Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG (Kỳ 6) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.06 KB, 5 trang )

VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
(Kỳ 6)

2. Thể Hỏa uất:
- Phép trị: Thanh hỏa trừ uất.
- Với mục đích: chống co thắt, chống tiết HCl, kháng sinh, kháng viêm
bằng cơ chế bền thành mạch hoặc ức chế Leucotrien.
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc Hương cúc bồ đề nghệ gồm Hương phụ 8g, Cúc tần 12g, Mã
đề 12g, Xương bồ 8g, Nghệ vàng 6g. Nhưng tăng liều Mã đề 20g hoặc gia thêm
Bối mẫu 16g, Nhân trần 20g, Chi tử 12g, Bồ công anh 20g.
+ Bài thuốc Hóa can tiễn hợp với Tả kim hoàn.
+ Bài thuốc Thanh cao ẩm.
+ Phương huyệt như trong thể Khí uất (trệ), nhưng châm tả thêm Hợp
cốc, Nội đình 1 phút.
3. Thể Huyết ứ:
- Phép trị: Hoạt huyết, tiêu ứ, chỉ huyết.
- Với mục đích: chống xung huyết và cầm máu ngoài tác dụng chống co
thắt và chống tiết HCl dạ dày.
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc Hương cúc bồ đề nghệ gồm Hương phụ 8g, Cúc tần 12g, Mã
đề 12g, Xương bồ 8g, Nghệ vàng 6g. Gia Cỏ mực, Trắc bá diệp sao đen.
+ Bài thuốc Tiêu dao gia Uất kim gồm Sài hồ 8g, Bạch thược 8g, Phục
linh 10g, Đương quy 8g, Bạch truật 8g, Sinh cam thảo 8g, Uất kim 6g. Gia Cỏ
mực, Trắc bá diệp sao đen.
+ Bài Tứ vật đào hồng gồm Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Sinh
địa, Đào nhân, Hồng hoa gia Cỏ mực, Trắc bá diệp sao đen.
Cụ thể trong chứng Vị quản thống thể Huyết ứ nên dùng bài Tiêu dao gia
Uất kim hoặc Hương cúc bồ đề nghệ nhưng tăng liều Uất kim hoặc Khương hoàng
12g, Cỏ mực (sao đen) 12g, Trắc bá diệp (sao đen) 12g.
+ Về phương huyệt nên châm tả Thái xung, Huyết hải, Hợp cốc. Nếu bệnh


nhân xuất huyết tiêu hóa có kèm rối loạn huyết động nên xử trí cấp cứu bằng y học
hiện đại.
4. Thể Tỳ Vị hư hàn:
- Phép trị: Ôn trung kiện tỳ.
- Với mục đích: kích thích tiết dịch vị, điều hòa nhu động dạ dày ruột, cải
thiện tuần hoàn niêm mạc dạ dày và kích thích tổng hợp Glucoprotein và
Prostaglandine E
2
, I
2
.
- Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài Hoàng kỳ kiến trung thang (Kim quỹ yếu lược) gồm Hoàng kỳ 10g,
Can khương 6g, Cam thảo chích 8g, Bạch thược 8g, Hương phụ 8g, Cao lương
khương 8g, Đại táo 3 quả. Gia Đại hồi 4g, Ích trí nhân 8g, Bạch đậu khấu 4g, Thảo
quả 6g.
Nếu bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, lợm giọng bội Hoàng kỳ 16g, Cam
thảo chích 12g. Nếu bệnh nhân đầy chướng bụng, tiêu sệt bội thêm Can khương
8g, Cao lương khương 8g.
Vị thuốc Dược tính YHCT Vai trò
Hoàng kỳ Ngọt, ấm. Bổ Tâm khí, thăng dương khí của Tỳ Quân
Cao lương
khương
Cay, nóng. Ôn Tỳ vị Thần
Can
khương
Cay, ấm. Trợ dương, cứu nghịch, trừ hàn, chỉ
thống, chỉ nôn, chỉ huyết.
Thần
Cam thảo

chích
Ngọt, ấm. Bổ Tỳ thổ, bổ trung khí Thần
Hương
phụ
Cay, ngọt, đắng, bình. Sơ can, lý khí, chỉ thống Thần
Bạch
thược
Đắng, chua, hơi hàn.
Dưỡng huyết, liễm âm. Lợi tiểu, nhuận gan.

Đại táo Ngọt, ấm. Bổ trung ích khí, hòa hoãn dược tính. Tá
+ Phương huyệt: gồm Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Thái bạch,
Phong long, Tỳ du, Đại đô, Thiếu phủ. Ôn châm hoặc cứu các huyệt nói trên.
+ Dưỡng sinh: phương pháp Xoa trung tiêu.

(Bài giảng Bệnh học và điều trị. Tập 3. Bộ môn YHCT. Trường ĐHYD
TP Hồ Chí Minh)

×