Mạch môn đông và bệnh
thiếu máu cơ tim
(Kỳ 2)
Nghiên cứu
Tác dụng nội tiết: uống cao nước hay cao cồn Mạch môn đông giảm lượng
glucose huyết ở thỏ. Trong một thí nghiệm, cây này giảm mức glucose huyết, giúp
tiểu đảo Langerhans chóng bình phục, tăng tồn trữ glycogen ở thỏ khi gây bệnh
tiểu đường nhân tạo, so với nhóm kiểm chứng.
Tác dụng kháng sinh: bột củ Mạch môn đông, thoa ngoài da, ức chế
Staphylococcus albus và E. coli.
Tác dụng của Đan sâm và Nhân sâm + Mạch môn lên xơ cứng cầu thận gây
ra bởi adiamycin ở chuột lớn:
Mục tiêu: điều tra tác dụng của Đan sâm (Salvia plectranthoides) và Nhân
sâm (Panax ginseng), Mạch môn (Ophiopogon japonicus) và Ngũ vị tử
(Schizandra sinensis) lên xơ cứng cầu thận gây ra bởi adiamycin ở chuột lớn SD.
Phương pháp: lấy thận trái của vật thí nghiệm và sau 7 ngày, tiêm
adiamycin vào tĩnh mạch đuôi (6 mg/kg), để gây bệnh cho động vật. Tiếp theo
tiêm Đan sâm hay Nhân sâm Mạch môn vào ổ bụng của chuột. Tất cả chuột đều bị
giết ở tuần lễ thứ 8. Hemoglobin, BUN, cholesterol và protein trong nước tiểu
trong 24 giờ. Tiêm mạch collagen và laminin của vỏ thận được xác định bằng
phương pháp ELISA. Định lượng IV collagen và laminin vùng cầu thận
(glomerular mesangial area) được phân tích bằng hình ảnh trên vi tính.
Kết quả: so với nhóm dùng Đan sâm (nhóm III), nhóm dùng Nhân sâm
Mạch môn đông (nhóm IV) và nhóm kiểm chứng, BUN và cholesterol và protein
trong nước tiểu 24 giờ tăng rõ rệt và hemoglobin bị hạ thấp ở nhóm kiểm soát
(nhóm II). Trị số BUN, cholesterol và protein trong nước tiểu thấp hơn ở nhóm III
và IV so với nhóm II và cao hơn ở nhóm I. Định lượng IV collagen và laminin
trong vỏ thận và vùng mesangial ít hơn ở nhóm III và IV so với nhóm II và cao
hơn nhóm I.
Kết luận: Đan sâm và Nhân sâm Mạch môn có thể đóng vai trò quan trọng
trong việc điều trị xơ cứng cầu thận ở chuột lớn (Peng Y và cộng sự, khoa nội Đại
học y khoa Hồ Nam).
Phòng ngừa và sửa chữa thiếu máu cục bộ não (cerebral ischemia) ở chuột
lớn bằng Nhân sâm Mạch môn tán:
Tính chất bảo vệ của Nhân sâm Mạch môn tán, thuốc y học cổ truyền
Trung Quốc, được nghiên cứu tái tạo lưu thông máu do thiếu máu cục bộ não ở
chuột lớn. Hợp chất này thường dùng để chữa bệnh động mạch vành. Khi tiêm
trực tiếp hợp chất này vào ruột chuột 2 giờ trước khi thiếu máu cục bộ não bằng
cách làm nghẽn hai bên mạch carotid. Chất phản ứng thiobarbituric acid sinh ra
sau khi thiếu máu cục bộ hầu như hoàn toàn biến mất trong não. Sự mất hoạt động
của glutathione peroxidase sau khi bị thiếu máu cục bộ cũng được ngăn ngừa khi
cho dùng trước Nhân sâm Mạch tán. Hợp chất này cải thiện hư hại do oxy hóa
trong não. Tuy nhiên khi cho dùng riêng rẽ từng thành phần của hợp chất này,
không có chất nào bảo vệ tránh cho não khỏi bị hư hại (Xuejiang W. và cộng sự,
phân khoa vật lý sinh học, hóa hạt nhân Đại học Niigata Nhật Bản).
Một nghiên cứu khác của Ichikawa H. và cộng sự cũng ở Đại học Niigata,
cho biết tác dụng ngăn thành lập thiobarbituric acid reactive của Mạch môn đông
hay kết hợp Nhân sâm Mạch tán đều yếu, nhưng tác dụng bảo vệ không cho mất
glutathione peroxidase rất tốt, nên người ta nghĩ Mạch môn đông hay Nhân sâm
Mạch tán ngăn ngừa được sự hư hại do các chất oxy hóa sinh ra khi bị thiếu máu
cục bộ.
Tác dụng cải thiện tri thức với chuột lớn bị mất trí nhớ (amnesia) do
scopolamin hay MK-801: nghiên cứu tác dụng của cây Ngưu tất (Achyranthes
bidentata), củ Mạch môn đông (Ophiopogon japonicum), và cây Giần sàng (Xà
sàng tử - Cnidium monnieri) với chuột bị mất trí nhớ khi thực hiện trắc nghiệm
tránh thụ động (passive avoidance). Những dược liệu trên ở liều 0,1 và 0,3 g/kg
kéo dài và làm ngắn thời gian mất trí nhớ do MK-801, nhưng chỉ có cây Ngưu tất
làm ngắn thời gian tác dụng của scopolamin. Kết luận những cây này tăng cường
tri thức và chống mất trí nhớ, nhưng cơ chế tác dụng của Ngưu tất khác hai cây kia
(Lin YC và cộng sự, Viện nghiên cứu dược học Trung Quốc ở Đài Trung, Đài
Loan).
Cách dùng
Nước sắc 10 ml tương đương với 15 g nguyên liệu thô uống ngày 3 lần
trong 3 đến 18 tháng để bổ âm.
Thuốc tiêm, 2 ml tương đương với 4 g nguyên liệu thô tiêm bắp hay tiêm
mạch.
DS. LÊ VĂN NHÂN - DS. PHAN BẢO AN