Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải phẫu hầu (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.07 KB, 6 trang )

Giải phẫu hầu
(Kỳ 1)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
Hầu (pharynx) là ngã tư gặp nhau của đường tiêu hoá và đường hô hấp,
không khí từ mũi qua hầu để vào thanh quản, thức ăn từ miệng qua hầu vào thực
quản.
1. HÌNH THỂ NGOÀI VÀ LIÊN QUAN
Là một ống được cấu tạo bởi cân và cơ kéo dài từ nền sọ tới ngang mức đốt
sống cổ VI, dài độ 15cm, ở trên rộng độ 5cm, ở dưới hẹp dần đổ vào thực quản
(rộng 2cm).
1.1. Hình thể ngoài
Hầu giống như một cái phễu, có miệng ở trên mở ra trước thông với hốc
mũi, với ổ miệng, với thanh quản. Đáy ở dưới đổ vào thực quản, ở cách cung răng
lợi 15cm.
1.2. Liên quan
- Mặt sau hầu liên quan với 6 đất sống cổ (CI đến CVI) qua khoang sau
hầu, trong khoang này chứa nhiều tổ chức mỡ; các tổ chức bạch huyết nên khi bị
viêm nhiễm gây áp xe sau hầu (có thể gây tắc đường thở ở trẻ em).
- Hai mặt bên liên quan với 2 bó mạch thần kinh cảnh, trên suốt dọc
chiều cao của hầu và ở ngang với thanh quản còn liên quan với thuỳ bên của tuyến
giáp.
- Đầu trên hầu dính vào nền sọ, từ gai bướm bên này sang gai bướm bên
kia, ở giữa vào củ hầu, ở hai bên thì chạy dọc theo vòi nhĩ từ gai bướm tới
cánh trong của chân bướm.
- Đầu dưới tiếp với thực quản, ngang mức sụn nhẫn ở trước, đốt
sống cổ
Vi ở sau và cách cung răng lợi 15cm.
2. HÌNH THỂ TRONG
Mặt trước hầu thông với hốc mũi, với ổ miệng, với thanh quản nên chia hầu
làm 3 phần.


2.1. Tỵ hầu hay mũi hầu (nasopharynx)
Kể từ nền sọ tới ngang mức vòm miệng và có 6 thành:
- Thành trước thông với mũi bởi 2 lỗ mũi sau.
- Thành trên là vòm hầu nằm bên dưới thân xương bướm và mỏm nền
của xương chẩm, dưới niêm mạc của thành này có tuyến hạnh nhân hầu, khi tuyến
bị viêm ta gọi là sưng VA (vegetations adenoides).
- Thành sau là phần niêm mạc trải từ giữa phần nền xương chẩm đến
cung trước đất đội (CI).
- Ở 2 thành bên có tuyến hạnh nhân vòi và giữa tuyến có lỗ vòi tai
(Eustache) thông hầu với tai giữa. Tác dụng của vòi tai là giữ cho áp lực trong
hòm tai cân bằng với áp lực không khí môi trường bên ngoài. Khi vòi tai bị viêm
lấp thì tăng áp lực trong hòm tai dẫn đến ù tai và nghe không rõ.
- Thành dưới thông với khẩu hầu có lưỡi gà ngăn cách màn hầu. Bình
thường lưỡi gà nằm rủ xuống, còn khi nuốt thì nó nằm ngang ngăn cách khẩu hầu
với ty hầu, không cho thức ăn trào ngược lên mũi.
2.2. Khẩu hầu hay miệng hầu (oropharynx)
Khẩu hầu còn gọi là phần miệng hầu, nằm dưới khẩu cái mềm sau miệng
và 1/3 sau lưỡi.
Phía trước qua eo họng thông với ổ miệng. Eo họng giới hạn bên trên là
lưỡi gà khẩu cái và bờ tự do của khẩu cái mềm, bên ngoài là cung khẩu cái
lưỡi và tuyến hạch nhân khẩu cái, bên dưới là lưng lưỡi ở vùng rãnh tận cùng.
Phía sau với các đốt sống C I,II,III.

1. Hạnh nhân hầu
2. Đốt sống cổ I
3. Hạnh nhân lưỡi
4. Nắp thanh quản
5. Đất sống cổ VI
6. Sụn nhân
7. Sụn giáp

8. Thanh hầu
9. Xương móng
10. Khẩu hầu
11. Lưỡi
12. Lưỡi gà
13. Lỗ vòi Eustache
14. Hố mũi
15. Xoang bướm
16. Xoang trán
Hình 4.56. Thiết đồ cắt đứng dọc qua hầu
Hai bên khẩu hầu có 2 tuyến hạnh nhân khẩu cái nằm kẹp giữa hai nếp
niêm mạc gọi là hố hạch nhân. Phía trước là nếp cung khẩu cái lưỡi và phía sau
là cung khẩu cái hầu.
Phía trên thông với ty hầu.
Phía dưới thông với thanh hầu.

×