Nắng và sức khỏe làn da
(Kỳ 2)
Nắng và tàn nhang
Tàn nhang (freckles) là những đốm nâu sậm và phẳng trên mặt da, thường
nhiều ở nơi lộ ra nắng như mặt, cổ, cánh tay Cũng như mụn, tàn nhang thường
do yếu tố chính là di truyền, do yếu tố phụ là tia tử ngoại. Những người da trắng
mắt xanh, nâu thường bị tàn nhang ở tuổi rất trẻ rồi tăng số lượng và sậm màu dần
theo năm tháng cũng như sự phơi nắng.
Cần phân biệt, những người màu mắt đen thì không bị hoặc ít bị tàn nhang,
nhưng sau tuổi 40 da mặt, cổ, tay, lưng sẽ xuất hiện những đốm nâu của tuổi đời
(age spots) do sự cộng dồn tác hại của tia tử ngoại do phơi nắng nhiều. Ngoài ra
còn có những nốt đen do mụn đầu đen (blackheads) để lại.
Tàn nhang và những đốm nâu đen nói trên đều phẳng (không nhô lên khỏi
mặt da) là những rối loạn sắc tố lành tính, do sự đáp ứng sinh lý của cơ thể, rất khó
chữa trị hoặc không cần chữa trị nếu không có vấn đề về thẩm mỹ. Nhưng ta có
thể phòng ngừa được:
Khi
tia tử ngoại
trong áng
nắng chiếu
trực tiếp
vào mắt lâu ngày (mắt xanh, mắt nâu để tia tử ngoại lọt vào nhiều hơn) thì não mà
cụ thể là vùng dưới đồi sẽ phản ứng lại, tiết ra một hóa chất điều khiển tuyến
thượng thận, khiến tuyến này tiết ra một hóa chất khác làm cho da bị nhiễm sắc,
nên trên da xuất hiện nhiều tàn nhang hoặc các đốm nâu đen nói trên. Nếu khi ra
khỏi nhà đều đội nón mũ rộng vành và mang kính râm đen hoặc nâu đen để cản
không cho tia tử ngoại chiếu thẳng vào mắt thì sẽ cản được hiện tượng rối loạn sắc
tố nói trên. Do đó tàn nhang và những đốm đen do tích tuổi sẽ xuất hiện chậm hơn
và lợt hơn (việc điều trị tàn nhang và các đốm đen tích tuổi sẽ được trình bày sau).
Bảo vệ mắt bé khi phơi nắng
Cách bảo vệ da chống nắng
Trước hết phải sửa đổi thành kiến cho rằng “ánh nắng lúc nào cũng có lợi”.
Câu ngạn ngữ “ở đâu có ánh nắng, ở đó không có bệnh tật” có đúng cho môi
trường nhà cửa, nhất là những khu nhà ổ chuột, vì môi trường chung quanh nhà ở
cần có nhiều ánh nắng để loại trừ mầm bệnh. Còn đối với con người, chỉ có trẻ con
chưa biết đi và người lớn bị bệnh liệt giường dài ngày thì mới cần đến sự phơi
nắng mỗi ngày vài chục phút, vào buổi sáng sớm (trong khoảng 7 - 8 giờ) mà thôi.
Còn lại mọi người chúng ta ai cũng nên có ý thức tránh nắng như sau:
- Luôn có ý thức giảm tác hại của nắng bằng cách luôn đội nón mũ rộng
vành và đeo kính râm khi ra khỏi nhà. Che dù, che mặt, mang găng tay, mang vớ
da, mặc quần áo che kín da, luôn là có ích để hạn chế sự cộng dồn tác hại của tia
tử ngoại, gây lão hóa, nhăn da và các bệnh da, nhất là ung thư da.
- Chọn giờ lao động ngoài trời thích hợp để tránh bị cảm nắng (trúng nắng),
thí dụ ra đồng sớm lúc mặt trời chưa mọc, đến 9 - 10 giờ thì về nghỉ, buổi chiều ra
đồng sau 15 giờ
- Khi ra biển, nên mang kính râm, bôi kem chống nắng trước 30 phút, chỉ
nên tắm vào thời gian trước 9 giờ sáng và sau 3 giờ chiều. Khi tắm biển vẫn nên
đội nón mũ (nón lác ) cả lúc tắm dưới nước, mỗi lần xuống biển chỉ tắm độ 30
phút là tối đa và khi lên bờ, nên ngồi dưới dù che chứ không nên phơi trần dưới
nắng biển (lúc tắm dưới nước, khi ngồi trong dù che vẫn luôn đeo kính râm).
Trước và sau khi xuống tắm nên bôi kem chống nắng. Lưu ý thực hiện điều này cả
với trẻ con và người lớn tuổi.
- Những người có cái bớt sậm, nhiều nốt ruồi hoặc người dễ nhạy cảm với
nắng (ra nắng vài chục phút là da bị đỏ ửng ) thì không nên phơi nắng, không
nên tắm biển vì dễ bị phát sinh ung thư.
- Tăng cường khả năng tự bảo vệ, bằng cách ăn đủ lượng rau quả tươi: hàng
ngày khoảng 500 g (gồm 200 g rau lá lục đậm các loại + 100 g củ quả có màu đỏ,
vàng cam và 200 g quả chín tươi), đủ protein (tối thiểu 100 g thịt, cá, trứng, đậu,
mè/ngày) và các chất béo cần thiết (tối thiểu 1 muỗng canh dầu và 1 muỗng canh
mỡ/ngày) và uống đủ nước. Chế độ ăn uống này giúp da bài tiết mồ hôi có đủ
lượng acid urocanic và lipid hấp thu tia tử ngoại.
- Kem và dầu chống nắng có thể làm tăng khả năng chống nắng của da lên
hàng chục lần. Trên mỗi nhãn hiệu sản phẩm chống nắng (Sundown, Sunblock,
Sun Oil, Antisolair, Antisolar , hoặc trên nhãn có ghi công dụng: “Anti UVA +
UVB” ). Trên sản phẩm cũng thường ghi chỉ số chống nắng SPF riêng của mỗi
sản phẩm. Thí dụ sunblock hiệu Sundown của Johnson & Johnson có ghi SPF 30,
có nghĩa là: nếu khả năng chống nắng của da bình thường: phơi nắng 10 phút da
mới bắt đầu ửng đỏ (được coi là SPF = 1), thì, theo lý thuyết, sau khi bôi sữa, kem
chống nắng này (với mức độ 2 mg/cm2 da) thì khả năng chống nắng của da đó
tăng lên 30 lần, tức 300 phút (5 giờ) phơi nắng da mới có vấn đề. Trên thực tế da
luôn đổ mồ hôi hoặc khi bơi lội, kem, dầu chống nắng bị trôi đi mất. Do đó, nửa
giờ trước khi ra nắng, xuống nước là phải bôi chống nắng; khi lên bờ, hoặc sau khi
phơi nắng vài giờ thì nên bôi lại. Nhiều sản phẩm chống nắng có ghi là “không sợ
nước” (water proof, water resistant) không bị sóng nước hoặc mồ hôi làm trôi
nhưng vẫn phải bôi lại sau mỗi đợt xuống nước hoặc phơi nắng ra nhiều mồ hôi.
Dù có bôi chống nắng vẫn không nên phơi trực tiếp lâu dưới nắng biển, vì các
công trình nghiên cứu gần đây cho thấy kem chống nắng không ngừa được ung
thư do phơi nắng dài lâu.
Nên nhớ rằng nhiều thành phần trong mỹ phẩm chống nắng cũng thường
gây dị ứng hoặc làm tăng độ nhạy cảm của da với nắng cho một số người.
Tóm lại, ánh sáng mặt trời là nguồn gốc của sự sống, nhưng cũng có thể là
yếu tố làm cho chúng ta trở nên mất đẹp vì nó làm tăng khả năng sinh mụn, nám,
tàn nhang, khô da, dày da, sậm da, nhăn da và sau cùng là ung thư da do sự cộng
dồn tác hại của tia tử ngoại.
DS. PHAN ĐỨC BÌNH