Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Chương 3. KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU VÀ
CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Mục tiêu chung
- Giúp người học nhận thức đối tượng kế toán là các loại nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ.
- Trang bị cho người học phương pháp hạch toán tồn kho, nhập kho, xuất kho
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, đồ dùng cho thuê, bao
bì luân chuyển trong doanh nghiệp phù hợp với các phương pháp kê khai
hàng tồn kho.
3.1. KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
3.1.1. Một số vấn đề chung về kế toán nguyên liệu, vật liệu
- Nguyên vật liệu là một loại đối tượng lao động, công cụ, dụng cụ là một loại
tư liệu lao động doanh nghiệp mua sắm, dự trữ để sử dụng vào các hoạt động sản xuất,
chế biến, làm dịch vu nhằm tạo nên các sản phẩm, dịch vụ, lao vụ.
- Các loại nguyên vật liệu : - Nguyên liệu, vật liệu chính; - Vật liệu phụ; -
Nhiên liệu; - Phụ tùng thay thế; - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
- Chứng từ kế toán: - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Phiếu xuất kho kiêm
vận chuyển nội bộ - Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức - Biên bản kiểm nghiệm - Thẻ
kho - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá -
Các chứng từ liên quan khác
- Các phương pháp kê khai nguyên vật liệu gồm kê khai thương xuyên hoặc
kiểm kê định kỳ:
+ Kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi phản ánh thường xuyên, liên
tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho nguyên liệu vật liệu trên sổ kế toán
+ Kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực
tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của nguyên liệu, vật liệu trên sổ kế toán tổng
hợp và từ đó tính giá trị của nguyên liệu, vật liệu đã xuất theo công thức:
Trị giá = Tổng trị giá +, - Chênh lệch trị giá tồn
NVL xuất NVL nhập kho cuối kỳ và đầu kỳ
- Đánh giá nguyên, vật liệu:
+ Trị giá vật liệu mua ngoài: Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua,
các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá
trình mua hàng và các chi phí khác cờ liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.
Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy
cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua.
+ Trị giá nguyên, vật liệu tự chế biến: giá vật liệu xuất chế biến + Chi phí chế
biến
+ Trị giá nguyên, vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá vật liệu đem đi chế
biến + Chi phí chế biến + Chi phí khác
Kế toán Tài chính 1
44
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu nhận vốn góp liên doanh, cổ phần: theo giá chấp
thuận của các bên.
- Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh
doanh khác phát sinh trên mức bình thướng;
+ Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho
cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định.
+ Chi phí bán hàng;
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Các phương pháp kế toán giá trị nguyên vật liệu xuất kho:
Trong doanh nghiệp thực hiện phương pháp KKTX hàng tồn kho theo:
+ Giá thực tế bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
+ Giá thực tế bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
+ Giá thực tế đích danh
+ Giá thực tế nhập trước, xuất trước
+ Giá thực tế nhập sau, xuất trước
+ Giá thực tế bình quân kỳ trước
+ Giá hạch toán (hệ số chênh lệch)
Trong doanh nghiệp thực hiện phương pháp KKĐK hàng tồn kho:
+ Giá thực tế bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
+ Giá thực tế đích danh
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít
loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được
tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng
loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính
theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh
nghiệp.
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối
kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp
này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu
kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở
thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho
được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là
hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng
xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng
tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Nguyên liệu, vật liệu dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không
được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được
bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của
nguyên liệu, vật liệu mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực
Kế toán Tài chính 1
45
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị
thuần có thể thực hiện được của chúng.
Khi xác định hệ số chênh lệch giá, ta có công thức:
3.1.2. Tài khoản kế toán
TK 151 - HÀNG MUA ĐANG ĐI TRÊN ĐƯỜNG
Bên Nợ Bên Có
- Giá trị hàng hóa, vật tư đang đi trên
đường
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hóa,
vật tư đang đi trên đường cuối kỳ (Trường
hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
- Giá trị hàng hóa, vật tư đang đi trên
đường đã về nhập kho hoặc đã
chuyển giao thẳng cho kh hàng
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng
hóa, vật tư đang đi trên đường đầu kỳ
(Trường hợp doanh nghiệp hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp k kê
định kỳ)
Số dư Bên Nợ:
Giá trị hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn
đang đi trên đường (chưa về nhập kho đơn
vị)
TK 152 - NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
Bên Nợ Bên Có
Kế toán Tài chính 1
46
Chênh
lệch hệ
số giá
Giá trị thực tế nguyên
liệu, vật liệu tồn kho đầu
kỳ
Giá trị thực tế nguyên
liệu, vật liệu nhập kho
trong kỳ
Giá trị hạch toán nguyên
liệu, vật liệu tồn kho đầu
kỳ
Giá trị hạch toán
nguyên liệu, vật liệu
nhập kho trong kỳ
=
+
+
- 1
Mức điều chỉnh (+, -)
Chênh lệch giá
xuất kho trong kỳ
Giá trị hạch
toán của
nguyên liệu, vật
liệu xuất kho
trong kỳ
Chênh
lệch hệ
số giá
X
=
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
- Trị giá thực tế nguyên liệu,
vật liệụ nhập kho do mua
ngoài, tự chế, thuê ngoài gia
công, nhận vốn liên doanh,
được cấp hoặc từ các nguồn
khác
- Trị giá nguyên liệu, vật liệụ
thừa phát hiện khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá thực tế
của nguyên liệu, vật liệu tồn
kho cuối kỳ (Trường hợp
doanh nghiệp hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ)
- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệụ xuất kho để
sản xuất, để bán, thuê ngoài gia công, chế biến
hoặc góp vốn liên doanh
- Chiết khấu hàng mua được hưởng
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán
hoặc được giảm giá
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thiếu phát hiện khi
kiểm kê
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu
tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp k. kê định kỳ)
Số dư Bên Nợ: Trị giá thực tế
của nguyên liệu, vật liệu tồn
kho
TK 611 - MUA HÀNG
TK 6111 - Mua nguyên liệu, vật liệu
TK 6112 - Mua hàng hóa
Bên Nợ Bên Có
- Trị giá thực tế hàng
hóa, nguyên liệu, vật
liệu, công cụ, dụng cụ
tồn kho đầu kỳ (theo kết
quả kiểm kê)
- Trị giá thực tế hàng
hóa, nguyên liệu, vật
liệu, công cụ, dụng cụ
mua vào trong kỳ, hàng
hóa đã bán bị trả lại
- Trị giá thực tế hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ,
dụng cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê)
- Trị giá thực tế hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, công cụ,
dụng cụ xuất trong kỳ,
- Trị giá thực tế hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa xác
định là tiêu thụ trong kỳ
- Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng
- Trị giá vật tư, hàng hóa trả lại cho người bán hoặc
được giảm giá
3.1.3. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh
3.1.3.1. Kế toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khái thường
xuyên
1. Khi mua nguyên vật liệu nhập kho chưa hoặc đã trả tiền cho bên bán, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 -Phải trả cho người bán
Có TK 111, 112, 141
Hoặc
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 331 -Phải trả cho người bán
Kế toán Tài chính 1
47
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Có TK 111, 112, 141
2. Nhập kho nguyên vật liệu những sản phẩm tự doanh nghiệp sản xuất, chế
biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 - Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang
3. Giá trị nguyên vật liệu trong kho dôi thừa đã xử lý, chờ xử lý, hoặc đã xác
nhận của bên bán
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác (3381, 3388)
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
4. Nhận vốn góp liên doanh từ các thành viên, nhận vốn cổ phần ở các cổ đông:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
5. Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu:
a) Nếu nguyên vật liệu nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK152 (Giá có thuế nhập khẩu)
Có TK 331
Có TK 3333
Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133
Có TK 3331 (33312)
b) Nếu nguyên vật liệu nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT, hoặc
dùng cho phúc lợi, sự nghiệp, dự án, ghi:
Nợ TK 152 (gồm có cả thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 331
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (3333)
Có TK 3331 (33312)
6. Nhận nguyên liệu, vật liệu biếu tặng:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 711 - Thu nhập khác
7. Các khoản chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi
mua về kho doanh nghiệp, nếu chịu thuế thuế GTGT khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 (không thuế GTGT)
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141, 331
8. Khi bên bán thực hiện chiết khấu thương mại, giảm giá nguyên vật liệu mua
vào cho doanh nghiệp, ghi:
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Hoặc
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Kế toán Tài chính 1
48
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nếu doanh nghiệp được chiết khấu thanh toán:
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 515 - Thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
9. Nếu số nguyên vật liệu đã nhập kho nhưng buộc doanh nghiệp phải trả lại
cho bên bán, bên bán phải chấp nhận:
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 111, 112
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 133
10. Xuất nguyên liệu đem đi thuê gia công, chế biến lại:
Nợ TK 154 -Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
11. Xuất nguyên liệu dùng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ các TK 241, 627, 641, 642
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
12. Giá trị nguyên vật liệu trong kho bị thiếu hụt, mất mát
Nợ TK 138- Phải thu khác (1381, 1388)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
3.1.3.2. Kế toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1. Đầu kỳ hạch toán, kế toán thực hiện kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn
kho:
Nợ TK 611 - Mua hàng (6111)
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
2. Khi doanh nghiệp tiến hành mua nhập nguyên vật liệu, ghi:
Nợ TK 611- Mua hàng (6111)
Nợ TK 133
Có các TK 111, 112, 113, 331, 141
Hoặc
Nợ TK 611- Mua hàng (6111)
Có các TK 111, 112, 113, 331, 141
3. Nhận vốn góp liên doanh từ các thành viên, nhận vốn cổ phần ở các cổ đông:
Nợ TK 611- Mua hàng (6111)
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
4. Thuế nhập khẩu tính vào giá trị nguyên vật liệu nhập kho
Nợ TK 611- Mua hàng (6111)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (3333)
5. Nhận nguyên liệu, vật liệu biếu tặng:
Nợ TK 611- Mua hàng (6111)
Có TK 711 - Thu nhập khác
Kế toán Tài chính 1
49
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
6. Khi bên bán thực hiện chiết khấu thương mại, giảm giá nguyên vật liệu mua
vào cho doanh nghiệp, ghi:
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 611 - Mua hàng (6111)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Hoặc
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 611 - Mua hàng (6111)
* Nếu doanh nghiệp được chiết khấu thanh toán:
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 515 - Thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
7. Nếu số nguyên vật liệu đã nhập kho nhưng buộc doanh nghiệp phải trả lại
cho bên bán, bên bán phải chấp nhận:
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 111, 112
Có TK 611 - Mua hàng (6111)
8. Cuối kỳ kế toán, sau khi kiểm kê nguyên vật liệu, xác định số tồn kho để
nghi chuyển số dư:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 611 - Mua hàng (6111)
9. Cuối kỳ, kế toán định khoản nghiệp vụ xuất nguyên liệu đem đi thuê gia
công, chế biến lại chưa hoàn thành:
Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất
Có TK 611 - Mua hàng (6111)
10. Cuối kỳ, kế toán định khoản cacï nghiệp vụ xuất nguyên liệu dùng vào các
hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ hạch toán:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ các TK 241, 627, 641, 642
Có TK 611 - Mua hàng (6111)
11. Cuối kỳ, kế toán định khoản giá trị nguyên vật liệu trong kho bị thiếu hụt,
mất mát
Nợ TK 138- Phải thu khác (1381, 1388)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 611 - Mua hàng (6111)
3.2. KẾ TOÁN CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
3.2.1. Nội dung kế toán
- Công cụ, dụng cụ
- Bao bì luân chuyển
- Đồ dùng cho thuê
3.2.2. Tài khoản kế toán
Kế toán Tài chính 1
50
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Bên Nợ Bên Có
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập
kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia
công, nhận vốn liên doanh, được cấp hoặc từ
các nguồn khác
- Giá trị công cụ, dụng cụ đồ dùng cho thuê
nhập lại kho
- Trị giá công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi
kiểm kê
- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ,
dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ)
- Trị giá thực tế công cụ, dụng cụ
xuất kho để sản xuất, để cho thuê
hoặc góp vốn liên doanh
- Chiết khấu công cụ, dụng cụ mua
được hưởng
- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại
người bán hoặc được giảm giá
- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát
hiện khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá thực tế của công
cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Trường
hợp doanh nghiệp hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp k.kê định
kỳ)
Số dư Bên Nợ: Trị giá thực tế của công cụ,
dụng cụ tồn kho của đơn vị
3.2.3. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh
3.2.3.1 - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh CC,DC theo phương
pháp kê khai thường xuyên
1. Khi mua CCDC nhập kho chưa hoặc đã trả tiền cho bên bán, ghi:
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 -Phải trả cho người bán
Có TK 111, 112, 141
Hoặc
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 331 -Phải trả cho người bán
Có TK 111, 112, 141
2. Nhập kho CCDC những sản phẩm tự doanh nghiệp sản xuất, chế biến hoặc
thuê ngoài gia công chế biến:
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 154 - Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang
3. Giá trị CCDC trong kho dôi thừa đã xử lý, chờ xử lý, hoặc đã xác nhận của
bên bán
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác (3381, 3388)
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
4. Nhận vốn góp liên doanh từ các thành viên, nhận vốn cổ phần ở các cổ đông:
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Kế toán Tài chính 1
51
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
5. Thuế nhập khẩu tính vào giá trị CCDC nhập kho
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (3333)
6. Nhận CCDC biếu tặng:
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 711 - Thu nhập khác
7. Khi bên bán thực hiện chiết khấu thương mại, giảm giá CCDC mua vào cho
doanh nghiệp, ghi:
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Hoặc
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
* Nếu doanh nghiệp được chiết khấu thanh toán:
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 515 - Thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
8. Nếu số CCDC đã nhập kho nhưng buộc doanh nghiệp phải trả lại cho bên
bán, bên bán phải chấp nhận:
NợTK 331 - Phải trả cho người bán
Nợ TK 111, 112
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
9. Xuất CCDC đem đi thuê gia công, chế biến lại:
Nợ TK 154 -Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
10. Xuất CCDC dùng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, loại phân bổ 1
lần:
Nợ các TK 241, 627, 641, 642
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
11. Xuất CCDC dùng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, loại phân bổ
nhiều lần có liên quan đến nhiều niên độ tài chính:
- Khi xuất dùng:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (1531)
- Định kỳ, phân bổ giá trị CCDC đã xuất dùng vào các đối tượng chịu chi phí:
Nợ các TK 241, 627, 641, 642
Nợ TK 111, 152 (nếu có phế liệu thu hồi)
Có TK 142 - Chi phí trả trước
12. Xuất CCDC dùng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, loại phân bổ 2 lần
có liên quan đến nhiều niên độ tài chính:
- Khi xuất dùng:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Kế toán Tài chính 1
52
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (1531)
Đồng thời phân bổ 50% giá trị xuất dùng của CCDC:
NợTK 627, 641, 642, 241
Có TK 142 - Chi phí trả trước
- Khi CCDC đang xuất dùng đã được báo hỏng, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642, 241
Nợ TK 111, 152
Có TK 142 - theo giá trị còn lại của CCDC
13. Nếu doanh nghiệp xuất dùng đồ dùng cho thuê:
- Khi xuất dùng, tính toàn bộ giá trị đồ dùng cho thuê theo phiếu xuất kho vào
TK 142 - Chi phí trả trước :
Nợ TK 142
Có TK 153 (1533)
- Định kỳ, phân bổ giá trị hao mòn của đồ dùng cho thuê vào chi phí của hoạt
động cho thuê:
Nợ TK 627 (Nếu hoạt động cho thuê là hoạt động chính của doanh
nghiệp)
Nợ TK 811 (Nếu hoạt động cho thuê không phải là hoạt động chính của
doanh nghiệp)
Có TK 142 ,
- Các chi phí khác phát sinh trong hoạt động cho thuê, ghi:
Nợ TK 627 (Nếu hoạt động cho thuê là hoạt động chính của doanh
nghiệp)
Nợ TK 811 (Nếu hoạt động cho thuê không phải là hoạt động chính của
doanh nghiệp)
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
- Phản ánh số thu về hoạt động cho thuê đồ dùng:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Nếu là
hoạt động chính)
Có TK 711- Thu nhập khác (Nếu không phải là hoạt động chính)
Có TK 333- (TK3331)
- Nhận đồ dùng cho thuê trước đây đã cho thuê về kho:
Nợ TK 153 (1533)
Có TK 142 ,
14. Giá trị CCDC trong kho bị thiếu hụt, mất mát
Nợ TK 138- Phải thu khác (1381, 1388)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ
3.2.3.2 - Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh CCDC theo phương
pháp kiêm kê định kỳ
Kế toán Tài chính 1
53
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Tương tự cách thức hạch toán như ở phần kế toán nguyên liệu, vật liệu (Mục
3.1.3.2. cùng chương)
3.3. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO
3.3.1. Nội dung và phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá
vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
Việc trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được
thực hiện ở thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.
Khoản dự phòng nói trên được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm
báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp khoản
tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo
cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho không cao hơn giá cả trên
thị trường hoặc giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho doanh nghiệp chủ động xác
định mức trích lập, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục đích và xử lý theo các quy
định cụ thể về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng
Ðối tượng lập dự phòng: Nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư
hàng hóa, thành phẩm tồn kho, mà giá trên thị trường thấp hơn giá đang hạch toán trên
sổ kế toán.
Ðiều kiện lập dự phòng: Việc trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho phải có các điều kiện dưới đây:
+ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng
chứng khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hóa tồn kho.
+ Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại
thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá thị trường thấp hơn giá ghi
trên sổ kế toán.
+ Vật tư hàng hóa tồn kho bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán bao gồm: vật
tư hàng hóa tồn kho bị hư hỏng kém mất phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá bán bị giảm
theo mặt bằng chung trên thị trường.
+ Trường hợp vật tư hàng hóa tồn kho có giá trị bị giảm so với giá ghi trên sổ kế
toán nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ vật tư hàng hóa này không bị
giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho.
Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư hàng hóa
tồn kho, giảm giá chứng khoán và xác định các khoản nợ phải thu khó đòi.
Hội đồng do Giám đốc thành lập với các thành phần bắt buộc là: Giám đốc, Kế
toán trưởng, Trưởng phòng vật tư hoặc phòng kinh doanh.
Phương pháp lập các khoản dự phòng
Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế của
từng loại vật tư hàng hóa để xác định mức dự phòng theo công thức sau:
Mức dự phòng
giảm giá vật tư
hàng hóa cho năm
kế hoạch
=
Lượng vật tư hàng
hóa tồn kho giảm giá
tại thời điểm lập báo
cáo tài chính năm
x
Giá hạch
toán trên
sổ kế
toán
-
Giá thực tế trên thị
trường tại thời điểm
lập báo cáo tài
chính năm
Kế toán Tài chính 1
54
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Giá thực tế trên thị trường của các loại vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho
giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm là giá cả có thể mua hoặc bán được
trên thị trường.
Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư hàng hóa bị giảm giá
và tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho của doanh
nghiệp vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của
doanh nghiệp.
Xử lý các khoản dự phòng
Cuối năm, doanh nghiệp có vật tư hàng hóa tồn kho bị giảm giá so với giá trị ghi
trên sổ kế toán, thì phải trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho theo các
quy định trên đây;
Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư khoản dự
phòng năm trước đã trích, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm
giá vật tư hàng hóa tồn kho vào chi phí quản lý doanh nghiệp;
Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá
vật tư hàng hóa tồn kho đã trích lập năm trước, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí
quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch với số
dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước.
Ngược lại, nếu số dự phòng phải trích cho năm kế hoạch thấp hơn số dư khoản
dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa đã trích lập năm trước, thì doanh nghiệp phải hoàn
nhập vào thu nhập khác phần chênh lệch giữa số dư khoản dự phòng đã trích lập năm
trước với số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch.
Thời điểm hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa đã lập và lập dự
phòng mới, được tiến hành tại thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm
3.3.2. Tài khoản kế toán
TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Bên Nợ Bên Có
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn
kho được hoàn nhập ghi giảm giá
vốn hàng bán
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã
lập, trích lập bổ sung tính vào giá vốn hàng
bán
Số dư Bên Có:
Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuôi
kỳ hạch toán
3.3.3. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ phát sinh
1. Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của hàng tồn kho thấp hơn giá ghi
sổ, có chiều hướng sút giảm, phải lập dự phòng về mức giảm giá hàng tồn kho cho
từng đối tượng:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2. Cuối niên độ kế toán tiếp theo, nếu giá trị thị trường của hàng tồn kho tiếp tục
thấp hơn giá ghi sổ, có chiều hướng sút giảm thêm, phải lập dự phòng bổ sung về mức
giảm giá hàng tồn kho cho từng đối tượng:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Kế toán Tài chính 1
55
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (bổ sung)
3. Cuối niên độ kế toán tiếp theo, nếu giá trị thị trường của hàng tồn kho không
thấp hơn giá ghi sổ, hoặc không cao như mức dự phòng năm trước đã lập, kế toán phải
hoàn nhập lại dự phòng đã lập về mức giảm giá hàng tồn kho cho từng đối tượng theo
mức chênh lệch giữa số đã lập với số phải lập:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Kế toán Tài chính 1
56
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Bài tập Chương 3
Bài tập vận dụng (1)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Qui Năm
DIỄN GIẢI
Đã ghi sổ Cái
STT dòng
Số
hiệu
TK
đối
ứng
SỐ PHÁT
SINH
Nợ Có
4 5 6 7 8 9
Số trang trước chuyển sang 1
1.Phiếu nhập kho số 1, ngày 02, mua nguyên liệu
A nhập kho, đã thanh toán bằng tiền tạm ứng ở
ông "NTH" chưa thuế GTGT 5% là 13.000 2 152
3 133
4 141
2. Phiếu xuất kho số 1, ngày 3, xuất nguyên vật
liệu A đưa vào chế biến, trị gia 114.500 5 621
6 152
3. Phiếu nhập kho số 2, ngày 04, mua nguyên
liệu B nhập kho, chưa thanh toán tiền cho công
ty "HVP", giá chưa thuế GTGT 5% la 32.000 7 152
8 133
9 331
4. Phiếu nhập kho số 3, ngày 15, nhập vật liệu C
vào kho theo Giấy thanh toán tạm ứng của ông
"VDK", trị giá chưa thuế GTGT 5% là 11.000 10 152
11 133
12 141
5. Phiếu xuất kho số 4, ngày 17, xuất kho vật liệu
B đưa vào chế biến, trị giá 105.000 13 621
14 152
6. Phiếu xuất kho số 5, ngày 18, xuất kho vật liệu
C đưa vào chế biến, trị giá 87.000 15 621
16 152
7. Phiếu xuất kho số 6, xuất nguyên liệu A đưa đi
góp vốn liên doanh, giá xuất kho 100.000, giá
liên doanh chấp thuận là 98.500 17 222
18 811
19 152
Kế toán Tài chính 1
57
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
8. Phiếu xuất kho vật liệu B, số 7, ngày 20, ghi
giảm số tiền phải trả cho công ty "HVP" do được
chiết khấu thương mại tính trên tổng giá trị thanh
toán là 0,5% 20 331
21 152
22 133
Cộng chuyển sang trang sau 23
- Số dư trên TK 152 là 1.420.000, (A:420.000; B: 550.000; C: 450.000),
- Ghi các nghiệp vụ phát sinh vào các Chứng từ ghi sổ,
- hãy mở Sổ Cái TK 152 để ghi tiếp các nghiệp vụ phát sinh theo các hình thức sổ kế
toán?
- Định khoản các nghiệp vụ theo phương pháp KKĐK (giá trị tồn kho thực tế
cuối kỳ phù hợp với sổ sách kế toán nguyên vật liệu)
- Vẽ sơ đồ đối ứng TK 152 và 611 (nguyên vật liệu)
Bài tập vận dụng (2)
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Qui Năm
DIỄN GIẢI
Đã ghi sổ Cái
STT
dòng
Số
hiệu
TK
đối
ứng
SỐ PHÁT
SINH
Nợ Có
4 5 6 7 8 9
Số trang trước chuyển sang
1
1.Phiếu nhập kho CCDC số 1, ngày 02, mua nhập
kho, đã thanh toán bằng tiền tạm ứng ở ông
"NTH" chưa thuế GTGT 5% là 16.000 2 153
3 133
4 141
2. Phiếu xuất kho CCDC số 1, ngày 3, xuất đưa
vào dùng chung trong phân xưởng chế biến, trị gia
8.000, loại phân bổ 2 lần trong cùng niên độ kế
toán 5 142
6 153
7 627
8 142
3. Phiếu xuất kho CCDC số 2, ngày 9, xuất đưa
vào dùng chung trong toàn doanh nghiệp, dùng
vào hoạt động quản lý, trị gia 11.000, loại phân bổ
2 lần trong 2 niên độ kế toán 9 242
10 153
Kế toán Tài chính 1
58
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
11 642
12 242
Cộng chuyển sang trang sau 13
- Số dư trên TK 153 là 430.000,
- Ghi các nghiệp vụ phát sinh vào các Chứng từ ghi sổ,
- hãy mở Sổ Cái TK 153 để ghi tiếp các nghiệp vụ phát sinh theo các hình thức
kế toán?
- Định khoản các nghiệp vụ theo phương pháp KKĐK (giá trị tồn kho thực tế cuối kỳ
phù hợp với sổ sách kế toán CCDC)
- Vẽ sơ đồ đối ứng TK 153
Hãy giải thích nội dung các nghiệp vụ (1), (2a), (2b), (3), (4) theo sơ đồ kế toán tổng
hợp dưới đây :
Kế toán Tài chính 1
59
611 152, 153
111, 112, 141, 131
621, 627, 641, 642
311, 331, 333, 411
(1)
(1)
(2a)
(2b)
(3)
(4)
(2a)
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Bài tập vận dụng (3)
Một doanh nghiệp sản xuất, có tình hình sau đây
I Tồn kho đầu tháng
* Vật liệu A: số lượng 800 kg; đơn giá 25.000đ/kg
* Vật liệu B: số lượng 450 kg; đơn giá 12.200đ/kg
II Tình hình nhập, xuất trong tháng
1 Ngày 03, nhập kho 500 kg Vật liệu A theo hóa đơn đã về trong tháng trước.
Đơn giá mua chưa thuế GTGT 10% là 24.500đ/kg. Chi phí vận chuyển bốc
xếp đã thanh toán bằng tiền mặt là 1.200.000đ
2 Ngày 04, nhận đươc Vật liệu B và hóa đơn mua hàng:
* Số lượng và đơn giá chưa thuế GTGT 10% ghi trên hóa đơn: 900kg x
12.000đ/kg
* Khoản giảm giá được hưởng là 1% tính theo giá mua chưa thuế GTGT
* Chi phí thu mua phát sinh đã thanh toán bằng tiền tạm ứng là 1.800.000đ
3 Ngày 06, xuất kho Vật liệu: A: 900kg, B 1.200kg để trực tiếp đưa vào sản xuất
sản phẩm
4 Ngày 12, nhập kho Vật liệu A do bên bán chuyển đến:
* Theo hóa đơn: Số lượng 1.200kg, giá chưa thuế GTGT 10% là 24.900đ/kg
* Số lượng thực nhập thiếu 80kg, chưa rõ nguyên nhân
* Chi phí vận chuyển, bốc dỡ bằng tiền mặt là 1.820.000đ
5 Ngày 20, nhập kho Vật liệu B, số lượng 950kg; đơn giá chưa thuế GTGT 10%
là 12.500đ
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ là 1.450.000đ. Toàn bộ các khoản tiền này đã
dược doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
6 Ngày 25, xuất kho Vật liệu: A: 1.200kg, B: 1.000kg để trực tiếp đưa vào sản
xuất sản phẩm
7 Ngày 28, nhận được chứng từ đòi tiền của Nhà cung cấp Vật liệu C chuyển
cho doanh nghiệp. Theo hóa đơn: số lượng 1.500kg, đơn giá chưa thuế GTGT
10% là 900đ/kg. Đến ngày cuối tháng, Vật liệu C vẫn chưa về kho doanh
nghiệp.
Yêu cầu:
A/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp tính giá xuất kho
B/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp KKHTK
C/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp tính thuế GTGT
D/ Vẽ sơ đồ TK Vật liệu
Kế toán Tài chính 1
60
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Bài tập vận dụng (4)
Một doanh nghiệp có tình hình hoạt động như sau:
I Đầu kỳ: Doanh nghiệp còn nợ ở nhà cung cấp M số tiền: 50.000.000đ
II Trong kỳ, các nghiệp vụ phát sinh N-X-T một loại vật liệu:
1 Ngày 05, mua Vật liệu của công ty M: số lượng 30.000kg, theo giá mua chưa
thuế GTGT 10% 15.000đ/kg; chưa thanh toán tiền.
Doanh nghiệp thuê Công ty N vận chuyển số vật liệu trên, đã thanh toán bằng
tiền mặt, với giá thanh toán gồm cả thuế GTGT 5% là 630.000đ
2 Ngày 09, mua Vật liệu của công ty K: số lượng 20.000kg, theo giá mua chưa
thuế GTGT 10% 14.900đ/kg; Doanh nghiệp đã thanh toán cho công ty K bằng
40% tiền.gửi và 60% bằng tiền mặt
3 Xuất kho đưa vào chế biến sản phẩm A và sản phẩm B. Số lượng 35.000kg.
Được biết hệ số định mức sử dụng vật liệu của sp A so với sản phẩm B là 3:4
4 Ngày 10, doanh nghiệp trả tiền cho Công ty M, bằng tiền mặt, trị giá
100.000.000đ
5 Ngày 12, doanh nghiệp nhận được UNC của Ngân hàng chuyển tiền thanh toán
nợ cho công ty M, số tiền 300.000.000đ
6 Ngày 25, mua Vật liệu của công ty M: số lượng 20.000kg, theo giá mua chưa
thuế GTGT 10% 14.900đ/kg; chưa thanh toán tiền.
Chi phí bốc dỡ phát sinh bằng tiền mặt, trị giá 80.000đ
7 Xuất kho đưa góp vốn vào Một công ty liên doanh đồng kiểm soát, số lượng
18.000kg. Giá được chấp thuận là 15.200đ/kg
8 Ngày 26, nhận vốn góp liên doanh dài hạn của Công ty H bằng Vật liệu nhập
kho, số lượng 30.000kg, với trị giá vốn là 450.000.000đ
9 Ngày 28, mua Vật liệu của công ty Xuất nhập khẩu G: số lượng 35.000kg, theo
giá mua chưa thuế GTGT 10% 12.300đ/kg; chưa thanh toán tiền; thuế nhập
khẩu 20%, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển phát sinh bằng tiền mặt
550.000đ. Doanh nghiệp đã chuyển khoản nộp thuế các loại.
1
0
Xuất kho đưa vào chế biến sản phẩm A và sản phẩm B. Số lượng 28.000kg.
Được biết hệ số định mức sử dụng vật liệu của sp A so với sản phẩm B là 3:4
1
1
Ngày 30, doanh nghiệp nhận được UNC của Ngân hàng chuyển tiền thanh toán
nợ cho công ty G, theo nghiệp vụ mua ngày 28 sau khi được trừ chiết khấu
thanh toán 1% theo giá mua chưa thuế.
1
2
Kiểm kê cuối tháng, phát hiện thừa vật liệu tại kho, số lượng 200kg, chưa rõ
nguyên nhân.
Yêu cầu:
A/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp tính giá xuất kho
B/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp KKHTK
C/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp tính thuế GTGT
D/ Vẽ sơ đồ TK Vật liệu
Bài tập vận dụng (5)
Kế toán Tài chính 1
61
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Tình hình CCDC tại một doanh nghiệp như sau:
I Đầu kỳ
1 CCDC tồn kho
* CCDC A: 200 cái, đơn giá 300.000đ/cái
* CCDC B: 250 cái, đơn giá 600.000đ/cái
2 CCDC đang dùng, loại phân bổ 2 lần trong một niên độ kế toán:
* Tại Phân xưởng 1: 80.000.000đ
* Tại Phân xưởng 2: 60.000.000đ
II Trong kỳ
1 Ngày 05, mua CCDC A của công ty M: số lượng 300 cái, theo giá mua chưa
thuế GTGT 10% 150.000đ/cái đã thanh toán tiền mặt.
Chi phí vận chuyển bốc dỡ phát sinh bằng tiền tạm ứng, trị giá 510.000đ
2 Ngày 10, xuất kho CCDC cho sản xuất tại Phân xưởng 1:
* CCDC A: 250 cái, phân bổ 50%
* CCDC B: 100 cái, phân bổ 100%
3 Ngày 12, mua CCDC B của công ty N: số lượng 400 cái, theo giá mua chưa
thuế GTGT 10% là 600.000đ/cái chưa thanh toán tiền
4 Ngày 17, xuất kho CCDC cho sản xuất tại Phân xưởng 2:
* CCDC A: 100 cái, phân bổ 50%
* CCDC B: 150 cái, phân bổ 100%
5 Ngày 20, xuất kho CCDC A, loại phân bổ 100% cho quản lý Phân xưởng 1:
50 cái
6 Ngày 22, xuất kho CCDC B, loại phân bổ 100% cho quản lý Phân xưởng 2: 70
cái
7 Ngày 25, xuất kho CCDC B, loại phân bổ 100% cho Bộ phận bán hàng: 100
cái:
8 Bộ phận phân xưởng 1 báo hỏng toàn bộ số CCDC đang dùng từ kỳ trước, có
thu hồi tiền mặt nhập quĩ, trị giá 2.000.000đ
9 Bộ phận phân xưởng 2 báo hỏng một số CCDC với tỷ lệ 3/4 trong số đang
dùng từ kỳ trước, có thu hồi phế liệu nhập kho trị giá 1.500.000đ
10 Doanh nghiệp nhận được Hóa đơn mua CCDC “N” : số lượng 50 chiếc, đơn
giá chưa thuế GTGT 10% là 350.000đ, nhưng cuối tháng mà CCDC “N” vẫn
chưa về
11 Doanh nghiệp mua CCDC “P” : số lượng 30 chiếc, đơn giá chưa thuế GTGT
10% là 420.000đ, đã chuyển thẳng vào sử dụng tại Phân xưởng 1, loại phân bổ
4 lần, thuộc 2 niện độ, bắt đầu từ kỳ này. Chi phí vận chuyển CCDC “P” phát
sinh bằng tiền mặt là 100.000đ.
12 Doanh nghiệp xuất vật liệu “K” để đổi lấy CCDC “H”. Giá vật liệu xuất kho
là 5.000.000đ, để nhập kho 10 CCDC “H”.
13 Cuối tháng này, theo Báo cáo kiểm kê, phát hiện 4 CCDC “P” vừa mua để
xuất dùng trong tháng này tại PX1 (theo nghiệp vụ 11) bị mất, chưa rõ nguyên
nhân.
Kế toán Tài chính 1
62
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
Yêu cầu:
A/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp tính giá xuất kho
B/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp KKHTK
C/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp tính thuế GTGT
D/ Lập Bảng phân bổ CCDC
Bài tập vận dụng (6)
Một doanh nghiệp sản xuất, có tình hình sau đây
I Tồn kho đầu kỳ
* Vật liệu : 200.000.000đ
* Vật liệu mua ngoài đang trên đường: 30.000.000đ
* Dụng cụ: 65.000.000đ
* Vật liệu thuê ngoài chế biến, theo giá xuất kho: 20.000.000đ
II Trong kỳ
1 Ngày 07, mua Vật liệu của công ty X: theo giá mua chưa thuế GTGT 10% là
600.000.000đ; chưa thanh toán tiền.
Chi phí vận chuyển bốc dỡ số vật liệu trên, đã thanh toán bằng tiền mặt, với
giá thanh toán gồm cả thuế GTGT 5% là 4.200.000đ
2 Ngày 09, mua Vật liệu của công ty Z: theo giá mua chưa thuế GTGT 10% là
400.000.000đ; chưa thanh toán tiền.
Chi phí vận chuyển bốc dỡ số vật liệu trên, đã thanh toán bằng tiền mặt, với
giá thanh toán gồm cả thuế GTGT 5% là 2.100.000đ
Khi về nhập kho, phát hiện vượt trội 1/20 số lượng so với hóa đơn, chưa rõ
nguyên nhân.
3 Ngày 10, nhận vốn góp liên doanh dài hạn của Công ty P bằng Vật liệu nhập
kho, với trị giá vốn là 152.000.000đ
4 Ngày 13, nhập kho phế liệu thu được từ việc thanh lý TSCĐHH, trị giá:
5.000.000đ
5 Ngày 18, Bên gia công vật liệu đã thông báo: chi phí gia công doanh nghiệp
phải thanh toán gồm cả thuế GTGT 10% là 1.100.000đ. Vật liệu đã được
doanh nghiệp nhập về kho. Chi phí phát sinh về vận chuyển 2 đầu bằng tiền
mặt là 200.000đ
6 Ngày 20, Xuất kho một số thành phẩm để đối lấy CCDC nhập kho, theo giá
trao đổi gồm cả thuế GTGT 10% là 44.000.000đ
7 Ngày 21, Doanh nghiệp thanh toán chuyển khoản toàn bộ số tiền mua Vật liệu
nhập kho theo nghiệp vụ 1 cho Công ty X sau khi được trừ chiết khấu thương
mại 1% tính trên giá mua chưa thuế .
8 Ngày 25, Mua một số CCDC về nhập kho từ Công ty R, theo hóa đơn trị giá
chưa thuế GTGT 5% là 31.500.000đ. CCDC nhập kho đủ, chưa thanh toán
tiền.
9 Ngày 26, một phần hai mươi (1/20) số CCDC đã nhập kho từ Công ty R (theo
nghiệp vụ 8), không đảm bảo qui cách tiêu chuẩn, doanh nghiệp đã xuất trả lại;
số tiền còn lại đã thanh toán bằng chuyển khoản.
Kế toán Tài chính 1
63
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
1
0
Số vật liệu vượt trội đã xác định là của Công ty Z (theo nghiệp vụ 2), nhưng
doanh nghiệp vẫn đang giữ hộ. Số tiền mua vật liệu đã được doanh nghiệp vay
ngắn hạn để thanh toán toàn bộ cho Công ty Z.
1
1
Nhập kho vật liệu do doanh nghiệp sản xuất, theo giá nội bộ chưa thuế GTGT
10% là 70.000.000đ
1
2 Xuất kho Vật liệu cho các hoạt động:
* Sản xuất tại PX: 1.000.000.000đ
* Quản lý PX sản xuất: 638.000.000đ
* Quản lý doanh nghiệp : 12.000.000đ
* Bộ phận bán hàng: 5.000.000đ
* Góp vốn liên doanh: giá xuất kho là 55.000.000đ, Giá vốn góp là 54.000.000đ
Yêu cầu:
A/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp tính thuế GTGT
B/ Mở Sổ Cái TK 152 để phản ánh tình hình trên
Bài tập vận dụng (8)
Một doanh nghiệp sản xuất, có tình hình sau đây
I Tồn kho đầu kỳ
* Vật liệu N, số lượng 2.250kg; đơn giá 11.100đ/kg
* CCDC M: số lương 115 cái, đơn giá 500.000đ/cái
II Trong tháng:
1 Ngày 02, mua Vật liệu của công ty K: số lượng 400kg, theo giá mua chưa thuế
GTGT 5% là 11.800đ/kg; chưa thanh toán tiền.
Chi phí vận chuyển bốc dỡ số vật liệu trên, đã thanh toán bằng tiền mặt, với
giá thanh toán gồm cả thuế GTGT 5% là 440.000đ
Khi về nhập kho, phát hiện thiếu hụt 1/20 số lượng so với hóa đơn, chưa rõ
nguyên nhân.
2 Ngày 06, mua Vật liệu của công ty F: số lượng 1.200kg, theo giá mua thanh
toán ngay chưa thuế GTGT 10% là 11.190đ/kg; lãi trả chậm 5.000.000đ.
Doanh nghiệp đã trả lần đầu khi nhận vật liệu bằng tiền gửi là 1/4 tổng giá trị
thanh toán
Chi phí vận chuyển bốc dỡ số vật liệu trên, đã thanh toán bằng tiền mặt, với
giá thanh toán chưa thuế GTGT 5% là 2.400.000đ
3 Ngày 20, nhập khẩu trực tiếp vật liệu, số lượng 3.500kg
* Giá chưa thuế: 11.000đ/kg
* Suất thuế nhập khẩu 10%
* Suất thuế GTGT: 5%
* Chi phí vận chuyển bằng tiền mặt: 6.000.000đ
* Doanh nghiệp đã thanh toán bằng ngoại tệ USD cho nhà xuất khẩu, với tỷ
giá LNH là 16.300đ/USD; giá ghi sổ 16.205đ/USD
* Doanh nghiệp đã nộp thuế NK và GTGT bằng chuyển khoản tiền VN
Kế toán Tài chính 1
64
Chương 3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ
4 Ngày 23, Doanh nghiệp đã chuyển khoản thanh toán cho Công ty K (theo
nghiệp vụ 1) sau khi được hưởng giảm giá 1% và hưởng chiết khấu thanh toán
0,5% tính trên giá mua chưa thuế.
5 Ngày 25, xuất kho vật liệu để:
* Dùng trực tiếp chế biến sản phẩm, số lượng 4.400kg
* Dùng để đổi ngang giá, số lượng 200kg vật liệu để nhập về kho CCDC M với
số lượng 5 cái
6 Ngày 26, Số vật liệu thiếu ở nghiệp vụ 1 đã xử lý: một nhân viên của doanh
nghiệp chịu bồi thường theo giá trị thanh toán trên hóa đơn của số vật liệu
thiếu mất.
7 Ngày 28, Xuất CCDC M để:
* loại phân bổ 100% cho quản lý Phân xưởng : 50 cái
* loại phân bổ 50% cho quản lý doanh nghiệp : 20 cái
* loại phân bổ 4 lần cho Bộ phận bán hàng: 10 cái
8 Cuối kỳ, xác định tỷ lệ giảm giá của vật liệu phải lập dự phòng là 4%
Yêu cầu
A/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp tính giá xuất kho
B/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp KKHTK
C/ Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo các phương pháp tính thuế GTGT
D/ Vẽ sơ đồ TK 152 và 153
Kế toán Tài chính 1
65