Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KÌ II VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.87 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THCS BẢO CƯỜNG
Họ và Tên:……………………………………….
Lớp: ………………
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 1009-2010
Mơn : NGỮ VĂN 9
Thời gian: 45p (Khơng kể thời gian giao đề)

Điểm Lời phê của thầy giáo
Phần I : Trắc nghiệm 12 câu (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu
trả lời đúng nhất.
“Cái mạnh của con người Việt Nam khơng chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới
đều thừa nhận là sự thơng minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích
trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một u cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái
mạnh đó cũng còn tồn tại khơng ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do
thiên hướng chạy theo những mơn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và
sáng tạo bị hạn chế do lỗi học chay, học vẹt nặng nề. Khơng nhanh chóng lấp những lỗ
hổng này thì thật khó bề phát huy trí thơng minh vốn có và khơng thể thích ứng với nền
kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi khơng ngừng”.
(Theo Ngữ văn 9, tập II)
1/ Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A/ Lập luận
B/ Biểu cảm
C/ Miêu tả
D/ Tự sự
2/ Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
A/ Cái mạnh trong học tập của con người Việt Nam
B/ Cái yếu trong lao động của con người Việt Nam
C/ Cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam
D/ Sự sáng tạo của con người Việt Nam trong lao động
3/ Câu nào sau đây nêu chủ đề của đoạn văn trên ?


A/ Cái mạnh của con người Việt Nam khơng chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới
đều thừa nhận là sự thơng minh, nhạy bén với cái mới
B/ Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một u
cầu hàng đầu.
C/ Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại khơng ít cái yếu
D/ Gồm A và C
4/ Theo tác giả, cái mạnh của con người Việt Nam thể hiện ở mặt nào sau đây ?
A/ Khả năng sáng tạo
B/ Khả năng thích ứng nhanh
C/ Sự thông minh nhạy bén với cái mới
D/ Khả năng vận dụng các kiến thức vào thực tế
5/ Đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn trên là gì ?
A/ Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật
B/ Nghệ thuật miêu tả sắc nét
C/ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
D/ Lập luận giản dị mà chặt chẽ
6/ Câu văn “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả
thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới”. Thuộc loại câu nào
xét về cấu tạo ?
A/ Câu đặc biệt
B/ Câu đơn
C/ Câu ghép
D/ Câu rút gọn
7/ Cụm từ những môn học “thời thượng” thuộc loại nào dưới đây ?
A/ Cụm tính từ
B/ Cụm danh từ
C/ Cụm động từ
D/ Cụm C-V
8/ Dấu ngoặc kép ở từ thời thượng có tác dụng gì ?
A/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

B/ Hàm ý ca ngợi
C/ Hàm ý mỉa mai
D/ Đánh dấu phần được trích dẫn
9/ Câu “Không nhanh chóng lấp những lỗ hỏng này thì thật khó bề phát huy
trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng
đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” Rút gọn thành phần nào ?
A/ Vị ngữ
B/ Chủ ngữ
C/ Phụ ngữ
D/ Trạng ngữ
10/ Cụm từ nào dưới đây không có vai trò liên kết trong đoạn văn trên ?
A/ Cái mạnh của con người Việt Nam
B/ Bản chất trời phú ấy
C/ Nhưng bên cạnh cái mạnh đó
D/ Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này
11/ Tác giả của đoạn văn trên?
A-Vũ Khoan
B-Lí Lan
C-Nguyễn Đình Thi
12/ Đoạn văn trên có mấy câu?
A-5 Câu
B-6 Câu
C-8 Câu
Phần II : Tự luận (7 điểm)
Câu 1 : 2 điểm
Đoạn kết thúc một bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạch”
a/ Hãy chép tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ (0,5đ)
b/ Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào ? của ai ? (0,5đ)
c/ Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ? Từ đó em hiểu gì về
chủ đề của bài thơ ? (1 điểm)

Câu 2 : (5điểm) “……. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nét trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”
(Mùa Xuân nhỏ nhỏ - Thanh Hải)
Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải
: Muốn được cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời
chung – cho đất nước
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II- MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9
Phần I : Trắc nghiệm
Mỗi câu đúng ghi 0,25điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp
án
A C D C D C B C B A A A
Phần II : Tự luận
Câu 1 : 2 điểm
a/ Chép chính xác 3 câu thơ còn lại của bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn
Duy theo SGK tập II - lớp 9 để hoàn chỉnh khổ thơ
b/ - Nêu được tên bài thơ “Ánh trăng”
- Tên tác giả bài thơ : Nguyễn Duy
c/ Giải thích được vầng trăng trong bài thơ mang rất nhiều ý nghĩa tượng
trưng
+ Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là người bạn
suốt thời nhỏ tuổi, rồi thời chiến tranh ở rừng.
+ Vầng trăng là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, hơn thế, trăng còn là vẻ

đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống
+ Ở khổ thơ cuối cùng, trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng
thể phai mờ, là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà
thơ và cả mỗi chúng ta. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên
nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy, bất di
Chủ đề của bài thơ “Ánh trăng”
+ Bài thơ là tiếng lòng, là những suy ngẫm thấm thía, nhắc nhở ta về thái
độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên
nhiên, đất nước, bình dị hiền hậu
+ Bài thơ có ý nghĩa nhắc nhở, củng cố người đọc thái độ sống “Uống nước
nhớ nguồn” ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ
Câu 2 : 5điểm
A/ Gợi ý nội dung phần thân bài
Từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát
vọng thiết tha làm “Mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời
1/ Đó là ước nguyện được sống đẹp, có ích cho đời
Muốn làm chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca
Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp, ước nguyện của Thanh Hải
2/ Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm
nhường
- Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời
- Ý thức về sự đóng góp của mình : Dù nhỏ bé nhưng là các tinh tuý cao đẹp
của tâm hồn mình đóng góp cho đất nước.
- Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc : Chỉ xin làm một nốt trầm khiêm
tốn trong hoà ca chung
Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước
nguyện chung của nhiều người.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc, đặt cái vô
hạn của đất trời bên cạnh hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và
xã hội

- Ước nguyện hiến dâng ấy lặng lẽ, suốt đời sống đẹp
* Khổ thơ thể hiện cảm xúc một vấn đề nhân sinh lớn lao
Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta cùng
hiểu hơn vẽ đẹp tâm hồn của nhà thơ
B/ Yêu cầu về hình thức :
Bài viết có bố cục đủ 3 phần
Biết phân tích thơ
C/ Biểu điểm :
* 4,5 – 5.0 kĩ năng phân tích tốt. Bài đúng hướng, sâu sắc, mạch lạc, chân
thành. Văn có hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả
* 2,5 – 4.0 Biết cách tổ chức một bài làm văn phân tích thơ. Bài đúng hướng
chân thành. Văn có đoạn suông, còn một số lỗi về diễn đạt và chính tả
* 0 – 2 chưa hiểu đề, hầu như không làm được gì
• Lưu ý : Làm tròn điểm lẻ theo đúng qui chế
Trân trọng những bài làm đạt cả hai (hoặc chỉ một) mặt sau :
- Có ý tưởng riêng một cách hợp lý
- Có cách hành văn có nét riêng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh
Lê thị nhung

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×