Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Giao an lớp 5 (Tuan 30)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.84 KB, 34 trang )

Tuần 30
Thứ 2 ngày 05 tháng 04 năm 2007
Tập đọc
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I –Mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2. Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của
người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II -Đồ dùng dạy-học
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III –Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A –Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS đọc bài Con gái, trả lời câu hỏi về
bài đọc.
B –Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi đọc toàn bài.
- HS quan sát tanh minh họa trong SGK (Ha-
li-ma đã thuần phục được sư tử).
- GV viết lên bảng: Ha-li-ma, Đức-A-la; đọc
mẫu. cả lớp đọc đồng thanh - đọc nhỏ.
Khi HS đọc, GV kết hợp uốn nắn cách phát
âm, cách đọc; giúp các em hiểu nghĩa những từ
ngữ: thuần phục, giáo sĩ, bí quyết, sợ toát mồ
hôi, Đức-A-la.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2 lần).
Đ1: (từ đầu đến giúp đỡ),


Đ2: (tiếp theo cho đến vừa đi vừa khóc)
Đ3: (tiếp đến chải bộ lông bờm sau gáy)
Đ4: (tiếp theo đến lẳng lặng bỏ đi)
Đ5 :(phần còn lại).
- HS đọc theo cặp.
1
b) Tìm hiểu bài
Hi-la-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì ?
- Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào
- Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-
ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc ?
- Ha-li-ma nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử ?
# Mong muốn có được hạnh phúc đã khiến Ha-
li-ma quyết tâm thực hiện bằng được yêu cầu
của vị giáo sĩ.
- Ha-li-ma đã lấy ba sợi lông bờm của sư tử
như thế nào ?
Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư
tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt xuống, rồi
lẳng lặng bỏ đi”?
- Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh
của người phụ nữ ?
c) Đọc diễn cảm
. Có thể chọn đoạn sau (GV giúp HS tìm đúng
giọng đọc đoạn văn – căng thẳng, hồi hộp ở
đoạn kể Ha-li-ma lần đầu gặp sư tử; trở lại nhẹ
nhàng khi sư tử quen dần với Ha-li-ma; nhấn
mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm).
3. Củng cố, dặn dò
- Một, HS đọc toàn bài.

+Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên: làm
thế nào để chồng mình hết cau có, gắt gỏng,
gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
+Nếu Hi-la-ma lấy được ba sợi lông bờm của
một con sư tử sống, giáo sĩ sẽ nói cho bí quyết.
+Vì điều kiện ăn thịt ngay.
+Tối đến chải bộ lông bờm sau gáy.
+Một tối, rồi lẳng lặng bỏ đi
+ Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm cho sư
tử không thể tức giận./ Vì sư tử yêu mến Ha-li-
ma nên không tức dận khi nhận ra nàng là
người nhổ lông bờm của nó.)
+ HS đọc lại lời vị giáo sĩ, và sự dịu dàng.)
- Năm HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 5 đoạn
truyện
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn văn
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
2
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các
đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS lam bài tập 2VBT
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
Bài 1
GV treo bảng phụ có ghi bài tập 1

Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài
Chữa bài
# Khi đo S thửa ruộng người ta sử dụng đơn vị
đo héc-ta. Hãy cho biết 1héc-ta bằng bao nhiêu
mét vuông?
? Trong bảng đơn vị đo S, 2đ/v liền kề hơn
kém nhau bao nhiêu lần?
Giáo viên nhận xét
Bài 2
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS tự lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 3
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Củng cố, dặn dò.
2HS làm bài tập
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét chữa bài
+ 1ha = 10000m
2
+ Hơn kém nhau 100 lần
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở

Lớp chữa bài
Đạo đức
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I- Mục tiêu
3
-Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II - Tài liệu và phương tiện:
Tranh, ảnh, bằng hình về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây, ) hoặc cảnh tương
phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: :
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
* Mục tiêu: HS nhận biết vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người; vai trò
của con người trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Làm bài tập
* Mục tiêu: HS nhận biết được một số tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành:
Kết luận: Trừ nhà máy xi măng và vườn ca phê, con lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài
nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý là điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mọi người, không
chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau; để trẻ em được sống trong môi trường tronglành, an toàn
như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã quy định.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
* Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ đối với các ý kiến có liên quan đến tài nguyên thiên
nhiên.
* Cách tiến hành:
Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.
Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử
dụng tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Thứ 3 ngày 06 tháng 04 năm 2007
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
4
I – Mục tiêu
- Ôn tâng và phát cầu băng mu bàn chân, Yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước hoặc đứng ném
bóng vào rổ bằng hai tay (trên vai), yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II – Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập, Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- phương tiện: GV và cán sự mỗi người một còi, mỗi HS một quả cầu, mỗi tổ tối thiểu có 3 5 quả
bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới và kẻ sân để tổ chức trò chơi.
III – Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động dạy Hoạt động học
1.phần mở đầu : 6-10 phút
- GV nhân lớp , phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu
bài học: 1 phút.
* Trò chơi khởi động (do GV chon): 1-2 phút.
* Kiểm tra bài cũ (nội dung do GV chọn): 1-2
phút.
2. phần cơ bản: 18-22 phút
Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 10- 12.
Thi phát cầu bằng mu bàn chân: 3-4 phút.
b) Trò chơi “Lò cò tiếp sức”:5-6 phút
Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương
pháp dạy do GV sang tạo.
3. phần kết thúc: 4-6 phút
- GV cùng HS hệ thống bài: 1-2 phút.
*Trò chơi hồi tĩnh(do GV chon):1 phút.

- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo
một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong
sân: 150-200m.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai,
cổ tay: 1-2 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn
thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát
triển chùng
# Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể
tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau.
phương pháp như bài 55 hoặc do GV sáng tạo.
- Đứng vỗ tay và hát (do GV chọn):2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh (do Gv chọn): 1-2
phút.
5
- GV nhận xét và đánh giá kết quả bài học,
giao bài về nhà: tập đá cầu hoặc ném bóng
trúng đích.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ: biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích
được nghĩa các từ đó. biết trao đỏi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người
nữ cần có.
6
2. biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được
thái độ đúng đắn: Không coi thường phụ nữ.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng học nhóm ghi

+ Phẩm chất quan trọng nhất của người nam giới: Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được
với mọi hoàn cảnh
+ Phẩm chất quan trọng nhất của người phụ nữ: Dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm
đến mọi người.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS làm bài tập 1,2 tiết luyện từ và câu
hôm trước.
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài theo cặp đôi
Gọi HS phát biểu
YC giải thích
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Yêu cầu HS đọc bài
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung
Dũng cảm: Gan dạ không sợ nguy hiểm, gian khổ
Cao thượng: cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen
Năng nổ: Ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung
Dịu dàng: Êm ái nhẹ nhàng, gây cảm giác dễ chịu
Khoan dung: rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm
Cần mẫn: Siêng năng và lanh lợi
7
Bài 2

HS đọc yêu cầu của bài tập
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS làm bài theo cặp
Giáo viên nhận xét
Bài 3
Yêu cầu HS đọc bài
Phát bảng học nhóm, bút dạ
Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
YC đính kết quả và giải thích
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
Nhận bút và bảng
HS làm bài theo nhóm
Lớp nhận xét chữa bài
Giáo viên nhận xét kết luận
C.a: Thể hiên một quan điểm đúng đắn: Không coi thường con gái, xem con nào cũng quý, miễn
là có tình nghĩa, hiếu thảo với bố mẹ
C.b: Thể hiện quan niệm lạc hậu, sai lầm, trọng con trai, khinh miệt con gái
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ tục ngữ
Củng cố, dặn dò.
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối; viết số đo thể tích dưới
dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy Hoạt động học

8
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS làm bài 2
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
Bài 1: Đính bảng nhóm ghi bài tập 1
Yêu cầu HS đọc bài
Cùng lớp hoàn thành bài tập 1, gv hướng dẫn
kĩ cách chuyển dấu phẩy khi chuyển đơn vị
Yêu cầu HS đọc lại kết quả
? trong hai đơn vị đo thể tích liền kề nhau thì
đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé?
Bài 2 Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS tự lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 3 Yêu cầu HS đọc bài
a, Có đơn vị là m
3
6m
3
272dm
3
= 6,272 m
3
Yêu cầu HS làm bài
Giáo viên nhận xét
Củng cố, dặn dò.
HS làm bài
+1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+Lớp cùng nhau làm dưới sự điều khiển của

giáo viên
+ 1HS đọc bài
+ Gấp 1000 lần đơn vị bé.
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét chữa bài
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét chữa bài
Lịch sử
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Việc xây dựng NM Thủy điện Hòa Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
- Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công
nhân hai nước Việt - Xô.
9
- Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng
CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II -Đồ dùng dạy học
- Ảnh tư liệu về nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để xác định địa danh Hòa Bình).
III –Các hoạt động dạy-học chủ yếu
* Hoạt động 1
- GV giới thiệu bài:
+ Nêu đặc điểm của đất nước ta sau năm 1975 là: Cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng
CNXH. trong quá trình đó, mọi hoạt động sản xuất và đời sống rất cần điện. Một trong những công
trình xây dựng vĩ đại kéo dài suất 15 năm là công trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng năm nào ? ở đâu ? trong thời gian bao lâu ?

+ Trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên
Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào ?
+ Những đóng góp của nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với nước ta.
* Hoạt động 2
- HS thảo luận các ý:
+ Nhà máy được chính thức khởi công xây dưng tổng thể vào ngày 6-11-1979 (ngày 7-11 là ngày kỉ
niệm Cách mạng tháng mười Nga).
lưu ý: sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày
càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. đó là hàng loạt công trình được chuẩn bị: kho
tàng, bến bãi, đường sá, các nhà máy sản xuất xật liệu, các cơ sở sửa chữa. đặc biệt là xây dựng các
khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 35000 công nhân và gia đình
họ.
+ Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hòa Bình (yêu cầu HS chỉ trên bản đồ).
+ Sau 15 năm thì hoàn thành (từ năm 1979 đến năm 1994), nhưng có thể nói sau 23 năm, từ năm
1971 đến năm 1994 tức là lâu dài hơn cuộc chiến tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
* Hoạt động 3
- HS đọc SGK, làm việc theo nhóm.
10
- Thảo luận chung cả lớp về nhiệm vụ học tập 2, đi tới các ý sau:
+ Suốt ngày đêm có 35000 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện
khó khăn, thiếu thốn (trong đó có 800 kĩ sư, công nhân bậc cao của Liên Xô).
+ Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng.
- GV nhấn mạnh: Sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước của hàng ngàn
cán bộ công nhân hai nước, trong đó có 168 người đã hi sinh vì dòng điện chúng ta đang dùng hôm
nay. ngày nay, đến thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình, chúng ta sẽ thấy đài tưởng niệm, tưởng nhớ
đến 168 người, trong đó có 11 công nhân Liện Xô, đã hi sinh trên công trường xây dựng.
* Hoạt động 4
- HS đọc SGK, nêu ý chính vào phiếu học tập.
- thảo luận, đi tới các ý sau:
+ Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ (chỉ bản đồ, nếu có thời gian, trình bày về những cơn lũ

khủng khiếp ở đồng bằng Bắc Bộ).
+ Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi tới đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho
sản xuất và đời sống.
+ nhà máy thủy điện Hòa Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc
xây dựng CNXH.
* Hoạt động 5
- GV nhấn mạnh ý: nhà máy thủy điện Hòa Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống
nhất đất nước.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi đọc bài này (lưu ý tinh thần lao động của kĩ sư, công nhân).
- HS nêu một số nhà máy thủy điện lớn của đất nước đã và đang được xây dựng
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ HỌC
I –Mục đích, yêu cầu
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một
phụ nữ có tài.
- Hiểu và biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II -Đồ dùng dạy-học
- Một số sách, truyện, bài báo, sách truyện đọc lớp 5, viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
11
- Bảng lớp viết đề bài.
III –Các hoạt động dạy-học
A –Kiểm tra bài cũ
Một hoặc hai HS kể một vài đoạn của câu chuyện lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu
chuyện và bài học các em rút ra.
B –Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (SGK)
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý:
Kể chuyện em đã nghe,đã học về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.

- Bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4 (tìm truyện về phụ nữ - lập dàn ý cho câu
chuyện – Dựa vào dàn ý, kể thành lời – trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện). cả lớp theo giõi
trong SGK.
- HS đọc thầm lại gợi ý 1. GV nhắc HS: một số truyện được nêu trong gợi ý là truyện trong SGK
(trưng trắc, trưng nhị, con gái, lớp trưởng lớp tôi). các em nên kể chuyện về những anh hùng hoặc
những phụ nữ có tài qua những câu chuyện đã nghe hoặc đã học ngoài nhà trường.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học này như thế nào theo lời dặn của thầy, cô;
mời một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp giới thiệu truyện
các em mang đến lớp – nếu có). nói rõ đó là câu chuyện về một nữ anh hùng hay một phụ nữ có tài,
người đó là ai.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Trước khi HS thực hành KC, GV mời một HS đọc lại gợi ý 2. mỗi HS gạch nhanh trên giấy nháp
dàn ý câu chuyện sẽ kể.
- HS cùng bạn bên cạnh KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV nhắc HS: cố gắng kể thật tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh
động, hấp dẫn.
- HS thi KC trước lớp:
+ HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể. mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện
của mình hoặc trao đổi, giao lưu cùng các bạn trong lớp về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
12
+ Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cho HS về các mặt : nội dung câu chuyện (HS tìm được truỵên
ngoài SGK được cộng thêm điểm)- cách kể – khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
+ Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn KC tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú
vị nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC được chứng kiến hoặc tham gia tuần 31 để tìm được
câu chuyện kể về việc làm tốt của bạn em.
Địa lí
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI

I. Mục tiêu:
- Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Thế giới.
- Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lý, diện tích).
- Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II -Đồ dùng dạy học
13
- Bản đồ thế giới.
- Quả địa cầu.
III –Các hoạt động dạy-học chủ yếu
1. Vị trí của các đại dương
Bước 1: HS quan sát hình 1, hình 2 trong SGK hoặc quả địa cầu, rồi hoàn thành bảng sau vào giấy.
Tên đại dương Giáp với các châu lục Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
Ấn §é D¬ng
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
Bước 2:
- Đại diện từng cặp HS lên bảng trình bày kết quả làm việc trước lớp, đồng thời chỉ vị trí các đại
dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
2. Một số đặc điểm của các đại dương
Bước 1: HS trong nhóm dựa vào bảng số liệu, thảo luận theo gợi ý sau:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ?
Bước 2:
- Đại diện một số nhóm HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- Nhóm khác bổ sung
- Giáo viên nhận xét
Bước 3: Hãy chỉ trên quả địa cầu vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích
KL: Trên bề mặt rái đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn

nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
14
Thứ 4 ngày 06 tháng 04 năm 2007
Tập đọc
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo
dài Việt Nam.
2. Hiểu nội dung bài: Sự hình thành chiếc áo dài thân tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền; vẻ đẹp kết
hợp nhuần nuyện giưa phong cáh dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà
áo dài Việt Nam; sự duyên dáng, thành thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
II. Đồ dùng dạy học
15
Tranh ảnh về tà áo dài việt nam
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu đọc bài và trả lời câu hỏi ở SGK
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc.
Mời 4HS đọc bài (2lượt)
Chú ý sửa lỗi phát âm cho từng em
# GV đọc mẫu
b, Tìm hiểu bài
? Chiếc áo dài có vai trò ntn trong trang phục
của phụ nữ Việt Nam?
? Chiếc áo dài tan thời có gì khác so với chiếc

áo dài tân thời?
? Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y
phục truyền thống của Việt Nam?
? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của phụ nữ
2HS đọc bài
4HS đọc nối tiếp
HS1: Phụ nữ xanh hồ thuỷ
HS2: Từ đầu thế kỉ đôi vạt phải
HS3: Từ những năm trẻ trung
HS4: áo dài trở thành thanh thoát hơn
+ 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Luyện đọc theo cặp
# HS đọc chú giải
+ Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu,
phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu
bên trong.
+ áo dài cổ truyền có hai loại áo: áo tứ thân và
áo năm thân.
+ áo dài thể hiện phong cách vừa tế nhị vừa
kín đáo và lại làm cho người mặc thêm mềm
mại thanh thoát hơn.
+ Phụ nữ mặc áo dài trông thướt tha, duyên
dáng hơn.
16
trong tà áo dài?
? Em hãy nêu nội dung chính của bài?
c, Luyện đọc diễn cảm
Treo bảng phụ ghi đoạn 2,3
Giáo viên đọc mẫu
Củng cố, dặn dò.

# Giới thiệu áo dài cổ truyền, áo dài hiện đại
và sự duyên dáng, thanh thoát cảu người phụ
nữ VN trong chiếc áo dài.
+ 4HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Luyện đọc theo cặp
2HS thi đọc
Lớp nhận xét
Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Qua việc phân tích bài văn mẫu Chim họa mi hót. HS được củng cố hiểu biết về văn tả con vật
(cấu tạo của bài văn tả con vật, nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát,
những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật - so sánh hoặc nhân hóa).
2. HS viết được văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng học nhóm ghi lời giải ở bài tập 1
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
17
Bài 1Yêu cầu HS đọc bài
? Bài văn gồm có mấy đoạn?
# Hãy nêu nội dung chúnh của mỗi đoạn?
? Tác giả quan sát chim hoạ mi bằng những
giác quan nào?
? Em thích những chi tiết và hình ảnh so sanh
nào? Vì sao?
Giáo viên nhận xét
Bài 2

Yêu cầu HS đọc bài
Hãy giới thiệu về đoạn văn em định tả cho các
bạn cùng nghe.
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Củng cố, dặn dò.
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Bài văn gồm có 4 đoạn
Đ1: Giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi
vào các buổi chiều.
Đ2: Tả tiếng hót đặc biệt vào buổi chiều
Đ3: Tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi vào
buổi đêm.
Đ4: Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt
của chim hoạ mi.
+ Tác giả quan sát chim hoạ mi bằng thị giác
và thính giác
+ 2HS trả lời và giải thích.
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
5HS giới thiệu
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét bổ sung
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH VÀ DIỆN TÍCH TIẾP THEO
I. Mục tiêu
- So sánh các số đo diện tích và thể tích
- Giải các bài toán có liên quan đến tính diện tích, thể tích các hình đã học
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ

Yêu cầu HS lam bài tập 2,3 VBT
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
Bài 1
Hãy nêu yêu cầu của bài toán
2HS làm bài
Lớp nhận xét
1HS nêu
2HS nhắc lại bảng đơn vị đo
18
Nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và thể tích ?
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 2
Yêu cầu HS đọc bài
Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
? Muốn biết thửa ruộng đó thu được bao nhiêu
thóc ta làm ntn?
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 3
Yêu cầu HS đọc bài
? Có tính được thể tích của bể không?
? Thể tích của bể là bao nhiêu phần trăm?
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Củng cố, dặn dò.
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK

+ HS trả lời
+ Tính được S rồi đem x trung bình số thóc của
100 m
2
1HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
Được D x R x C
100
0
/
0

2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lóp nhận xét chữa bài
Thứ 5 ngày 07 tháng 04 năm 2007
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I - Mục tiêu
- Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng và nâng
cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Trao tín gậy”. yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II - Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập, Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- phương tiện: GV và cán sự mỗi người một còi, mỗi HS một quả cầu, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá
cầu có căng lưới và kẻ sân để tổ chức trò chơi.
19
III – Nộ
1.phần mở đầu : 6-10 phút
- GV nhân lớp , phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1 phút.

- chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân: 150-
200m.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1-2 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển
chùng hoặc bài tập do GV soạn: mỗi động tác 2*8 nhịp
* Trò chơi khởi động 1-2 phút.
* Kiểm tra bài cũ :1-2 phút.
2. phần cơ bản: 18-22 phút
a) môn thể thao tự chọn: 14-16 phút
- Đá cầu: 14-16 phút
Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 2-3 phút. đội hình tập do GV sáng tạo hoặc theo hàng ngang từng
tổ do tổ trưởng điều khiển, hay theo một vòng tròn do cán sự điều khiển, khoảng cách em nọ đén em
kia tối thiểu 1,5m.
Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: 8-9 phút. đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập theo
hai hàng ngang phát cầu cho nhau. phương pháp như bài 55.
Thi tâng cầu hoặc phát cầu bằng mu bàn chân (do GV chọn): 3-5 phút. hình thức vàđội hình do
GV sáng tạo.
b) Trò chơi “Trao tín gậy”: 5-6 phút
Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, phương pháp dạy do GV sáng tạo.
3. phần kết thúc: 4-6 phút
- GV cùng HS hệ thống bài: 1-2 phút.
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát:2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh: 1-2 phút.
- Trò chơi hồi tĩnh:1 phút.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà
20
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu phẩy)

I. Mục đích1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về
tác dụng của dấu phẩy.
2. Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng học nhóm, bút dạ
- Bảng phụ ghi câu văn đoạn văn để trống trong bài truyện kể về bình minh
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS lam bài tập 1,2 ở tiết trước.
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1
2HS làm bài
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
21
Dán phiếu lên bảngYêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài
1HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ
# Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong
câu
# Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
# Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
# Câu b
# Câu a
# Câu c
Bài 2Yêu cầu HS đọc bài

yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Củng cố, dặn dò.
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm, rồi viết lại
cho đúng chính tả
+ 2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét, bổ sung
Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. Mục tiêu
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và cim.
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang120,121 SGK.
- phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: QUAN SÁT
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1,2 trang 120 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu.
22
- Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
- Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ ?
- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi dưỡng bằng gì ?
- So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì ?
Bươca 2: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. các nhóm khác bổ sung.
kết luận:

- Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Sự sinh sản của thú khác sự sinh sản của chim là:
+ Chim đẻ trứng và trứng mới nở thành con.
+ ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú
mẹ.
- Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
Hoạt động 2: LÀM VIỆC VỚI PHIẾU HỌC TẬP
* Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV phát phiếu học tập cho các nhóm. nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trong
bài và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu học tập.
phiếu học tập
Hoàn thành bảng sau:
Bước 2: Làm việc cả lớp
23
số con trong một lứa Tên động vật
Thông thường chỉ đẻ 1
con(không kể trường hợp
đặc biệt).
2 con trở lên
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. GV tuyên dương nhóm nào điền
được nhiều tên con vật và điền đúng.
Dưới đây là gợi ý để GV tham khảo:
Số con trong một lứa Tên động vật
Thông thường chỉ đẻ 1
con (không kể trường
hợp đặc biệt).
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai,
hoãng, voi, khỉ,
2 con trở lên Hổ, sư tử, chó, mèo, lơn,

chuột,
Thứ 6 ngày 08 tháng 04 năm 2007
Tập làm văn
TẢ CON VẬT
(Kiểm tra viết)
I –Mục đích, yêu cầu
Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được bài văn tả con vật có
bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình
ảnh, cảm xúc.
II -Đồ dùng dạy-học
- Giấy kiểm tra hoặc vở.
- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật (như gợi ý để HS viết bài).
III –Các hoạt động dạy-học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài
24
- Một HS đọc dề bài và gợi ý của tiết Viết bài văn tả con vật.
- GV nhắc HS: Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong
tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. có thể viết một bài văn miêu tả một
con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
3. HS làm bài
4. Củng cố, dặn dò
Toán
PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và các
ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ

Yêu cầu HS lam bài tập ở VBT
Giáo viên nhận xét
B. Hướng dẫn ôn tập
a + b = c
? Nêu tên gọi và các thành phần của phép tính?
? Phép cộng có những tính chất nào?
+ Phép cộng
+ a, b là các số hạng, c gọi là tổng
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×