Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thực hành quản lý ca trong công tác xã hội đối với một trường hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.5 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC



TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: NGƯỜI KHUYẾT TẬT – CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH
(Tiến hành quản lý ca trong công tác xã hội đối với một
trường hợp cụ thể).
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thu Hà
Học viên: Nguyễn Thị Thu Nguyệt
Lớp: Cao học Công tác xã hội 1 - 2012
Khoa: Xã hội học
Hà Nội - 2014
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. Thân chủ và vấn đề 4
II. Tiến trình can
thiệp 4
1. Khảo sát và đánh giá tình hình thân chủ trước can thiệp 4
2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp 5
2.1 Mục tiêu mong đợi 5
2.2. Các kĩ năng cần thiết sử dụng trong quá trình trợ giúp 6
2.2.1 Kĩ năng giao tiếp 6
2.2.2 Kĩ năng tham vấn cá nhân 6
2.3. Vai trò của nhân viên CTXH 6
2.3.1. Vai trò giáo dục 6
2.3.2 Vai trò xúc tác
7
2.3.3 Vai trò hỗ trợ 8


2.3.4 Vai trò biện hộ 8
3. Chọn lựa giới thiệu dịch vụ (nhiệm vụ thực hiện trong quá trình trợ giúp) 9
4. Triển khai kế hoạch và theo dõi tiến độ 10
5. Lượng giá kết quả đạt được 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
2
LỜI MỞ ĐẦU
“Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” là mục tiêu mà
Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng hướng tới. Với các chính sách được ban hành,
các chương trình được đề ra cũng như sự thông qua của các văn bản pháp luật cho
thấy việc thực hiện mục tiêu đó đã và đang từng bước được thực hiện. Trong số đó,
các chương trình, chính sách về lao động việc làm cho người dân cũng không nằm
ngoài mối quan tâm này. Và với những đối tượng đặc biệt trong xã hội như người
khuyết tật lại cần phải được chú trọng hơn.
Với những bất tiện, những khiếm khuyết về mặt thể chất, người khuyết tật đã
và đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Từ những định kiến của cộng
đồng đến những khó khăn trong tiếp cận với việc làm khiến người khuyết tật càng
cảm thấy mặc cảm, tự ti hơn về bản thân. Riêng với vấn đề việc làm, việc còn một
số lượng lớn người khuyết tật không thể tìm được việc làm hoặc khó giữ được việc
làm cho thấy những chính sách về lao động, việc làm cho người khuyết tật vẫn còn
nhiều hạn chế và chưa được thực hiện một cách đồng bộ và sâu sát.
Những người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn có khả năng lao động
cũng giống như bất kì ai trong xã hội đều mong muốn có được công việc phù hợp
để tự mình kiếm thêm thu nhập giúp đỡ gia đình và không trở thành gánh nặng cho
gia đình. Hơn ai hết, họ là những người đang phải nỗ lực rất nhiều lần để khẳng
định năng lực của mình trong nhiều mặt của đời sống, đặc biệt với công việc. Vì
vậy, mong muốn có được công việc phù hợp và lâu dài không chỉ là nhu cầu mà còn
là ước mơ cháy bỏng với họ.
Hơn thế nữa, mặc dù Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều những chương trình,

chính sách, dự án dành cho người khuyết tật. Đặc biệt về vấn đề lao động việc làm.
Song, thực tế, người khuyết tật vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề
việc làm như: khó khăn trong tiếp cận với cơ hội việc làm, thiếu nguồn thông tin về
3
việc làm, không hoặc chưa định hướng được nghề nghiệp phù hợp với bản thân và
chưa được hưởng lợi một cách tối đa hiệu quả mà các chương trình, chính sách đó
mang lại. Và như vậy họ cũng không thể có được công việc phù hợp để kiếm thêm
thu nhập.Trong khi có cơ hội được làm việc như những người không có khuyết tật
là mong mỏi không chỉ của riêng người khuyết tật mà của cả gia đình, những người
sống bên cạnh người khuyết tật. Công tác xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc
hỗ trợ cho người khuyết tật tiếp cận được với các nguồn lực để nâng cao chất lượng
cuộc sống như những dịch vụ về y tế, việc làm, giúp họ hiểu hơn về quyền con
người, những quyền lợi thiết yếu mà họ được hưởng. Do vậy, cần thiết phải có sự
vào cuộc của những người làm công tác xã hội để trợ giúp cho họ - những người đã
và đang rất nỗ lực để vượt ra khỏi những rào cản, để chứng tỏ năng lực của bản
thân, đặc biệt trong công việc. Xin được đưa ra tình huống sau để nói lên khó khăn
rất phổ biến trong hòa nhập cộng đồng mà hầu hết người khuyết tật gặp phải cũng
như sự hỗ trợ mà nhân viên CTXH có thể tiến hành để trợ giúp cho đối tượng này.
4
I. Thân chủ và vấn đề:
Anh Phạm Quốc S, năm nay 24 tuổi, hai chân bị teo cơ từ nhỏ. Hiện đang
sống cùng với gia đình. Cách đây hơn một năm, anh S học nghề tin học tại trung
tâm dạy nghề Sao Mai, là trung tâm chuyên dạy nghề cho NKT và những người có
hoàn cảnh khó khăn. Sau ba tháng được đào tạo, do hiểu biết về ngành nghề còn
hạn chế, chưa vững tay nghề nên anh S không xin được việc làm ở cơ quan nào. Từ
đó, anh không hi vọng và cũng không có định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Khuyết tật ở chân cũng khiến cho anh không thể di chuyển đi nơi khác làm việc
được. Chính vì vậy, anh S đã không có được việc làm từ sau khi học nghề xong.
Mặc dù mong muốn được làm việc để giúp đỡ bố mẹ phần nào nhưng điều kiện về
mặt thể chất cũng như tay nghề khiến anh chưa thể có được việc làm từ hơn một

năm nay. Hiện anh rất mặc cảm tự ti về bản thân, không có niềm tin vào cuộc sống.
II. Tiến trình can thiệp:
1. Khảo sát và đánh giá tình hình thân chủ trước can thiệp:
Khó khăn gặp phải Mức độ biểu hiện
Điểm mạnh,
nhu cầu thân chủ
Thang điểm
đánh giá
(max=10)
Tình hình sức khỏe
Bị teo cơ chân từ
nhỏ
Đã thích ứng được
với điều kiện đi lại
bằng xe lăn, xe 3
bánh
5/10
Thiếu thông tin về
các chính sách,
chương trình,
VBPL có liên quan
đến quyền lợi,
Chưa từng nghe đến
các VBPL như: Pháp
lệnh NKT, Luật
NKT, Nghị định
81/CP, không biết
- Tuổi đời còn trẻ:
24 tuổi;
- Sống cùng gia

đình;
- Đã được thông qua
4
5
nghĩa vụ của bản
thân
ngày 18/4 là ngày
gì…
đào tạo nghề tại
Trung tâm Sao Mai;
- Ham học hỏi;
- Có nhiều thời gian;
Thiếu thông tin về
tuyển dụng, các kĩ
năng cần thiết để
tìm kiếm việc làm
- Từng nghe đến các
trung tâm giới thiệu
việc làm, hội chợ
việc làm nhưng chưa
bao giờ đến và tìm
hiểu
- Muốn được biết về
các thông tin tuyển
dụng với hi vọng có
cơ hội tìm được việc
làm như mong đợi 5
Thụ động trong tìm
kiếm thông tin về
việc làm

- Sau khi không có
điều kiện làm việc ở
cơ sở từ thiện vẫn ở
nhà.
- Mong muốn được
làm việc và góp
thêm thu nhập cho
gia đình
4
Thiếu định hướng
nghề nghiệp cho
tương lai
- Chưa biết sẽ làm gì
trong khoảng thời
gian tiếp theo
- Nếu có thể vẫn
mong muốn có được
việc làm nhưng làm
tại nhà.
4
Đánh giá chung: Tổng điểm = 17/40 => Lượng kiến thức ở dưới mức trung bình.
Nhận thấy thân chủ cần được bổ trợ thêm về những kiến thức có liên quan trực
tiếp đến NKT nói chung và đến quyền lợi của bản thân nói riêng.
Dựa trên những thiếu hụt về thông tin cũng như định hướng nghề nghiệp của
thân chủ, NVXH lựa chọn vấn đề trợ giúp NKT tiếp cận và ứng dụng thông tin một
cách có hiệu quả dựa trên các kĩ năng, kiến thức hiện có về vấn đề việc làm của
NKT. Từ đó, giúp NKT tự quyết trong việc tìm kiếm công việc cho tương lai của
mình. Kết quả của quá trình trợ giúp được đo lường theo kết quả đánh giá trước và
sau can thiệp của NVXH.
2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp:

2.1 Mục tiêu mong đợi:
- Cải thiện được khả năng tiếp cận thông tin về việc làm tuyển dụng cho thân chủ;
6
- Tăng cường sự tự quyết định của thân chủ;
- Nâng cao hiểu biết của thân chủ về các thông tin có liên quan đến NKT với vấn đề
việc làm;
- Thân chủ có được định hướng công việc tương lai.
2.2. Các kĩ năng cần thiết sử dụng trong quá trình trợ giúp
2.2.1 Kĩ năng giao tiếp
Giúp cho quá trình truyền đạt thông tin đến thân chủ đạt hiệu quả cao
nhất, phản hồi một cách chính xác nhất cho thân chủ và lắng nghe thân chủ một
cách tích cực, có chọn lọc để xác định đúng vấn đề thân chủ gặp phải. Từ đó đề ra
mục tiêu và kế hoạch trợ giúp hiệu quả nhất. Với việc sử dụng tốt kĩ năng này
NVXH sẽ có thể thiết lập được mối quan hệ tin tưởng với thân chủ của mình và tạo
được thuận lợi cho những bước trợ giúp tiếp sau đó.
2.2.2 Kĩ năng tham vấn cá nhân
Kĩ năng này giúp NVXH hiểu thân chủ và vấn đề của thân chủ hơn. Theo
đó, thân chủ cũng dễ dàng hiểu và hợp tác với NVXH trong nỗ lực chung. Điều
đáng nói là qua đây, NVXH sẽ giúp thân chủ nhận thức được vấn đề và tăng cường
khả năng tự giải quyết vấn đề của họ thông qua việc trao quyền. Mọi sự thay đổi
đều do sự tự quyết định của thân chủ. Ở đây sự thay đổi mong đợi chính là việc cả
hai thân chủ có định hướng cho công việc trong tương lai.
2.3. Vai trò của nhân viên CTXH
Trong tiến trình trợ giúp thân chủ, NVCTXH ngoài việc xác định những
nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt được cũng cần phải xác định rõ những vai trò chính mà
mình áp dụng trong tiến trình đó. Việc thực hiện tốt các vai trò đã đề ra là
NVCTXH đã có thể tiến gần đến với thành công trong tiến trình trợ giúp cho thân
chủ của mình.
2.3.1. Vai trò giáo dục
NVCTXH sẽ là người giúp cho thân chủ hiểu và ứng dụng một cách có hiệu

quả các thông tin có liên quan đến vấn đề việc làm cho NKT, những quyền lợi và
nghĩa vụ của họ thể hiện trong các VBPL cũng như giúp họ giải đáp các thắc mắc
liên quan đến các chế độ, chính sách cho NKT với vấn đề việc làm để từ đó họ tự
7
quyết cho vấn đề việc làm của mình. Thực tế điều tra cho thấy hầu hết trình độ học
vấn của NKT bị hạn chế. Chính vì vậy, khả năng tiếp cận và ứng dụng thông tin của
NKT cũng theo đó mà không được phát huy như mong đợi. Cho nên, vai trò giáo
dục của NVCTXH ở đây rất quan trọng. Nõ không chỉ là việc giới thiệu cho NKT
biết về những thông tin việc làm, tuyển dụng, chính sách có liên quan trực tiếp đến
họ mà còn phải giúp cho họ có những hiểu biết nhất định đủ để họ nhận ra tầm quan
trọng của các chính sách, các văn bản mang tính pháp luật quy định về quyền lợi và
nghĩa vụ của họ với các vần đề trong cuộc sống, đạc biệt là trong vấn đề lao động
việc làm.
Để kiểm tra mức độ hiểu biết và những lỗ hổng kiến thức, NVCTXH xác định
định những câu hỏi cần thiết trong làm việc với thân chủ. Khi muốn biết thông tin
về việc tiếp cận với các văn bản luật của thân chủ:
NVCTXH: Anh đã bao giờ nghe đến việc có các văn bản luật quy định về
quyền lợi và nghĩa vụ của những NKT như mình chưa? Và nếu có thì anh có biết là
mình có những quyền lợi như thế nào không?
Phạm Quốc S: Tôi cũng đã nghe mọi người nói nhiều về những NKT, nhưng tôi
không nghĩ lại có cả luật liên quan đến mình nữa. Thì chắc quyền của mình cũng
giống như những người khác thôi chứ làm sao mà có gì hơn được (cười)
Với những câu hỏi ban đầu của quá trình làm việc, NVCTXH có thể khẳng
định thân chủ hoàn toàn thiếu hụt các thôn tin, kiến thức pháp luật liên quan đến
NKT. Như vậy, bước đầu NVCTXH trợ giúp thân chủ ở việc cung cấp những thông
tin cần thiết nhất như: Văn bản Luật NKT, pháp lệnh người tàn tật Sau đó là việc
làm cho thân chủ hiểu tầm quan trọng của việc áp dụng pháp luật vào việc đảm bảo
các quyền cho bản thân.
2.3.2 Vai trò xúc tác
Bằng việc cung cấp tất cả các thông tin mà thân chủ thiếu hụt có liên quan

đến vấn đề việc làm cho NKT hiện nay, NVCTXH giúp thân chủ ứng dụng một
cách đúng lúc, hợp lí và có hiệu quả vào quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Từ
đó, chủ động hơn với những vấn đề gặp phải của bản thân trong việc tiếp cận với
8
thông tin tuyển dụng, tìm kiếm việc làm hay kể cả những vấn đề khác trong cuộc
sống của họ.
Nếu với vai trò giáo dục NVCTXH nỗ lực làm cho thân chủ hiểu và ứng
dụng pháp luật vào việc đảm bảo các quyền lợi của bản thân thì ở vai trò xúc tác
này, NVCTXH chỉ thúc đẩy để quá tình tiếp cận với các nguồn thông tin của thân
chủ được thuận lợi và dễ dàng hơn.
NVCTXH: Thế chị có biết làm thế nào để mình có được các văn bản pháp
luật quy định về các quyền và nghĩa vụ của mình không?
Nguyễn HA: Mấy cái đó chỉ có các bác làm trên xã, trên huyện hay công an
mới có chứ mình làm sao mà có được máy cái đó hả chị.
NVCTXH: Đâu phải chỉ có mấy bác làm trên xã, trên huyện hay công an
mới có đâu chị. Mình cũng có thẻ chủ động tìm các thông tin có liên quan đến mình
qua các phương tiện thông tin đại chúng chứ. Bây giờ mỗi người đều có quyền
được biết tất cả những gì có liên quan đến họ mà.
2.3.3 Vai trò hỗ trợ
NVCTXH là tác nhân chính trong tiến trình giúp đỡ thân chủ cải thiện khả
năng tiếp cận với các thông tin tuyển dụng, việc làm của NKT. Thêm vào đó là hỗ
trợ cải thiện các kĩ năng xã hội cơ bản phục vụ cho quá trình tiếp cận với việc làm
của họ. Ở đây, NVCTXH không trực tiếp dạy kĩ năng giao tiếp hay các kĩ nằng cần
thiết cho việc tiếp cận với việc làm mà chỉ định hướng cho họ những hướng tiếp cận
đúng, điều chỉnh những nhận thức hoặc hành vi chưa đúng của họ để giúp họ giảm
bớt khó khăn trên con đường tìm kiếm việc làm của mình.
2.3.4 Vai trò biện hộ
Với vai trò này, NVCTXH là tác nhân giúp các hệ thống xung quanh (gia
đình, tổ dân phố, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội ) có cái nhìn rộng
mở hơn với NKT, để từ đó họ có thêm cơ hội để thể hiện khả năng của mình. NKT

có thể mất đôi tay, đôi chân hay đôi mắt nhưng khát khao được hòa nhập và làm
việc như những người không có khuyết tật của họ thì không bao giờ bị khuyết.
9
NVCTXH: Bác có nghĩ là anh S có thể làm việc để kiếm thêm thu nhập cho
gia đình mình không? Nếu anh ấy muốn mở một xưởng sản xuất nhỏ ở nhà hai bác
có sẵn sàng ủng hộ anh ấy chứ ạ?
Mẹ của Phạm Quốc S: Bây giờ chân tay nó như thế không ốm đau nhiều là
tôi đã mừng lắm rôi chứ nói gì đến việc đi làm. Vả lại, đến cái ăn còn chật vật cô
bảo lấy tiền đâu ra để mà mở xưởng.
NVCTXH: Cháu thấy anh S có nhiều năng khiếu đấy bác ạ. Anh ấy cũng nói
là muốn được làm việc chứ không muốn cứ ở nhà bắt bố mẹ phải lo mãi. Vì là NKT
nên anh S sẽ được ưu tiên nhiều trong việc vay vốn nên nếu hai bác ủng hộ anh ấy
mở xưởng thì cháu sẽ tư vấn cho anh ấy về các thủ tục cần thiết để có thể vay được
vốn.
3. Chọn lựa giới thiệu dịch vụ (nhiệm vụ thực hiện trong quá trình trợ giúp)
- Cung cấp, giải thích thông tin về chính sách, chế độ ưu đãi cho NKT với vấn đề
việc làm. Thông tin chủ yếu gồm có: Dự thảo luật NKT, Nghị định 81/CP của chính
phủ, ý nghĩa của ngày kỉ niệm dành cho NKT
- Cung cấp những gợi ý về nguồn lực tiếp cận cần thiết. Đó là những phương thức
để tiếp cận dễ dàng với nguồn thông tin tuyển dụng, là những địa điểm NKT có thể
thông qua đó tìm kiếm việc làm như: Hội chợ việc làm, các trung tâm dạy nghề và
tạo việc làm cho NKT ,.
- Giúp thân chủ định hướng nghề nghiệp tương lai. Có gợi ý về hướng đi tiếp theo,
thảo luận về việc có nên hay không nên mở cơ sở sản xuất tại nhà, Những thủ tục
cần thiết để tự mở xưởng
4. Triển khai kế hoạch và theo dõi tiến độ:
STT Mục tiêu Kĩ thuật/ kĩ
năng can thiệp
Hoạt động của
NVCTXH

Hoạt động
của thân chủ
Thời gian
thực hiện
1
Xóa bỏ
những mặc
cảm tự ti về
bản thân, có
niềm tin
Kĩ thuật giao
tiếp.
Kĩ thuật phản
ánh tình huống
NVCTXH dùng
một loạt các kĩ
thuật trong giao
tiếp, tham vấn tư
Tiếp thu ý kiến
của NV CTXH.
Bày tỏ tâm tư
suy nghĩ trong
1 tuần
10
vào cuộc
sống.
cá nhân.
Kĩ thuật thăm
dò, mô tả và
làm thông

thoáng.
vấn cho thân
chủ.
lòng một cách
cởi mở và chân
thành.
2
Cải thiện
được khả
năng tiếp
cận các
thông tin về
việc làm
tuyển dụng
cho thân
chủ.
Kĩ năng giao
tiếp truyền đạt
thông tin đến
thân chủ một
cách chính xác
và kịp thời
nhất.
Cung cấp giải
thích thông tin
về chính sách,
chế độ ưu đãi
cho NKT với
vấn đề việc làm
như.

Tìm hiểu và
nắm bắt được
các thông tin
về chính sách
này
2 tuần
3
Nâng cao
hiểu biết
của thân
chủ về các
thông tin có
liên quan
đến NKT
với vấn đề
việc làm.
Kĩ năng tham
vấn, tư vấn, …
Cung cấp những
gợi ý về nguồn
lực tiếp cận cần
thiết. Đó là
những phương
thức về tiếp cận
dễ dàng với
nguồn thông tin
tuyển dụng, là
những địa điểm
NKT có thể
thông qua đó tìm

kiếm việc làm
như: Hội chợ
việc làm, các
Nắm bắt các
thông tin về cơ
hội, tuyển
dụng…Hiểu và
ứng dụng một
cách có hiệu
quả các thông
tin , những
quyền lợi và
nghĩa vụ của
họ từ đó họ có
thể tự quyết
cho tương lai.
Tuần 3
11
trung tâm dạy
nghề và tạo việc
làm cho NKT…
4
Thân chủ có
được định
hướng công
việc trong
tương lai.
Có gợi ý về
hướng đi tiếp
theo, thảo luận

về việc có nên
hay không nên
theo đuổi nghề
vẽ tượng, nên
hay không mở
cơ sở tư nhân…
Bù lại những lỗ
hổng kiến thức,
định hướng
nghề nghiệp
cho bản thân.
Thời gian
tiếp theo
5. Lượng giá kết quả đạt được
Sau tiến trình trợ giúp, thân chủ chưa thể tiến đến thực hiện kế hoạch tạo thu
nhập cho bản thân và gia đình vì đây là một kế hoạch cần có nhiều thời gian để huy
động và làm thủ tục vay vốn, kết quả có thể do lường được sau quá trình trợ giúp có
thể được đánh giá theo mức sau:
Vấn đề Biểu hiện Đánh giá
1. Với những thông tin
về các chính sách, chế
độ việc làm cho NKT
- Hiểu được tầm quan trọng của
các VBPL qui định về quyền và
nghĩa vụ của NKT đối với bản
thân S và người thân
8
2. Với những thông tin
về tuyển dụng
- Tìm hiểu về các trung tâm, hội

chợ việc làm tổ chức gần địa
phương S đang ở
7
3. Với việc tìm kiếm việc
làm
- Tìm hiểu nơi nhận và giao
hàng tận nhà cho NKT
8
4. Định hướng nghề
nghiệp
- Có định hướng vay vốn mở
xưởng sản xuất đồ thủ công tại 8
12
nhà
Đánh giá chung: Tổng điểm = 31/ 40. Lượng kiến thức được bổ sung ở mức
trên trung bình. Thân chủ đạt được phần lớn những mục tiêu đề ra. Hơn thế,
đã có định hướng cho công việc trong tương lai
KẾT LUẬN
13
NV CTXH đóng vai trò quan trọng trong trợ giúp thân chủ là người khuyết
tật, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống, giúp họ có định hướng nghề nghiệp bản
thân. Như vậy, sau quá trình trợ giúp, thân chủ là Phạm Quốc S là NKT không có
việc làm sẽ có được những thông tin cần thiết về những thông tin, chính sách,
VBPL có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Việc mong muốn và nghĩ
đến phương án tự mở xưởng sản xuất đã cho thấy sự tự quyết về kế hoạch nghề
nghiệp tương lai đã có sự thay đổi lớn so với nhận thức trước đây. Anh cũng sẽ
được cung cấp một cách đầy đủ và chi tiết những thủ tục cần thiết dành cho NKT tự
mở xưởng kinh doanh.
Những thủ tục mà sau quá trình họ chuẩn bị được bộ hồ sơ có những thủ tục
cần thiết để có thể vay được vốn bao gồm :

 Dự án vay vốn ( được cung cấp mẫu)
 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
Hồ sơ được chuẩn bị làm ba bộ. Trong đó, một bộ do người vay giữ, một bộ
gửi đến Sở LĐ TBXH và một bộ được gửi cho Ngân hàng chính sách xã hội giữ.
Dựa trên nền tảng đó, S không những có thể tự mình tạo việc làm cho bản
thân mà còn giúp cho những người đồng cảnh có cơ hội được làm việc, có thêm thu
nhập . Từ đây, họ chứng tỏ với những người xung quanh về sự nỗ lực không ngừng
đối với công việc và mong muốn được làm việc như những người không có khuyết
tật khác.
Qua đây cũng nhận thấy Đảng và Nhà nước cần có các văn bản hướng dẫn,
chính sách trợ giúp cụ thể và ưu tiên đặc biệt với người khuyết tật để họ có thể hòa
nhập cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
14
1. TLV, “ Taọ việc làm cho người tàn tật, khó từ A đến Z”, />lam/Tao-viec-lam-cho-nguoi-tan-tat-kho-tu-A-den-Z/20186453/271/
2. Hà Vy (Tổng hợp), “Thế giới với người khuyết tật”,
/>3. Ths. Võ Thị Hoàng Yến, “ Nhân viên xã hội với người khuyết tật”,
/>4. Hà Loan – Nguyễn Đệ, “Việc làm cho người khuyết tật”,
/>5. Giáo trình “Công tác xã hội với Người khuyết tật”, ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường
Đại học khoa học xã hội và nhân văn.
6. Khoa Xã hội học, ĐH Mở TP. HCM , Chương trình khuyết tật và phát triển,
Thông tin người khuyết tật cần biết, 2002.
7. Văn phòng Quốc hội, 2009, Luật người khuyết tật, dự thảo lần III
8. Ủy ban thường vụ quốc hội, 1998, Pháp lệnh người tàn tật số 6/1998 PL –
UBTVQH 10.
9. Liên Hợp Quốc, 2006, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật
10. Văn phòng Quốc hội, 1995, Nghị định 81/ CP
11. Thủ tướng chính phủ, 2008, Quyết định 51/2008/QĐ – TTg
12. Ủy ban về các vấn đề xã hội, 2010, Báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu,
giải trình và chỉnh lí dự án luật người khuyết tật, Hà Nội

15

×