UBND TỈNH AN GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số : 28 /HD-SGDĐT
V/v : Hướng dẫn đánh giá và rèn
luyện kĩ năng viết cho HS tiểu học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long Xuyên, ngày 03 tháng 8 năm 2010
Kính gửi : Trưởng phòng GDĐT các huyện, thị, TP
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Vở sạch – chữ đẹp” nhằm góp phần cải thiện
chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học, qua kết quả khảo sát rộng rãi của Tổ bộ môn Tiếng
Việt từ năm học 2007-08 đến 2009-10 trên khắp các địa bàn về thực tế dạy-học, rèn
luyện kĩ năng viết của GV và HS, những mặt mạnh và yếu trong công tác này đã được
nhận diện. Mặc dù phần lớn thầy cô đều tỏ ra cố gắng trong dạy Tập viết, Chính tả và
các phân môn khác, dù đa số HS đều có đủ sách giáo khoa Tiếng Việt, có vở Tập viết
và một số dụng cụ học tập cần thiết, song tỉ lệ HS viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả,
trình bày sạch đẹp, có tư thế ngồi, cách cầm bút đúng cách vẫn còn khá thấp, chỉ đạt
khoảng trên 36%.
Nơi này hay nơi khác,
vai trò mẫu mực
của một số thầy cô giáo chưa được
thể hiện, nhiều HS
cầm bút không đúng cách
,
viết chữ xấu
,… dẫn đến hiệu quả dạy – học
thấp đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực thật nhiều trong năm học 2010-2011 cũng như những
năm học sắp tới.
Để giúp cán bộ quản lí có cơ sở đánh giá/ rút kinh nghiệm, giúp GV nắm bắt
những nội dung rèn luyện kĩ năng viết cho HS, Sở có những nhận định, đánh giá và
hướng dẫn thực hiện cụ thể về mảng công tác này như sau :
I. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHỮ VIẾT CỦA GV VÀ HS TIỂU HỌC TẠI AN GIANG
1- Về phía cán bộ quản lí, giáo viên :
1.1- Những điểm mạnh :
Đội ngũ CBQL ở các Phòng GDĐT, ở các trường tiểu học ngày càng quan
tâm nhiều hơn đến công tác rèn luyện kĩ năng viết cho HS, nhất là các lớp đầu cấp.
Các
kì thi GV và HS viết chữ đẹp
cấp trường, cấp huyện hỗ trợ rất tích cực
cho việc rèn luyện kĩ năng viết;
Một số GV thể hiện được vai trò mẫu mực của người thầy, có ý thức viết,
trình bày bảng chuẩn mực, phát âm rõ ràng, chấm chữa bài đều đặn, kĩ lưỡng.
Những GV đạt các danh hiệu cao cấp tỉnh, cấp huyện thường là những
người vừa có tác phong sư phạm tốt, vừa có nét chữ mẫu mực trong trình bày bảng
cũng như trong chấm – chữa bài cho HS.
1.2- Những điểm cần rút kinh nghiệm :
Một số BGH thiếu kiểm tra, đôn đốc dạy Tập viết : ít dự giờ, thăm lớp tiết
Tập viết; ít kiểm tra tập vở, cách sử dụng vở, cách trình bày bài học, bài làm,… của
HS. Ít quan tâm đến phong trào “Vở sạch – chữ đẹp” ở trường, chưa thật sự chú ý đến
chất lượng chữ viết của thầy và trò. Có thể nói phong trào này chưa được coi trọng
đúng mức ở nhiều cơ sở trường học. Khâu chấm chọn vở sạch – chữ đẹp hàng tháng ở
nhiều nơi cũng còn mang tính hình thức.
Chữ viết của một bộ phận GV ở một số trường chưa được cải thiện nhiều,
có thể nói là còn xấu, thể hiện ngay ở trên bảng lớp. Nhiều GV chưa thể hiện vai trò
mẫu mực của người thầy, chưa chú ý nhiều trong rèn luyện chữ viết, viết chữ không
đúng mẫu, trình bày bảng thiếu tính sư phạm. Có khi vì kĩ năng trình bày bảng chưa
thuần thục, nhiều người phải cố gắng “nắn nót” để chữ viết được đúng mẫu nên mất
thời gian. Nhiều GV các khối 4, 5 không quan tâm lắm đến mẫu chữ hiện hành. Có
trường, chỉ có khoảng 50% GV viết chữ đúng quy định.
GV chưa xem tiết dạy Tập viết là quan trọng, chưa thật tận tâm, tỉ mĩ, chỉ
dẫn cho HS khi các em viết sai. Có GV kẻ hàng không thẳng hoặc tạo khoảng cách
giữa các hàng không đều. Cá biệt, có GV không mang theo vở Tập viết đến lớp, phải
mượn của HS.
Nhiều GV chưa chú ý nhắc nhở thường xuyên việc bảo quản, giữ gìn sách
vở, tư thế ngồi, vị trí đặt vở, cách cầm bút, ý thức viết chữ đẹp của HS. Hoặc chỉ quan
tâm nhắc nhở HS trong các tiết Tập viết, Chính tả. Phần lớn chỉ tập trung cho dạy kiến
thức từng bài học là chủ yếu.
Còn nhiều GV chấm chữa bài thiếu thường xuyên, một số GV còn để sót
lỗi chính tả, ít sửa sai cho HS, nhất là bài luyện viết ở nhà. Nhiều GV chỉ quan tâm cho
điểm bài tập chính tả, không chú ý chữa bài, chưa giúp HS diện trung bình/yếu biết
được những chỗ sai sót để sửa chữa, rèn luyện. Ít lưu ý HS bằng những nhận xét thiết
thực, khi cho điểm lại thường quá rộng rãi.
GV thiếu chỉ dẫn cho HS biết cách trình bày vở; thiếu kiểm tra vở HS
thường xuyên; việc chấm điểm vở sạch – chữ đẹp hàng tuần, hàng tháng chưa đi vào
thực chất khiến nhiều HS chưa biết cách trình bày vở.
Nhiều GV còn đọc sai nhiều âm, vần do hạn chế về phát âm của địa
phương
(trong đó có nhiều GV người dân tộc thiểu số)
nên khó sửa chữa uốn nắn HS, nhất
là HS dân tộc. Tốc độ đọc của một số GV có khi không phù hợp với khối lớp, trình độ
HS. GV đọc quá nhanh khiến HS phải chạy đua theo thời gian, chữ viết vì thế không
đẹp, không đúng mẫu. Khả năng sư phạm của nhiều GV đối với chương trình hiện
hành còn nhiều bất cập, thậm chí “quá tầm” đối với một số người.
Phần lớn GV không có thói quen tra tự điển phục vụ cho soạn bài, lên lớp.
Một bộ phận nhỏ GV trình bày bảng vẫn sai chính tả.
GV các lớp đầu cấp, đặc biệt là lớp 1 chưa có ý thức đầy đủ về vai trò
quan trọng đặc biệt của mình trong hướng dẫn HS ngồi viết, cầm bút đúng quy định.
Chưa thật tận tâm, tỉ mĩ trong hướng dẫn HS luyện viết, kể cả đối tượng HS trung
bình/ yếu. Nhiều thầy cô thiếu bao quát lớp để nhắc nhở HS kịp thời.
2- Về phía học sinh :
2.1- Những điểm mạnh :
Hầu hết HS đều có đủ
SGK, vở Tập viết
và các dụng cụ học tập khác như
bảng con, phấn
, Chỉ còn một số ít HS vùng dân tộc còn thiếu vở Tập viết hoặc bảng
con, trong đó đa số trường hợp được nhà trường vận động hỗ trợ.
2
Đa số HS biết bao bìa và bảo quản sách vở, dụng cụ học tập tốt. Những
sách giáo khoa này có thể được sử dụng lại vào những năm học tiếp theo, dành cho đối
tượng HS có hoàn cảnh khó khăn.
Một số khá đông HS viết chữ đẹp, đúng mẫu, đúng chính tả kèm theo hình
thức trình bày sáng sủa, trang nhã rất đáng biểu dương. Các em này thường cũng là các
nhân tố nổi bật, đạt thành tích tốt toàn diện trong học tập và rèn luyện của từng trường.
2.2- Những điểm yếu :
Điểm yếu dễ nhận ra nhất là đa số HS viết chữ chưa đúng mẫu
(cấu tạo nét,
chiều cao, bề rộng, khoảng cách)
, mắc nhiều lối chính tả. Một số đáng kể HS viết vừa
chậm lại vừa xấu. Đáng tiếc là một số HS lên lớp càng lớn, viết càng không đúng mẫu.
Một số đáng kể HS viết chính tả không kịp, viết không đủ bài. Cá biệt ở một vài
trường, chữ viết và chính tả HS yếu đến 60%.
Nhiều HS viết chưa tốt vì đã có thói quen ngồi viết, cầm viết,… chưa đúng
cách ngay từ đầu cấp. Nhiều em lưng nghiêng, cúi đầu thấp đến sát vở, dựa một bên
vai vào bàn, tì ngực vào bàn. Một số em có cách cầm bút rất kì lạ : cầm bút gò bó,
chụm cả 5 ngón tay, ngón giữa chèn ngón trỏ, để thân bút dựng đứng, nghiêng ra ngoài
hoặc nghiêng vào trong,
Do điểm tựa không được đặt đúng chỗ, các em dễ bị mỏi tay, không thể
viết đẹp, viết nhanh. Nhiều HS viết chữ nghiêng ngả, thiếu nối nét, gạch xoá nhiều.
Một số đông HS quá quen với tư thế ngồi, cách cầm bút sai lệch nên dù có
được sửa chữa uốn nắn, khi GV quay đi một lúc, liền trở lại tư thế cũ.
Việc bôi xoá hay bỏ vở tuỳ tiện còn khá nhiều. Có em HS viết bỏ dòng, bỏ
trang hoặc không sửa lỗi chính tả. Một số HS khác lại để trống một số bài. Vẫn còn
hiện tượng một số HS viết sẵn trước bài Tập viết
(dành cho luyện tập trên lớp)
ở nhà.
Một số ít HS không có vở Tập viết hoặc quên mang theo.
Còn nhiều HS không có góc học tập, không có chỗ để luyện viết ở nhà.
Việc bảo quản SGK thuộc tủ sách dùng chung chưa tốt, dù đã được bao
bìa cẩn thận. Nhiều quyển do dùng đã nhiều năm, bị nhàu nát, quăn góc, vẽ bậy, thậm
chí bị mất một số trang.
Một số HS còn thiếu bảng con hoặc bảng không còn nguyên vẹn, hàng kẻ
mờ không đáp ứng được việc luyện tập viết chữ đúng mẫu, đúng cỡ.
Có thể khẳng định HS viết chưa tốt là do các em đã có thói quen ngồi
viết, cầm viết,… chưa đúng cách nhưng GV thiếu nhắc nhở, chưa điều chỉnh kịp thời
hoặc nhắc nhở không thường xuyên, chưa thực sự quan tâm sửa chữa, uốn nắn chữ
viết của đối tượng HS trung bình, yếu.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH/ KHUYẾN CÁO VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT
1- Đối với cán bộ quản lí :
Nâng cao chất lượng phong trào
“Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”
. Xem đây là một
là việc làm không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường.
Kì thi “Viết chữ đẹp”
dành
cho GV ở cấp trường được tổ chức đồng loạt với sự tham gia của tất cả GV. Phòng
GDĐT ra đề, các trường chấm theo đáp án, biểu điểm của Phòng, sau đó gởi kết quả
về Phòng. Trên cơ sở đó, Phòng GDĐT xem xét số lượng GV có chữ viết chưa đúng
3
chưa đẹp để có kế hoạch giúp đỡ như tổ chức lại chuyên đề Tập viết hoặc các chuyên
đề khác hỗ trợ cho việc viết chữ đẹp của GV. Duy trì chất lượng hội thi “Viết chữ đẹp”
cấp huyện. Từ kết quả hàng năm của hội thi mà Phòng, trường có kế hoạch tổ chức
chuyên đề, bồi dưỡng,… thích hợp. Hiệu trưởng đề ra hướng phấn đấu, lộ trình cho
GV viết chữ chưa đạt khắc phục nhược điểm.
Tổ chức góc trưng bày sản phẩm “Vở sạch – chữ đẹp” gồm các bài làm, bài
viết chất lượng cao; các tập vở được bảo quản tốt, trình bày đẹp, mẫu mực. Hàng tuần,
cần biểu dương HS trong sinh hoạt dưới cờ về việc giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
Trong khuôn viên nhà trường, ở văn phòng nhà trường, các bảng thông báo,
danh sách, biểu thống kê,… cần được viết đúng mẫu chữ viết hiện hành, trình bày đẹp,
để cho tất cả các thành viên trong nhà trường học tập và làm theo.
Cán bộ Phòng GDĐT và Hiệu trưởng cần tăng cường dự giờ Tập viết, kết hợp
với khảo sát/ kiểm tra tập vở HS
(nên thực hiện đột xuất)
.
Hiệu trưởng/P.HT duyệt hồ sơ sổ sách, bài soạn cần ghi rõ đánh giá trình bày
bài soạn, chữ viết của GV.
Hiệu trưởng nên phát động toàn trường xây dựng
“Tập thể HS ngồi đúng tư thế,
cầm bút đúng quy định”
trong học tập, trong luyện viết. Đưa chất lượng chữ viết của HS
làm tiêu chí phấn đấu của mỗi lớp, của từng GV.
Các cấp quản lí có thể coi công tác hướng dẫn, rèn luyện lớp được phân công
phụ trách của từng GV, là một tiêu chí để xét thành tích thi đua vào cuối mỗi năm học.
Công tác quản lí chuyên môn của BGH cần phải được đẩy mạnh. Ở trường
mà những người quản lí ít dự giờ thăm lớp, không quan tâm nhiều đến chất lượng viết
chữ của HS thì mảng chất lượng dạy - học ở từng lớp đành trông chờ vào ý thức trách
nhiệm của từng thầy cô, khó đảm bảo được sự đồng đều. Ngược lại, ở trường mà
CBQL quan tâm đến chuyên môn, chú ý đến kĩ năng viết của HS, thường xuyên thăm
lớp dự giờ, kết hợp với khảo sát chất lượng, xem xét tập vở của HS, kiểm tra bài tập cũ
của HS, đánh giá cách chấm chữa bài tập viết, chính tả của GV, chắc chắn sẽ có được
căn cứ hiện trạng, thu thập được những yếu tố cần thiết để góp ý, trao đổi kinh nghiệm
thực tế, xây dựng nền nếp dạy – học của GV và HS.
2- Đối với giáo viên :
GV phải coi vai trò mẫu mực của mình trong viết chữ và rèn luyện cho HS
viết chữ đẹp là 1 mục tiêu phấn đấu hàng đầu của một người thầy.
Quan tâm hướng dẫn, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút, thứ tự nét viết từng
con chữ, từng chữ (tiếng) cho HS ngay từ lớp 1 để tạo nền nếp ngồi viết đúng, tốt ngay
từ đầu cấp. Kiên quyết sửa chữa những em có thói quen xấu.
GV phải tăng cường khâu quản lí lớp trong từng tiết dạy, quan tâm đặc biệt
đến những đối tượng HS yếu/kém. Chấm chữa bài kĩ lưỡng, cho điểm và nhận xét
đúng đắn, chỉ ra những chỗ cần sửa chữa để HS có điều kiện khắc phục.
Chúng tôi cũng mong mỏi các Trường Sư phạm nên có quy trình đào tạo các
giáo sinh về cách cầm bút, chữ viết, hình thức trình bày chuẩn mực
(có thể xem xét từ
khâu thi tuyển đầu vào),
bên cạnh kĩ năng phát âm tốt,
sẵn sàng thích nghi cho công tác
đứng lớp sau này.
4
Qua các số liệu thống kê trong 3 năm khảo sát ở khắp các địa bàn, chất
lượng kĩ năng viết của HS thường chỉ “đẹp” ở các tiết dạy được đánh giá kết quả
chung là “tốt”.
Thầy có dạy tốt thì trò mới học tốt được ! Thầy có cầm bút chuẩn mực thì trò
mới cầm bút đúng. Thầy có viết chữ đúng mẫu, đẹp, đúng chính tả thì trò mới có thể
viết đẹp, đúng mẫu, đúng chính tả. Từ đó có thể khẳng định : chính tinh thần trách
nhiệm, lương tâm chức nghiệp và năng lực giảng dạy, phương pháp xây dựng nền nếp
lớp của GV đã ảnh hưởng quyết định đến kĩ năng viết chữ – nói riêng – và chất lượng
học tập – nói chung – của HS tiểu học hiện nay.
3- Đối với cơ sở vật chất/ dụng cụ dạy - học :
Trang bị
bảng chống loá
có chất lượng cho tất cả các phòng học ở cấp tiểu
học. Nên cho kẻ dòng thích hợp ở một khu vực
(1/3 đến 1/2 bảng)
đủ cho GV dạy – học
Tập viết. Chú ý khắc phục tình trạng bảng đã “mòn” lớp chống loá, rất trơn, viết
không ăn phấn.
Về
bàn ghế
, những nơi có điều kiện nên cho HS sử dụng bàn ghế có thể
xoay và điều chỉnh độ cao. Những trường bình thường nên có 3 cỡ bàn ghế, ít nhất là 2
cỡ dành cho các độ tuổi HS lớp 1, 2, 3 và 4, 5. Hiện nay, ở nhiều nơi, bàn ghế của HS
chưa đúng quy cách, chưa phù hợp với tầm vóc của từng nhóm tuổi HS. Thậm chí HS
lớp 1 phải ngồi cỡ bàn ghế của HS lớp 5. Rất tiếc là phần lớn HS lớp 1 lại không có
bàn ghế phù hợp với tầm vóc.
Tư thế ngồi
của nhiều HS không đúng, dẫn đến việc HS
viết không đẹp, không đúng mẫu.
Quan tâm điều kiện
ánh sáng
ở các phòng học. Thực tế, nhiều phòng học
không đầy đủ ánh sáng cho HS luyện viết
(nhiều phòng học rất tối)
là một trong những
nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến chất lượng chữ viết của HS.
Lưu ý đến
khoảng cách
của HS khi ngồi viết. Nhiều
phòng học
mới xây
dựng trong những năm gần đây có diện tích chỉ khoảng 36m
2
, có những lớp HS phải
ngồi 3 em/ bàn nên rất chật, khó viết.
III. QUY TRÌNH KHẢO SÁT KĨ NĂNG VIẾT Ở 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC :
Quy trình khảo sát kĩ năng viết của HS tại một trường tiểu học của một nhóm công tác/
cá nhân từ nơi khác đến, gồm những bước như sau :
1. Trao đổi mục đích yêu cầu, xác định các lớp khảo sát với BGH (đầu buổi).
2. Dự giờ môn Tiếng Việt cả 5 khối lớp (tuỳ thời khoá biểu, ưu tiên dự các tiết
Tập viết, Chính tả, Tập làm văn), tránh làm xáo trộn TKB của từng lớp.
Trong quá trình dự giờ, mỗi nhóm/ thành viên kết hợp thực hiện các công việc
sau đây :
a) Xem xét, đánh giá kĩ năng viết chữ (đúng mẫu, đúng chính tả), bảo quản
dụng cụ học tập (chú ý tập vở, sách giáo khoa) của HS.
b) Xem xét, đánh giá năng lực sư phạm của GV, tập trung ở các phần trình
bày bảng, chữ viết, phát âm, chấm chữa bài (đặc biệt các bài tập viết, chính tả, TLV).
c) Khảo sát kĩ năng viết của HS qua 1 bài Chính tả (do nhóm trưởng chọn,
GV lớp đọc), kết hợp với việc xem xét tư thế ngồi, cách cầm bút, sách vở, dụng cụ học
tập…
5
3. Làm việc nhóm : Hoàn thành Phiếu dự giờ, chấm bài chính tả, lập Phiếu
đánh giá, nhận xét chung (sau khi kết thúc 1 – 2 tiết dự giờ).
4. Trao đổi, rút kinh nghiệm với BGH vào cuối buổi (đại diện mỗi nhóm lần
lượt trình bày kết quả dự giờ, khảo sát ghi nhận được, Tổ trưởng đúc kết). Có thể kết hợp
trao đổi, rút kinh nghiệm nội bộ về diễn tiến công việc, hiệu quả,
IV. BIỂU MẨU, CÔNG CỤ KHẢO SÁT
1. Phiếu dự giờ (theo mẫu Phiếu dự giờ hiện hành)
2. Phiếu đánh giá, nhận xét qua dự giờ, khảo sát (xem phụ lục 1)
3. Phiếu tổng hợp (xem phụ lục 2)
4. Bài chính tả (1 – 2 bài) có độ dài, độ khó thích hợp cho từng khối lớp; có
thể trích từ SGK.
5. Giấy vở học sinh (giấy đơn) dùng để khảo sát : khoảng 40 tờ/ lớp.
6. Máy tính bỏ túi (để thống kê số lượng, chất lượng theo từng đề mục…)
Tổ trưởng chuẩn bị 3 loại phiếu (1), (2) và (3). Từng thành viên chuẩn bị các
mục (4), (5) và (6).
Cán bộ chuyên môn các Phòng GDĐT, thành viên Tổ bộ môn Tiếng
Việt, thành viên Ban giám hiệu hay thanh tra viên kiêm nhiệm đánh giá kết quả hướng
dẫn – rèn luyện kĩ năng viết của GV và HS ở từng lớp dựa vào quy trình và bộ biểu
mẫu, công cụ khảo sát trên đây.
Nếu người khảo sát là thành viên BGH hoặc tổ khối trưởng tại trường thì
có thể linh động trong các bước 1, 3 và 4 của quy trình.
V. NHẬN ĐỊNH TỪ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Từ các số liệu kết quả thực trạng thu lượm được, nhóm/ cá nhân khảo sát cần
nhận định khái quát để đưa ra những khuyến cáo chuyên môn thuyết phục, những kiến
nghị dành cho CBQL nhà trường/ GV được khảo sát.
Các nhận xét được đúc kết theo số liệu kết quả ở từng mục :
1. Kĩ năng viết của HS
2. Bảo quản dụng cụ học tập của HS
3. Năng lực giảng dạy của GV
4. Điều kiện cơ sở vật chất
Sau đó, cán bộ khảo sát chỉ ra cho được nguyên nhân HS viết tốt/chưa tốt là do
những
hạn chế, khuyết điềm
cụ thể nào trong
“tư thế ngồi”
,
“cách cầm bút”
, trong
“bảo
quản dụng cụ học tập của HS”
, do
“năng lực giảng dạy của GV”
và do
“điều kiện CSVC”.
Cuối cùng, nhóm/ cá nhân khảo sát đề xuất một số kiến nghị từ thực tế kết quả
khảo sát vừa được thực hiện. Những kiến nghị ở phiếu tổng hợp của 1 hoặc nhiều đơn
vị được tập hợp từ những phiếu khảo sát của từng lớp.
6
Đây cũng là cơ sở, là nội dung chính mà nhóm/ cá nhân khảo sát dùng để trao
đổi, làm việc, rút kinh nghiệm với lãnh đạo nhà trường/ GV được khảo sát vào cuối
buổi/ ngày làm việc.
Hoạt động khảo sát thực tế ở các lớp học nhằm giúp tìm biện pháp khắc phục
tình trạng yếu kém về kĩ năng viết của HS tiểu học là một hoạt động cần thiết và hiệu
quả. Thực tế cho thấy những thống kê về chất lượng giờ dạy của anh chị em GV (khảo
sát mẫu có trên 66%, khảo sát riêng có trên 18% số tiết được đánh giá trung bình hoặc
chưa đạt, thể hiện ở chữ viết, trình bày bảng, phát âm và chấm chữa bài) cho ra những
số liệu rất đáng tin cậy.
Từ những đợt khảo sát được thực hiện như hướng dẫn trên đây, sự quan tâm
của CBQL cũng như GV ở từng trường chắc chắn sẽ được nâng lên đáng kể, chất
lượng dạy – học được cải thiện mạnh mẽ tạo một bước đột phá trong công tác chuyên
môn, góp phần nâng cao công tác hướng dẫn rèn luyện kĩ năng viết cho HS tiểu học.
Chắc chắn kĩ năng viết của HS sẽ được cải thiện rõ rệt nếu có được sự tận tuỵ
chăm sóc, chỉ bảo, vai trò mẫu mực của thầy cô trong lớp, bởi các điều kiện sách vở,
bút, bảng con,… của hầu hết các em đã được đáp ứng. Hiệu quả rèn luyện kĩ năng viết
của HS chắc chắn sẽ còn được nhân lên gấp bội – khi được những thầy cô lãnh đạo
nhà trường vun đắp – là cơ sở, bệ phóng lí tưởng để các em phấn đấu vươn lên trên
con đường học tập và rèn luyện của mình.
Do đó, nếu tạm gác lại những khiếm khuyết về điều kiện cơ sở vật chất như bàn
ghế chưa thật thích hợp, phòng học thiếu ánh sáng hoặc bị chói nắng,… mà chúng ta
đang có khả năng khắc phục dần, chúng tôi thiết nghĩ, lời giải cho bài toán cải thiện
chất lượng kĩ năng viết của HS tiểu học An Giang hiển hiện chính ngay trong chất
lượng dạy học của từng GV chúng ta. Chỉ khi nào GV thể hiện được vai trò “tấm
gương sáng cho HS noi theo”, ý thức sâu sắc được phương châm “dạy chữ - dạy
người” thì tình trạng yếu kém về kĩ năng viết của HS tiểu học mới được triệt để khắc
phục, sự tiến bộ trong rèn luyện kĩ năng viết của HS cấp học nền tảng của hệ thống
giáo dục quốc dân mới được thực sự phát huy.
Nơi nhận:
- Các Phòng GDĐT
- Lưu VT, TH
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(đã ký)
Phan Ngọc Trinh
7