ và em ( 1987), Đường xa (1990), Về (1994)…
III. TÁC PHẨM
1. Dạ hương
• Xuất xứ
Bài thơ “Dạ hương” là bài thơ thứ 19 trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy- tập
thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984
• Phân tích
Dạ hương
Sẽ rất nhớ dáng người vừa thoáng gặp
5
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
Chiều Lạng Sơn súng nổ rụng hoa đào
Những giọt máu của vườn cây vung vãi
Trường sơ tán rồi, cô giáo còn chốt lại
Khẩu súng thép treo lưng con gái
Ôi tấm lưng kia ngỡ sinh ra để mà mềm mại
Dáng điệu ấy chốt lại lòng ta mãi
Như dạ hương thoáng gặp một đêm nào
Ở ba câu thơ đầu với các từ ngữ “súng nổ”, “những giọt máu”, và từ láy “vung vãi”
cho chúng ta thấy đang có một cuộc nổ súng diễn ra.Thật vậy, sau 1975 mặc dù đất nước
đã độc lập nhưng các thế lực thù địch và bọn phản động tay sai trong nước luôn tìm mọi
cách để xúi dục nhân dân chống lại chính quyền lâm thời- bước đầu mới thành lập nên
còn non yếu của Đảng ta. Đặc biệt là ở các vùng đồi núi xâu xa như Lạng Sơn.Ở câu thơ
thứ nhất” Sẽ rất nhớ dáng người vừa thoáng gặp” Nguyễn Duy đã sử dụng cụm từ”sẽ rất
nhớ” và từ “thoáng gặp” cho ta thấy mặc dù mới gặp người con gái này nhưng cô ta đã để
lại một ấn tượng sâu sắc trong ông.Đến với câu thơ thứ hai” Chiều Lạng Sơn súng nổ
rụng hoa đào” với cụm từ “súng nổ” và hình ảnh ẩn dụ “hoa đào”- ý chỉ người dân ở đây
kết hợp với câu thơ thứ ba” Những giọt máu của vườn cây vung vãi” qua các cụm từ
“những giọt máu” và từ láy “vung vãi” đã thể hiện được rằng đã có không ít người đã
chết,cuộc chiến diễn ra rất đẫm máu.Đến với ba câu thơ tiếp theo “ Trường sơ tán rồi, cô
giáo còn chốt lại.
Khẩu súng thép treo lưng con gái
Ôi tấm lưng kia ngỡ sinh ra để mà mềm mại”.Ở câu thứ nhất” Trường sơ tán rồi, cô
giáo còn chốt lại” bằng biện pháp đối lập giữa hai cụm từ”sơ tán” và “chốt lại” thể hiện
sự dũng cảm chiến đấu, sẵn sang hi sinh của một cô giáo miền cao chấp nhận cái chết để
bảo vệ cái chữ, cái trường và đặc biệt là các em học sinh-những mầm non của Đất
nước.Đến câu thứ hai” Khẩu súng thép treo lưng con gái” sử dụng hình tượng” khẩu sung
thép” và cụm từ “ treo lưng con gái”, chúng ta đều biết việc cầm sung là việc của thanh
niên trai tráng, nhưng ở đây lại là một người con gái mà lại là một cô giáo miền cao cho
thấy được sự hi sinh vì trường học nói riêng và Đất nước nói chung.Ở câu thứ ba “Ôi tấm
lưng kia ngỡ sinh ra để mà mềm mại”. Sự dụng biện pháp hoán dụ qua từ “tấm lưng” lấy
cái bộ phận để chỉ cái toàn thể kết hợp với từ láy “mềm mại” cho thấy đắng lẽ nếu là một
người con gái thì phải được nâng niu, được nương tựa, được hưởng những gì một người
con gái đáng được hưởng nhưng ở đây cô phải làm “tấm lưng” làm chỗ dựa , làm nơi
nương tựa cho người khác cho những chú chim non bé bỏng-những học sinh của cô và từ
“ ngỡ” thể hiện sự ngờ hoặc, nghi vấn nhằm nhấn mạnh bản lĩnh của người con gái. Ở hai
câu thơ cuối” Dáng điệu ấy chốt lại lòng ta mãi.
Như dạ hương thoáng gặp một đêm nào
6
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
Ở câu đầu tác giả lại sự dụng từ “chốt lại” nhưng là lòng được chốt lại kết hợp với
biện pháp so sánh qua từ như và hình ảnh “dạ hương” biểu tượng của mùi thơm không
nồng nàn nhưng thoang thoảng, da diết; không sang trọng nhưng dịu dàng, tha thiết là
biểu tượng của người con gái Việt Nam thời hậu chiến.
Về nội dung:qua bài thơ chúng ta thấy được, hình tượng người con gái Việt Nam
không còn là những hình tượng “cầm, kì, thi, họa” hay “ công, dung, ngôn, hạnh”, mà
thay vào đó là một hình tượng anh hùng, dám đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.Đồng
thời bài thơ “Dạ hương” cũng diễn tả nỗi niềm thương thớ của Nguyễn Duy với một
người con gái, về tình yêu đôi lứa- đây cũng là một đặc trưng cơ bản của thơ Việt sau
1975. Về nghệ thuật:sử dụng thể thơ tám chữ nhưng mới mẻ và được biến tấu(chữ đầu
câu không viết hoa); kết hợp các biện pháp tu từ một cách nhuần nhiễn sử dụng nhiều
hình ảnh ẩn dụ.
2. Đò lèn
• Xuất xứ
Bài thơ sáng tác 9 -1983, trong một dịp tác giả trở về thăm quê ngoại, sống với những
hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu. Bài thơ là sự trỗi dậy của ý thức tự nhìn lại
bản thân, hướng tới những giá trị nhân bản trong thời đại mới.
• Tác phẩm
Nhan đề bài thơ giản chỉ là tên gọi một địa danh, nhưng lại mang hình
ảnh giàu sức gợi tả. Đò Lèn là quê ngoại, nơi tác giả Nguyễn Duy sống cùng
bà, nơi ông gắn bó một thời niên thiếu; nơi người bà đã sống suốt cuộc đời
với bao nhọc nhằn, cơ cực…và cũng là nơi bà yên nghỉ giấc ngàn thu. Chính
vì thế, Đò Lèn là nơi được chạm khắc vào kí ức nhà thơ và mỗi khi nhớ về
nơi ấy, thì bao cảm xúc lại dâng trào, buâng khuâng, da diết. Đò Lèn không
chỉ là nơi gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên mà còn là nơi gợi nhớ
biết bao yêu thương về người bà tần tảo, giàu đức hy sinh; là nơi mỗi khi
nhớ về nhà thơ không thể không đau đáu một niềm yêu thương, xót xa vô
cùng xúc động; không thể không ân hận, day dứt vì sự vô tình đến vô tâm
của tuổi thơ không nhận thức được những năm tháng cơ cực mà người bà đã
phải trải qua.
• Phân tích
Đoạn thơ đầu đưa ta xuôi theo dòng hồi tưởng làm sống lại hình ảnh chân
thật về những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch với bao nhiêu trò
chơi con trẻ của nhà thơ:
7
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
Thuở nhỏ tôi ra cống na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tương Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần.
Thưở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi xem lễ hôi đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
Chắc hẳn không riêng gì Nguyễn Duy mà hầu hết những ai đã trải qua
những tháng ngày tuổi thơ ở các vùng quê cũng đều sa vào những trò chơi
hồn nhiên như thế. Cả tuổi thơ, Nguyễn Duy đắm chìm vào những trò
chơi “câu cá”, “ăn trộm nhãn”, xem hát văn, “xem lễ đền Sòng”… mà không
hề bận tâm đến hiện thực cuộc sống nghèo khó, cơ cực, bữa đói, bữa no đây
là sư vô tư lự của tuổi trẻ, sự ngô nghê đáng yêu; thậm chí tác giả cũng
không để ý tới người bà của mình cơ cực, vất vả vật lộn với cuộc sống mưu
sinh thế nào. Tuy khá đáng trách nhưng ấy là một điều không tránh khỏi.
Tôi đâu có biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua, xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh, thần
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương thầm.
Sự vô tư tới mức “cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng” mà vẫn cứ
“nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm”; tác giả vô tư đến mức người bà ở
ngay bên mình phải lam lũ “mò cua, xúc tép” ở đồng Quan, hàng ngày đi
“gánh chè xanh” bươn chải khi Ba Trại, khi Quán Cháo, Đồng Giao “thập
thững” bước thấp, bước cao trong những đêm giá lạnh cốt để nuôi nấng đứa
cháu nhỏ là mình mà vẫn không hề hay biết. Và cứ thế tuổi thơ của tác giả
trôi qua một thật bình dị, êm ả, bình thản và tuổi thơ ấy cứ “trong suốt giữa
hai bờ hư- thực”. Thực là bà, là năm đói, là củ dong - riềng luộc sượng và
Hư là mùi huệ trắng, hương trầm, tiên, Phật, thánh, thần…
8
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
Có thể xem đây là khúc trữ tình độc thoại nội tâm sâu lắng, đến xót xa
của đứa cháu nhỏ giờ đã trưởng thành và khôn nguôi tự trách sự “vô tư” đến
“vô tâm” trước những hy sinh cao cả của người bà kính yêu .Hay nói cách
khác những câu thơ trên cũng chính là lời ăn năn, hối lỗi dẫu có hơi muộn
mà Nguyễn Duy gửi đến bà, vì mình quá ngây thơ, trong sáng, không phân
định rạch ròi hư - thực, không phân biệt được thế giới thần, tiên và cuộc
sống lam lũ đời thường, không hận ra nỗi vất vả lam lũ của bà nên thành kẻ
vô tâm. Hai chữ “trong suốt” cho thấy sự vô tư khiến tâm hồn nhà thơ không
hề gợn một chút để tâm nào tới hiện thực đói khát, đến người bà ngày đêm
cơ cực vì cuộc sống mưu sinh. Trong cuộc đời đôi khi “vô tình”, “vô tâm”
cũng là cái “tội” nên khiến nhà thơ khi trưởng thành và biết nhận thức
cái hư, cái thực và nhận ra sự vô tâm của mình thì suốt đời day dứt không
nguôi.
Trong kí ức của nhà thơ, hình ảnh người bà hiện lên với một cuộc đời
nhiều cơ cực đè nặng trên vai và nhất là trong những năm tháng chiến tranh.
Bằng nhưng dòng thơ đầy chất tự sự trầm tĩnh mà đầy xót xa, giông bão nhà
thơ đã gợi lại cảnh tượng giặc Mĩ thả bom, bà không còn nhà nữa, đền -
chùa cũng bay hết:
“Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất,
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Có lẽ chỉ khi ấy ông mới chợt nhận ra hai bờ hư – thực đều có chung một
số phận:
“Thánh với phật rủ nhau đi hết,
Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn!”
Và đây cũng là lúc nhà thơ không còn “trong suốt” giữa hai bờ hư – thực
nữa mà chỉ còn đọng lại trong kí ức một hiện thực tàn khốc của chiến tranh,
những chỗ dựa tâm linh tan biến, chỉ còn lại họ những người dân nghèo vừa
nép mình lẩn trốn bom đan chiến tranh vừa phải lao đi để bươn chải mưu
sinh chỉ mong kéo dài sự sống cho bản thân và gia đình đặt biệt hình ảnh “bà
tôi đi bán trứng ở ga Lèn” khiến ta càng đắng lòng. Người bà già nua, bé nhỏ
đội thúng trứng đi bán ở ga Lèn của Nguyễn Duy nhắc ta nhớ đến biết bao
người bà chăm chỉ, tần tảo vươn lên trong cuộc sống nhọc nhằn và trong
những năm bom đạn, bão giông của chiến tranh, …, hình ảnh đầy tính liên
tưởng ấy đã ám ảnh và khiến ta cũng xúc động đến nao lòng.
Sau bao hồi tưởng, những xót xa tác giả quay về với trĩu nặng yêu thương
dành cho người bà:
9
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
Tôi đi lính lâu ngày không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
Bốn câu thơ là tiếng lòng ngậm ngùi nhưng không kém phần thành kính
của người cháu, nó đong đầy những tiếc thương vô bờ bến, được bộc lộ chân
thành, xúc động. Khi đã là người lính, đã phải nếm trải bao thăng trầm của
cuộc đời, nhận thức của con người cũng sẽ lớn dần cùng năm tháng, chính
điều đó đã giúp nhà thơ nhận ra quy luật của tự nhiên là vĩnh hằng “dòng
sông xưa vẫn bên lở, bên bồi” còn cuộc đời con người là ngắn ngủi, hữu hạn
“bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Và khi nhà thơ nhận ra mình biết thương bà
thì “muộn” rồi, bà không còn nữa. Sự hiện hữu của bà bây giờ chỉ còn là một
“nấm cỏ”, an thường giữa trời đất. Bà đi vào cõi vĩnh hằng nhưng trong lòng
cháu hình ảnh bà đã chạm khắc vĩnh cửu cùng với niềm yêu thương da diết
và sự ăn năn, hối lỗi chân thành. Đoạn thơ còn như lời tự thú về sự vô tư đến
vô tâm của người cháu và trong lời tự thú đó chất chứa một nỗi niềm ân hận,
một niềm đau, niềm xót xa, day dứt tận cõi lòng.
Bài thơ được xây dựng bằng vô số những hình ảnh mang tính “biểu
tượng” với ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần tinh tế nên dễ
đi vào lòng người. Đồng thời tâm trạng nhân vật trữ tình được xây dựng ,thể
hiện rất sâu sắc với những biến chuyển vô cùng chặc chẽ hợp lí.
Khép bài thơ lại, nhưng âm vang tiếng lòng của người cháu vẫn khiến
bao người đọc xúc động. Bài thơ có sức giáo dục con người hướng về cội
không giáo điều mà chỉ bằng một câu chuyện rất thật, rất giản dị, tự nhiên,
chân thành tác giả Nguyễn Duy đã thực sự chinh phục trái tim người đọc.
Đò Lèn đã vượt ra khỏi tình cảm riêng tư của Nguyễn Duy để nói lên
tiếng lòng, tình cảm chung của mọi người. Bài thơ thật sự khiến trái tim bao
thê hệ phải thổn thức và được nhiều người yêu thích bởi tính giáo dục và giá
trị nhân văn sâu sắc. Qua tác phẩm mong mọi người hãy thức tỉnh, hãy chọn
cho mình một cách sống, biết quan tâm đến người thân, “hãy yêu thương
ngay khi ta còn có thể”, để sau này không phải “ nói lời ân hận muộn
màng”…
3. Ánh trăng
• Xuất xứ
10
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ
Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ
trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.
In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội
nhà Văn Việt Nam năm 1984.
• Phân tích
Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước. Nguyễn Duy nổi tiếng với các bài thơ như : “Tre Việt
Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, Hiện nay, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác, ông
viết đều những bài thơ tài hoa, đậm chất suy tư.Trong những bài thơ tiêu
biểu trong giai đoạn thơ mới có bài thơ “ánh trăng” viết năm 1978 ,tại thành
phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những
người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa
tình.
In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội
nhà Văn Việt Nam năm 1984.
Trăng-một hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng
là một đề tài xuất hiện trong nhiều tác phẩm của biết bao tác giả nổi tiếng
trong nhiều thế kỉ qua như Lí Bạch với “Tĩnh dạ tứ” tả cảnh đêm trăng sáng
tuyệt đẹp gợi lên nổi niệm nhớ quê hương. Trăng trong “Vọng nguyệt” của
Hồ Chí Minh gợi lên phong thái ung dung, tự tại, lạc quan và thể hiện tâm
hồn yêu thiên nhiên tha thiết của Bác, hay với Hàn Mạc Tử “ thuyền ai đậu
bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay” “trăng” như là nỗi niềm yêu
thương của ông thì đến với “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp
hình ảnh ánh trăng mang một triết lí sâu sắc. Đó là đao lí “uống nước nhớ
nguồn”.
Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh trăng trong kí ức tuổi thơ của nhà
thơ và trong chiến tranh”:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông và với bể
hồi chiến trang ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
11
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
Hình ảnh vầng trăng được trải rộng êm đềm với tuổi thơ trong sáng của
nhà thơ. Những vần thơ tuy ngắn gọn nhưng đã diễn tả được khái quát về sự
vận động cả cuộc sống của con người. Đối với mỗi con người ai ai cũng có
những thứ để gắn bó và liên kết và với tác giả vầng trăng đã gắn bó ngày từ
thời thơ ấu. Hình ảnh trăng, cánh đồng , sông và bể là nơi chôn cất bao kỉ
niệm của nhà thơ. Với cách gieo vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “ với”
đã diễn tả tuổi thơ được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc
ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên nhiên cũa tác giả.Tuổi thơ như thế
không phải ai cũng có được.
Khi lớn lên, vầng trăng đã tho tác giả vào chiến trường để “chờ giặc
tới’.Trăng luôn sát cách bên người lính, cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt
qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù. Người lính hành
quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, ngủ dưới ánh trăng, và cũng dưới
ánh trăng sáng đù, tâm sự của những người lính lại mở ra để vơi đi bớt nỗi
cô đơn, nỗi nhớ nhà. Trăng đã thật sự trở thành “tri kỉ” của người lính trong
nhưng năm tháng máu lửa. Trăng chia ngọt, sẻ bùi, trăng đồng cam cộng
khổ.
Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của
cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Vầng
trăng đù, người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được:
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “trần trụi”, “hồn nhiên”, “thiên
nhiên” làm cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc
của tác giả vẫng đang tràn đầy.Trăng có một vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ
đẹp không cần trang sức, đẹp vô tư, hồn nhiên. Chính cái hình ảnh so sánh
ẩn dụ đã tô đâm lên cái chất trần trụi, cái chất hồn nhiên của người lính trong
nhữnh năm tháng ở rừng. Cái vầng trăng mộc mạc và giản dị đó là tâm hồn
của những người nhà quê, của đồng, của sông. của bể và của những người
lính hồn nhiên, chân chất ấy. Thế rồi cái tâm hồn - vầng trăng ấy sẽ phài làm
quen với môt hoàn cảnh sống hoàn toàn mới mẻ:
12
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là
còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Thế
nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó. Trước đây tác giả
sống với “sông” với “rừng” với “bể” thì giờ người lính năm xưa nay cũng
làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. Và rồi trong
chính sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người
bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà
mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Con người ta thường
hay thay đổi là như vậy. Phép nhân hoá vầng trăng trong câu thơ thật sự có
cái gì đó làm rung động lòng người đoc bởi vì vầng trăng ấy chính là một
con người. Cũng chính phép nhân hoá đó làm cho người đọc cảm thương
cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên.
Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật
chất thường nhật khác đã lôi kéo con gười ra khỏi những giá trị tinh thần ấy,
một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở
thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật
chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ
bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người. Nhưng rồi một tình
huống bất ngờ xảy ra buộc ngươi lính phải đối mặt:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn – đinh tối ôm
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Khi đèn điện tắt, cũng là khi không còn được sống trong cái xa hoa, đầy
đủ về vật chất, người lính bỗng phải đối diện với cái thực tại tối tăm. Trong
cái “thình lình”, “đột ngột” ấy, người lính vôi bật tung cửa sổ và bất ngờ
nhận ra một cái gì đó. Khoảng khắc ấy, phút giây ấy người lính bàng hoàng
nhận ra đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là người bạn tri kỉ năm xưa của
13
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
mình đây hay sao? Con người ấy không hề biết được rằng cái người bạn tri
kỉ, tình nghĩa, người bạn đã bị anh ta lãng quên luôn ở ngoài kia để chờ đợi
anh ta. “Người bạn ấy” không bao giờ bỏ rơi con người, không bao giờ oán
giận hay trách móc con người vì họ đã quên đi mình. Vầng trăng ấy vẫn rất vị tha và
khoan dung, nó cũng sẵn sàng đón nhận tấm lòng của một con người biết sám hối, biết
vươn lên hoàn thiện mình. Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai đổi thay. Trăng bao sung và
độ lượng biết bao! Tấm lòng bao dung đó đủ cho ta giật mình dù trăng không một lời
trách cứ. Cuộc đời mỗi con người không ai có thể đoán biết trước được. Không ai mãi
sống trong một cuộc sống yên bình mà không có khó khăn, thử thách. Cũng như một
dòng sông, đời người là một chuỗi dài với những quanh co, uốn khúc . Và chính trong
những khúc quanh ấy, những biến cố ấy, con người mới thật sự hiểu được cái gì là quan
trọng, cái gì sẽ gắn bó với họ trong suốt hành trình dài và rộng của cuộc đới. Dường như
người lính trong bài thơ đã hiểu được điều đó!
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Khi người đối mặt với trăng, có cái gì đó khiến cho người lính áy náy dù cho không
bị quở trách một lời nào. Hai từ “mặt” trong cùng một dòng thô: mặt trăng và mặt người
đang cùng nhau trò chuyện . Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy
lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người
bạn “tri kỉ” của mình . Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem
một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể”
.Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và
ngững giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy
đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại.
Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ
những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không
bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng
khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ
bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.
Vầng trăng trong khổ thớ thứ ba đã thực sự thức tỉnh con người:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
14
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho người ta giật mình”
Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí.
“Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy
suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói
gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủù khiến cho con người giật mình. Ánh trăng
như một tấm gương để cho con người soi mình qua đó, để con người nhận ra mình để
thức tỉnh lương tri. Con người có thể chối bỏ, có thể lãng quên bất cứ điều gì trong tâm
hồn anh ta . Nhưng dù gì đi nũa thì những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc cũng luôn
vậy bọc và che chở cho con người.
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ bởi cách diễn đạt bình
dị như lời tâm sự, lời tự thú lời tự nhắc chân thành và nó như một lời nhắc
nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị
tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết
coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình
ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung
mà cón có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận
dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc
liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâmtình dã
gấy ấn tượng mạnh trong lòng người đọc
IV. NGHỆ THUẬT VÀ PHONG CÁCH THƠ
1. Đặc điểm nghệ thuật thơ Nguyễn Duy
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói rằng “Làm thơ mộng mơ là kiểu làm thơ của thời xa
xưa, thời mà người ta thiếu thốn quá,nên nghĩ tới một chén rượu ngon, một miếng ăn
ngon;ở cõi trần tục này gian khổ quá nguời ta nghĩ đến một thế giới huyền ảo.Thơ bây
15
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
giờ tồn tại trong hiện thực,cũng như thơ ngày càng gần gũi với ngôn ngữ đời thường,
ngôn ngữ văn xuôi chứ không tách ra giữa ngôn ngữ đời thường với ngôn ngữ thơ làm
hai thế giới khác.”
Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy cũng không bóng bẩy mà gần gũi, dân dã, đôi khi hơi
“bụi”, phù hợp với ngôn ngữ thường nhật-được thể hiện rõ nét nhất qua bài thơ “Ánh
trăng” qua các từ ngữ “trần trụi”, “thình lình”.Hình ảnh “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
không dịu hiền, không phải là ánh sáng soi đường cho cách mạng như hình ảnh “Ánh
trăng” trong bài “ Viếng lăng Bác” qua câu thơ “Như một vầng trăng sáng dịu hiền” của
tác giả Viễn Phương mà “ Vầng trăng” của Nguyễn Duy gần gũi, như một người bạn, một
tri kỉ.
Thơ ông chủ yếu viết về tình yêu đôi lứa.Tiêu biểu là các bài thơ “Dạ hương”, “Vợ
ơi”
2. Phong cách thơ của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc, nhưng vùng quê thanh bình mộc
mạc. Qua thơ của ông đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc
đời cần cù gian khổ, không tuổi không tên nhưng họ góp phần tạo nên những miền hồi ức
không thể xóa mờ . Đọc thơ Nguyễn Duy thấy ông hay cảm xúc, suy nghĩ trước những
chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thoảng
qua thì ở ông, nó lắng sâu và dường như luôn lắng đọng …
Nguyễn Duy có sự thấu hiểu và tinh tế với ngôn từ vô cùng đặc biệt nên thơ ông dù là
lục bát, tự do hay tứ tuyệt đều đạt đến độ tự nhiên, bất ngờ thậm chí đôi khi huyền ảo,
biến hóa khôn lường. Nguyễn Duy còn sử dụng nhiều thủ pháp đặc biệt để biểu hiện cái
tâm trạng, cái đau đớn, xót xa trước tình cảnh hiện thực để phản ánh cái hiện thực nghiệt
ngã mà nhân dân đang gánh chịu, Nguyễn Duy thường dùng lối liệt kê, thống kê sự việc
khi viết về những năm tháng ấy.
3. Nghệ thuật thơ sau năm 1975
Vì sau 1975 là giai đoạn Đất nước được thống nhất nên mọi người nói chung và các
thi sĩ nói riêng có điều kiện thuận lợi để làm công việc của mình và đề tài sáng tác trong
giai đoạn này cũng được đổi mới. Thường giai đoạn trước 1975 thì các nhà thơ viết về
kháng chiến, ca ngợi Đảng và Đất nước nhưng sau 1975 thì chủ đề sáng tác lại là tình yêu
đôi lứa, ca ngợi cuộc sống mới và con người mới.
Thơ tự do phát triển mạnh, lối sáng tác phóng khoáng hơn.
Cái tôi trữ tình thể hiện rõ nét trong thơ của tác giả tiêu biểu là Xuân Diệu và Xuân
Quỳnh.
Có lối suy nghĩ và quy luật phá cách hơn tiêu biểu là Nguyễn Duy với tập thơ “ Ánh
trăng”.
16
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
V. TỔNG KẾT
Qua ba bài thơ của tác giả Nguyễn Duy – một tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ
mới trong gia đoạn sau năm 1975 đã cho thấy thơ ca Việt Nam sau năm 1975 phát triển
rất mạnh cả về số lượng, nội dung và hình thức, với nhiều tên tuổi tác giả mới đã góp
phần cho nền văn học Việt Nam thêm đa dạng và phong phú . Chủ đề thơ văn trong giai
đoạn này cũng đa dạng hơn, lối viết, ngôn từ, phong cách cũng phóng khoáng gần gủi và
tự nhiên hơn.
Thơ ca Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo chắc chắn sẽ có những bước phát
triển và ngày càng đa đạng hơn với nhiều tên tuổi mới.
HẾT
17
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Tiểu luận
Lý luận văn học
18