Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.34 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


ĐỀ CƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ÁP DUNG UCP 600 VÀ ISBP 681 ICC
TẠI VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP














Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Hạnh
Lớp:
Anh 4 TCNH K45 B
Giáo viên hƣớng dẫn:


TS. Trần Thị Lƣơng Bình

1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Kết cấu khóa luận 7
DANH MỤC VIẾT TẮT 8
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 10
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƢƠNG
THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP 600 11
1.1 Tổng quan về PTTT Tín dụng chứng từ 11
1.1.1 Khái niệm về PTTT Tín dụng chứng từ và L/C 1 11
1.1.1.1 Định nghĩa 11
1.1.1.2 Các bên tham gia vao phương thức tín dụng chứng từ 12
1.1.2 Đặc điểm về phương thức tín dụng chứng từ 15
1.1.2.1 Hai nguyên tắc cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ 15
1.1.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ liên quan tới ba quan hệ hợp đồng
độc lập 17
1.1.2.3 Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ
vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa 19
1.1.3 Quy trình Thanh toán tín dụng chứng từ 20
1.1.4 Ưu điểm và hạn chế 21

2
1.1.4.1. Đối với người nhập khẩu 21

1.1.4.2 Đối với người xuất khẩu 22
1.1.4.3. Đối với ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo/chỉ định /xác
nhận 23
1.2 Tổng quan về UCP 600 và ISBP 681 ICC 24
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 ICC 24
1.2.1.1 Khái niệm 25
1.2.1.2 Các lần sửa đổi của UCP 26
1.2.1.3 Sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 26
1.2.2 Đặc điểm lần sửa đổi thứ 6 của UCP - UCP 600 28
1.2.3 Phạm vi điều chỉnh và giá trị pháp lý của UCP 600 và ISBP 681 30
1.2.3.1 Phạm vi điều chỉnh 30
1.2.3.2 Giá trị pháp lý 32
1.2.4 Mối quan hệ của UCP và luật quốc gia 32
1.3 Ảnh hƣởng của UCP 600 và ISBP 681 ICC tới hoạt động TTQT
bằng L/C 34
1.3.1 Ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nói chung 34
1.3.2 Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại 35
1.3.3 Ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG UCP 600 và ISBP 681 TẠI
VIỆT NAM 38
2.1 Khái quát chung về tình hình TTQT tại Việt Nam 38
2.1.1 Tình hình TTQT tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 38
2.1.2 TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 39

3
2.2 Thực trạng tình hình sử dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động
TTQT bằng L/C tại Việt Nam 42
2.2.1 Các mâu thuẫn thường phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C 42
2.2.1.1 Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ 42
2.2.1.2 Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ 45

2.2.1.3 Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ 47
2.2.2 Các nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp trong hoạt động TTQT bằng
L/C tại Việt Nam 52
2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan từ bản thân UCP 600 và ISBP 681 52
2.2.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 54
2.2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ người xuất khẩu và người nhập khẩu. 57
2.2.2.4 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật 58
2.2.3 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để giải quyết các tranh
chấp phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C 59
2.2.3.1 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động TTQT
bằng L/C 59
2.2.3.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp trong trong TTQT bằng L/C tại
Việt Nam 62
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT
BẰNG L/C VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ
UCP 600 VÀ ISBP 681 TẠI VIỆT NAM 65
3.1 Định hƣớng chiến lƣợc hoàn thiện hoạt động TTQT bằng L/C tại
Việt Nam 65
3.1.1 Định hướng chiến lược hoàn thiện hoạt động TTQT nói chung 65

4
3.1.2 Xu hướng áp dụng UCP 600 và ISBP 682 tại các ngân hàng thương
mại 66
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng UCP 600 và ISBP 681
tại Việt Nam 66
3.2.1 Các giải pháp mang tính chất vĩ mô 67
3.2.1.1 Về phía Ủy ban Ngân hàng thuộc ICC 67
3.2.1.2 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước
Việt Nam 67
3.2.2 Các giải pháp mang tính chất vi mô 69

3.2.2.1 Về phía các ngân hàng thương mại 69
3.2.2.2 Về phía các doanh nghiệp 72
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
LỜI CẢM ƠN 81

5
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế quốc tế đang tích cực hội nhập sâu rộng không một quốc gia
nào có thể phát triển mà tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Mở rộng
quan hệ hợp tác đa phương trên mọi lĩnh vực đang là một xu hướng mang tính
toàn cầu.
Ngày 7/11/2006, tại Gernever – Thụy Sỹ đã diễn ra trọng thể Lễ ký
Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO). Sự kiện này đã tạo ra vận hội mới cho nền kinh tế đất
nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sau 3 năm nhìn lại, kinh tế Việt
Nam đã có những bước chuyển mình tích cực với những tín hiệu lạc quan như
làn sóng FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào Việt Nam ghi nhận được 64 tỷ
USD trong năm 2008., kim ngạch xuất nhập khẩu hai năm 2008 – 2009 đạt
trung bình 150 tỷ USD/năm
1
. Sự tăng trưởng của thương mại quốc tế đã làm
cho khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tăng lên. Hoạt động thanh toán quốc tế trở thành nhân
tố bôi trơn cho guồng máy ngoại thương giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Nhưng thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa
người bán và người mua càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phương thức
thanh toán Tín dụng chứng từ (L/C) tỏ ra là một lựa chọn thông minh, hạn chế
rủi ro cho cả hai bên xuất nhập cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các

ngân hàng
Văn bản pháp lý quốc tế duy nhất điều chỉnh phương thức thanh toán
bằng L/C là bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - UCP
(The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) và Tập quán
ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức


1
Nguồn:

6
tín dụng chứng từ - ISBP (International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents Under Documentary Credits) do Phòng Thương
mại quốc tế - ICC (International Chamber of Commerce) ban hành. Hai văn
bản mới nhất là UCP 600 và ISBP 681 chính thức có hiệu lực từ ngày
1/7/2007.
Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp đã áp
dụng sự điều chỉnh UCP 600 và ISBP 681 đối với phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên vẫn
còn một số hạn chế nhất định cần phải được tháo gỡ. Xuất phát từ thực tế trên,
việc tìm hiểu rõ các quy định trong UCP 600 và ISBP 681 để nâng cao hiệu
quả áp dụng tại Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết. Với cơ sở thực
tiễn này, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Áp dụng UCP 600 và ISBP
681 tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Làm rõ các vấn đề cơ bản về UCP 600 và ISBP 681
 Tìm hiểu việc áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động thanh
toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam - những thuận lợi, khó khăn.
 Từ những thành tựu đạt được cũng như khó khăn gặp phải khi áp dụng

UCP 600 và ISBP 681 để kiến nghị một số giải pháp để phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế bằng L/C theo UCP 600 và ISBP 681
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
 UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng
L/C tại Việt Nam
+ Phạm vi nghiên cứu

7
 Tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có hoạt động
thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh của UCP 600 và
ISBP 681
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu
 Phương pháp đối chiếu so sánh
 Phương pháp phân tích tổng hợp
 Phương pháp diễn giải quy nạp
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu và kết luận,
Khóa luận được chia thành 3 phần chính bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán bằng L/C và UCP 600
Chương 2: Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam
Chương 3: Định hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C và
một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam.

8
DANH MỤC VIẾT TẮT
1
PTTT

Phương thức thanh toán
2
TTQT
Thanh toán quốc tế
3
TMQT
Thương mại quốc tế
4
L/C
Tín dụng chứng từ (Letter of Credit)
5
UCP
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
(The Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits)
6
ISBP
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm
tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ
(International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents Under Documentary
Credits)
7
ICC
Phòng Thương mại quốc tế (The International
chamber of Commerce)
8
USD
Đồng đô la Mỹ (United States dollar)
9

SWIFT
Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng (The
society for Worldwide Interbank Fianancial
Telecommunication)
10
VCB
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Joint stock
Bank for Foreign Trade of Vietnam)
11
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam (Vietnam Bank of Agriculture and Rural
Development)

9
12
Vietinbank
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietnam Joint
Stock Commercial Bank for Industry and Trade)
13
VIBank
Ngân hàng Quốc tế (Vietnam International
Commercial Joint Stock Bank)
14
MB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (The
Military Commercial Joint- Stock Bank)
15
Techcombank
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Vietnam

Technological and Commercial Joint- stock Bank)
16
BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for
Investment and Development of Vietnam)


10
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1
Quy trình chung phát hành L/C
Bảng 2
Doanh số và thị phần TTQT của Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam 2005 – 2008
Bảng 3
Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại các Ngân hàng Thương
Mại Việt Nam
Bảng 4
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu từ năm 2003 đến 2009 tại
Ngân hàng CôngTthương
Bảng 5
Doanh số thanh toán xuất khẩu theo những mặt hàng chủ yếu
tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Bảng 6
Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu qua các NHTM Việt Nam


11
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP 600
1.1 Tổng quan về PTTT Tín dụng chứng từ
1.1.1 Khái niệm về PTTT Tín dụng chứng từ và L/C
1.1.1.1 Định nghĩa
+ Giáo trình Thanh toán quốc tế của GS. Đinh Xuân Trình (Nhà xuất bản lao
động, 2006, trang 323) đưa ra định nghĩa về PTTT bằng L/C như sau:
“Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngân
hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu
cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người
hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí
phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng”.
+ Theo Điều 2, UCP 600, 2007 ICC thì “Tín dụng là bất cứ một sự thỏa
thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, là không thể hủy bỏ
và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành để thanh
toán khi xuất trình phù hợp”.
Như vậy trước tiên, có thể hiểu tín dụng chứng từ là một phương thức
thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ
được bảo đảm thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp
với những quy định đề ra. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cũng có
thể hiểu như là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu
hoặc nhà xuất khẩu

12
Thư tín dụng là văn bản thể hiện sự cam kết đó của ngân hàng thường
được phát hành dưới dạng một chứng thư điện tử hoặc thư truyền thống trong
đó ghi các điều khoản và điều kiện để được thanh toán. Tùy theo thông lệ của
từng nước mà phương thức tín dụng chứng từ được gọi với nhiều tên khác
nhau: Letter of credit, Documentary credit, Documentary Letter of Credit,
Credit (được định nghĩa trong UCP600) - Tên viết tắt là: L/C, LC, LOC, DC,

D/C.
Một điều cần lưu ý là tín dụng (Credit) ở đây không chỉ là khoản tiền
vay theo nghĩa thông thường mà còn được hiểu theo nghĩa rộng – nghĩa tín
nhiệm. Để ngân hàng phát hành thư tín dụng cho người hưởng lợi thì người
yêu cầu phát hành thư tín dụng phải kí quỹ một số tiền nhất định để mở L/C
và cũng phải trả một khoản phí nhất định. Trong trường hợp ngân hàng đòi
hỏi phải kí quỹ 100% thì thực chất ngân hàng không cấp một khoản tín dụng
nào cả mà chỉ cho vay uy tín của ngân hàng, từ đó người nhập khẩu có được
sự tín nhiệm của người xuất khẩu. Lời hứa trả tiền của ngân hàng có giá trị
hơn lời hứa trả tiền của người nhập khẩu vì uy tín của ngân hàng lớn hơn.
1.1.1.2 Các bên tham gia vao phương thức tín dụng chứng từ
Có bốn chủ thể chính tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ:
 Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant):
“Người yêu cầu là bên mà theo yêu cầu của bên đó, một thư tín dụng
được phát hành” (Điều 2 – UCP 600). Người yêu cầu mở L/C có thể là người
mở (opener), người trả tiền (accountee) hay người ủy thác (principal). Trách
nhiệm của Người yêu cầu mở L/C là yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C
cho người xuất khẩu hưởng theo quy định của hợp đồng thương mại đã ký.
Nếu L/C mở không đúng quy định hợp đồng đã thỏa thuận trước đó giữa hai
bên mua bán thì người nhập khẩu sẽ phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp.
 Người hưởng lợi thư tín dụng (Benificiary):

13
“Người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một thư tín dụng
đã được phát hành” (Điều 2 – UCP 600). Tùy trường hợp mà người hưởng
lợi có thể là người bán (seller), người xuất khẩu (exporter) hay người kí phát
hối phiếu (drawer). Trách nhiệm của người hưởng lợi L/C là giao hàng và
hoàn tất bộ chứng từ để xuất trình nên ngân hàng thông báo. Nếu bộ chứng từ
xuất trình không phù hợp thì người bán có khả năng mất quyền được thanh

toán.
 Ngân hàng phát hành (Issuing bank, Opening bank) hay Ngân hàng mở
thư tín dụng:
“Ngân hàng phát hành là ngân hàng mà theo yêu cầu của người yêu
cầu hoặc nhân danh chính mình phát hành một thư tín dụng” (Điều 2 – UCP
600). Ngân hàng phát hành là đại diện của người nhập khẩu, cấp tín dụng cam
kết trả tiền cho người xuất khẩu. Sau khi L/C được mở, ngân hàng phát hành
phải kiểm tra ngay những nội dung liên quan đến phát hành L/C hạn chế sự
chậm trễ có thể xảy ra. Trách nhiệm của ngân hàng phát hành được quy định
tại Điều 7, UCP 600
2
.
 Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank ):
Ngân hàng phát hành không thể phát hành trực tiếp thư tín dụng đến


2
Điều 7, UCP 600: a. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc
tới ngân hàng phát hành và với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành phải thanh toán
nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng cách:
i. trả tiền ngay, trả tiền về sau hoặc chấp nhận với ngân hàng phát hành;
ii. trả tiền ngay với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không trả tiền
iii. trả tiến sau với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không cam kết trả tiền sau hoặc đã cam
kết trả tiền sau nhưng không trả tiền khi đáo hạn;
iv. chấp nhận với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không chấp nhận một hối phiếu ký phát
đòi tiền nó hoặc đã chấp nhận hối phiếu đòi tiền nhưng không trả tiền khi đáo hạn; hoặc
v. thương lượng với một ngân hàng chỉ định và ngân hàng chỉ định đó không thương lượng thanh toán
b. Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán kể từ khi ngân hàng đó phát
hành tín dụng.
c. Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán

hoặc thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng
phát hành. Việc hoàn trả số tiền của một xuất trình phù hợp thuộc một tín dụng có giá trị thanh toán bằng
chấp nhận hoặc trả tiền sau là vào lúc đáo hạn, dù cho ngân hàng chỉ định đã trả tiền trước hoặc đã mua
trước khi đến hạn. Cam kết của ngân hàng phát hành về việc hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định là
độc lập với cam kết của ngân hàng phát hành với người thụ hưởng

14
người thụ hưởng, bởi vì người thụ hưởng không thể xác định được sự thật giả
của thư tín dụng mà mình nhận được trực tiếp từ ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng nào được ngân hàng phát hành ủy quyền để thông báo thư tín dụng
cho người thụ hưởng thì gọi là ngân hàng thông báo. Ngân hàng đó phải là
ngân hàng đại lý hoặc một chi nhánh của ngân hàng phát hành tại nước người
xuất khẩu. Trách nhiệm của ngân hàng thông báo là xác minh tính chân thật
bề ngoài của thư tín dụng – chủ yếu là xác minh chữ ký hoặc mã khóa điện tử
(Key test) của ngân hàng phát hành mà các ngân hàng đại lý thường cung cấp
cho nhau.
Khi tiến hành thông báo, ngân hàng phải có trách nhiệm chuyển chính
xác và đầy đủ nội dung của L/C hoặc sửa đổi đã nhận được cho người thụ
hưởng. Ngân hàng thông báo có quyền chuyển nhượng nguyên văn L/C mà
không cần có một lời dịch nào và dù có lời dịch thì cũng không có trách
nhiệm về các sai sót trong việc dịch thuật và giải quyết các thuật ngữ chuyên
môn. Nếu khi thông báo xảy ra sai sót trong nội dung bức điện nhận được thì
ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm.
Khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu, Ngân hàng thông báo
phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó tới ngân hàng mở L/C. Ngân
hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ
và/hoặc mất chứng từ trên đường đi tới ngân hàng phát hành L/C, cũng không
có trách nhiệm gì về khả năng giao hàng của người thụ hưởng và khả năng
thanh toán của người mở…hoặc bất cứ hậu quả xấu phát sinh nào liên quan
tới giao dịch L/C mà nó thông báo.

Ngoài ra còn một số chủ thể khác như:
+ Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của
ngân hàng phát hành cùng đứng ra cam kết thanh toán với ngân hàng phát
hành trong trường hợp người xuất khẩu không tín nhiệm ngân hàng phát
hành, họ muốn có một sự đảm bảo chắc chắn hơn về L/C thì họ có thể yêu cầu

15
thư tín dụng phải được xác nhận bởi một ngân hàng khác. Trong điều 8 –
UCP 600 cũng quy định rõ, ngân hàng xác nhận bị ràng buộc trách nhiện
thanh toán hoặc thương lượng thanh toán tính từ thời điểm ngân hàng xác
nhận tín dụng
Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo, hoặc một ngân
hàng thứ 3 bất kỳ và thường là một ngan hàng lớn có uy tín trên thị trường.
Ngân hàng phát hành phải trả chi phí xác nhận rất cao và đặt cọc trước, mức
đặt cọc thậm chí lên tới 100% giá trị L/C.
Ngân hàng xác nhận là Người xuất trình (Presenter) đòi lại tiền ngân
hàng phát hành sau khi đã thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho
người thụ hưởng.
+ Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): là ngân hàng xác nhận hoặc
bất cứ ngân hàng nào khác được ngân hàng ủy nhiệm để khi nhậnbộ chứng từ
xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C sẽ thanh toán, chấp nhận hối
phiếu kỳ hạn, thương lượng thanh toán. Sau đó, các ngân hàng này sẽ đứng ra
đòi tiền ngân hàng phát hành…
+ Ngân hàng thanh toán (The paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín
dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định
thay mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu.
+ Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): là Ngân hàng đứng ra
thương lượng cho bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C.
Trường hợp L/C qui định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng
có thể là ngân hàng thương lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C qui

định thương lượng tại một ngân hàng nhất định.
1.1.2 Đặc điểm về phƣơng thức tín dụng chứng từ
1.1.2.1 Hai nguyên tắc cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ
 Nguyên tắc độc lập của thư tín dụng (Independence of Credit)
Thư tín dụng được mở trên cơ sở hợp đồng TMOT đã được ký kết giữa

16
người xuất khẩu và người nhập khẩu để thanh toán cho số hàng người xuất
khẩu đã giao cho người nhập khẩu theo hợp đồng đó. Theo Điều 4a UCP 600
“ Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đông mua bán
hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng.
Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như
thế, thậm chí ngay cả khi trong thư tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào tới
hợp đồng như thế. Vì vậy sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán,
thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nòa khác trong thư
tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu
cầu phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ
hưởng” cũng theo Điều 5 của UPC 600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ
sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện
khác mà các chứng từ có liên quan”. Như vậy nghĩa vụ thanh toán của ngân
hàng phát hành thư tín dụng đối với người thụ hưởng không phụ thuộc vào
việc người thụ hưởng có thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với người
nhập khẩu theo hợp đồng TMQT hay không mà phụ thuộc vào khả năng xuất
trình bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng của người thụ hưởng. Ngân hàng
phát hành không thể từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán với lý do người
xuất khẩu đã giao hàng kém chất lượng hay không đúng chủng loại…Các
tranh chấp giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu phát sinh từ hợp đồng
mua bán cơ sở sẽ phải giải quyết độc lập với giao dịch thư tín dụng và ngược
lại. Mặc dù vậy, thư tín dụng vẫn phải liên quan chặt chẽ đến các giao dịch
của hợp đồng thương mại bởi vì nó là bước cuối cùng khi kết thúc một giao

dịch ngoại thương. Hợp đồng có quy đinh phương thức tín dụng chứng từ thì
L/C mới được mơ. Do đó người nhập khẩu phải căn cứ vào hợp đồng TMQT
để điền vào Đơn xin mở L/C và ngân hàng phải dựa vào Đơn xin mở L/C để
phát hành L/C.
 Nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ của chứng từ (Strict compliance of

17
documents)
Khi kiểm tra chứng từ xuất trình, các ngân hàng chỉ thanh toán cho người
thụ hưởng khi các chứng từ này tuân thủ chặt chẽ các quy định của thư tín
dụng. Do nguyên tắc này nên các ngân hàng buộc phải tiến hành kiểm tra thật
kỹ bộ chứng từ. Bất kỳ sự đi chệch nào khỏi nguyên tắc này, cho dù là được
phép cũng có thể mang lại rủi ro cho ngân hàng.
1.1.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ liên quan tới ba quan hệ hợp đồng
độc lập
 Hợp đồng TMQT giữa người xuất khẩu (người thụ hưởng) và người
nhập khẩu (người yêu cầu)
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người
bán, trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua
có trách nhiệm trả tiền. Các bên tham gia có thể thỏa thuận các phương thức
thanh toán tiền hàng khác nhau như: chuyển tiền, ghi sổ, tín dụng chứng từ.
Chỉ khi nào hợp đồng có quy định lựa chọn phương thức tín dụng chứng từ
làm phương thức thanh toán thì L/C mới được mở và người nhập khẩu dựa
vào nội dung của hợp đồng để tạo lập Đơn yêu cầu phát hành L/C.
Mặc dù thư tín dụng ra đời trên cơ sở hợp đồng nhưng nó lại hoàn toàn
độc lập với hợp đồng TMQT và bất kỳ một sự dẫn chiếu nào tới các điều
khoản trong hợp đồng mua bán đều không được coi là một phần cấu thành
của thư tín dụng và không được ngân hàng xem xét đến.
 Hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (người
nhập khẩu) và ngân hàng phát hành – Đơn yêu cầu phát hành thư tín

dụng
Người nhập khẩu sẽ căn cứ vào hợp đồng TMQT để làm Đơn yêu cầu
phát hành thư tín dụng, trả một khoản lệ phí và ký quỹ một số tiền nhất định
theo quy định của ngân hàng. Trong Đơn yêu cầu mở L/C, người nhập khẩu

18
phải ghi rõ nội dung cụ thể của thư tín dụng , ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để
phát hành thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng lợi và chịu trách nhiệm
kiểm tra chứng từ và thanh toán cho bộ chứng từ phù hợp với điều kiện người
nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
Thực chất đây là một loại hợp đồng dân sự cung cấp dịch vụ giữa ngân
hàng và người lập đơn yêu cầu mở L/C. Theo đó, ngân hàng dùng uy tín và
khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu khi
họ xuất trình phù hợp và thu phí từ người nhập khẩu.
 Thư tín dụng
Là trái vụ một bên của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng.
Căn cứ vào Đơn yêu cầu phát hành L/C của người nhập khẩu, ngân hàng sẽ
phát hành một thư tín dụng gửi đến người thụ hưởng qua ngân hàng thông
báo. Thư tín dụng là cam kết chăc chắn của ngân hàng về việc thanh toán nếu
người thụ hưởng xuất trình một bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện của
L/C trong thời hạn quy định. Còn người thụ hưởng có nghĩa vụ lập đầy đủ bộ
chứng từ phù hợp với L/C và xuất trình đúng thời hạn để thanh toán.
Mặc dù người yêu cầu dựa vào quan hệ hợp đồng để lập phát hành L/C
và ngân hàng phát hành dựa vào cả Hợp đồng TMQT và Đơn yêu cầu phát
hành L/C để mở L/C nhưng ban quan hệ hợp đồng này là hoàn toàn độc lập
với nhau. Chủ thể của hợp đồng TMQT là Người xuất khẩu và Người nhập
khẩu, chủ thể của Đơn yêu cầu phát hành L/C là ngân hàng phát hành và
người yêu cầu (người nhập khẩu), chủ thể của thư tín dụng là ngân hàng phát
hành và người thụ hưởng (người xuất khẩu). Ba cặp chủ thể này hoàn toàn
độc lập với nhau trong từng quan hệ hợp đồng. Hơn thế nữa khách thể của ba

hợp đồng này cũng khác nhau. Ở hợp đồng TMQT khách thể là sự di chuyển
quyền sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ từ người xuất khẩu sang người nhập

19
khẩu và người nhập khẩu đền bù bằng tiền. Khách thể của Đơn yêu cầu phát
hành L/C là dịch vụ mà ngân hàng phát hành cung cấp cho khách hàng cụ thể
là ngân hàng thực hiện các yêu cầu mà người yêu cầu đề ra trong Đơn yêu cầu
phát hành L/C đổi lại người yêu cầu sẽ trả ngân hàng một khoản phí dịch vụ
gọi là phí mở L/C. Trong khi đó, khách thể của thư tín dụng là cam kết trả
tiền của ngân hàng phát hành với người thụ hưởng thư tín dụng với điều kiện
người đó xuất trình các chứng từ quy định trong thư tín dụng.
1.1.2.3 Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ
vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa
Với phương thức tín dụng chứng từ, người nào nắm chứng từ sở hữu
hàng hóa thì người đó có quyền sở hữu hàng hóa và đi nhận hàng. Chính vì
thế việc xem xét bộ chứng từ đã xuất trình phù hợp chưa, có thanh toán hay
chấp nhận thanh toán hay không thì chính các chứng từ là căn cứ duy nhất.
Ngân hàng không có lý do gì để từ chối thanh toán bộ chứng từ hợp lệ cho
người thụ hưởng và người yêu cầu cũng không có lý do gì để từ chối trả tiền
cho ngân hàng phát hành trong trường hợp đó. Bởi vì như đã nói ở trên, thư
tín dụng là một cam kết trả tiền chắc chắn của ngân hàng phát hành dành cho
người xuất khẩu khi xuất trình được chứng từ phù hợp. Ngân hàng không chịu
trách nhiệm về tên hàng, số lượng hay trạng thái hàng hóa. Cũng tương tự như
vậy, nếu bộ chứng từ ngân hàng xuất trình để đòi tiền người nhập khẩu thì
người nhập khẩu phải trả tiền cho ngân hàng hoặc từ chối thanh toán nếu bộ
chứng từ không hợp lệ. Khi đó rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng vì vậy buộc các
ngân hàng phải kiểm tra thật kĩ tính chân thật bề ngoài của chứng từ trước khi
chấp nhận thanh toán cho người xuất khẩu. Điều này làm cho chứng từ có vai
trò quan trọng, mang tính quyết định trong TTQT bằng L/C vì chúng là bằng
chứng cho giá trị hàng hóa mà người xuất khẩu đã giao và là căn cứ để người

này đòi tiền hàng từ ngân hàng thanh toán.

20
1.1.3 Quy trình Thanh toán tín dụng chứng từ
Bảng 1: Quy trình chung phát hành L/C











Diễn giải chi tiết:
1: Hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa người nhập khẩu và người
xuất khẩu.
2: Người nhập khẩu đệ Đơn yêu cầu phát hành L/C gửi đến ngân hàng
phát hành yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng và
ký quỹ.
3: Ngân hàng phát hành căn cứ vào Đơn yêu cầu tiến hành phát hành
Thư tín dụng và thông báo qua ngân hàng đại lý (Ngân hàng thông báo)
cho người xuất khẩu hưởng lợi.
4: Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo Thư tín dụng và chuyển
bản gốc thư tín dụng cho người thụ hưởng (người xuất khẩu).
5: Người thụ hưởng giao hàng.
6: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hợp lệ theo yêu
cầu của thư tín dụng và thông qua ngân hàng thông báo để xuất trình

chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành.

21
7: Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho
Người yêu cầu và yêu cầu họ chấp nhận hay từ chối thanh toán.
8: Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán. Nếu từ chối thanh
toán thì phải nêu rõ những sai biệt của chứng từ so với các điều kiện và
điều khoản Thư tín dụng.
9: Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận thanh
toán với người xuất trình chứng từ qua ngân hàng thông báo.
1.1.4 Ƣu điểm và hạn chế
1.1.4.1. Đối với người nhập khẩu
 Lợi ích:
- Người nhập khẩu sẽ nhận được các chứng từ về hàng hóa do mình quy định
như ngân hàng phát hành ghi rõ trong L/C, đồng thời ngân hàng phát hành
giúp kiểm tra bộ chứng từ với chuyên môn và trách nhiệm cao nhất.
- Người nhập khẩu được bảo đảm rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C
khi tất cả các chỉ thị trong L/C được thực hiện đúng.
- Nhà nhập khẩu có thể được cấp tín dụng bởi ngân hàng nếu ngân hàng cho
phép miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ giá trị L/C.
- Vì có sự bảo đảm về thanh toán, người nhập khẩu có thể thương lượng để
đạt được giá cả tốt hơn mà mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy
mô kinh doanh.
 Rủi ro:
- Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ
chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ
kiểm tra tính "chân thật" bề ngoài của chứng từ chứ không phải là chất lượng
hay số lượng hàng hóa thực giao. Một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể
xuất trình bộ chứng từ giả mạo (có bề ngoài phù hợp với L/C) cho ngân hàng
chỉ định để được thanh toán. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà


22
nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì.
Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh
toán cho ngân hàng.
- Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu với nhà
nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C kéo dài thời gian
giao dịch, tăng chi phí.
- Nếu không nắm rõ các quy định trong L/C thì rủi ro sẽ thuộc về người nhập
khẩu ví dụ như không quy định "bộ vận đơn đầy đủ" (full set of bills of
lading), thì một người khác có thể lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất trình
một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hóa lại là nhà nhập
khẩu.
1.1.4.2 Đối với người xuất khẩu
 Lợi ích:
- Khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C thì sẽ nhận
được tiền thanh toán, mà không cần phải chờ đến khi người nhập khẩu chấp
nhận hàng hóa hay chấp nhận bộ chứng từ.
- Một L/C không hủy ngang có xác nhận sẽ đặt trách nhiệm thanh toán không
những cho ngân hàng phát hành mà còn cho ngân hàng xác nhận. Do đó, nó
cung cấp sự an toàn tốt nhất cho người xuất khẩu
- Có thể mang hối phiếu đã chấp nhận đến ngân hàng để chiết khấu nhận tiền
trước kỳ hạn.
 Rủi ro:
- Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi bổ sung L/C.
- Sai sót trong việc xuất trình bộ chứng từ phù hợp với người xuất khẩu là rất
lớn do không hiểu rõ các quy định trong L/C.

23

- Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng uy tín hạng nhất trong nước,
còn lại nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của ngân hàng phát
hành, cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro cơ chế chính sách của nước nhà
nhập khẩu.
1.1.4.3. Đối với ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo/chỉ định/xác
nhận
 Lợi ích.
- Thu phí từ phát hành, thông báo, thanh toán, xác nhận L/C và các khoản phí
khác liên quan đến giao dịch L/C; các khoản thu nhập liên quan đến chuyển
đổi tiền tệ.
- Thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán giúp khách hàng phát triển kinh
doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển theo.
- Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh
doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.
 Rủi ro:
+ Với ngân hàng phát hành:
- Hệ số tín nhiệm của người yêu cầu mở L/C: ngân hàng phát hành phải thực
hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong
trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả hoặc không có khả năng
hoàn trả. Với lý do này, rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành là rất hiện
hữu.
- Tính chất của hàng hóa: Trong số các nhân tố mà ngân hàng phát hành cần
phải xem xét đó là liệu ngân hàng có thu lại được một phần hay toàn bộ số
tiền đã thanh toán từ việc bán hàng nếu nhà nhập khẩu bị phá sản hay không
vì thế phải xem xét rõ loại hàng hóa đó có tính thanh khoản thế nào.
- Rủi ro do chủ quan: Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán hối

24
phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để
bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu không chấp nhận thì không thể đòi tiền nhà

nhập khẩu được.
+ Với ngân hàng thông báo: Chịu trách nhiệm phải có sự "quan tâm hợp lý"
để bảo đảm rằng L/C là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký khóa mã,
mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu.
+ Đối với ngân hàng chỉ định: Các ngân hàng chỉ định không có trách nhiệm
phải thanh toán cho người xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng
phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình, các
ngân hàng chỉ định thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi
(with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, ngân hàng này phải tự
chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.
+ Ngân hàng xác nhận: Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo, thì Ngân hàng xác nhận
phải trả tiền cho người xuất khẩu bất luận là có truy hoàn được tiền từ ngân
hàng phát hành hay không. Như vậy, Ngân hàng xác nhận chịu rủi ro tín dụng
đối với ngân hàng phát hành, cũng như rủi ro chính trị và rủi ro cơ chế (hạn
chế ngoại hối) của nước người nhập khẩu. Nếu Ngân hàng xác nhận trả tiền
hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách
thích đáng bộ chứng từ có lỗi, ngân hàng phát hành không chấp nhận, thì
không thể đòi tiền từ ngân hàng phát hành.
1.2 Tổng quan về UCP 600 và ISBP 681 ICC
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 ICC
Phòng Thương mại quốc tế (The International chamber of commerce) –
ICC được thành lập vào tháng l0/1919 tại Hội nghị quốc tế về thương mại,
họp tại thành phố Atlantic-city, với sự tham gia của đại diện giới thương mại
và công nghiệp của 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Ý. Ngày 24/10/1919 ngày
thông qua quyết định thành lập ICC được coi là ngày thành lập ICC. Tháng

×