Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án lớp 2 tuần 34(đủ), phông chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.89 KB, 25 trang )

TUẦN THỨ 34
Ngày soạn: 24 / 04 /2010
Ngày giảng: 26 / 04 / 2010
Thứ hai, ngày 26 tháng 04 năm 2010
Chào cờ
Tập trung toàn trường
Tiết 2 + 3 Tập đọc
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
* Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của
phương ngữ .
* Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .
* Đọc với giọng kể chuyện, nhẹ nhàng, phân biệt được lời của các nhân vật
trong truyện.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
* Hiểu ý nghĩa các từ mới: ế hàng, hết nhẵn .Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài :
Câu chuyện cho ta thấy sự thông cảm sâu sắc và cách an ủi rất tế nhị của một bạn
nhỏ đối với bác hàng xónm làm nghề nặn đồ chơi. Giáo dục các con lòng nhân
hậu, tình cảm quý trọng người lao động .
II- Đồ dùng dạy học:
* Tranh minh hoạ trong bài tập đọc.Một số con vật nặn bằng bột
*Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy – học :
1. Ổn định tổ chức
2-Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên đọc và trả lời câu hỏi về
nội dung bài Lá cờ.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả
lời các câu hỏi cuối bài .
- Nhận xét cho điểm HS


3. Bài mới
HĐ.1 Giới thiệu bài và ghi bảng
HĐ2 .Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu đoạn 1,2 -Theo dõi và đọc thầm theo
Giọng kể, nhẹ nhàng, tình cảm.
Giọng bạn nhỏ, xúc động, cầu khẩn khi
giữ bác hàng xóm ở lại thành phố :
Nhiệt tình, sôi nổi khi hứa sẽ cùng các
bạn mua đồ chơi của bác.
+ Giọng bác bán hàng trầm buồn khi
than phiền độ này chẳng mấy ai mua
đồ chơi của bác: Vui vẻ khi cho rằng
vẫn còn nhiều trẻ thích đồ chơi của
bác .
b) Luyệnđọc câu , phát âm từ khó
- Yêu cầu HS đọc từng câu . - Mỗi HS đọc một câu theo hình thức
nối tiếp .
- Tổ chức cho HS luyện phát âm các từ
làm đồ chơi, sào nứa, xúm lại, nặn,làm
ruộng, suýt khóc, lợn đất, trong lớp, hết
nhẵn hàng, nông thôn .
c) Luyện đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa
từ khó
- Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc
từng đoạn trước lớp .
- Tìm cách đọc và luyện đọc đoạn.
Chú ý các câu sau :
Tôi suýt khóc / nhưng cố tỏ ra bình
tĩnh .//

- Bác đừng về / Bác ở đây làm đồ
chơi/ bán cho chúng cháu// ( giọng
cầu khẩn).
- Nhưng độ này / chả mấy ai mua đồ
chơi của bác nữa .// ( giọng buồn).
- Cháu mua / và sẽ rủ bạn cháu cùng
mua // ( giọng sôi nổi ).
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn
trước lớp. GV và cả lớp theo dõi để
nhận xét .
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1,2,3
(đọc 2 vòng).
- Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc
theo nhóm .
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm
của mình, các bạn trong nhóm chỉnh
sửa lỗi cho nhau .
d) Thi đọc -Đại diện các nhóm đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh
Tiết 2
HĐ3 .Tìm hiểu bài
- Gọi 2 HS đọc lại bài, 1 HS đọc phần
chú giải .
- 2 HS đọc theo hình thức nối tiếp
- 1 HS đọc phần chú giải .
- Bác Nhân làm nghề gì ? - Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng
bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như
thế nào ?
- Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía,

tò mò xem bác nặn .
- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi
của bác như thế ?
- Vì bác nặn rất khéo : ông Bụt,
Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt,
con gà… sắc màu sặc sỡ .
- Vì sao bác Nhân định chuyển về quê ? - Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện,
không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
- Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi
bác Nhân quyết định chuyển về quê ?
- Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh để
nói với bác : Bác ở đây làm đồ chơi
bán cho chúng cháu .
- Thái độ của bác Nhân ra sao ? - Bác rất cảm động
- Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác
Nhân vui trong buổi bán hàng cuối
cùng?
- Bạn đập con lợn đất, đếm được
mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền,
nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi
của bác.
- Hành động của bạn nhỏ cho con thấy - Bạn rất nhân hậu, thương người và
bạn là người thế nào ? luôn muốn mang đến niềm vui cho
người khác./ Bạn rất tế nhị ./ Bạn hiểu
bác hàng xóm, biết cách an ủi bác ./
- Thái độ của bác Nhân ra sao ? - Bác rất vui mừng và thêm yêu công
việc của mình .
- Qua câu chuyện con hiểu điều gì ? - Cần phải thông cảm , nhân hậu và
yêu quý người lao động .
- Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với

bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó
đắt hàng .
- Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn
cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng
quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu ./…
- Bạn nhỏ trong truyền rất thông minh,
tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp
đỡ động viên bác Nhân.
4. Củng cố, dặn dò
- Gọi 3 HS lên đọc truyện theo (người
dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé ).
- Con thích nhân vật nào ? Vì sao ? - Con thích cậu bé vì cậu là người
nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với
người khác .
- Con thích bác Nhân vì bác có đôi
bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi rất đẹp.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị
bài sau .
Tiết 4: Toán
Tiết: 106 ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I- Mục tiêu:
Giúp HS củng cố :
* Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học
* Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia .
* Nhận biết một phần tư số lượng thông qua hình minh hoạ .
* Giải toán bằng một phép tính chia
*Số 0 trong phép cộng và phép nhân .
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ

III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài tập của HS
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài :
- Nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng .
HĐ. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự
làm bài .
- Làm bài vào vở bài tập, 16 HS nối tiếp
nhau đọc bài làm phần a của mình trước
lớp, mỗi HS chỉ đọc một con tính .
- Hỏi : Khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay
kết quả của 36 : 4 không ? Vì sao ?
- Có thể ghi ngay kết quả 36 : 4 = 9 vì
nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ
được thừa số kia .
- Nhận xét bài làm của HS .
Bài 2
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm
bài .
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài
vào vở bài tập .
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng
biểu thức trong bài.
- Nhận xét bài của HS và cho điểm
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài . - Có 27 bút chì màu, chia đều cho 3

nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy bút chì
màu ?
- Có tất cả bao nhiêu bút chì màu ? - Có tất cả 27 bút chì màu
- Chia đều cho 3 nhóm nghĩa là chia như
thế nào ?
-Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau .
- Vậy để biết mỗi nhóm nhận được mấy
chiếc bút chì màu ta làm như thế nào ?
- Ta thực hiện phép chia 27 : 3
Bài giải :
Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là :
27 : 3 = 9 ( chiếc bút)
Đáp số : 9 chiếc bút
- Chữa bài và cho điểm HS .
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài - Hình nào được khoanh vào một phần
tư số hình vuông ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời . - Hình b đã được khoanh vào một phần
tư số hình vuông.
- Vì sao em biết được điều đó ? - Vì hình b có tất cả 16 hình vuông, đã
khoanh vào 4 hình vuông.
- Hình a đã khoanh vào một phần mấy số
hình vuông, vì sao em biết điều đó ?
- Hình a đã khoanh vào một phần năm
số hình vuông, vì hình a có tất cả 20
hình vuông, đã khoanh vào 4 hình
vuông.
Bài 5
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống .
- Hỏi : Mấy cộng 4 thì bằng 4 ? - 0 cộng 4 bằng 4.

- Vậy điền mấy vào chỗ trống thứ nhất ? - Điền 0
- Tự làm các phần còn lại
- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì
điều gì sẽ xảy ra ?
- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0
thì kết quả chính là số
- Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác
thì điều gì xảy ra ?
- Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số
khác thì kết quả vẫn bằng 0.
4.Củng cố, dặn dò :
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ
trợ kiến thức cho HS .
Ngày soạn: 25 / 04 /2010
Ngày giảng: 27 / 04 / 2010
Thứ ba, ngày 27 tháng 04 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 167: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I- Mục tiêu:
Giúp HS :* Kĩ năng xem giờ trên đồng hồ ( giờ đúng, giờ khi kim phút chỉ đến số
3 hoặc số 6 ).
* Củng cố biểu tượng về đơn vị đo độ dài .
*Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo là lít, là đồng ( tiền Việt Nam).
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ; Phiếu bài tập
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài :

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng
HĐ2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- Quay mặt đồng hồ đến các vị trí trong phần
a của bài và yêu cầu HS đọc giờ .
- Đọc giờ : 3 giờ 30 phút, 5 giờ 15
phút, 10 giờ, 8 giờ 30 phút.
- Yêu cầu HS quan sát các mặt đồng hồ ở
phần b.
- Yêu cầu đọc giờ trên mặt đồng hồ a. - 2 giờ
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? - Là 14 giờ
- Vậy đồng hồ A và đồng hồ nào chỉ cùng một
giờ ?
- Đồng hồ A và đồng hồ E chỉ cùng
1 giờ .
- Làm tương tự với các đồng hồ còn lại.
- Nhận xét bài làm của HS .
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài toán Can bé đựng 10 l nước mắm, can to
đựng nhiều hơn can bé 5 l nước
mắm. Hỏi can to đựng bao nhiêu lít
nước mắm ?
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống Bài giải :
nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài . Can to đựng số lít nước mắm là:
10 + 5 = 15 ( l )
Đáp số : 15 l
- Nhận xét bài của HS và cho điểm
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài - Bạn Bình có 1000 đồng.Bạn mua
một con tem để gửi thư hết 800

đồng.Hỏi bạn Bình còn mấy trăm
đồng ?
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài, thống nhất
phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài.
Bài giải :
Bạn Bình còn lại số tiền là :
1000 - 800 = 200 ( đồng )
Đáp số : 200 đồng
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 4
- Bài tập yêu cầu các em tưởng tượng và ghi
lại độ dài của một số vật quen thuộc như bút
chì, ngôi nhà …
- Đọc câu a : Chiếc bút bi dài khoảng 15… và
yêu cầu HS suy nghĩ để điền tên đơn vị vào
chỗ trống trên .
- Trả lời : Chiếc bút bi dài khoảng 15
cm .
- Nói chiếc bút bi dài 15 mm có được không ?
Vì sao ?
- Vì 15 mm quá ngắn ,không có
chiếc bút bi bình thường nào lại
ngắn như thế .
- Nói chiếc bút bi dài 15 dm có được không ?
Vì sao ?
- Không được vì như thế là quá dài .
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài,
sau đó chữa bài và cho điểm HS .
4. Củng cố, dặn dò :
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ

kiến thức cho HS .
Tiết 2: Chính tả: (Nghe – viết)
Tiết 67: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I: Mục tiêu:
1. Nghe - viết đúng bài tóm tắt ND truyện: Người làm đồ chơi
2. Viết đúng những chữ có âm, vần dễ lẫn do ánh hưởng của cách phát âm địa phương :
tr/ch; l/n
II: Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 - 3 HS lênbảng viết tiếng có âm
đầu là: s,x
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
b. Hướng dẫn nghe viết
- GV đọc mẫu lần 1 bài chính tả - HS chú ý nghe
- 2 HS đọc bài
-HDHS nhận xét
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả - Nhân
+ Tên riêng của người viết ntn ? - Viết hoa chữ cái đầu tiên
*. Luyện viết bảng con
+ GV đọc - HS lên bảng con tiếng khó
Nặn, chuyển, ruộng, dành
*. Viết bài
-GV đọc - HS viết bài vào vở
d.Chấm chữa bài
- GV đọc lại bài - HS dùng bút chì soát lỗi
- GV thu 1/3 số vở chấm điểm
c. Hướng dẫn làm bài tập

*Bài 2 (a) - HS nêu yêu cầu bài tập
- trăng, trăng, trăng, trăng, chăng - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét
*. phép cộng, cọng rau Cồng chiêng, còng lưng
*. Bài 3 (a)
Trồng trọt, chăn nuôi, trĩu quả, cá trôi, cá
chép, cá trắm chuồng lợn, chuồng trâu,
chuồng gà, trông rất ngăn nắp
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vào nháp + 1 HS lên bảng
làm
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét sửa sai cho HS
4. Củng cố – dặn dò:
- Nêu nội dung bài
- GVNX bài viết, nhận xét giờ học
Dặn dò: về nhà học bài chuẩn bị bài sau .
Thể dục
Chuyền cầu-trò chơi - con cóc là cậu ông trời
Ị Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người, yêu cầu tiếp tục nâng cao khả năng đón và
truyền cầu chính xác.
- Ôn trò chơi: " Con cóc là cậu ông trời" yêu cầu tham gia chơi 1 cách chủ động.
IỊ địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập
- phương tiện : 1 còi, kẻ vạch cho trò chơi
III Nội dung và phương pháp:
Nội dung Định
lượng
Phương pháp

Ạ Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung giờ
tập

10'
ĐHTT: X X X X X
X X X X X
X X X X X
(
2. Khởi động:
- Giận chân tại chỗ, xoay các khớp cổ
tay, cổ chân, xoay khớp đầu gối, hông,
vai, tay, chân, lườn, bụng nhảy của bài
phát triển chung.
2 x 8 nhịp
b. Phần cơ bản: 20' ĐHTL như tiết 61
ạChuyền cầu theo nhóm 2 người
- GV chia tổ cho HS tập luyện
- GV theo dõi HD cho HS
b. Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời
- GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách
chơi
- GV cho HS ôn lại vần điệu và cho 1
nhóm chơi thử.
- HS chơi trò chơi
10
C. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát 2-3' đi đều
theo 2-4 hàng dọc và hát
5

- Một số động tác thả lỏng
- Trò chơi hồi tĩnh
- Hệ thống toàn bài
- Nhận xét giờ học
- Giao bài tập về nhau
1-2'
1'
1'
X X X X X
X X X X X
X X X X X
(
Tiết 4: Đạo đức Dành cho địa phương
Tiết 34: THỰC HÀNH BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
*Biết lợi ích của nmột số loài vật đối với cuộc sống
*Cần bảo vệ loài vật có ích để bảo vệ môi trường trong lành
*Biết cách bảo vệ loài vật có ích .
II Chuẩn bị:
Tranh một số loài vật được nuôi có ích
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :
Em làm gì để giữ VS nơi công cộng ? HS nêu, lớp nhận xét
GV nhận xét , chính xác hoá ND bài
3. Bài mới :
HĐ1. GT và ghi bảng
HĐ2. HD tìm hiểu bài

+ Tổ chức trò chơi “Đoán xem con gì ?”
Tổ chức cho từng nhóm đố nhau
VD :
Con gì báo hiệu trời đã sáng mau thức
dậy?
Con gì giúp người nông dân cày ruộng ?
Con gì xới dất tơi xốp cho bác nông dân?
Con gì chăm chỉ hút phấn hoa ?
HS nối tiếp nhau trả lời câu đố của bạn
GV nhận xét , Kết luận
Thảo luận nhóm :
Cho Hs thảo luận theo nhóm HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
Em biết những con vật có ích nào ? Đại diện nhóm trình bày
Hãy kể các ích lợi của chúng ?
Em cầcn làm gì để bảo vệ loài vật có ích ?
Thấy người làm hại đến các con vật có
ích, em cần làm gì ?
GV nhận xét , chính xác hoá
4. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học . HD VN thực hiện tốt
nội dung bài , cần thực hành hàng ngày
Tiết 3: Kể chuyện
Tiết 34: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I: Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng nói
- Dựa vào chí nhớ và nội dung tóm tắt kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu
chuyện: Người làm đồ chơi
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể
cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe:

- Có khả năng tập chung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét lời kể của bạn, kể tiếp lời
của bạn.
II: Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III: Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Kể chuyện:Bóp nát quả cam - 2HS kể
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
b. Hướng dẫn kể chuyện
- Dựa vào nội dung tóm tắt, kể lại từng
đoạn câu chuyện.
- 1HS đọc yêu cầu và ND tóm tắt từng
đoạn.
- GV mở bảng phụ viết sẵn ND tóm tắt
từng đoạn.
- Lớp đọc thầm lại
-HS kể từng đoạn truyện trong nhóm
- Thi kể tứng đoạn truyện trong lớp .
- GVNX đánh giá.
Kể toàn bộ câu chuyện: - HS nối tiếp nhau kể toàn bộ câu
chuyện.
- Lớp nhận xét bình chọn những HS
kể chuyện hấp dẫn.
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện - Chọn HS khá giỏi kể toàn bộ câu
chuyện
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nêu nội dung câu chuyện
- GVNX tiết học, khen ngợi những em kể
chuyện tốt.

Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học
- HS chú ý nghe
Tiết 3 : Tập viết
Tiết 34: Ôn các Chữ hoa A, M, N ,Q , V (Kiểu 2)
I. Mục tiêu:
Giúp HS :Ôn lại cách viết chữ hoa A, M, N, Q, V ( kiểu 2 )
* Viết đúng đẹp các chữ hoa, các cụm từ ứng dụng
*Biết cách nối từ các chữ hoa sang các chữ đứng liền sau .
GD HS ý thức rèn chữ giữ vở
II. Đồ dùng dạy học :
* Các chữ hoa A, M, N, Q, V ( kiểu 2 ) .
* Các cụm từ ứng dụng viết trên bảng lớp.
* Vở Tập viết 2 , tập hai
III- Các hoạt động dạy – học
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng viết chữ hoa V (kiểu 2 ) - Thực hiện các yêu cầu của GV .
- 2 HS lên bảng viết chữ Việt .
- Kiểm tra vở Tập viết của một số HS
- Nhận xét từng HS
3. Dạy – học bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài :
- Giờ Tập viết hôm nay chúng ta sẽ ôn lại
cách viết các chữ hoa A, M, N, Q, V kiểu 2 và
viết các cụm từ ứng dụng .
HĐ2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát số nét, qui trình viết chữ A, M,
N, Q, V( kiểu 2 ):
- Gọi HS quan sát và nói lại quy trình viết các

chữ hoa A, M, N, Q, V ( kiểu 2)
- HS nêu nhận xét , quy trình viết các
chữ hoa như đã hướng dẫn ở các tiết học
trước.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung - Nhận xét, bổ sung
- Nếu HS không nói rõ, GV có thể nêu lại quy
trình viết các chữ hoa như đã viết cụ thể ở
từng bài.
- Theo dõi
b) Viết bảng
- Gọi HS lên bảng viết và viết vào bảng con
từng chữ .
- Mỗi chữ hoa 2 HS lên bảng viết, HS
dưới lớp viết bảng con
- Chữa những lỗi cho HS .
HĐ: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng .
- Gọi HS đọc các cụm từ ứng dụng - 3 HS đọc nối tiếp : Việt Nam, Nguyễn
ái Quốc, Hồ Chí Minh.
- Nhận xét gì về các cụm từ ứng dụng - Đều là các từ chỉ tên riêng
- GV giải thích thêm về các tên của Bác Hồ .
b) Quan sát và nhận xét
- So sánh chiều cao của các chữ với chữ
thường.
- Chữ hoa V, N, Q, H, C, M cao 2 li
rưỡi; chữ g, h cao 2 li rưỡi; các chữ còn
lại cao 1 ly
c) Viết bảng
- Yêu cầu 8 HS lên viết bảng . HS dưới lớp
viết vào bảng con từng chữ .

- Viết bảng.
- Nhận xét, sửa cho HS
*Hướng dẫn viết vào Vở tập viết
- Chỉnh sửa lỗi cho HS . - Viết theo yêu cầu của GV
+ Mỗi chữ cái hoa viết 1 dòng cỡ nhỏ
+ Mỗi từ ứng dụng viết 1 dòng cỡ nhỏ
- Thu và chấm 10 bài.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành nốt bài viết
trong vở Tập Viết 2, tập hai.
Tiết 3: Tự nhiên xã hội
Tiết 34: ÔN TẬP : TỰ NHIÊN
I- Mục tiêu:
- HS hệ thống lại các kiến thức đã học về các loài cây, con vật và về Mặt
Trời, Mặt Trăng, các vì sao .
- Ôn lại kỹ năng xác định phương hướng bằng mặt trời.
- Tham quan khung cảnh thiên nhiên ở sân trường
- Có tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên .
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ của HS ở hoạt động nối tiếp bài 32.
- Giấy, bút.
- Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên .
III- Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Kết hợp trong giờ kiểm tra việc nắm bắt
bài học của học sinh
3. Bài mới
HĐ1. GT và ghi bảng

HĐ2. HD nội dung
+) Nêu tên các con vật mà em biết, nơi
sống của chúng.
Chia lớp thành 6 nhóm, Các nhóm thảo
luận ghi kết quả trên phiếu.
Nơi sống Con vật Cây cối
Trên cạn
Dưới nước
Trên
không
Trên cạn
và dưới
nước
Từng nhóm trình bày
GV nhận xét , kết luận :
Các loài vật sống khắp nơi trên cạn , dưới
nước , trên không .,…
+) HD học sinh nói về bầu trời - Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi :
+ Em biết gì về bầu trời, ban ngày và - Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các .
ban đêm ( có những gì, chúng như thế
nào?)
thành viên trả lời, sau đó phân công ai
nói phần nào - chuẩn bị thể hiện kết quả
dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo
:Lần lượt nối tiếp nhau
- Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ,
hướng dẫn các nhóm .
- Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết
quả .
- Các nhóm trình bày . Trong khi nhóm

này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để
nhận xét.
- Chốt :
+ Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau
về hình dạng ? Có gì khác nhau ( về ánh
sáng, sự chiếu sáng ). Mặt Trời và các vì
sao có gì giống nhau không ? ở điểm nào ?
- HS trả lời cá nhân câu hỏi này .
+) Quan sát cảnh đẹp ở sân trường Cho HS đi theo hàng dọc ở sân trường
YC HS quan sát trên sân trường và nói lại
những gì mà em quan sát được
Một số HS nếu ý kiếnvề : lớp học , thư
viên, nhà bếp , cây cối ,…
4. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học, HD VN chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 26 / 04 /2010
Ngày giảng: 28 / 04 / 2010
Thứ tư, ngày 28 tháng 04 năm 2010
Tiết 2:Toán
Tiết 168: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp)
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- ôn tập củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã được học (độ dài, khối lượng,
thời gian)
- Rèn kỹ năng làm tính giải toán với các số đo theo đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời
gian
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ; Phiếu bài tập
- Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS Chữa bài 4
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 :
Trong các hoạt động trên Hà dành nhiều
thời gian nhất cho HĐ học.
- Nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm vào nháp, nêu miệng
=> GV nhận xét sửa sai cho HS - Lớp nhận xét
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập
Giải
Hải cân nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Đ/S : 32 kg
Bài 3 :
Giải -HS nêu yêu cầu bài tập
Nhà Phương cách xã định xã là: - HS phân tích bài toán giải vào vở
20 - 11 = 9 (km) -Lớp nhận xét
=> GV nhận xét sửa sai cho HS
Bài 4:
Bơm xong lúc:
9 + 6 = 15 (giờ)
15 giờ hay là 3 giờ chiều
Đ/S: 3 giờ chiều
4.Củng cố – dặn dò:
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học
Tiết 3: Tập đọc

Tiết 102: ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết nghỉ hơi đúng
- Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, phù hợp với việc ngợi tả cảnh thiên nhiên và
cảnh sinh hoạt êm ả, thanh bình.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc
- Hiểu nội dung bài: Tả cảnh đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ
quấn quýt bên mẹ. Qua bài văn thấy hiện lên hình ảnh rất đẹp, rất đáng kính trọng của anh
Hùng lao động Hồ Giáo
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2,3 HS Đọc bài " Người làm đồ
chơi"
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài
b. Giảng bài
- GV đọc mẫu toàn bài - HS chú ý lắng nghe
- GVHD cách đọc
c. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong
bài (chú ý đọc đúng 1 số từ ngữ )
*. Đọc từng đoạn trước lớp - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
trước lớp
- HS rút ra từ cần giải nghĩa
*. Đọc từng đoạn trong nhóm - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
trong nhóm

*. Thi đọc giữa các nhóm Các nhóm thi đọc ĐT, CN (đoạn, cả
lớp)
-GV nhận xét chữa - Lớp nhận xét
* Đọc đồng thanh - Lớp đọc đồng thanh 1 lần
d. Tìm hiểu bài
- Không khí và bầu trời mùa xuân trên
đồng cỏ ba vì đẹp ntn ?
- không khí trong lành và rất ngọt
ngào .
- Bầu trời: cao vút, ngập tràn cả những
đám mâỵ
- Tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện tình
cảm đàn bê của anh Hồ Giáo
- Đàn bê quanh quẩn ở bên anh, giống
như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ.
đàn bê cứ quấn vào chân anh Hồ
Giáo….
Tìm những từ ngữ hình ảnh thể hiện tình
cảm của những con bê cáị
Dụi mõm, vào anh nũng nịu có con
còn sún vào lòng anh……….
- Theo em vì sao đàn bê yêu quý anh Hồ
Giáo như vậy ?
- vì anh yêu quý chúng chăm bẵm
chúng như con .
*. luyện đọc lại - 3-4 HS thi đọc lại bài văn.
(nhận xét)
4. Củng cố – dặn dò:
Nêu nôi dung bài - 1 HS
Dặn dò: Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị

bài sau .
* Nhận xét tiết học.
Tiết 4: Tập làm văn
Tiết 34: KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
* Biết cách giới thiệu về nghề nghiệp của người thân theo các câu hỏi gợi ý.
* Tự giới thiệu bằng lời của mình, theo những điều mà mình biết về nghề nghiệp
của người thân .
*Viết được những điều đã kể thành đoạn văn có đủ ý, đúng về câu.
II. Đồ dùng học tập:
* Tranh của tiết Luyện từ và câu tuần 33
* Tranh của một số nghề nghiệp khác .
* Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý .
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2 .Kiểm tra bài cũ
- Gọi 5 HS đọc đoạn văn kể về một việc tốt
của con hoặc của bạn con
- 5 HS đọc bài làm của mình
- Nhận xét và cho điểm.
3. Dạy - học bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài
- ở lớp mình , bố mẹ của các em có những công
việc khác nhau.
Trong tiết Tập làm văn hôm nay, lớp
mình sẽ được biết về nghề nghiệp ,
công việc của những người thân trong
gia đình từng bạn.
HĐ2 Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu . - 2 HS đọc yêu cầu của bài và câu hỏi
gợi ý .
- Cho HS tự suy nghĩ trong 5 phút - Suy nghĩ .
- GV treo tranh đã sưu tầm để HS định hình
nghề nghiệp , công việc
- Gọi HS tập nói. Nhắc HS nói phải rõ 3 ý để
người khác nghe và biết được nghề nghiệp,
công việc và ích lợi của công việc đó .
- Nhiều HS được kể .
- Sau mỗi HS nói, GV gọi 1 HS khác và hỏi :
Con biết gì về bố(mẹ, anh, chú …) của bạn ?
- HS trình bày lại theo ý bạn nói
- Tìm ra các bạn nói hay nhất .
- Sửa nếu các con nói sai, câu không đúng ngữ
pháp. - Ví dụ :
- Cho điểm những HS nói tốt . + Bố con là bộ đội. Hàng ngày bố con
đến trường dạy các chú bộ đội bắn
súng, tập luyện đội ngũ. Bố con rất
yêu công việc của mình vì bố con đã
dạy rất nhiều chú bộ đội khoẻ mạnh,
giỏi để bảo vệ Tổ quốc .
+ Mẹ của con là cô giáo. Mẹ con đi
dạy từ sáng đến chiều. Tối đến mẹ
con còn soạn bài, chấm điểm. Công
việc của mẹ được nhiều người yêu
quý vì mẹ dạy dỗ trẻ thơ nên người .
Bài 2
- GV yêu cầu và để HS tự viết - HS viết vào vở .
- Gọi HS đọc bài của mình . - Một số HS đọc bài trước lớp .

- Gọi HS nhận xét bài của bạn - Nhận xét bài bạn
- Cho điểm những bài viết tốt .
- Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS
lên thực hành. Khuyến khích , tuyên
dương các em nói bằng lời của mình.
Tình huống a :
Thật tiếc quá / Thế à ! Đọc xong bạn
kể cho tớ nghe nhé./ Không sao, cậu
đọc xong cho tớ mượn nhé ./…
Tình huống b:
Con sẽ cố gắng vậy./ Bố sẽ gợi ý cho
con nhé./ Con sẽ vẽ cho thật đẹp./
Tình huống c:
Vâng, con sẽ ở nhà ./ Lần sau, mẹ
cho con đi với nhé./…
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu . - Đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS tự tìm một trang sổ liên - HS tự làm việc
lạc mà mình thích nhất , đọc thầm và nói lại
theo nội dung :
- 5 đến 7 HS được nói theo nội dung
và suy nghĩ của mình .
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi
đọc xong trang sổ đó .
-
- Nhận xét và cho điểm HS
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra .
Ngày soạn: 27 / 04 /2010
Ngày giảng: 29 / 04 / 2010
Thứ năm, ngày 29 tháng 04 năm 2010
Thể dục:
Kiểm tra Chuyền cầu
I Mục tiêu:
- Kiểm tra đánh giá được kết quả chuyền cầu theo nhóm 2 người
II địa điểm – phương tiện:
- Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện : còi, 5 quả cầu
III Nội dung - phương pháp:
Nội dung Định
lượng
Phương pháp
Ạ phần Mở đầu:
- GV phổ biến nội dung bài học
- Xoay các khớp vai, hông, gối…
* Ôn một số động tác của bài TDPT
chung
10
X X X X X
X X X X X
X X X X X
(

- Tâng cầu cá nhân
- Tâng cầu theo nhóm 2 người
B. Phần cơ bản: 20'
ạ Nộidung kiểm tra:

- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
b. Phương pháp kiểm tra:
- 2 người đứng ở 2 bên vạch giới hạn ,
chuyền cầu cho nhau
(mỗi HS chuyền cầu 1-3 lần )
c.Cách đánh giá:
- Hoàn thành đón và chuyền cầu tối
thiểu được 1 lần
- Chưa hoàn thành : Không đón và
chuyền cầu được lần nàọ
c. Phần kết thúc: 5
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát
- Một số động tác thả lỏng
- GV nhận xét công bố kết quả
Tiết 1: Toán
Tiết 169: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I- Mục tiêu :
Giúp HS :
* Biểu tượng về đoạn thẳng, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình
vuông, hình tứ giác, hình chữ nhật .
*Phát triển trí tưởng tượng thông qua bài tập vẽ hình mẫu .
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Bộ dạy hình học; Một số mô hình các hình học đơn giản
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài VN của HS
3. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài :

- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên
bảng .
HĐ2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- Chỉ từng hình vẽ trên bảng và yêu cầu
HS đọc tên của từng hình
-Đọc tên hình theo yêu cầu
Bài 2
- Cho HS phân tích để thấy hình ngôi
nhà gồm 1 hình vuông to làm thân nhà, 1
hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tứ
giác làm mái nhà, sau đó yêu cầu các em
vẽ hình vào vở bài tập .
Bài 3
-Gọi 1 HS đọc đề bài - Đọc đề bài trong SGK
- Vẽ hình phần a lên bảng , sau đó dùng
thước để chia thành 2 phần, có thể thành
- Lựa chọn cách vẽ và lên bảng vẽ :
hoặc không thành 2 hình tam giác, sau
đó yêu cầu HS lựa chọn cách vẽ đúng.
Chữa bài tập
a, Hai hình tam giác
Làm bài:
b, Một tam giác và một hình tứ giác
- Chữa bài và cho điểm HS .
Bài 4
GV vẽ lên bảng
- Hình bên có mấy tam giác , là những
tam giác nào?
- Có bao nhiêu tứ giác, đó là những hình

nào?
Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những
hình nào?
- Có 5 tam giác: là hình 1, hình 2, hình 3,
hình 4, hình (1+2)
- Có 5 tứ giác, đó là hình (1+3), hình (2+4),
hình (1+2+3), hình (1+2+4), hình
(1+2+3+4)
- Có 3 hình chữ nhật (1+3), hình (2+4), hình
(1+2+3+4)
4. Củng cố , dặn dò
Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ
trợ kiến thức cho HS
Tiết 4: Thủ công
Tiết 34: ÔN TẬP THỰC HÀNH DƯỚI HÌNH THỨC
THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức kĩ năng của HS qua sản phẩm là một trong những sản phẩm thủ
công đã học .
II. Đồ dùng dạy học
- Một số sản phẩm thủ công đã học;
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Đề bài : Em hãy làm 1 trong những sản phẩm
thủ công đã học
- GV cho HS quan sát lại một số sản phẩm
thủ công đã học
- GV tổ chức cho học sinh thực hành làm

Tổ chức cho HS làm con bướm bằng
giấy
- GV quan sát ,HD thêm chi những HS còn
lúng túng
HĐ2. Hướng dẫn quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu con bướm mẫu gấp bằng
giấy và đặt câu hỏi định hướng cho HS quan
sát
Con bướm được làm bằng gì?
Có những bộ phận nào ?
Làm bằng giấy
Đầu , cánh ,…
Sau đó GV gỡ hai cánh bướm trở về tờ giấy
hình vuông để HS nhận xét về cách gấp bướm
( nếp gấp cách đều ).
HĐ3. Giáo viên hướng dẫn mẫu HS chú ý theo dõi
Yêu cầu HS nhắc lại quy trình gấp , cắt
Bước 1: Cắt giấy
Bước 2 : Gấp cánh bướm
Bước 3: Buộc thân bướm
Bước4: Buộc thân bướm
Bước 5: Làm râu bướm
GV nhận xét, chính xác hoá
HĐ4. Thực hành
Cho HS thực hành gấp , cát con bướm HS thực hành
GV đi quan sát, giúp đỡ
HĐ5 Nhận xét, đánh giá
YC học sinh trưng bày sản phẩm HS nhận xét , đánh giá sản phẩm
Bình chọn sản phẩm đẹp , đúng kĩ thuật
nhất

Tuyên dương những học sinh có sản phẩm
đẹp
4. Củng cố , dặn dò
Nhận xét , đánh giá tiết học
HD VN . chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 28 / 04 /2010
Ngày giảng: 30 / 04 / 2010
Thứ sáu, ngày 30 tháng 04 năm 2010
Tiết 1: Toán
Tiết 170: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC( Tiếp theo )
I- Mục tiêu:
Giúp HS củng cố :
* Kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
* Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác
*Phát triển trí tưởng tượng cho HS thông qua xếp hình.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ; Bộ đồ dùng dạy học
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài VN của HS
3. Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu bài :
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên
bảng .
HĐ2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường
gấp khúc sau đó làm bài và báo cáo kết quả .
- Đọc tên hình theo yêu cầu

Bài 2
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình
tam giác sau đó thực hành tính
Bài 3
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình
tứ giác sau đó thực hành tính
- Chu vi của hình tứ giác đó là :
5 cm + 5 cm + 5 cm + 5cm = 20 cm
- Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm
gì ?
- Các cạnh bằng nhau
- Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của
hình tứ giác này theo cách nào nữa ?
- Bằng cách thực hiện phép nhân 5 cm x 4
Bài 4
- Cho HS dự đoán và yêu cầu các em tính độ
dài của hai đường gấp khúc để
- Độ dài đường gấp khúc ABC dài : 5 cm + 6
cm = 11 cm
kiểm tra .
- Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là :
2cm + 2cm + 2cm + 2 cm + 2cm + 1 cm =
11 cm
Bài 5
- Tổ chức cho HS thi xếp hình
- Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều
bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng
cuộc .
4. Củng cố, dặn dò :
- Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ

kiến thức cho HS .
Mĩ thuật
Vẽ tranh: đề tài - phong cảnh
I.Mục tiêu:
- HS nhận biết được tranh phong cảnh
- Cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên
- Biết cách vẽ tranh phong cảnh
- Nhớ lại và vẽ được 1 bức tranh phong cảnh theo ý thích
II. Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm tranh phong cảnh
- Màu, vở vẽ
III. Các hoạt động dạy học.
Ạ Kiểm tra bài cũ: -
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2. Giảng bài
*Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- Giới thiệu tranh ảnh - HS quan sát
- Tranh phong cảnh thường vẽ những gì ? - Nhà, cây, cổng, làng, con đường….
- Tranh phong cảnh có thể vẽ thêm những
gì ?
- Người , con vật
*Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh ?
- Yêu cầu HS nhớ lại những cảnh đẹp
xung quanh mình. Tìm cảnh định vẽ.
- GV gợi ý cách vẽ.
- Hình ảnh chính vẽ trước, vẽ to, rõ và
khoảng giữa phần giấỵ
+ Hình ảnh phụ vẽ sau

+ Vẽ màu theo ý thích
- HS chú ý nghe
*Hoạt động 3: Thực hành - HS vẽ vào VTV
- GV cho hs xem các bài vẽ đẹp khen
ngợi 1 số HS làm bài tốt
- HS tự nhận xét bài của bạn
C. Củng cố – Dặn dò:
- Hoàn thành tốt bài vẽ để chuẩn bị cho
cuối năm.
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3: Luyện từ và câu
Tiết 34: TỪ TRÁI NGHĨA - TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I- Mục tiêu:
1. Củng cố hiểu biết về từ ngữ trái nghĩa .
2. Mở rộng vốn từ chỉ nghề nghiệp
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Làm lại bài tập 2 (1HS)
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
b. Hướng dẫn giải các bài tập
* Bài tập 1 (viết) - 1 HS đọc yêu cầu
- Những con bê cái: Như những bé gái
rụt rè, ăn nhỏ nhẹn từ tốn
- 2 HS lên bảng + lớp làm vào vở
Những con bê đực như những bé trai
nghịch ngợm bạo dạn táo tợn ăn vội vàng

gấu nghiến, hùng hục…
- HS nhận xét
=> GV sửa sai chi HS
*. Bài tập 2 (miệng) - 1 HS đọc yêu cầu bài tập
Trẻ con trái nghĩa với người lớn - HS làm nháp, nêu miệng
Cuối cùng trái nghĩa đầu tiên, bắt đầụ. - Lớp nhận xét
Xuất hiện trái nghĩa biến mất, mất tăm …
Bình tĩnh trái nghĩa quống quýt,
hoảng hốt…
=> GV sửa sai chi HS
*. Bài tập 3 (miệng) 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- công nhân - d - HS làm nháp, nêu miệng
- nông dân - a - Lớp nhận xét
- bác sẻ - e
- công an - b
- người bán hàng - c
4. Củng cố- dặn dò
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học

Âm nhạc
Học hát: bài hát tự chọn Trò chơi : chim bay - cò bay
I Mục tiêu:
- Học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu bài: Bà Còng
- Tập biểu diễn các bài hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc múa
- Nghe hát và thực hiện trò chơi
- Nghe hát thực hiện trò chơi
II Các hoạt động dạy học:
Ạ KTBC: Hát bài : Bắc kim thang (2HS)
B. Bài mới

1. GTB : Ghi đầu bài
2. Giảng bài :
HĐ1 : Dạy bài hát " bà Còng"
-GV giới thiệu về bài hát
-GV hát mẫu 1 lần - Học sinh chú ý nghe
- GV hát mẫu lần 2 + động tác phụ hoạ.
- GV đọc lời ca -HS đọc lời ca (ĐT)
-GV dạy hát từng câu - HS hát theo sự HD của GV
- GVHDHS 1 số động tác phụ hoạ - HS thực hiện
- 1 số nhóm HS lên biểu diễn
- GVNX tuyên dương - HS nhận xét
HĐ2: Trò chơi: Chim bay, cò bay
- GV hát và tổ chức trò chơi
- GVHD cách chơi - HS chơi trò chơi
-GV quan sát sửa cho HS - HS đứng vòng tròn
C. Củng cố – dặn dò:
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học.
Tiết 3: Chính tả ( Nghe – viết )
Tiết 68: ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I- Mục tiêu:
Giúp HS :
* Nghe, viết đúng, đẹp đoạn từ Giống như . đòi bế .
*Làm dúng các bài tập chính tả, phân biệt ch/tr; dấu hỏi / dấu ngã.
*Rèn ý thức rèn chữ giữ vở cho HS.
III – Đồ dùng dạy học:
*Bảng phụ
IV- Các hoạt động dạy học
1.Ổn định tổ chức
2-Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS viet các từ
cần chú ý phân biệt trong giờ học trước.
Yêu cầu HS dưới lớp viết vào nháp .
tìm và viết các từ có chứa âm ch/ tr .
- Yêu cầu HS đọc các từ mà các bạn tìm
được .
- Nhận xét cho điểm HS .
3. Dạy - học bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài
-Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và
viết lại một đoạn trong bài tập đọc Đàn bê
của anh Hồ Giáo và làm các bài tập chính
tả.
HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- GV đọc đoạn văn cần viết . - Theo dõi bài trong SGK.
- Đoạn văn nói về điều gì ? - Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với
anh Hồ Giáo
- Những con bê đực có đặc điểm gì đáng
yếu ?
- Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy
quầng lên đuổi nhau.
- Những con bê cái thì ra sao ? - Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé
gái .
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Tìm tên riêng trong đoạn văn ? - Hồ Giáo
- Những chữ nào thường phải viết hoa ? - Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài
phải viết hoa .
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Gọi HS đọc các từ khó :quấn quýt, quần

vào chân, nhảy quầng, rụt rè, quơ quơ.
- HS đọc cá nhân .
- 3 HS lên bảng viết các từ này.
- HS dưới lớp viết vào nháp .
- Nhận xét và chữa lỗi cho HS nếu có .
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu . - Đọc yêu cầu của bài .
- Gọi HS thực hành hỏi đáp theo cặp 1 HS
đọc câu hỏi. 1 HS tìm từ .
- Nhiều cặp HS được thực hành. Ví dụ:
HS1 : Chỉ nơi tập trung đông người
mua bán .
HS 2 : Chợ
Tiến hành tương tự với các phần còn lại
a) Chợ- chò – tròn
b) Bảo – hổ – rỗi ( rảnh )
Khen những cặp HS nói tốt, tìm từ đúng,
nhanh
Bài 3
- Trò chơi : Thi tìm tiếng
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi
nhóm 1 tờ giấy to và 1 bút dạ. Trong 5 phút
các nhóm tìm từ theo yêu cầu của bài, sau
đó dán tờ giấy ghi kết quả của đội mình lên
bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng
sẽ thắng .

- HS hoạt động trong nhóm
- Một số đáp án :
a) Chè, tràm, trúc, chò, chỉ, chuối, chanh,
chay, chôm chôm.
b) Tủ, đũa , chõ, võng, chảo, chổi …
- Yêu cầu HS đọc các từ tìm được - Cả lớp đọc đồng thanh
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
4. Củng cố dặn dò:
Nhận xét, đánh giá tiết học - Chuẩn bị cho bài sau

×