Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lắng nghe trong giao tiếp hành chính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.47 KB, 5 trang )

Lắng nghe trong giao
tiếp hành chính



Giao tiếp hành chính là hoạt động giao tiếp giữa cán bộ, công chức với
công dân hoặc giữa cán bộ, công chức với nhau nhằm thực thi công vụ
nhà nước. Giao tiếp nói chung, giao tiếp hành chính nói riêng, không chỉ
đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi hỏi cả hai kỹ năng: nói và
lắng nghe. Nếu biết lắng nghe, con người sẽ luôn biết người khác đang
nghĩ gì và đang mong muốn ở mình điều gì, nhận thức được điều gì
người ta đang nói tới và thể hiện cho người ấy biết rằng mình hiểu họ.
Từ đó, biết cách lắng nghe sẽ giúp con người không những nắm rõ nội
dung thông tin của cuộc đối thoại mà còn thể hiện thái độ tôn trọng với
người đang nói. Trong quá trình giao tiếp hành chính cũng vậy, lắng
nghe có thể đem đến cho cán bộ, công chức, viên chức và những người
tham gia các lợi ích thiết yếu: Nắm rõ nội dung thông tin, qua đó nhận ra
trách nhiệm vai trò của mình trong vấn đề đang thảo luận; xây dựng mối
quan hệ thân thiện với nhau và với người dân; thể hiện sự quan tâm, tôn
trọng; đồng cảm với những khó khăn của người nói; hiểu và đưa ra
những câu trả lời hoặc ý kiến tư vấn hợp lý. Đây là cơ sở để hình thành
văn hóa, văn minh công sở, tạo nền tảng để cán bộ, công chức, viên chức
hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao và tạo được lòng tin ở người
dân về nền hành chính Nhà nước. Nếu không có sự lắng nghe, giao tiếp
hành chính sẽ chỉ là mối quan hệ một chiều cứng nhắc và thiếu thông tin
phản hồi - một yếu tố cơ bản để tiến hành cải tiến, hoàn thiện.

Với các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp thường là
nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối tượng giao
tiếp. Theo nhiều kết quả khảo sát, thất bại trong giao tiếp thường không
phải do khác biệt văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ. Nhiều người gặp khó


khăn trong giao tiếp với cấp trên hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ nói
cùng thứ tiếng và có chung một nền văn hóa. Điều này có thể khắc phục
được nếu trong giao tiếp hành chính, cả hai phía đều biết lắng nghe và
thấu hiểu lẫn nhau.

Khả năng giao tiếp kém của cán bộ, công chức, viên chức có thể dẫn tới
nhiều vấn đề phát sinh như: gây cảm giác khó chịu cho người dân đến
liên hệ công tác, giao dịch thất bại, đưa ra các hướng dẫn dễ gây hiểu
lầm… Tất cả những điều đó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả
công việc của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ
xây dựng được lòng tin, sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau với đồng
nghiệp và với người dân. Để đạt được điều này, mỗi người phải thường
xuyên luyện tập và phát triển khả năng lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe
hiệu quả sẽ cho phép tạo ra các mối giao tiếp hành chính cởi mở hơn và
có thể giải quyết được nhiều vấn đề ngay khi chúng mới phát sinh. Vì
vậy, phải thừa nhận rằng, lắng nghe là một kỹ năng không thể thiếu
trong hoạt động giao tiếp nói chung và giao tiếp hành chính nói riêng.

Cán bộ, công chức trong giao tiếp hành chính hiện nay cần nắm vững
một số nguyên tắc cơ bản trong văn hóa giao tiếp hành chính của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Văn hóa giao tiếp của Hồ Chí Minh thể hiện một
phong thái đặc biệt, đầy nhân văn, nhân bản của con người. Người luôn
bình dị, lạc quan, yêu đời, xử lý một cách khéo léo các tình huống giao
tiếp xảy ra theo hướng có lợi cho công việc chung của nhà nước. Người
luôn có một phong cách và kỹ năng giao tiếp giản dị, gần gũi, ân cần,
cởi mở, tế nhị và chu đáo với mọi người. Nói đến phong cách Hồ Chí
Minh là nói đến giá trị văn hóa giao tiếp ở người.
Trong quan hệ giao tiếp giữa cấp trên, cấp dưới:

Đối với cấp dưới:

- Biết giao quyền, ủy quyền
- Kiểm tra
- Đánh giá khách quan, công bằng, bao dung, độ lượng
- Giúp đỡ
- Biết lắng nghe: không nên tự tôn, tự đại mà phải nghe, phải hỏi ý kiến
của cấp dưới.


Đối với cấp trên:
- Cần có thái độ tôn trọng, kính trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến chỉ
đạo của cấp trên.
- Nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, nếu có gì thắc mắc
cần trình bày thẳng thắn trung thực, thuyết phục để cấp trên hiểu.
- Cần có thái độ trung thành, trung thực, thẳng thắn, trong quan hệ với
cấp trên, không a dua, xu nịnh, luồn cúi.
- Thực hiện tốt chế độ báo cáo công việc với cấp trên một cách trung
thực, khách quan, không gây nhiễu thông tin, thông tin truyền lên cấp
trên phải đúng đắn để cấp trên có biện pháp xử lý hiệu quả.

Trong quan hệ với đồng nghiệp:
- Cần khiêm tốn, nhã nhặn khi trao đổi, bàn bạc những ý kiến về những
vấn đề cần phối hợp trong công việc.
- Chú ý lắng nghe ý kiến của nhau, không chủ quan vội vàng cho ý kiến
của mình là tuyệt đối đúng. Cùng nhau thảo luận để tìm ra ý kiến chung,
hoặc thuyết phục đồng nghiệp hiểu vấn đề mình nói.
- Biết phối hợp, đoàn kết, thương yêu nhau, có thái độ trung thực, thân
thiện, hợp tác.

Trong quan hệ với nhân dân: cần nâng cao vai trò văn hoá phục vụ.
Phong cách giao tiếp, ứng xử với nhân dân trước hết phải kính trọng, lễ

phép, không hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực
hiện nhiệm vụ, luôn nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ
ràng, cụ thể về những quy định có liên quan đến công việc, tận tụy phục
vụ nhân dân. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công
việc của dân, không được từ chối thực hiện những công việc thuộc phạm
vi trách nhiệm của mình. Tôn trọng và giữ đúng lịch hẹn tiếp dân, giải
quyết kịp thời những vướng mắc, đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân.

Như vậy, trong giao tiếp hành chính, cán bộ, công chức, viên chức cần
đặc biệt chú trọng đến kỹ năng lắng nghe và quán triệt Tư tưởng Hồ Chí
Minh trong mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động. Có như vậy, hiệu lực
và hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính không ngừng được bảo
đảm và nâng cao./.


Lan Hương

×