Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.75 KB, 5 trang )
Oxy cao áp trong điều trị chấn
thương chỉnh hình
Điều trị trong chấn thương chỉnh hình cần đảm bảo nuôi dưỡng tốt các
mảnh ghép, các mô bị chấn thương, dập nát, đồng thời việc chống nhiễm
khuẩn tại chỗ và toàn thân cũng chiếm vị trí quan trọng, oxy cao áp (OXCA)
đáp ứng được cả hai mặt này.
Nhiễm khuẩn trong chấn thương thường là các nhiễm khuẩn mủ, do các vi
sinh vật hiếu khí gây nên. Các thương tổn do vi sinh vật kỵ khí gây hoại thư sinh
hơi ít gặp, nhưng thường gây nên bệnh cảnh nặng. Một số trường hợp có nhiễm
khuẩn kết hợp cả vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí.
Theo nhiều nhà nghiên cứu và thực hành, oxy ở áp suất cao có tác dụng như
một loại thuốc, có tính kháng sinh (Demello 1974). Những người đầu tiên phát
hiện tác dụng kháng sinh của oxy với vi sinh vật kỵ khí là Pasteur và Bert. Sau đó,
Bernhans (1907), Mocre và Williams (1940) đã phát hiện OXCA có tác dụng ức
chế một số loại vi sinh vật hiếu khí. Một số tác giả cho rằng, ở áp suất khí quyển,
oxy có thể kích thích sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí, nhưng ở áp suất cao (2
at), oxy gây bất hoạt và góp phần diệt chúng, đặc biệt với các loại tụ cầu khuẩn
vàng, trực khuẩn mủ xanh (Stansel 1964, Stack 1966).
Hiệu quả của OXCA với vi sinh vật kỵ khí mạnh và rõ hơn với vi sinh vật
hiếu khí. Vanunnik và cộng sự, qua thực nghiệm nhận thấy OXCA làm
B.clostridium ngừng tiết độc tố. Với áp suất 3 at, tuy chỉ bất hoạt, chưa diệt được
B.clostridium, nhưng làm các vi sinh vật này ngừng tiết độc tố không chỉ trong
OXCA mà cả sau khi ra khỏi môi trường OXCA. Trên bệnh nhân, OXCA làm vi
sinh vật bất hoạt và ngừng tiết độc tố mới, lượng độc tố được tạo thành trước đó
mau chóng được các mô làm nhiệm vụ chống độc của cơ thể cố định và mất tác
dụng.