Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

skkn mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.55 KB, 6 trang )

Phòng Giáo Dục – Đào Tạo U Minh
Trường Mầm Non Sơn Ca Khánh An
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI HÌNH THÀNH
NGÔN NGỮ VÀ CHỮ VIẾT
Người thực hiện: Hồ Thị Diễm
Nhóm lớp: LÁ
Năm học: 2009 – 2010
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở lứa tuổi mẫu giáo như “búp non trên cành” như “ trang giấy trắng” chính
môi trường gia đình, nhà trường và xã hội là cái nôi để trẻ phát triển tốt. Nếu chúng
ta không quan tâm đến nhu cầu tâm sinh lý và giáo dục thì trẻ phát triển theo hướng tự
phát. Chính vì lẽ đó chúng ta đã đưa ra một số hoạt động rất cần thiết ở nhà trường
cho trẻ vừa chơi vừa học, tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp như: sờ, ngửi,
nếm, trồng cây, tưới hoa hoặc phát âm chữ cái, viết chữ, số viết, vẽ, tô màu… Tôi thấy
tất cả các môn học và góc chơi đều tạo cho trẻ có môi trường lành mạnh và hứng thú,
phát triển tích cực, chủ động của trẻ. Trong đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ em rất
quan trọng vì ngôn ngữ trẻ phát ra thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc, nhận thức của
trẻ đối với sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh trẻ. Nếu như ngôn ngữ của trẻ
không được uốn nắn ngay từ đầu về cách phát âm, vần, tiếng , thanh nói tròn câu thì
hình thành ở trẻ ngôn ngữ tự phát hoặc nói theo người lớn mà không hiểu ý nghĩa của
câu trẻ nói.
Bên cạnh đó ngôn ngữ của trẻ còn gắn chặt với chữ viết trẻ có thể nhận ra mặt
chữ quen thuộc như o, ô, ơ … qua những sự vật, sự việc xung quanh trẻ môn làm quen
chữ viết rất quan trọng giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nghe, nói, nhìn, đọc, viết, chơi chữ
cái đặc biệt là với tác phẩm văn học được coi là một trong các phương tiện để phát
triển ngôn ngữ . Từ đó chúng ta phải rèn luyện cho trẻ phát âm đúng từ, vần, câu ngay
từ khi còn ở nhà trẻ đến mẫu giáo lớn. Thông qua chữ viết trẻ thể hiện được cảm xúc
của mình cho mọi người hiểu không cần phải phát âm. Tập cho trẻ có thói quen ngồi


đọc, ngồi viết ngay ngắn, đúng tư thế và chữ viết tròn, đẹp không sai lỗi.
Trang 1
Đây là việc trang bị cho trẻ khả năng phát âm, đọc, viết, nghe và không nói
ngọng, nói lắp, nói đớt để trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ, chữ viết. Tôi đã xác định tầm
quan trọng ở hai lĩnh vực này và đã tìm cho mình những phương pháp giảng dạy phù
hợp với đặc điểm, khả năng của trẻ phù hợp với điều kiện thuận lợi của nhà trường và
địa phương khắc phục khó khăn bằng một số biện pháp để hướng dẫn trẻ phát triển tốt
về ngôn ngữ, chữ viết.
II – THỰC TRẠNG:
Năm 2009 – 2010 tôi được lãnh đạo nhà trường phân công dạy lớp lá. Lớp học có
38 cháu đặc biệt là hiện tại chúng ta dạy theo hướng đổi mới hình thức, lồng ghép
các môn học, các chủ điểm tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực và sáng tạo các
chuyên đề làm quen chữ viết ngày càng nâng cao hơn trước đây, trong khi khả năng
nhận thức của trẻ ở vùng sâu còn chậm vì đa số các cháu không có điều kiện để tiếp
cận với môi trường làm quen với chữ viết. Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đối
với trẻ về nhu cầu tâm sinh lí của con em mình.
Để dạy tốt môn học này tôi có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu, toàn thể giáo viên nhà
trường tạo điều kiện cho tôi thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn. Tôi được đi học, có
tài liệu tham khảo, được xây dựng chuyên đề huyện, dự giờ rút kinh nghiệm, nhà
trường còn cung cấp các trang thiết bị phục vụ giảng dạy.
- Riêng bản thân tôi tự làm đồ dùng, đồ chơi theo từng chủ điểm, làm các thẻ
chữ cái, chữ số, phóng to tranh truyện thơ, chữ cái, sử dụng hợp lí các đồ dùng sẵn có.
- Đối với phụ huynh học sinh: Tôi đã tuyên truyền về tầm quan trọng về việc
đưa trẻ đi học mẫu giáo và phụ huynh rất nhiệt tình đưa trẻ đến trường và quan tâm
đến việc học tập của con em mình, phụ huynh còn đóng góp một số đồ dùng như: Hột,
hạt, hộp thuốc tây, tranh ảnh, sách báo nên việc tiếp thu của trẻ ngày càng phong phú
hơn.
2. Khó khăn:

- Đặc thù vùng quê của tôi phát âm chưa chuẩn như từ “ vâng ” phát âm thành
từ “ dân ” hoặc từ “ rổ ” phát âm thành từ “ gỗ ”.
- Các cháu chổ ở cách xa trường, đường đi qua đò, đi bộ, nhà nghèo nên đa số
các cháu chưa làm quen với lớp mầm, chồi. Chưa được làm quen với môi trường học
và chơi, chưa biết cầm bút, viết và tô chữ cái, có thói quen cầm bút bằng tay trái từ gia
đình, phát âm chưa rõ ràng, còn nói ngọng, nói lắp.
- Tuy nhà trường có cung cấp đồ dùng nhưng còn rất hạn chế.
- Cơ sở vật chất: Hiện tại trường đã được sửa sang sạch đẹp, có điện, quạt. Bên
cạnh đó trường chưa có sân chơi, nhà vệ sinh, đồ chơi còn hạn chế.
Trang 2
Từ những thực trạng như trên tôi đã tìm tòi, học hỏi và trao dồi cùng bạn đồng
nghiệp để tìm ra những biện pháp khắc phục và những phương pháp giảng dạy phù
hợp với trẻ. Để giúp trẻ học tốt các môn học trong đó có môn làm quen với chữ viết.
III – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Hình thành ngôn ngữ cho trẻ:
Trẻ học tốt được môn làm quen chữ viết, không nói ngọng, lắp, cầm bút bằng
tay phải và ngồi đúng tư thế, phát âm đúng từ, vần, thanh, tiếng, các chữ cái.
- Muốn giờ học đạt kết quả cao là giáo viên phải thật sự “ yêu nghề, mến trẻ ”.
Biết được nhu cầu tâm sinh lí của trẻ, trẻ cần gì ? Trẻ thích chơi gì ? Làm gì ?. Tạo
môi trường lành mạnh phong phú hấp dẫn để trẻ tham gia phát huy tốt tính tích cực
và sáng tạo của mình thông qua mọi hoạt động . Do đó tôi ân cần quan tâm gần gũi
với, nói chuyện với trẻ phát âm rõ ràng đúng vần, âm hoặc kể chuyện hay đọc thơ
cũng rõ ràng phát âm chuẩn. Tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tự do, thoải mái tạo
cơ hội cho trẻ nghe âm thanh khác nhau từ môi trường xung quanh.
- Tạo môi trường kí hiệu phong phú ( chữ viết, ký hiệu giao thông …) có đủ
trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi như: rối, sách, tranh truyện, sách khổ to, chữ to, băng
đài, cát – set … Góc sách / thư viện được đặt nơi yên tĩnh.
- Chú ý lắng nghe trẻ nói: Giúp đỡ, khích lệ, động viên thu hút trẻ trò chuyện
với cô giáo, với bạn và những người khác.
- Hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học thiếu nhi phù hợp với khả

năng của trẻ. Tổ chức cho trẻ hoạt động kết hợp với lời nói trong các trò chơi, bài hát,
đóng kịch. Ví dụ: Chơi “cánh cửa diệu kì”, đóng kịch: “Chú dê đen” trẻ thể hiện được
giọng điệu của từng nhân vật.
- Tôn trọng khuyến khích sự sáng tạo của trẻ khi sử dụng câu, từ phong phú
phù hợp.
- Cô quan sát đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của từng trẻ để lên kế hoạch phù
hợp với khả năng của trẻ trong lớp.
- Phát hiện sớm những trẻ có khó khăn về ngôn ngữ từ đó có biện pháp thích
hợp để giúp đỡ trẻ.
Ví dụ: Lớp tôi có rất nhiều trẻ nói lắp thì tôi dạy trẻ phát âm chậm rãi rõ ràng và
hướng cho trẻ suy nghĩ ý định trước khi mình nói và không lặp đi lặp lại một từ cho
trẻ kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của mình, cô tuyên dương
trước tập thể.
Đối với những cháu ngôn ngữ phát triển tốt tôi cho cháu nhận biết thêm về một
số vốn từ có tính gần gũi sáng tạo.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ như: Tích hợp vào các
chủ đề theo kinh nghiệm và khả năng của trẻ, nội dung tích hợp có mối liên hệ xoay
quanh chủ đề. Trò chuyện với trẻ kể chuyện theo tranh có chủ đề, kể chuyện theo đồ
vật, đồ chơi, kể chuyện tiếp nối theo chuyện của cô, các trò chơi phát triển ngôn ngữ.
Trang 3
“ Đọc” sách tranh, sách truyện, tạo ra một câu chuyện từ một ( nhiều) bức tranh, kể
chuyên sáng tạo theo tưởng tượng ghi nhớ. Làm sách, “viết ” thư, “viết ” danh sách
“viết” nhãn mác …Cho trẻ cùng tham gia với cô.
2. Hình thành chữ viết trẻ mẫu giáo:
Chữ viết chỉ là tiết làm quen đối với lứa tuổi mẫu giáo. Nhưng nó cũng có tầm
quan trọng rất cao. Nếu chưa làm quen thì trẻ bước vào lớp 1 rất lúng túng và bở ngỡ.
Vì vậy tôi lên kế hoạch kiểm tra lại khả năng nhận biết của từng cháu để lên kế hoạch
cụ thể.
- Trước tiên tôi kết hợp chặt chẽ với nhà trường, phụ huynh và gần gũi tiếp xúc
với trẻ. Cho trẻ làm quen với môi trường sư phạm cho trẻ phát âm từ qua hình ảnh, bài

thơ, câu đố … Trẻ cầm bút để tô hoặc vẽ.
- Thường xuyên kết hợp với phụ huynh, tuyên truyền với phụ huynh khi giao
tiếp với trẻ, phát âm rõ ràng, chuẩn, tập cho trẻ cầm đũa, muỗng bằng tay phải, tập
phát âm các đồ dùng trong gia đình, các chữ cái có trong tranh ảnh. Tôi luôn quan tâm
đến các cháu tiếp thu chậm, cá biệt.
- Sau khi tìm hiểu và nắm được nhận thức từng cháu về khả năng cầm viết, tô
chữ in rỗng, viết chữ in mờ. Từ đó tôi thường xuyên rèn luyện cho cháu mọi lúc mọi
nơi, cho trẻ tiếp xúc với các mặt chữ thông qua trò chơi, kể chuyện theo tranh, tìm các
chữ cái đã học trong từ.
Ví dụ: Tôi cho trẻ làm quen chữ cái b, d, đ chủ đề “ Thế giới thực vật ”.
- Tôi kể cho trẻ nghe từng đoạn trong truyện “ Quả bầu tiên” kết hợp cho trẻ
xem tranh thể hiện các từ chứa chữ cái b, d, đ như: Tranh chứa từ “ Quả bầu tiên ” tên
địa chỉ cho trẻ tìm chữ cái đã học. Cô giới thiệu chữ cái mới b, d, đ cho trẻ quan sát và
phát âm.
- Cho trẻ tiếp xúc với mặt chữ cái bằng cách giơ thẻ chữ theo yêu cầu của cô
mỗi lần giơ cho trẻ cùng phát âm và quan sát lẫn nhau.
- Cho trẻ ôn luyện các chữ cái b, d, đ qua trò chơi tìm và gạch dưới các chữ b,
d, đ trong đoạn truyện và điền số vào ô trống. Sau đó tuyên dương .
Cho trẻ sử dụng cuốn bé tập tô, tìm chữ b, d, đ in đậm …
- Bên cạnh đó cho cháu quan sát từ các bảng biểu, kí hiệu, góc chơi, sơ đồ lớp
học ghi tên của trẻ, bé đến lớp, bé ngoan viết tên trẻ hoặc viết tên vào các vở học, đồ
dùng cá nhân để trẻ biết tên mình có những chữ cái gì ? hoặc tên bạn là gì ?. Giúp trẻ
trong giờ học, giờ chơi tôi luôn lồng ghép môn chữ viết để cháu tô hoặc viết, phát âm
thường xuyên rèn luyện cháu kỹ năng cầm bút và ngồi viết đúng tư thế.
- Tôi luôn quan tâm đến cách đọc và phát âm chữ viết của trẻ. Tôi bày cách cho
trẻ phát âm chữ cái cùng nhau, nhóm.
- Tôi thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Tôi ý thức được
trình độ chuyên môn phụ thuộc vào học hỏi, tham khảo tài liệu, sáng kiến khi dạy
tham dự chuyên đề do cấp trên tổ chức do đó dù hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn
Trang 4

nhưng tôi vẫn cố gắng khắc phục đầu tư hết mình vào việc giảng dạy hy sinh vì đàn
cháu thân yêu. Tôi luôn nắm bắt được phương pháp giảng dạy theo hình thức đổi mới
như hiện nay. Song bên cạnh tự bồi dưỡng tôi luôn kết hợp với nhà trường để cung
cấp những đồ dùng cần thiết phục vụ cho bài dạy. Kết hợp với phụ huynh về việc học
tập của trẻ khi ở nhà.
- Tôi luôn rèn luyện chữ viết của mình để trẻ thấy đó là tấm gương noi theo.
- Thường xuyên rèn luyện kỹ năng viết cho trẻ bên cạnh đó trong giờ chơi tôi
cùng trò chuyện với trẻ để biết trẻ thích gì và cần gì ?. Hiểu được nhận thức của trẻ ở
môn làm quen với chữ viết, trò chuyện với trẻ nhiều hơn qua đó rèn luyện cho trẻ cách
phát âm, đối với những từ trẻ nói đớt, ngọng, lắp, tôi quan tâm bằng cách cho trẻ phát
âm chậm từng từ, từng chữ, từng câu, luyện cho trẻ lời nói dứt khoát không ngọng,
lắp, để phát triển tốt ngôn ngữ giao tiếp.
- Đối với cháu hay nghịch hay phá, cắn bạn trong giờ học tôi cho cháu ngồi gần
cô để quan sát và sửa khi trẻ có hành động sai, động viên trẻ kịp thời, tuyên dương
khích lệ trẻ không la rầy, áp đặt trẻ. Động viên trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng
các bạn.
Từ những biện pháp dạy cháu làm quen chữ viết nhằm giúp trẻ sớm hoàn thiện
kỹ năng nghe, nhìn, nhận xét mặt chữ, biết đọc, biết viết Chính vì vậy việc dạy cháu
làm quen chữ viết là một vấn đề rất quan trọng nó không thể thiếu được ở lứa tuổi
mẫu giáo.
IV – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ:
- Thông qua kinh nghiệm tôi áp dụng những biện pháp trên các cháu học sinh
lớp tôi tiến bộ rất nhiều giờ đây cháu nào cũng biết đọc, biết viết, phát âm chuẩn, ngồi
và cầm bút đúng theo qui định, không còn nói ngọng, nói lắp …viết chữ rất đẹp. Cháu
thích nghi được nề nếp lớp học nhất là một số cháu nắm được kỹ năng cơ bản của
môn học làm quen chữ viết.
- Ngôn ngữ của trẻ đã đạt kết quả cao trẻ không còn nói ngọng, đớt hoặc nói
lắp, phát âm tròn câu, biết dùng ngôn ngữ để khen, chê, xấu, đẹp. Biết dùng ngôn ngữ
để thể hiện tình cảm, cảm xúc và tỏ thái độ với người khác theo chiều hướng tốt.
- Hiện nay lớp tôi đã có đến 100% cháu biết đọc, biết viết các chữ cái, có thể

nhận biết được chữ cái thông qua các trò chơi ghép nét cong, nét thẳng hoặc các nét
của 24 chữ cái. Trẻ sờ và đoán được tên chữ cái đó. Trẻ nhận biết tên mình trong các
đồ dùng cá nhân không cần phải có ký hiệu. 100% trẻ ngồi đúng tư thế và cách cầm
bút. Thông qua các môn học, trò chơi trẻ rất nhanh nhẹn phát âm đúng từ, tiếng, mô tả
được chữ cái để đố bạn, có thể đọc được các chữ cái qua tranh ảnh, sách báo, và còn
sáng tạo them là tự gáp vần như “chữ a và o ” hoặc chữ “ c và ô ”.
- Đối với những cháu cá biệt cũng đi vào nề nếp tích cực tham gia các hoạt
động cùng với cô và các bạn. Phụ huynh đã ý thức được tầm quan trọng của việc đi
học mẫu giáo nên rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Tôi thấy rất vui
mừng vì sự hy sinh của mình để giúp các cháu được tiến bộ nhiều hơn và là chủ nhân
tương lai của đất nước.
Trang 5
V – BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Là người giáo viên đứng lớp tôi cần phải trao dồi trình độ chuyên môn và
tham gia các lớp học như đại học mầm non để có kiến thức giảng dạy cao hơn, dạy trẻ
theo hướng tích cực chủ động không còn thụ động, áp đặt như trước, lời nói nhẹ
nhàng, thoả mãn để cho trẻ thể hiện được những gì đã tiếp thu. Không gò bó áp đặt
trẻ.
- Cô giáo cần yêu nghề mến trẻ gần gũi ân cần chăm sóc các cháu hết lòng
thương yêu trẻ vì cô giáo ở trường là tấm gương cho trẻ là người Mẹ thứ hai của trẻ
“Cô giáo như Mẹ hiền” luôn luôn triều mến và trân trọng ý kiến của trẻ và tình cảm
trong sáng của trẻ đối với cô.
VI – KẾT LUẬN:
Qua đây là bài học kinh nghiệm và một số phương pháp chung về việc dạy trẻ
học tốt các môn học trong đó có môn làm quen chữ viết. Mặc dù vận dụng vào thực
trạng ở lớp đạt kết quả tốt nhưng vẫn còn nhiều thiếu xót, cần học hỏi thêm. Kính
mong ban lãnh đạo xem xét đóng góp ý kiến để kinh nghiệm của tôi hoàn thành và đạt
kết quả tốt hơn.
Khánh An, ngày 11 tháng 10 năm 2009
Người viết


Hồ Thị Diễm
Trang 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×