Tr-ờng Đại Học Ngoại Th-ơng
Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
Chuyên ngành kinh tế ngoại th-ơng
o0o
Khóa luận tốt nghiệp
Đề tài:
Kinh nghiệm phát triển t- vấn nh-ợng quyền th-ơng
mại (franchising) của một số hệ thống lớn tiêu biểu
trên thế giới và bài học đối với việt nam
Họ và tên sinh viên : Nguyễn lệ dung
Lớp : Anh 18
Khoá : K42 E
Giáo viên h-ớng dẫn : PGS.tS. đỗ thị loan
Hà Nội, tháng 11/2007
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo
- Phan Anh, “Nhượng quyền thương mại, vừa làm vừa lo”, Báo điện tử VnExpress,
cập nhật 28/06/2005.
(
- Trần Thu Hiền, “Tìm hiểu về phương thức kinh doanh Franchise trên thế giới và
thực trạng áp dụng tại Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Ngoại
Thương Hà Nội, 2006
- Hoàng Thụy Hương, Lê Hoàn Liên, Thị Thu Thủy, Lê Thái Phong, Trần Sửu,
“Một số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại
Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2004
- Hà Khanh, “Cạnh tranh bằng nhượng quyền thương mại”, Báo điện tử của mạng
Giải trí, cập nhật 14/12/2005
(i/vcms/html/news_detail.php?nid=1203)
- Phong Lan, “Đón đầu trào lưu nhượng quyền thương hiệu”, Báo điện tử
VnExpress, cập nhật 08/03/2005.
(
- Sông Ngân, “Nhượng quyền thương mại sẽ bùng nổ tại Việt Nam”, Báo điện tử
Vnmedia, cập nhật ngày 27/07/2006
(
- Nguyễn Sa, “Kinh doanh nhượng quyền - cơ hội đang đến”, Báo điện tử
Vietnamnet, cập nhật 29/06/2005
(
- Đặng Vũ Thành, “Nhận diện những bất ổn của thương hiệu Trung Nguyên”, Báo
Thời báo kinh tế Việt Nam, cập nhật 22/10/2005.
( />Luoc/Nhung_bat_on_cua_th_Trung_Nguyen/)
- Nguyễn Thùy, “Kinh Đô nhượng quyền kinh doanh cửa hàng”, Báo điện tử
Vnexpress, cập nhật 07/04/2005.
(
- Lí Quý Trung, “Franchise - Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh
doanh”, Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh, 2006.
- Lí Quý Trung, “Mua Franchise - Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam”,
Nhà xuất bản trẻ Tp Hồ Chí Minh, 2006.
- Báo cáo nhượng quyền thương mại quốc gia 2006 của Hiệp hội Franchise Úc kết
hợp với Đại học Griffith thực hiện.
- Bộ luật Thương mại năm 2005 sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006)
- Một số các tóm tắt đề tài nghiên cứu của Nguồn Frandata.com
- Nghị định 11/2005/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển
giao công nghệ.
- Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động
nhượng quyền thương mại.
- Thống kê của Hiệp hội Franchise thế giới năm 2006.
- Thống kê của Tập đoàn McDonald’s.
- Thống kê của Hiệp hội Franchise Anh Quốc.
2. Nguồn thông tin thu thập từ Internet
- www.g7mart.com
- www.pho24.com
- www.lantabrand.com
- www.laodong.com.vn
- www.sgtt.com.vn
- www.dddn.com.vn
- www.sjc.com.vn
- www.moi.gov.vn
- www.luatsuhanoi.org.vn
- www.franchiseconsulting.com
- www.lienminhhtxcm.com.vn
- www.hoangquan.com.vn
- www.trungnguyen.com.vn
- www.annamgroup.com.vn
- www.kinhdo.com.vn
- www.mcdonalds.com
- www.entrepreneur.com
- www.franchise-consultation.com
- www.franchise-vietnam.com
- www.vietfranchise.com
- www.flasingapore.org
- www.frandata.com
- www.igc.com
- www.asiawide.com
- www.ifranchise.com
- www.azfranchises.com
- www.subway.com
- www.wfc.com
- www.ifa.com
- www.7-eleven.com
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Franchise
Nhượng quyền thương mại
Franchisor
Bên nhượng quyền, chủ thương hiệu
Franchisee
Bên nhận quyền, thuê thương hiệu
Franchisor tiềm năng
Doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh theo hình thức
nhượng quyền thương mại
Franchisee tiềm năng
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu trở thành Franchisee
MẪU ĐIỀU TRA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
I.DÀNH CHO FRANCHISEE TIỀM NĂNG
Bản khảo sát về tư vấn Franchise dành cho đối tượng Franchisee tiềm năng
( Xin khoanh tròn các lựa chọn - có thể có nhiều phương án )
1. Bạn đã bao giờ nghe thấy khái niệm Franchise hay nhượng quyền thương
mại chưa?
Chưa
Rồi
2. Bạn biết về Franchise qua hình thức nào dưới đây:
Phương tiện truyền thông
Sách về Franchise
Trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp
Tự tìm hiểu và nghiên cứu về Franchise
Bài giảng trên lớp
Sử dụng sản phẩm và dịch vụ của các cửa hàng Franchise
3. Theo bạn, đâu là mô hình Franchise tại Việt Nam
KFC
Phở 24
Cửa hàng tiện lợi Hapro
Cửa hàng G7Mart
Cửa hàng 24-Seven
Quán cà phê Highland
Quán cà phê Trung Nguyên
Cửa hàng thời trang May 10
4. Trong các mô hình trên, bạn đánh giá cao mô hình nào nhất
KFC
Phở 24
Cửa hàng tiện lợi Hapro
Cửa hàng G7Mart
Cửa hàng 24-Seven
Quán cà phê Highland
Quán cà phê Trung Nguyên
Cửa hàng thời trang May 10
5. Bạn có dự định tự mở cửa hàng trong 5 năm tới không
Có
Không
6. Bạn có dự định kinh doanh theo mô hình Franchise hay không
Có
Không
7. Nếu có nhu cầu kinh doanh theo mô hình Franchise, bạn có sử dụng dịch
vụ tư vấn Franchise miễn phí hay không
Có
Không
8. Nếu có nhu cầu kinh doanh theo mô hình Franchise, bạn có sử dụng dịch
vụ tư vấn Franchise và mất phí hay không
Có
Không
9. Theo bạn, tiêu chuẩn để chọn lựac một chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn
nhượng quyền thương mại là:
Thương hiệu của chuyên gia và tổ chức đó
Kinh nghiệm thực tiễn về kinh doanh trong lĩnh vực franchise
Kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tư vấn và xúc tiến kinh doanh
Trình độ học vấn và chuyên môn của chuyên gia
Tuổi tác của chuyên gia
Giá tư vấn
Thời gian tư vấn và xúc tiến
Chuyên gia được đào tạo bài bản về Franchise hay không
Giới tính
Quốc tịch
II.DÀNH CHO FRANCHISOR TIỀM NĂNG
Bản khảo sát về tư vấn Franchise dành cho đói tượng Franchisor tiềm năng
Kính gửi:………………………………………………………………
(Xin khoanh tròn các lựa chọn - có thể chọn nhiều phương án)
1. Mô hình kinh doanh của bạn thuộc về lĩnh vực
Ăn uống
Bán lẻ hàng tiêu dùng
Thiết bị điện tử
Khách sạn
Bảo dưỡng xe cộ
Khác
2. Số tuổi mô hình kinh doanh của bạn là:
< 3 năm
3-5 năm
> 10 năm
3. Số lượng nhân viên của mô hình kinh doanh là:
< 5
5-10
10-20
> 20
4. Nhân viên của bạn có mặc đồng phục không
Có
Không
5. Mô hình của bạn có bộ phận kinh doanh không?
Có
Không
6. Bạn có đăng ký thương hiệu cho mô hình của mình không
Có
Không
7. Bạn đã bao giờ nghe thấy khái niệm Franchise hay nhượng quyền thương
mại chưa?
Chưa
Rồi
8. Bạn biết về Franchise qua hình thức nào dưới đây:
Phương tiện truyền thông
Sách về Franchise
Trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp
Tự tìm hiểu và nghiên cứu về Franchise
Bài giảng trên lớp
Sử dụng sản phẩm và dịch vụ của các cửa hàng Franchise
9. Theo bạn, đâu là mô hình Franchise tại Việt Nam
KFC
Phở 24
Cửa hàng tiện lợi Hapro
Cửa hàng G7Mart
Cửa hàng 24-Seven
Quán cà phê Highland
Quán cà phê Trung Nguyên
Cửa hàng thời trang May 10
10. Trong các mô hình trên, bạn đánh giá cao mô hình nào nhất
KFC
Phở 24
Cửa hàng tiện lợi Hapro
Cửa hàng G7Mart
Cửa hàng 24-Seven
Quán cà phê Highland
Quán cà phê Trung Nguyên
Cửa hàng thời trang May 10
11. Bạn có dự định tự mở cửa hàng trong 5 năm tới không
Có
Không
12. Bạn có dự định kinh doanh theo mô hình Franchise hay không
Có
Không
13. Nếu có nhu cầu kinh doanh theo mô hình Franchise, bạn có sử dụng dịch
vụ tư vấn Franchise miễn phí hay không
Có
Không
14. Nếu có nhu cầu kinh doanh theo mô hình Franchise, bạn có sử dụng dịch
vụ tư vấn Franchise và mất phí hay không
Có
Không
15. Theo bạn, tiêu chuẩn để chọn lựac một chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn
nhượng quyền thương mại là:
Thương hiệu của chuyên gia và tổ chức đó
Kinh nghiệm thực tiễn về kinh doanh trong lĩnh vực franchise
Kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tư vấn và xúc tiến kinh doanh
Trình độ học vấn và chuyên môn của chuyên gia
Tuổi tác của chuyên gia
Giá tư vấn
Thời gian tư vấn và xúc tiến
Chuyên gia được đào tạo bài bản về Franchise hay không
Giới tính
Quốc tịch
XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH/ CHỊ!
III.DÀNH CHO FRANCHISOR
Bản khảo sát về việc tư vấn và xúc tiến Franchise của G7 Mart
Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty cổ phần G7Mart
(Xin tô màu các lựa chọn)
Xin gửi cho trước 16h00 ngày 30/09/2007
1. Hiện tại G7 Mart có bao nhiêu cửa hàng nhượng quyền ở trong nước
100 - 400
400 – 600
> 600
2. Hiện tại hệ thống G7Mart thu hút bao nhiêu lao động trực tiếp làm việc
< 500
500 – 1000
> 1000
3. Các đối tác Franchise trong nước đã tìm đến G7Mart bằng cách
Liên hệ trực tiếp với G7Mart
Thông qua một chuyên gia tư vấn Franchise
Thông qua một tổ chức tư vấn Franchise
4. Các đối tác Franchisee ở nước ngoài đã tìm đến G7Mart bằng cách
Liên hệ trực tiếp với G7Mart
Thông qua một chuyên gia tư vấn Franchise
Thông qua một tổ chức tư vấn Franchise
5. Bộ phận tư vấn và xúc tiến nhượng quyền thương mại của G7Mart như
thế nào
Số lượng
- < 10 người
- 10- 20 người
- 20 - 50 người
- > 50 người
Trung bình năm kinh nghiệm công tác về Franchise
- < 5 năm
- 5 - 10 năm
- > 10 năm
Trình độ học vấn (có thể chọn nhiều)
- Giáo sư - Tiến sĩ
- Thạc sĩ
- Cử nhân
- Dưới đại học
Số lượng được đào tạo chuyên sâu về Franchise
- 30%
- 30 - 50%
- 50- 100%
Trong số đó có ai sở hữu một mô hình G7Mart không
- Có
- Không
6. Trong trường hợp thông qua chuyên gia tư vấn hoặc tổ chức tư vấn, phí tư
vấn do ai trả
G7Mart
Người mua Franchise
Cả hai
7. Phí tư vấn được tính như thế nào
Theo phần trăm hợp đồng Franchise
- < 5%
- 5-10%
- >10%
Theo một khoản cố định
- < 2000$
- 2000-5000$
- 5000-10 000$
- > 10 000$
8. Hiện tại G7Mart có sử dụng dịch vụ tư vấn và xúc tiến nhượng quyền
thương mại ở ngoài không
Có
- Chuyên gia và tổ chức Việt Nam
- Chuyên gia và tổ chức nước ngoài
- Cả hai
Không
9. Nội dung mà G7Mart yêu cầu tư vấn và xúc tiến là: (có thể chọn nhiều)
Tìm đối tác trong và ngoài nước
Kiểm tra và đánh giá các đối tác mua tiềm năng về việc đáp ứng yêu cầu
bên chủ thương hiệu
Tư vấn về môi trường kinh doanh, thủ tục pháp lý
Hỗ trợ chủ thương hiệu xúc tiến nhượng quyền mô hình
Điều tra, khảo sát, đánh giá và kiểm định chất lượng hệ thống và năng lực
cạnh tranh của hệ thống
Tư vấn giải quyết các tranh chấp phát sinh
10. Chi phí của việc sử dụng tư vấn và xúc tiến nhượng quyền thương mại
được tính
Chi phí hàng tháng
Chi phí tùy theo từng hợp đồng cụ thể
Cả hai
11. G7Mart đánh giá như thế nào về hiệu quả các dịch vụ tư vấn và xúc tiến
nhượng quyền thương mại đó
Rất hiệu quả
Khá hiệu quả
Không hiệu quả như mong đợi
12. Nguyên nhân của các đánh giá đó là
Các kết quả rõ ràng (tăng hoặc không tăng đối tác Franchisee)
Thời gian
Chi phí
13. Doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm đối tác Franchisee trong và ngoài
nước trong 5 năm tới không
Có
Không
14. Doanh nghiệp có ý định sẽ sử dụng các dịch vụ tư vấn và xúc tiến nhượng
quyền thương mại trong tương lai không
Có
Không
15. Theo G7Mart, tiêu chuẩn để chọn lựa một chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn
và xúc tiến nhượng quyền thương mại là (có thể chọn nhiều)
Thương hiệu của chuyên gia và tổ chức đó
Kinh nghiệm thực tiễn về kinh doanh trong lĩnh vực franchise
Kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tư vấn và xúc tiến kinh doanh
Trình độ học vấn và chuyên môn của chuyên gia
Tuổi tác của chuyên gia
Giá tư vấn và xúc tiến
Thời gian tư vấn và xúc tiến
Chuyên gia được đào tạo bài bản về Franchise hay không
Giới tính
Quốc tịch
IV.DÀNH CHO CÁC CÔNG TY TƯ VẤN NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI
Bản khảo sát về việc tư vấn nhượng quyền thương mại chó công ty tư vấn
nhượng quyền thương mại
Kính gửi:…………………………………………………………………
(Xin tô màu cho các lựa chọn)
Xin gửi cho trước 16h00 ngày 30/09/2007
1. Số năm công ty đã đI vào hoạt động tư vấn kinh doanh
1-3 năm
3-5 năm
5-10 năm
> 10 năm
2. Số lượng nhân viên của công ty là
< 15
15-20
> 20
3. Bộ phận tư vấn và xúc tiến nhượng quyền thương mại của công ty như thế
nào
Số lượng
- < 3
- 3-5
- 5-10
- > 10
Trung bình năm kinh nghiệm công tác về Franchise
- < 3 năm
- 3-5 năm
- > 5 năm
Trình độ học vấn (có thể chọn nhiều)
- Giáo sư - Tiến sĩ
- Thạc sĩ
- Cử nhân
- Dưới đại học
Số lượng được đào tạo chuyên sâu về Franchise
- 30%
- 30 - 50%
- 50- 100%
Trong số đó có ai sở hữu một mô hình công ty không
- Có
- Không
4. Phí tư vấn nhượng quyền thương mại do ai chi trả
Bên chủ thương hiêu
Người mua Franchise
Cả hai
Tùy từng trường hợp
5. Phí tư vấn được tính như thế nào
Theo phần trăm hợp đồng Franchise
- < 5%
- 5-10%
- >10%
Theo một khoản cố định
- < 2000$
- 2000-5000$
- 5000-10 000$
- > 10 000$
Theo chi phí hàng tháng
6. Doanh nghiệp có ý định sẽ sử dụng các dịch vụ tư vấn và xúc tiến nhượng
quyền thương mại trong tương lai không
Có
Không
7. Nội dung mà khách hàng yêu cầu Công ty tư vấn là: (có thể chọn nhiều)
Tìm đối tác trong và ngoài nước
Kiểm tra và đánh giá các đối tác mua tiềm năng về việc đáp ứng yêu cầu
bên chủ thương hiệu
Tư vấn về môi trường kinh doanh, thủ tục pháp lý
Hỗ trợ chủ thương hiệu xúc tiến nhượng quyền mô hình
Điều tra, khảo sát, đánh giá và kiểm định chất lượng hệ thống và năng lực
cạnh tranh của hệ thống
Tư vấn giải quyết các tranh chấp phát sinh
8. Theo Công ty, tiêu chuẩn để chọn lựa một chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn
và xúc tiến nhượng quyền thương mại là (có thể chọn nhiều)
Thương hiệu của chuyên gia và tổ chức đó
Kinh nghiệm thực tiễn về kinh doanh trong lĩnh vực franchise
Kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tư vấn và xúc tiến kinh doanh
Trình độ học vấn và chuyên môn của chuyên gia
Tuổi tác của chuyên gia
Giá tư vấn và xúc tiến
Thời gian tư vấn và xúc tiến
Chuyên gia được đào tạo bài bản về Franchise hay không
Giới tính
Quốc tịch
XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC BẠN!
LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Kinh nghiệm phát triển tư vấn nhượng quyền thương mại
(Franchising) của một số hệ thống lớn tiêu biểu trên thế giới và bài học đối với
Việt Nam” đã được hoàn thành dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm thu được
qua quá trình học tập và nghiên cứu tại Đại học Ngoại Thương Hà Nội trong suốt
bốn năm qua. Đề tài này như là một sản phẩm cụ thể nhằm tổng kết quá trình học
tập và nghiên cứu kinh tế nói chung và dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương mại
nói riêng; đồng thời là nền tảng, kim chỉ nam cho các bước đi của tôi để trở thành
một nhà tư vấn về nhượng quyền thương mại.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với giáo viên hướng dẫn của tôi, Phó
Giáo sư., Tiến sĩ Đỗ Thị Loan. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được
sự hỗ trợ sát sao của cô từ những bước tiếp cận đầu tiên, xây dựng bố cục cho đến
lúc hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi thực sự cảm thấy rất may mắn đã được một
người giáo viên đầy tâm huyết và dạn dày kinh nghiệm như cô hướng dẫn thực
hiện luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác của mình trong
quá trình trao đổi và thu thập thông tin, giúp tôi có được những cái nhìn thực tế và
khái quát về tiềm năng cũng như tình hình tư vấn nhượng quyền thương mại tại
Việt Nam. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Giáo sư Lý Quý Trung và ông
Nguyễn Quang Hiền - thành viên quản trị của công ty G7 Mart, bà Lê Thị Lương -
chủ cửa hàng hoa Lyly, ông Eric Cheong - tư vấn kinh doanh về nhượng quyền
thương mại và lisencing của Trung tâm Buzan Châu Á.
Mặc dù đã rất cố gắng, song với vốn kiến thức và năng lực thực tiễn nhất
định, đề tài vẫn còn một số thiếu sót khó tránh khỏi. Do đó, tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà chuyên môn và những
người quan tâm. Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Lệ Dung
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Nhượng quyền thương mại (Franchising) là một mô hình kinh doanh khá
thành công trên thế giới kể từ sau Thế chiến thứ hai. Hàng năm, công nghệ
Franchise mang lại cho nền kinh tế nước Mỹ hơn 600 tỉ USD doanh số và 8 triệu
việc làm. Cứ 7 công nhân trong độ tuổi lao động có một người làm trong các
công ty, cơ sở liên quan đến nhượng quyền thương mại. Theo bà Hà Ngọc Anh -
chuyên gia về Franchise của thương vụ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết,
doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại trên thế giới năm
2000 khoảng 320 000 doanh nghiệp từ 75 ngành nghề khác nhau. Những con số
trên phần nào cho chúng ta thấy nhượng quyền thương mại là một mô hình kinh
doanh mang lại doanh thu rất lớn với tỉ lệ thành công cao và rất phát triển trên
nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, mặc dù hoạt động này còn khá mới mẻ nhưng theo dự báo
của các chuyên gia, nhượng quyền thương mại (Franchising) sẽ phát triển tại Việt
Nam một cách bùng nổ, đặc biệt sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Nền kinh
tế hội nhập với khu vực và thế giới không thể tránh khỏi sự xâm nhập của các hệ
thống nhượng quyền thương mại trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ bán lẻ, ăn
nhanh, giáo dục, bệnh viện… Và những cái tên như McDonald’s, KFC hay 7-
Eleven sẽ không còn xa lạ với người dân Việt Nam nữa. Bên cạnh đó ngày càng
nhiều doanh nghiệp Việt Nam mở rộng mô hình kinh doanh bằng nhượng quyền
thương mại theo cách chuẩn hóa mô hình kinh doanh, xây dựng thương hiệu và
nhượng quyền lại nhằm phát triển một hệ thống kinh doanh chuyên nghiệp và
đồng bộ như Phở 24, G7Mart, 24-Seven, Trung Nguyên…
Phát triển nhượng quyền thương mại trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng phải kể đến vai trò của công tác tư vấn nhượng quyền thương mại. Thị
trường nhượng quyền thương mại bao gồm người mua (bên nhận quyền -
franchisee) và người bán (bên nhượng quyền - franchisor) cũng hết sức phức tạp
như bất kỳ thị trường hàng hóa, dịch vụ nào. Hơn thế sản phẩm mua bán ở thị
trường này hết sức đặc biệt ở chỗ nó là một mô hình kinh doanh, là thương hiệu,
2
vừa hữu hình, vừa vô hình và vận động trong chiều dài thời gian. Người mua
phải đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc để lựa chọn cho mình một lĩnh vực,
một thương hiệu để kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi nhuận và phù hợp với khả
năng tài chính và điều kiện kinh doanh của mình. Người bán luôn nỗ lực để đảm
bảo giữ gìn và phát triển cả hệ thống một cách bền vững và do đó không thể dễ
dàng trao thương hiệu của mình cho một đối tác xa lạ. Và cũng có không ít chủ
thương hiệu mong muốn mở rộng kinh doanh theo hướng nhượng quyền thương
mại nhưng lại không biết chiến lược, quy trình hay đường đi nước bước như thế
nào.
Với những yêu cầu trên, cả bên nhân quyền và bên nhượng quyền đều cần
đến một bên thứ ba đủ kiến thức, kinh nghiệm, có hệ thống hỗ trợ đủ mạnh và
tính khách quan để đưa ra các nhận định, phân tích, giải pháp và chiến lược đúng
đắn để tư vấn công việc kinh doanh nhượng quyền thương mại. Đây cũng là một
công tác được các hệ thống nhượng quyền thương mại (Franchising) rất quan
tâm, đầu tư, phát triển và xem nó là nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình
phát triển của mình. Và đó cũng là nguồn đưa ra các con số thống kê, các nghiên
cứu vĩ mô và hệ thống kiểm định chất lượng cho nhượng quyền thương mại quốc
gia. Do đó tại các nước phát triển, song song với hệ thống các chủ thương hiệu -
nhà nhượng quyền và hệ thống nhận quyền thì các mạng lưới chuyên gia, công
ty, tổ chức tư vấn nhượng quyền thương mại khá phát triển. Và thực tiễn cũng
chứng minh hệ thống tư vấn ngược lại làm chất dung môi, cánh tay đắc lực để
phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại.
Với nhận định trên, tác giả cho rằng để phát triển hệ thống nhượng quyền
thương mại còn non trẻ tại Việt Nam một cách hiệu quả cần phải đẩy mạnh công
tác tư vấn nhượng quyền thương mại của mỗi hệ thống nói riêng và các tổ chức
tư vấn, xúc tiến độc lập nói chung song song với việc xây dựng và phát triển hệ
thống Franchisor và Franchisee. Việc nghiên cứu và học hỏi các mô hình và
phương thức của các hệ thống lớn tiêu biểu trên thế giới về tư vấn nhượng quyền
thương mại - Franchising là một bước tiếp cận khôn ngoan và bền vững.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Kinh nghiệm phát triển tư vấn
nhượng quyền thương mại (franchising) của một số hệ thống lớn tiêu biểu
3
trên thế giới và bài học đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong mấy năm gần đây đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về nhượng
quyền thương mại. Tại nhiều đề tài, nhiều tác giả đã phân tích khá rõ về tình hình
phát triển nhượng quyền thương mại trên thế giới, xu thế và tiềm năng tại thị
trường Việt Nam và thực trạng một số hệ thống nhượng quyền thương mại hiện
có.
Cụ thể:
Cuốn sách: “Franchise - Bí quyết thành công bằng mô hình
nhượng quyền kinh doanh” năm 2005 của Giáo sư Lý Quý Trung
đã khái quát lý luận chung về Franchise, tổng quan Franchise trên
thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II và giới thiệu hệ
thống Franchise Việt Nam đến năm 2004. Đề tài còn giới thiệu
hoạt động của các hệ thống Franchise thành công trên thế giới như McDonald’s,
Marriott, Subway và tại Việt Nam như Phở 24, Cà phê Trung Nguyên, Kinh Đô
Bakery…
Cuốn sách: “Mua Franchise - Cơ hội cho các doanh
nghiệp Việt Nam” năm 2006 của Giáo sư Lý Quý Trung tiếp tục
phân tích về quá trình mua Franchise, so sánh, đánh giá ưu và
nhược điểm của việc mua Franchise; trình bày các phương thức
cũng như quy trình triển khai kinh doanh các cửa hàng
Franchise…
Hai đề tài đã giải quyết được các vấn đề lý luận chung về mô hình
Franchise như lịch sử phát triển, khái niệm, ưu - nhược điểm, quy trình triển khai
hệ thống và luật liên quan đến Franchise. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập đến tư
vấn nhượng quyền thương mại và vai trò đối với nhượng quyền thương mại nói
chung và tình hình phát triển trên thế giới và Việt Nam.
Thạc sỹ Lê Thu Thủy với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Một số giải
pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển nhượng sử dụng thương hiệu tại
Việt Nam” năm 2005 đã đi sâu vào nghiên cứu nội dung của nhượng quyền
4
thương hiệu, tập trung phân tích thực trạng hoạt động của các mô hình Franchise
Việt Nam cũng như một số nước khác như Mỹ và Châu Âu cho
đến năm 2004. Tuy nhiên thời điểm năm 2004, Việt Nam chưa
thực sự có nhiều biến động về Franchise như trong ba năm trở
lại đây. Bên canh đó, ở các nước trên thế giới hàng năm có đến
hàng trăm đề tài nghiên cứu về nhượng quyền thương mại. Hầu
hết các đề tài đều đưa ra nhận định, đánh giá thống kê và dự
báo liên quan đến Franchise. Một cách tổng quan, có hai thể loại nghiên cứu: vi
mô và vĩ mô. Các nghiên cứu vĩ mô chiếm phần lớn là các báo cáo thương niên
của hiệp hội Franchise các nước hay các nhà nghiên cứu ở các trường đại học
lớn. Các đề tài này nhìn nhận ngành Franchise quốc gia như một cơ thể lớn, đưa
ra các con số thống kê về cơ cấu ngành, cơ cấu địa lý, doanh thu, tỷ lệ quốc
tế…của toàn hệ thống nhượng quyền thương mại của quốc gia đó. Trong số đó,
báo cáo thường niên của Hiệp hội Franchise Australia hàng năm được đánh giá
khá cao bởi những thông tin rất chính xác, cập nhật, những phân tích đánh giá và
dự báo khá sắc sảo của các chuyên gia đầu ngành của Hiệp hội Franchise và
trường Đại học Griffith. Ngược lại với các
nghiên cứu vĩ mô, các đề tài vi mô thường
xuất phát từ chính nhu cầu của các hệ
thống nhượng quyền thương mại như McDonald’s, KFC, 7-Eleven hoặc các vấn
đề về một ngành cụ thể của Franchise như thức ăn nhanh, bán lẻ, khách
sạn…Trong đó, Frandata.com là một nguồn thông tinh khổng lồ về các đề tài
nghiên cứu về Franchise trên khắp thế giới. Tuy nhiên, một thực tế là các đề tài
nghiên cứu về tư vấn nhượng quyền thương mại rất ít, chỉ dừng lại ở con số chỉ
đếm được trên đầu ngón tay.
Nói chung, vấn đề nghiên cứu nhượng quyền thương mại ở trên thế giới
khá phát triển về số lượng, góc độ tiếp cận cũng như chất lượng đề tài, hầu hết
các đề tài đã khái quát được các kiến thức lý luận về Franchise và phân tích được
các mô hình điển hình như McDonald’s, KFC, 7-Eleven cũng như tiếp cận thị
trường Franchise trong một số lĩnh vực như bán lẻ, ăn uống, khách sạn…Tuy
nhiên, chưa có tác giả nào nhìn nhận ở góc độ tư vấn nhượng quyền thương mại,
5
làm rõ mối quan hệ và vai trò của nó với hệ thống nhượng quyền thương mại,
phân tích các chủ thể tư vấn nhượng quyền thương mại trong và ngoài nước như
là một phương thức để phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại
(Franchising) nói chung tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu về tư vấn nhượng quyền thương mại của các hệ thống lớn tiêu biểu
trên thế giới.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa bộ phận tư vấn nhượng quyền thương mại với hệ
thống nhượng quyền thương mại của các hệ thống lớn tiêu biểu trên thế giới và
bài học cũng như giải pháp cho phát triển tư vấn nhượng quyền tại Việt Nam
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ nội dung và vai trò của hoạt động tư vấn nhượng quyền thương mại đối
với người mua Franchise, người mua Franchise tiềm năng, người bán Franchise,
người bán Franchise tiềm năng và hệ thống Franchise của một quốc gia.
- Phân tích so sánh một cách tổng quát về tình hình phát triển tư vấn nhượng
quyền thương mại của một số hệ thống lớn tiêu biểu trên thế giới, rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam và giải pháp xây dựng và phát triển bộ phận tư vấn
nhượng quyền thương mại nói riêng và ngành Franchise nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng:
Hoạt động tư vấn nhượng quyền thương mại của các hệ thống nhượng
quyền thương mại (Franchising) tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam
4.2. Phạm vi:
- Về không gian: Đề tài giới hạn phân tích hoạt động tư vấn nhượng quyền
thương mại của các hệ thống tiêu biểu đã và đang phát triển về nhượng quyền
thương mại.
- Về thời gian: từ những năm 1980 trở lại đây, khi mà nhượng quyền thương mại
đã trở thành một hệ thống rộng khắp thế giới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp thu thập thông tin:
6
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: phân tích, so sánh,
tổng hợp, quan sát, thống kê. Đặc biệt, đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra xã
hội học, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia tư vấn, các nhà chuyên
môn, các chủ cửa hàng tiềm năng.
5.2. Phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp sử dụng ở đây là phương pháp ankét. Ankét trên 120 phiếu mẫu.
6. Giả thuyết nghiên cứu:
- Lĩnh vực nhượng quyền thương mại của các hệ thống lớn trên thế giới phát
triển rất mạnh mẽ và đem lại nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc
dân; kéo theo đó là sự phát triển sôi động không kém của lĩnh vực tư vấn dưới
nhiều phương thức và hình thái.
- Lĩnh vực nhượng quyền thương mại còn đang non trẻ ở Việt Nam và dẫn đến
lĩnh vực tư vấn nhượng quyền thương mại còn chưa phát huy hết được tiềm năng
và cần học hỏi những kinh nghiệm tư vấn quý báu của các hệ thống nhượng
quyền lớn trên thế giới.
7. Bố cục của đề tài:
Phần mở đầu
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư vấn và tư vấn Franchising
Chương 2: Nghiên cứu hoạt động tư vấn Franchising của một số hệ thống lớn
tiêu biểu trên thế giới và so sánh với Việt Nam
Chương 3: Bài học và giải pháp phát triển tư vấn Franchising tại Việt Nam
Phần kết luận