Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN MẦM NON HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.42 KB, 8 trang )


Làm thế nào để đổi mới phương pháp giáo dục giúp trẻ hoạt động một cách
tích cực, sáng tạo?
Giải pháp sáng tạo: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
I. LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP
Như chúng ta đã biết, đất nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của thế kỷ
mới, đó là thế kỷ của sự bùng nỗ diệu kỳ về trí tuệ con người. Trong giai đoạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển không ngừng của khoa học công
nghệ thông tin, văn hóa xã hội. Điều đó chứng tỏ trí tuệ đóng vai trò quyết định
đối với sự đổi mới của con người, đó là những thách thức đối với nền giáo dục
của chúng ta. Khi nói đến những điều này, chúng ta phải nghĩ đến những thế hệ
mầm non là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Ngành học mầm
non của chúng ta là người đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách cho đứa trẻ sau này. Trong những năm qua, giáo dục mầm non có
những tiến bộ nhất định để cải tiến các hoạt động giáo dục nhưng không sao
tránh khỏi những hạn chế trong mục tiêu, nội dung và phương pháp. Bản chất
của phương pháp giáo dục mầm non mấy năm trước đây vẫn còn hoạt động cứng
nhắc chưa phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. Chính vì vậy cần đổi
mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng sự phát triển của trẻ trong thời đại mới.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2009-2010 là đổi mới phương pháp dạy học, nâng
cao chất lượng giáo dục, tiếp tục hưởng ứng công nghệ thông tin và xây dựng
trường học thân thiện học sinh tích cực. Đặc biệt năm học 2009-2010 Phòng giáo
dục đặt ra nhiệm vụ mỗi một cán bộ giáo viên chọn một giải pháp có tính sáng
tạo để làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi chọn giải pháp “Đổi mới
phương pháp giáo dục” cho trẻ hoạt động và làm đề tài nghiên cứu giải pháp
sáng tạo cho bản thân.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học là điều quan trọng trong thời đại mới để đáp
ứng sự phát triển của con người. Thực hiện chủ trương đổi mới nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng của Đảng và
Nhà nước và sự đổi mới phương pháp dạy học của các cấp học. Xuất phát


từ những nhu cầu và sự phát triển của trẻ nên cần phải đổi mới phương pháp giáo
dục. Muốn đổi mới phương pháp giáo dục có hiệu quả trước hết tôi phải xác định
rỏ phương pháp này có vị trí quan trọng như thế nào đối với trẻ và đổi mới
phương pháp giáo dục nó có lý luận sau.
+ Đổi mới về nội dung
+ Đổi mới cách lập kế hoạch chủ đề
+ Đổi mới hình thức tổ chức
+ Đổi mới phương pháp
+ Đổi mới môi trường học tập
+ Đổi mới cách đánh giá trẻ
Người thực hiện: Trần Thị Hương Năm học 2009-2010
1

Đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương, nhằm giúp trẻ chủ động, hoạt động một cách tích cực phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Trường mầm non Ba Lòng.
- Lớp mẫu giáo lớn do tôi chủ nhiệm.
- Kết quả khảo sát đầu năm trên trẻ.
2. Phương pháp sử dụng nghiên cứu
Thông qua quá trình tìm tòi nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tập san có liên
quan đến nội dung nghiên cứu, tham gia các lớp tập huấn của phòng tổ chức,
tham khảo giáo án, nghiên cứu sách chương trình, quan sát sư phạm, học hỏi bạn
bè đồng nghiệp, cập nhật thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng để
nghiên cứu đề tài.
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng vấn đề đặt ra và sự cần thiết để tiến hành thực hiện giải
pháp.

a/ Thực trạng vấn đề đặt ra
* Thuận lợi:
- Được nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ, được chính quyền địa phương
quan tâm.
- Được tham gia tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.
- Trường lớp khang trang, có đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ.
* Khó khăn:
- Trường lớp chưa được tập trung
- Đồ dùng đồ chơi còn hạn chế.
- Sự nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế.
- Trẻ quen với phương pháp cũ chưa tích cực sáng tạo, chưa mạnh dạn, có
một số trẻ dân tộc nên sự phát triển chậm.
Chính vì những yếu tố trên dẫn đến nhận thức của trẻ chưa cao.
Khảo sát chất lượng thực trạng đầu năm về đổi mới phương pháp giáo dục
stt Các tiêu chí Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa có
số
lượng
% số
lượng
% số
lượng
%
1 Pháttriển thể
chất
0 0 5 35.7 9 64.3
2 Phát triển
nhận thức
0 0 5 35.7 8 64.3
3 Phát triển
ngôn ngữ

0 0 6 42.8 9 57.2
4 PT tình cảm 0 0 5 35.7 7 50
Người thực hiện: Trần Thị Hương Năm học 2009-2010
2

QHXH
5 Phát triển
thẩm mĩ
0 0 6 42.8 8 57.2
Đa số trẻ chưa chủ động tham gia các hoạt động.
b/ Sự cần thiết tiến hành thực hiện giải pháp
- Trong điều kiện thực tế của trường trẻ chưa mạnh dạn tự tin, còn hạn chế
trong việc tham gia thảo luận giữa cô và bạn, đang còn thói quen với phương
pháp củ.
- Do cách tổ chức phương pháp của giáo viên vẫn còn đồng loạt cứng nhắc
chưa phát huy tính tích cực của trẻ. Chính vì vậy, việc thực hiện giải pháp đổi
mới phương pháp giáo dục là một việc làm cần thiết.
2. Tính thuyết phục của giải pháp
- Việc đổi mới phương pháp giáo dục trong trường mầm non là một việc
làm cần thiết mới mẻ, khoa học, sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ tìm tòi, khám
phá, trải nghiệm phát triển tư duy tạo mối giao tiếp giữa trẻ với nhau.
- Khuyến khích trẻ tích cực hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
- Phát huy được tinh thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau.
- Kích thích động cơ bên trong của trẻ.
- Giáo viên nắm vũng kỹ năng thao tác luôn tạo tâm thế thoải mái cho trẻ,
sử dụng câu hỏi gợi mở, khen ngợi, động viên khuyến khích trẻ tham gia hoạt
động, biết sử dụng đồ dùng trực quan sinh dộng, thể hiện ánh mắt cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt thông qua hành vi của giáo viên.
3. Các giải pháp thực hiện
Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục là một việc làm mới khoa học

sáng tạo bản thân tôi thực hiện những giải pháp sau:
Tôi đã lên kế hoạch cụ thể gồm 5 bước
+ Bước 1: Nghiên cứu tài liệu sách chương trình và các chủ đề trọng tâm
của năm học.
+ Bước 2: Tiếp thu lý thuyết lắng nghe và ghi chép nội dung.
+ Bước 3: Rút kinh nghiệm điều chỉnh nội dung phù hợp, lên kế hoạch cụ
thể.
+ Bước 4: Thực hiện trên trẻ đầy đủ nội dung phương pháp về đổi mới
phương pháp giáo dục.
+ Bước 5: Theo dõi đánh giá kết quả trên trẻ.
* Đổi mới về nội dung
- Tôi đã điều chỉnh nội dung giáo dục theo từng chủ đề phù hợp với lứa tuổi
của trẻ trong lớp, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Nội dung của đổi mới được xây dựng theo 5 lĩnh vực phát triễn.
+ Phát triển thể chất.
+ Phát triển nhận thức.
Người thực hiện: Trần Thị Hương Năm học 2009-2010
3

+ Phát triển ngôn ngữ.
+ Phát triển tình cảm kỹ năng quan hệ xã hội.
+ Phát triển thẩm mỹ.
* Đổi mới về môi trường giáo dục
Như chúng ta đã biết hiện nay xu hướng của giáo dục mầm non dựa trên
việc thiết kế môi trường cho trẻ tự học, tự khám phá một cách chủ động tích cực
sáng tạo và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đó là một việc làm
mới khoa học.
Tôi luôn tạo không khí đầm ấm đón trẻ một cách nhẹ nhàng, tạo mối quan
hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ như vui chơi theo đội, trò chuyện
- Xây dựng các góc hoạt động phù hợp với chủ đề, bổ sung học liệu, nguyên

liệu mới vào góc khi bắt đầu thực hiện chủ đề mới. Sắp xếp bố trí khoa học dưới
dạng mở.
- Trang trí lớp học đẹp mắt có mảng giành riêng cho trẻ trưng bày sản phẩm
tự làm. Tạo môi trường thân thiện trong lớp học, tận dụng sản phẩm tự làm của
trẻ để trang trí lớp.
- Môi trường trong và ngoài lớp luôn sạch sẽ.
* Đổi mới phương pháp giáo dục:
Để trẻ được hoạt động một cách tích cực chủ động, tôi thường tổ chưc theo
phương pháp dạy học tập trung vào hoạt động của trẻ. Giáo viên tổ chức hướng
dẫn các hoạt động của trẻ. Trẻ được chủ động thực hiện các hoạt động tìm tòi,
khám phá, phát hiện những kiến thức, kỹ năng mới dựa vào vốn hiểu biết của trẻ.
Ví dụ: Trong môn học “Môi trường xung quanh” đề tài: “Một số loại quả”
tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm. Cô chia trẻ ra thành 4 nhóm, mỗi nhóm có
một số loại quả. Quan sát thảo luận nhận xét về các loại quả theo sự hiểu biết và
vốn kinh nghiệm của trẻ trong nhóm, sau đó cô tổng hợp và bổ sung những cái
trẻ chưa biết. Đây cũng là hình thức tổ chức mới tăng cường hoạt động giao tiếp
giữa trẻ và trẻ.
- Khuyến khích trẻ đóng góp những ý kiến cá nhân, khuyến khích nhũng
câu trả lời những sản phẩm sáng tạo của trẻ.
- Tạo nhiều tình huống có vấn đề gợi mở cho trẻ tìm cách giải quyết. Tổ
chức cho trẻ được tham gia bàn bạc và cùng nhau giải quyết những vấn đề của cô
giáo yêu cầu.
- Dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ để khai thác khả năng hoạt động của trẻ.
Tạo cơ hội phát triển khả năng tự khám phá tìm tòi trải nghiệm.
* Đổi mới về cách đánh giá
- Đánh giá trẻ trong các hoạt động hàng ngày.
- Đánh giá trẻ cuối chủ đề.
- Đánh giá trẻ cuối năm.
Tôi thường xuyên sử dụng các phương pháp đánh giá.
+ Quan sát

+ Trò chuyện
Người thực hiện: Trần Thị Hương Năm học 2009-2010
4

+ Phân tích sản phẩm
+ Sử dụng tình huống
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện giải pháp, kết quả đạt được như
sau:
• Đối với trẻ
stt Các tiêu chí Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa có
số
lượng
% số
lượng
% số
lượng
%
1 Pháttriển thể
chất
9 64.3 4 28.5 1 7.2
2 Phát triển
nhận thức
10 71.4 3 21.4 1 7.2
3 Phát triển
ngôn ngữ
10 71.4 3 21.4 1 7.2
4 PT tình cảm
QHXH
10 71.4 4 28.5 0 0

5 Phát triển
thẩm mĩ
10 71.4 3 21.4 1 7.2
- Phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
- Kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ.
- Trẻ nắm kiến thức vững chắc, hiệu quả cao.
- Giúp trẻ phát triển thường xuyên 5 lĩnh vực (thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mỹ).
- Giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục rất thiết thực đối với trẻ mang lại
hiệu quả cao.
VI. KẾT LUẬN
Việc đổi mới phương pháp giáo dục là một giải pháp mới rất cần thiết đối
với trường mầm non. Qua thực tế cho thấy, áp dụng giải pháp này rất có hiệu
quả. Nội dung được thay đổi phù hợp, phương pháp nhẹ nhàng. Trẻ được hoạt
động một cách tích cực sáng tạo, mạnh dạn tự tin. Vì vậy, giáo dục mầm non cần
có sự đổi mới nhằm hình thành ở trẻ năng lực chung, nền tảng nhân cách ban
đầu. Phát huy mạnh mẽ hơn vai trò chủ thể của trẻ. Vì vậy, cần phải thực hiện
giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục.
VII. ĐỀ NGHỊ, ĐỀ XUẤT
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên chuẩn về trình độ chuyên môn.
- Giáo viên là người gương mẫu, năng động, sáng tạo.
- Nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.
- Tổ chức các hoạt động nhẹ nhàng, phong phú.
Người thực hiện: Trần Thị Hương Năm học 2009-2010
5

- Sử dụng câu hỏi ngắn gọn, gợi mở.
- Biết khai thác vốn kinh nghiệm ở trẻ.
* Đối với trẻ:

- Ham tò mò khám phá thế giới xung quanh.
- Chủ động tích cực tham gia các hoạt động.
- Có đủ sức khỏe để vui chơi, học tập.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi.
* Đối với nhà trường:
- Để đề tài này được sử dụng lâu dài, có hiệu quả cần tạo điều kiện cho giáo
viên học hỏi qua tài liệu, sách báo, trường bạn.
- Nhà trường cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất.
- Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục sử dụng thực hiện đề
tài “ Đổi mới phương pháp giáo dục” trong những năm tiếp theo để nâng cao
chất lượng giáo dục cho trẻ.
Trên đây là đề tài nghiên cứu và các giải pháp thực hiện “Đổi mới phương
pháp giáo dục” của tôi đã nghiên cứu và thực hiện trong lớp tôi chủ nhiệm. Tuy
nhiên, không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong ý kiến nhận xét góp ý của
các quý cấp, lãnh đạo để tôi thực hiện tốt, mang lại hiệu quả cao.
Xin chân thành cảm ơn!
Ba Lòng, ngày 20 tháng 3 năm 2010
Người viết
Trần Thị Hương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu tôi sữ dụng trong đề tài này:
- Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp giáo dục mầm non.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non. Xuất bản năm
2007 của Vụ giáo dục mầm non.
Người thực hiện: Trần Thị Hương Năm học 2009-2010
6

- Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (mẫu
giáo lớn 5-6 tuổi). Xuất bản năm 2009 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Cập nhật thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.

MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài Trang 1
II. Cơ sở lý luận Trang 2
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Trang 2
1. Đối tượng nghiên cứu Trang 2
2. Phương pháp sử dụng nghiên cứu Trang 2
IV. Nội dung nghiên cứu……………………………………………
.Trang 2
1. Thực trạng vấn đề đặt ra và sự cần thiết để tiến hành thực hiện giải
pháp Trang
2
2. Tính thuyết phục…………………………………………………
.Trang 3
3. Các giải pháp thực hiện Trang 3
V. Kết quả nghiên cứu Trang 4
VI. Kết luận Trang
5
Người thực hiện: Trần Thị Hương Năm học 2009-2010
7

VII. Đề nghị, đề xuất………………………………………………
Trang 5
Người thực hiện: Trần Thị Hương Năm học 2009-2010
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×