Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dinh dưỡng cho trẻ em bị hen suyễn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.84 KB, 6 trang )

Dinh dưỡng cho trẻ em
bị hen suyễn

Hen suyễn là một dạng
bệnh mãn tính, theo
thống kê của nhiều nhà
nghiên cứu có khoảng
28-32% số người khỏi
bệnh hoàn toàn và có
được cuộc sống bình
thường, nếu được
chạy chữa tích cực.

Theo báo cáo thống kê của Trung tâm Sức khỏe
thuộc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh
Mỹ, trên tổng số bệnh nhân nhi thì có 14% là bé trai bị
bệnh và khoảng 10% là bé gái bị bệnh.



Về điều kiện gia đình khoảng 16% trẻ em ở gia đình
có hoàn cảnh khó khăn bị hen suyễn và 11% trẻ sống
trong điều kiện trên mức tối thiểu bị bệnh và những
trẻ bị hen suyễn đa số là do yếu tố di truỵền như có
ba hoặc mẹ bị bệnh hen suyễn. Riêng trẻ gái sẽ có
nguy cơ cao mắc hen suyễn nếu là con một và có mẹ
hay bị chứng trầm cảm.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến cáo các bậc
cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thú vật
nuôi trong nhà do lông của chúng dễ gây nguy cơ hen
suyễn cao. Hen suyễn có thể tấn công đối tượng ở


mọi lứa tuổi. Khi lên cơn người bệnh có cảm giác
nghẹt thở, nếu càng lo lắng thì sự ngột ngạt càng
mãnh liệt.

Nguyên nhân gây bộc phát cơn hen

Dị ứng: có thể là nguyên nhân chính yếu. Các tác
nhân gây dị ứng thường thấy là con mạt có trong
không khí thở, các phân tử mốc meo, phấn hoa, lông
thú vật và các chất tiết từ con gián.

Hóa chất và không khí ô nhiễm: một số hóa chất trộn
lẫn trong không khí như bụi phấn viết bảng, khói
thuốc có thể gây kích thích đường thở gây bộc phát
cơn hen. Những người hen suyễn cần cai bỏ thuốc lá
hoặc tránh xa người hút thuốc lá để tránh bị hút thuốc
thụ động. Các chất có mùi như nước hoa, mỹ phẩm,
chất tẩy rửa, các mùi nồng nặc từ sơn nước, dầu
xăng và các bụi bẩn trong không khí cũng gây ra cơn
hen suyễn.

Vận động nặng: trẻ con chơi đùa mạnh bạo, chạy
nhảy hoặc la hét quá mức cũng có thể gây ra cơn
hen suyễn. Nếu hen suyễn chỉ phát sinh do nguyên
nhân này thì đa phần có thể chữa trị được.

Khí hậu: không khí lạnh & khô, quá nóng hoặc quá
nhiều độ ẩm cũng có thể kích hoạt cơn hen suyễn.

Viêm nhiễm đường hô hấp: Cảm lạnh, cúm và các

viêm nhiễm đường hô hấp khác cũng gây kích hoạt
cơn hen suyễn.

Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác cũng gây kích hoạt
cơn hen suyễn như trước những ngày có kinh (phụ
nữ), cười giỡn quá mức, khóc, xúc động mạnh, la hét.

Chế độ ăn ngăn ngừa hen suyễn

Cũng như trong tất cả các chứng bệnh người ta
nghiên cứu tìm cách phòng chống và hỗ trợ điều trị
bằng cách hạn chế ăn uống. Theo các chuyên gia thì
chế độ ăn của bệnh nhân hen suyển gần giống như
đối với những người bị dị ứng: hạn chế sữa bò, nhất
là phô mai, có chứa những protein khó tiêu và thay
đổi bằng sữa dê; phấn hoa, đậu phộng, tôm cua, thịt
bò… tùy theo cơ địa của từng người hoặc bất cứ thứ
gì khác mà khi tiếp xúc người bệnh bị lên cơn.
Trong số các yếu tố này thì stress, lo lắng, trầm cảm
cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến các lần lên cơn
hen. Các chuyên gia dinh dưỡng chưa đưa ra được
một chương trình ăn riêng dành cho hen suyễn mà
chỉ khuyên nên ghi chép lại những thực phẩm có
nguy cơ hoặc hoàn cảnh thúc đẩy có thể dẫn đến hen
suyễn mà thôi.

Ngoài các loại thuốc kháng hen suyễn dạng phun xịt
khác nhau thì người ta còn có những bài thuốc đông
y trong điều trị như cho uống đông trùng hạ thảo
chưng với thịt nạc và kỳ tử; ô mai mơ được dùng làm

thuốc chữa ho, hen suyễn với liều 3-6 g, ngâm hoặc
sắc uống; củ cải trắng sao giòn, tán nhỏ, ngào với
đường mía rồi làm thành viên bằng hạt bắp, cho vào
lọ đậy kín. Mỗi lần lên cơn hen, uống 40-50 viên với
nước ấm.
Gần đây thì một nghiên cứu khác ở Scotland và
Island trên hơn 1,200 trẻ em từ trước lúc sinh cho
đến lúc 5 tuổi đã thấy rằng trẻ được sinh ra từ những
bà mẹ ăn nhiều táo và cá lúc mang thai dường như ít
được chẩn đoán suyễn hoặc ít có triệu chứng hen
suyễn và tỷ lệ dị ứng cũng giảm đi rõ rệt.

Nghiên cứu này tuy không chứng minh táo hay cá
ngăn chặn được hen suyễn, nhưng vẫn có ý nghĩa
đối với các nhà nghiên cứu trong việc xem xét các
yếu tố nguy cơ khác dẫn đến hen suyễn và dị ứng.

×