Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MIỄN DỊCH GHÉP (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.35 KB, 6 trang )

MIỄN DỊCH GHÉP
(Kỳ 1)
Ghép là một thủ thuật chuyển các tế bào, mô hoặc các cơ quan từ một vị trí
này sang một vị trí khác. Vào cuối thế kỷ IXX đầu thế kỷ XX người ta đã nghiên
cứu các kỹ thuật ngoại khoa để tiến hành ghép. Vào những năm đầu thế kỷ XX
một nhà ngoại khoa người Áo đã thông báo rằng ông ta có thể mổ cắt rời một thận
của một con vật sau đó ghép lại vào chính con vật đó và quả thận này vẫn duy trì
được chức năng. Khi những quả thận được cắt ra như vậy rồi ghép vào cơ thể
động vật khác thì chúng bị giảm chức năng một cách nhanh chóng. Vào những
năm 1920-1930 nhiều tác giả đã tiến hành ghép thực nghiệm giữa những động vật
với nhau nhưng tất cả đều bị thất bại. Khi tiến hành giải phẫu các cơ quan ghép
người ta thấy các bạch cầu của cơ thể túc chủ thâm nhiễm rất nhiều vào cơ quan
hoặc mô ghép.
Vào những năm 1940 Medawar P.B. đã tiến hành một số quan sát giúp ông
ta tin rằng sự thải bỏ mô ghép là kết quả của một đáp ứng miễn dịch. Trong khi
điều trị cho những bệnh nhân bị bỏng trong chiến tranh thế giới lần thứ II
Medawar nhận thấy nếu lấy da từ một vị trí này để ghép sang một vị trí khác của
cùng một cơ thể thì luôn luôn thành công, trong khi đó nếu lấy da từ một cơ thể
cùng huyết thống để ghép cho một cơ thể khác thì mảnh da bị loại bỏ. Trong một
trường hợp tác giả lấy da của người anh để ghép cho người em thì mảnh ghép bị
loại bỏ; nếu cũng lấy da từ người anh đó để ghép lại lần thứ hai thì sự thải bỏ xẩy
ra nhanh hơn nhiều. Nhận xét này đã dẫn Medawar tới một thực nghiệm trên động
vật như sau: lấy tế bào của cơ thể cho để mẫn cảm sơ bộ cho cơ thể nhận sau đó
tiến hành ghép da từ cơ thể cho sang cơ thể nhận thì mảnh ghép bị thải bỏ. Năm
1945 ông đã công bố công trình trong đó cho rằng thải bỏ mô ghép xẩy ra là do
một đáp ứng miễn dịch chống lại mô, cơ quan ghép. Trong những năm sau nhận
xét này đã được chứng minh là đúng. Dù cho nhà ngoại khoa có lành nghề đến đâu
đi nữa thì những mô ghép cũng phải chịu một cuộc tấn công của đáp ứng miễn
dịch. Chính hệ thống đã tham gia vào sự nhận biết và phá hủy các tế bào của bản
thân cơ thể nhận đã bị thay đổi sẽ hoạt động nhận biết và phá hủy các tế bào lạ của
mô ghép. Phân môn miễn dịch ghép giúp chúng ta hiểu được cơ sở miễn dịch của


sự thải bỏ mô ghép. Chính sự hiểu biết này đã mang lại khả năng làm giảm hoạt
động của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chấp nhận mô ghép. Nhiều tác nhân ức
chế miễn dịch đã được phát hiện và ứng dụng trong ghép cơ quan. Chỉ 10 năm sau
khi Medawar công bố công trình của mình người ta đã thực hiện thành công ca
ghép thận người đầu tiên trên thế giới. Ngày nay ghép mô và cơ quan đã trở thành
một phương pháp điều trị phổ biến ở nhiều nơi. Ghép thận, tim, phổi, gan, tủy
xương, giác mạc đã được thực hiện ngày một nhiều với tỷ lệ thành công ngày một
cao hơn.
Cơ sở miễn dịch học của sự thải bỏ mô ghép
Cường độ đáp ứng miễn dịch chống lại mô ghép thay đổi tùy theo kiểu
ghép. Có những kiểu ghép chính sau đây:
- Ghép tự thân (autograft): tức là chuyển dời mô hoặc cơ quan từ
một vị trí này sang một vị trí khác trên cùng một cơ thể. Kỹ thuật này thường được
tiến hành với các bệnh nhân bỏng bằng cách lấy da từ một chỗ lành ghép vào chỗ
bị bỏng.
- Ghép cùng gene (isograft): là việc trao đổi mô ghép giữa hai cơ thể
giống nhau hoàn toàn về di truyền. Ðối với những dòng chuột thuần chủng thì
ghép cùng gene xẩy ra khi lấy mô hoặc tạng của một con chuột này ghép sang con
chuột khác cùng dòng. Ở người, ghép cùng gene được thực hiện chỉ khi cơ thể cho
và cơ thể nhận là những anh (chị) em sinh đôi cùng trứng.
- Ghép khác gene cùng loài (allograft): là việc trao đổi ghép giữa các
thành viên khác nhau về di truyền nhưng cùng trong một loài. Ở chuột nhắt ghép
khác gene cùng loài khi chuyển mô của một con chuột thuộc dòng này ghép sang
cho một con chuột thuộc dòng khác. Ở người phần lớn các trường hợp ghép mô,
cơ quan được thực hiện đều là ghép khác gene cùng loài, trừ khi người cho và
người nhận là hai anh em sinh đôi cùng trứng giống nhau hoàn toàn về di truyền.
- Ghép khác loài (xenograft): đó là việc trao đổi ghép giữa các cơ
thể khác loài chẳng hạn như lấy tim của loài linh trưởng hoặc lợn ghép cho người.
Cả trường hợp ghép tự thân và ghép đồng gene luôn luôn thành công là do
sự đồng nhất về di truyền giữa cơ thể cho và cơ thể nhận (Hình x-1a). Do mô ghép

luôn luôn khác biệt về di truyền với cơ thể túc chủ bởi vậy nó luôn được hệ thống
miễn dịch nhận biết như một vật lạ và thải bỏ mô ghép thực chất là một phản ứng
miễn dịch chống lại các kháng nguyên ghép. Rõ ràng là ghép khác loài có mức độ
khác nhau về di truyền lớn nhất và vì thế phản ứng thải bỏ mô ghép cũng khốc liệt
nhất.


Hình 18-1: Sơ đồ quá trình liền và thải bỏ mảnh ghép. (a) Mảnh ghép tự
thân được chấp nhận và liền trong vòng 12–14 ngày. (b) Thải ghép lần đầu của
mảnh ghép khác gene đồng loài bắt đầu 7–10 ngày sau ghép, mảnh ghép bị thải
loại hoàn toàn sau 10–14 ngày. (c) Thải ghép lần hai của mảnh ghép khác gene
đồng loài bắt đầu trong vòng 3–4 và mảnh ghép bị thải loại hoàn toàn sau 5–6
ngày. Các tế bào thâm nhiễm và mảnh ghép khác gene đồng loài (b,c) bao gồm các
tế bào lympho, các tế bào làm nhiệm vụ thực bào và các tế bào viêm khác.

×