Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Công nghệ thông tin và việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.51 KB, 2 trang )

CNTT với GDĐT />1 of 2 7/21/2006 1:52 PM
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỆC ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
GS. HOÀNG KIẾM, Dr. - GĐ Trung tâm Phát triển CNTT, ĐHQG TP. HCM
I. Đặt vấn đề
Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề thách thức của toàn cầu. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực
đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục-đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui
mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo. Ngày 17-10-2000, Bộ chính trị đã ra chỉ thị số
58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Chỉ thị cũng nêu rõ cần đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác giáo dục và
đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục
đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dụ
c và đào tạo, phát triển đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu
toàn xã hội.
2. Phân tích, đánh giá khả năng ứng dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin trong giáo
dục đào tạo.
Hiện nay nhiều thành tựu to lớn của kỹ thuật tin học và viễn thông tiên tiến đã được áp dụng rộng rãi vào giáo
dục và đào tạo cho phép nâng cao khả năng xử lý thông tin, khả năng quản lý, truy cập, hỏi
đáp, cập nhật,
truyền bá nhanh chóng thông tin góp phần tích cực vào quá trình truyền thụ tri thức, đổi mới cách thức tổ chức
dạy và học hướng về nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin... Chúng ta có thể điểm qua một số khía cạnh sau
đây:
2.1. Công nghệ phần mềm dạy học: đổi mới cách dạy, học và tăng cường khả năng phát triển
trí tuệ của học sinh
Một trong những y
ếu tố quan trọng của giáo dục đào tạo là rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo cho
người học. CNTT với các phương tiện phong phú đa dạng đã cho phép mở ra các lĩnh vực, phương pháp
nghiên cứu phân tích mới, yểm trợ quá trình tư duy sáng tạo như khả năng xử lý văn bản, hình ảnh, âm
thanh, truy cập thông tin. Cùng với các phương tiện truyền thông đa dạng, đa chức năng, đa phương
tiện, các thể hiện trực quan, các khả năng mô phỏng. cho phép thiết lập nhanh chóng các mô hình
nghiên cứu. Nhờ các phương tiện mới, các nhà giáo dục có thể tập trung nhiều hơn vào tiến trình tổ chức


rèn luyện tư duy cho học sinh, hướng dẫn tổ chức nghiên cứu khoa học qua các phương pháp thu thập,
xử lý, phân tích thông tin tiên tiến trong một môi trường đầy đủ chất liệu thông tin và nhiều phương tiện
yểm trợ cho rèn luyện tư duy sáng t
ạo.
2.2. Công nghệ đa phương tiện (multimedia), sách giáo khoa và thư viện điện tử đổi mới
phương pháp tổ chức và phân phát thông tin tri thức
Khả năng xử lý hypertext, phép tích hợp các văn bản, hình ảnh động, phương tiện multimedia, thư tín
điện tử, thực tế ảo,. đã góp phần đáng kể vào quá trình chuẩn bị và phân phát sách giáo khoa. Sách giáo
khoa điện tử với khả năng trình diễn bằng giao tiếp tươ
ng tác đã trở thành công cụ mạnh mẽ yểm trợ
cho quá trình truyền thụ tri thức. Khả năng phát triển của mạng máy tính và các ứng dụng phong phú
của nó, cho phép phát triển các thư viện điện tử, phát hành nhanh chóng sách giáo khoa trên diện rộng
với giá thành hợp lý nhất cùng với khả năng truy cập thông tin nhanh nhất của sách giáo khoa điện tử
thông qua các phần mềm máy tính cho phép nhanh chóng đưa vào sách giáo khoa các tri thức mới, các
thành tựu mới của khoa học kỹ thuậ
t và công nghệ và nhanh chóng đến tay ngưới học. Thư viện
truyền thống sẽ trở thành thư viện điện tử với một khối lượng tri thức khổng lồ trải rộng trên
phạm vi toàn cầu và có thể truy cập vào bất cứ lúc nào. Sách giáo khoa và thư viện điện tử đã góp
phần rất quan trọng vào việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượ
ng giáo dục đào
tạo.
2.3. Công nghệ Mạng đổi mới phương thức tổ chức dạy và học
Nhờ xa lộ thông tin và kỹ thuật truyền thông tiên tiến, lớp học không còn bị lệ thuộc vào yếu tố không
gian và thời gian . Sự phát triển của thư tín điện tử tương tác qua không gian điều khiển (cyberspace)
cho phép liên lạc thường xuyên giữa thầy và trò, giữa gia đình và học đường. Lớp họ
c sẽ giành nhiều thời
gian cho nghiên cứu thông tin do xa lộ thông tin mang lại và qui trình dạy học sẽ tập trung vào việc tổ
chức qui trình sáng tạo nhiều hơn.
CNTT với GDĐT />2 of 2 7/21/2006 1:52 PM
CNTT với khả năng kỳ diệu của truyền thông dữ liệu cho phép công nghiệp hoá quá trình chuẩn bị bài

giảng và bài thí nghiệm. Quá trình dùng chung các tài liệu quí giá do các nhà khoa học và nhà giáo dục
hàng đầu cung cấp sẽ giúp đỡ người học các cơ hội tiếp xúc với các nguồn tri thức uyên thâm mà trong
các phương pháp truyền thống không thể nào thực hiện được. Việc sử dụng mạng máy tính và các
phương tiện xử lý, phân tích thông tin tiên tiến cho phép đánh giá chất lượng bài giảng, tìm câu tr
ả lời
cho các câu hỏi phức tạp, từ đó góp phần tích cực vào việc thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy.
Qua xa lộ thông tin thầy giáo dễ dàng phát hành các bài tập, theo dõi quá trình chuẩn bị bài ở nhà của
người học và đánh giá đúng khả năng của từng người học để đề xuất từng kế hoạch và từng chương
trình học thích hợp. Nhờ các mạng thông tin, sự giao lưu giữa gia đ
ình và học đường sẽ trở nên hết sức
nhanh chóng. Các bậc phụ huynh có thể truy cập thông tin học tập của con mình và có thể bàn bạc
nhanh chóng với các nhà giáo dục qua mạng máy tính. Nhà trường và gia đình trở thành một trường học
rộng lớn trong đó các thầy cô các bậc phụ huynh đều tham gia vào tiến trình giảng dạy tri thức và giáo
dục đạo đức cho học sinh.
3. Phân tích khả năng kết hợp nhiều phương tiện nhằm mở
rộng qui mô nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo
Vấn đề mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là vấn đề bức xúc hiện nay của ngành giáo
dục đào tạo nước nhà và cũng là vấn đề có phạm vi toàn cầu trong bối cảnh cải cách giáo dục đào tạo. CNTT
với các thành tực của kỹ thuật Tin học và viễn thông tiên tiến đã cho phép xây dựng nhiều mô hình giáo dục
tiên tiế
n mà một trong các mô hình đó là mô hình đào tạo từ xa bằng cách kết hợp mạng máy tính và các
phương tiện nghe nhìn tiên tiến. Các hệ thống như thế đã và đang được áp dụng thành công tại các nước phát
triển như tại Mỹ, Nhật, Úc, Pháp, . . .
Ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc đã dần được cải thiện, từ đó
cho phép triển khai xây dựng các mô hình dạ
y học tương tự. Các hệ thống tích hợp nhiều phương tiện sẽ góp
phần to lớn vào việc giải quyết tình hình khan hiếm các nhà khoa học và các thầy giáo giỏi cho các vùng sâu
vùng xa của đất nước nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu mở rộng qui mô đào tạo nhằm nâng cao dân trí và
phổ biến kiến thức, chuyên môn, góp phần xóa bỏ khoảng cách tri thức giữa các tỉnh thành trong cả nước. Một

số mô hình triển khai :
Mô hình 1: Xây dựng hệ thống hỗ trợ công tác giảng dạy qua các phần mềm dạy học cho từng môn
học.
Mô hình 2: Xây dựng hệ thống giảng dạy học tập qua đài truyền hình, đài phát thanh và các Mạng máy
tính cục bộ. Mô hình này cho phép kết hợp giữa bài giảng của thầy với các phương tiện nghe nhìn tiên
tiến như TV, video, đĩa CD .
Mô hình 3: Mô hình đào tạo từ xa trên cơ sở của Mạng diện rộng Internet, Intranet. Mô hình này tích
hợp lợi điểm của các mô hình 1, 2 và tăng cường khả năng tương tác giữa thầy và trò qua thư tín điện
tử, diễn đàn thảo luận. Mô hình hướng đến việc xây dựng một hệ thống đào tạo từ xa hoàn chỉnh trên
nền tảng của Mạng diện rộng: Internet, Intranet bao gồm các hệ m
ềm quản trị tri thức bài giảng, câu
hỏi, bài tập, quản lý giáo vụ...
4. Kết luận
Chúng ta đang chuẩn bị bước vào thế kỷ 21- thế kỷ của khoa học và công nghệ. Sự nghiệp chuẩn bị nguồn
nhân lực cho thời kỳ mới của đất nước là một nhiệm vụ nặng nề của ngành giáo dục đào tạo nói riêng và toàn
xã hội nói chung. Thế kỷ 21 sẽ là giai đoạn bùng nổ của CNTT với các thành tựu diệu kỳ. Các thành tựu do
CNTT mang lại s
ẽ là động lực giúp chúng ta có thêm phương tiện đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp đào tạo
nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước.

×