CHƯƠNG III.
XÂY DƯNG VÀ SỬ DỤNG DANH MỤC HỒ SƠ
1. Khái niệm: Danh mục hồ sơ là bảng kê có hệ thống các hồ sơ dự kiến lập
trong năm văn thư của một cơ quan, một đơn vị, kèm theo ký hiệu và thời hạn bảo
quản của mỗi hồ sơ và được xây dựng theo một chế độ đã quy định.
2. Tác dụng:
- Tạo điều kiện cho việc lập hồ sơ trong cơ quan được chủ động, hợp lý, chính
xác và có chất lượng.
- Giúp cán bộ lãnh đạo nắm được toàn bộ công việc, của cơ quan, đơn vị và
công việc của từng cán bộ nhân viên.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên trong cơ quan đối với
việc lập hồ sơ.
- Quản lý chặt chẽ tài liệu và là căn cứ để giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan.
3. Cơ sở để xây dựng danh mục hồ sơ
Để xây dựng được danh mục hồ sơ đúng, phù hợp với nội dung hoạt động của
cơ quan công ty cần căn cứ vào:
- Chức năng, nhiệm vụ, chương trình công tác của cơ quan, đơn vị và công việc
của từng cán bộ.
- Lề lối làm việc, chế độ hội nghị, báo cáo, tổ chức văn thư của cơ quan công
ty
- Các loại tài liệu đã hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị
hoặc danh mục hồ sơ của năm trước và bảng thời hạn bảo quản tài liệu của cơ
quan.
- Các đặc trưng lập hồ sơ: tên gọi, vấn đề, tác giả, địa dư, cơ quan giao dịch,
thời gian (xem phần phương pháp lập hồ sơ).
4. Cách làm danh mục hồ sơ: có hai cách
* Cách 1: Cán bộ văn thư, lưu trữ cơ quan công ty dự kiến danh mục hồ sơ cho
từng đơn vị tổ chức trong cơ quan, sau đó gửi các đơn vị tham gia ý kiến. Cán bộ
văn thư, lưu trữ giúp văn phòng cơ quan tập hợp danh mục hồ sơ các đơn vị, bổ
sung, hoàn chỉnh thành danh mục hồ sơ của cơ quan, trình thủ trưởng xét duyệt và
ban hành.
Cách làm này có thể tiến hành tương đối nhanh nhưng khó khăn trong việc dự
kiến các hồ sơ cụ thể vì nó đòi hỏi cán bộ văn thư, lưu trữ phải nắm vững chức
năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ, nắm được yêu cầu nghiên cứu của từng cán
bộ mới dự kiến được danh mục hồ sơ sát hợp.
* Cách 2: Từng cán bộ nghiên cứu căn cứ vào nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch
công tác trong năm và kinh nghiệm của các năm trước, dự kiến những hồ sơ mình
cần lập trong năm, đưa cho cán bộ phụ trách đơn vị góp ý kiến. Cán bộ phụ trách
1
đơn vị tập hợp các bản dự kiến danh mục hồ sơ của các cán bộ trong đơn vị (bổ
sung những hồ sơ còn thiếu, bỏ những hồ sơ trùng lặp hoặc không cần thiết) thành
bản danh mục hồ sơ của đơn vị. Cán bộ văn thư, lưu trữ có trách nhiệm giúp văn
phòng cơ quan tập hợp danh mục hồ sơ của các đơn vị (bổ sung những hồ sơ còn
thiếu, bỏ những hồ sơ trùng lặp ) thành bản danh mục hồ sơ chung của cơ quan,
trình thủ trưởng xét duyệt và ban hành.
Cách làm này có ưu điểm: danh mục hồ sơ lập được sẽ đầy đủ, chính xác hơn
nhưng để bảo đảm hoàn thành đúng thời gian và có chất lượng, cán bộ văn thư, lưu
trữ cần chủ động hướng dẫn nghiệp vụ, phương pháp lập danh mục hồ sơ. Văn
phòng cơ quan cần có kế hoạch cụ thể kiểm tra, đôn đốc thường xuyên các đơn vị.
Danh mục hồ sơ mỗi năm làm một lần vào cuối năm trước. Những cơ quan có tổ
chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ ít thay đổi, cần đầu tư thời gian làm danh mục hồ
sơ lần đầu, những năm sau chỉ điều chỉnh, bổ sung một số hồ sơ cụ thể cho phù hợp
với nhiệm vụ, chương trình công tác năm đó và tiếp tục sử dụng.
(Mẫu danh mục hồ sơ - xem phụ lục số 1).
5. Cách sử dụng danh mục hồ sơ
Danh mục hồ sơ đã được thủ trưởng phê duyệt cần sao thành nhiều bản:
Trưởng phòng tổ chức hành chính giữ 1 bản để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc lập
hồ sơ.
Cán bộ văn thư giữ một bản để theo dõi lập những hồ sơ thuộc phần mình phụ
trách đồng thời theo dõi để ghi vào mục lưu hồ sơ trong dấu đến (khi đóng vào công
văn đến) và cột lưu hồ sơ trong sổ đăng ký công văn đi, đến.
Cán bộ lưu trữ giữ một bản để nắm được số lượng hồ sơ cần lập trong năm mà
chuẩn bị bìa hồ sơ phát cho các đơn vị đồng thời làm cơ sở để theo dõi, hướng dẫn
cán bộ trong cơ quan lập hồ sơ và thu hồ sơ về lưu trữ.
Phòng Tổ chức hành chính sao (hoặc trích sao) gửi mỗi phòng trong công ty một
bản để thực hiện.
Cán bộ nghiệp vụ căn cứ vào danh mục hồ sơ, xem mình phải lập những hồ sơ
gì, để chuẩn bị đầy đủ bìa, ghi tên hồ sơ, số và ký hiệu hồ sơ (như trong danh mục
hồ sơ). Trong quá trình giải quyết công việc tài liệu thuộc hồ sơ nào đưa vào tờ bìa
ghi tên hồ sơ ấy, hồ sơ sẽ kết thúc khi công việc được giải quyết xong (hoặc hết năm
văn thư đối với các tập lưu công văn đi).
* Một số điểm cần lưu ý
- Danh mục hồ sơ là bản dự kiến trước nên có thể có trường hợp chưa sát với
thực tế, vì vậy trong quá trình giải quyết công việc nếu có những vấn đề mới nảy
sinh cần bổ sung ngay vào danh mục (trong danh mục cần để một số hồ sơ trống để
dự phòng).
- Cuối năm nếu có trường hợp hồ sơ đã dự kiến trong danh mục nhưng trong
thực tế không thực hiện công việc, không lập được hồ sơ thì ghi vào cột ghi chú
trong danh mục hồ sơ: không hình thành hồ sơ.
- Nếu hết năm công việc chưa giải quyết xong, chưa kết thúc hồ sơ thì ghi vào
cột ghi chú trong danh mục hồ sơ: chuyển sang năm sau.
2
Tóm lại: Danh mục hồ sơ đóng vai trò rất quan trọng và thiết thực trong công tác
lập hồ sơ. Vì vậy, để danh mục hồ sơ phát huy tác dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho
cán bộ trong cơ quan thực hiện được dễ dàng, khi xây dựng cần nghiên cứu kỹ, làm
dần từng bước, tránh làm qua loa, đại khái, hình thức. Qua từng năm đều có rút kinh
nghiệm để điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ sơ ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Phụ lục số 1
Mẫu danh mục hồ sơ:
Tên cơ quan chủ quản CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tên cơ quan (đơn vị) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DANH MỤC HỒ SƠ CỦA
NĂM
STT
Số, ký
hiệu
Tiêu đề hồ sơ
Thời hạn
bảo quản
Người
lập
Ghi chú
1 2 3 4 5 6
Danh mục hồ sơ này có hồ sơ bao gồm:
hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn.
hồ sơ có thời hạn bảo quản lâu dài.
hồ sơ có thời hạn bảo quản tạm thời.
Địa danh, ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký - đóng dấu)
* Hướng dẫn cách ghi các cột:
Cột 1: Ghi số thứ tự hồ sơ: số đánh liên tục cho toàn bản danh mục hồ sơ, bắt
đầu từ số 01 cho đến số n (n là số của hồ sơ cuối cùng trong danh mục).
Cột 2: Số và ký hiệu hồ sơ: số hồ sơ đánh cho từng đơn vị tổ chức. Ký hiệu là
chữ viết tắt của tên đơn vị tổ chức hình thành hồ sơ.
Cuối mỗi đơn vị tổ chức cần để dự phòng một số hồ sơ, khi có việc mới phát
sinh sẽ bổ sung vào.
Ví dụ:
DANH MỤC HỒ SƠ
CỦA VĂN PHÒNG UBND QUẬN THANH XUÂN
NĂM 2010
3
STT
Số, ký
hiệu
Tiêu đề hồ sơ THBQ Người lập
Ghi
chú
1 2 3 4 5 6
I. PHÒNG TỔNG HỢP
1. 01 - TH Hồ sơ v/v triển khai công tác giải
phóng mặt bằng của các
phường trên địa bàn quận
Thanh xuân Hà Nội, năm 2010
Vĩnh viễn Chuyên
viên tổng
hợp: Lê thị
Chung
2. 02 - TH Hồ sơ v/v xây dựng và phát triển
các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ ở các
phường trong quận Thanh Xuân,
năm 2010
Vĩnh viễn Chuyên
viên tổng
hợp: Ng.
Văn Bình
3. 03 - TH Quyết định, thông tư và các tài
liệu khác của Bộ Y tế về trồng
dược liệu, kinh doanh và phân
phối dược phẩm. Năm 2010
Chuyên
viên tổng
hợp: Phạm
Thu Thủy
4. 04-TH
5. 05-TH
II. PHÒNG HÀNH CHÍNH
6. 01 - HC Hồ sơ hội nghị cán bộ công
chức của Văn phòng UBND
quận Thanh Xuân năm 2010
Vĩnh viễn Chánh Văn
phòng
7. 02 - HC Tài liệu trao đổi giữa Cục Văn
thư lưu trữ nhà nước với Văn
phòng HĐND - UBND quận
Thanh Xuân về việc tổ chức lớp
tập huấn nghiệp vụ văn phòng,
văn thư, lưu trữ trong hệ thống
các cơ quan, tổ chức UBND
quận Thanh Xuân, tháng 8/2010.
20 năm CB văn
thư: Đỗ Thị
Hoa
8. 03 - HC Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo,
công văn của UNND thành phố
Hà Nội gửi đến UBND quận
Thanh Xuân, năm 2010
20 năm CB văn thư
Đỗ Thị Hoa
9. 04 - HC Báo cáo của UBND quận Thanh
Xuân, năm 2010
Vĩnh viễn CB văn thư
Đỗ Thị Hoa
10. 05-HC
11.
4
III. PHÒNG TỔ CHỨC - CÁN
BỘ
12. 01-TCCB Quyết định của UBND tp Hà Nội
chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ
của UBND các quận, huyện
thuộc tp HN. Năm 2010
20 năm Chuyên
viên tổ
chức: Ng.
Văn Ân
13. 02-TCCB Quyết định về xếp và nâng
lương cán bộ của UBND quân
Thanh Xuân. Năm 2010
70 năm Chuyên
viên tổ
chức: Ng.
Văn Ân
14. 03-TCCB
15. 04-TCCB
16.
17.
Cột 3: Ghi tên đơn vị tổ chức và tên hồ sơ: thứ tự các đơn vị tổ chức ghi
thành các mục I, II: tên đơn vị tổ chức ghi bằng chữ to giữa dòng.
Cột 4: Ghi thời hạn bảo quản của hồ sơ: vĩnh viễn, lâu dài, tạm thời, hoặc ghi
số năm cụ thể: 10 năm, 20 năm, 70 năm
Thời hạn bảo quản được xác định dựa trên cơ sở bảng thời hạn bảo quản
mẫu và vận dụng vào thực tế tài liệu của cơ quan. Trong một hồ sơ có nhiều văn
bản, tài liệu có giá trị khác nhau thì thời hạn bảo quản của hồ sơ được xác định bằng
giá trị của văn bản, tài liệu có giá trị cao nhất.
Cột 5: Ghi họ tên người lập hồ sơ (ai phụ trách việc gì phải có trách nhiệm lập
hồ sơ của phần việc đó. Trong trường hợp này phải ghi tên của người chịu trách
nhiệm lập hồ sơ).
Cột 6: Ghi chú: hồ sơ mật, hồ sơ chuyển từ năm trước sang, chuyển sang năm
sau (nếu hồ sơ chưa giải quyết xong) hoặc mới bổ sung
5