Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hỏi đáp về thuốc bổ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.55 KB, 5 trang )

Hỏi đáp về thuốc bổ

Thuốc bổ là loại thuốc gì? - Dựa vào mục đích sử dụng, có thể tạm định
nghĩa thuốc bổ là thuốc cung cấp những chất cơ thể thiếu nhằm bồi dưỡng cơ
thể, tăng cường sức khỏe, giảm mỏi mệt .
Đối với một số người, thuốc bổ là thuốc giúp ăn được, ngủ được, làm tăng
cân. Đối với trẻ con thì mong muốn tăng cường hoạt động trí não, tăng trí nhớ để
học tập tốt, thậm chí giúp tăng thêm chiều cao.
Với các tác dụng vừa kể, ta thấy khá nhiều đối tượng được cho là cần dùng
thuốc bổ. Đó là: người mới khỏi bệnh, người bị suy nhược do làm việc quá mức,
người ăn kiêng, trẻ con đang lớn và phát triển chậm, phụ nữ có thai và cho con bú,
đặc biệt có người đã khỏe mạnh rồi lại muốn khỏe mạnh hơn hoặc vì “để ngừa
bệnh”.
Trên thị trường thuốc hiện nay, thuốc bổ gồm các loại nào?
Có thể kể các loại như sau:
Thuốc bổ sung các vitamin và chất khoáng .
Đây là thuốc cung cấp 13 vitamin (A,D,E,B1,B6, acid folic…) và các chất
khoáng như Ca (calcium), P (phosphore), Fe (sắt), Zn (kẽm)…, là những thứ qua
ăn uống hằng ngày với bữa ăn đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng thì không sợ
thiếu.
Thuốc bổ sung vitamin, chất khoáng kết hợp các chất bổ dưỡng khác.
Các chất bổ dưỡng đó là: các acid amin (là thành phần cơ bản của chất đạm,
một acid amin là lysin- ngoài là chất dinh dưỡng còn có tác dụng kích thích sự
thèm ăn ở trẻ con), tinh chất nhân sâm (vị thuốc bổ dùng lâu đời trong Đông y),
chất lấy từ mầm lúa mạch, tế bào men, cao gan, máu bò. v.v
Thuốc bổ là chất chống oxy hóa:
Đó là 3 vitamin: vit.C,E, bêta-caroten (tiền vitamin A) chất khoáng selen,
các hợp chất chứa flavonoid chứa từ thực vật như trà xanh, lá bạch quả .v.v… các
chất chống oxy hóa được cho có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do là chất có hại
cho cơ thể vì vậy dùng để bảo vệ tế bào, ngừa bệnh, làm chậm quá trình lão hóa…
Thuốc bổ trị suy nhược chức năng, bồi dưỡng trí não


Có thuốc dạng viên uống như Glutaminol-B6, Magné - B6, Pho-L, và dùng
thường nhất là dạng thuốc ống uống như Arphos, Activarol, Polytonyl, Sargenor,
Dynamisan…
Ngoài 4 loại thuốc kể trên, còn có một số thuốc cũng xem là thuốc bổ
nhưng phải cảnh giác, chỉ dùng với tất cả sự thận trọng. Đó là:
Thuốc kích thích sự thèm ăn:
Đáp ứng với quan điểm cho rằng thuốc bổ là thuốc giúp cho ăn ngon. Một
số thuốc được cho là kích thích sự thèm ăn như lysin, carnitin (có nguồn gốc từ
acid amin), dibencozid (là một dẫn chất Vitamin B12). Thuốc phải đặc biệt lưu ý
không dùng bừa bãi là cyproheptadin (Periactin, Peritol). Đây là thuốc kháng
histamin trị dị ứng nhưng có thêm tác dụng kích thích sự thèm ăn. Ta không được
dùng tùy tiện cyproheptadin vì thuốc có những tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc là các hormon:
Từ lâu, một dẫn chất hormon sinh dục nam là nandrolon (Durabolin) được
xem là thuốc bổ dưỡng có tác dụng đồng hóa, giúp chuyển hóa tiêu thụ tốt chất,
làm tăng khối lượng cơ, giúp phục hồi sức khỏe sau khi bệnh. Nhưng nếu sử dụng
bừa bãi thuốc loại này, đặc biệt là phụ nữ, sẽ bị các tai biến khôn lường do đây là
thuốc hormon.
Thuốc bổ Đông y:
Chứa các vị thuốc dùng lâu đời trong Đông y được xem là bổ dưỡng. Tuy
nhiên, do tình hình quản lý thuốc Đông y hiện nay bất cập, đòi hỏi phải rất thận
trọng, không nên nghe theo lời mách bảo mua thuốc trôi nổi dùng tùy tiện có khi
gặp nguy hiểm. Cần cảnh giác thuốc Đông y giả mạo có trộn thuốc tây corticoid
đã gây tai biến cho nhiều người.
Dùng thuốc bổ phải lưu ý những điều gì?
Cần xóa bỏ quan niệm rất sai là: “Thuốc bổ không bổ bề ngang cũng bổ bề
dọc, dùng sao cũng được”. Khi dùng thuốc bổ phải lưu ý những điều sau:
• Thuốc bổ cung cấp vitamin, chất khoáng không thay thế được thức ăn,
phải ăn uống đầy đủ chất.
• Vitamin A và D không được dùng quá liều, đặc biệt đối với phụ nữ có thai

và trẻ con (quá liều vitamin A đối với phụ nữ có thai sẽ sinh quái thai).
• Không được dùng vitamin C liều quá cao (có loại viên sủi chứa 1g
vitamin C, chỉ nên dùng 1 viên/ngày) vì nguy cơ tiêu chảy, loét đường tiêu hóa,
sỏi thận.
• Người kiêng muối tránh dùng thuốc bổ dạng viên sủi bọt vì thuốc có chứa
natri, uống nhiều natri không có lợi.
Dùng thuốc bổ ở phụ nữ, đặc biệt ở phụ nữ có thai, có điều gì cần lưu
ý?
- Phụ nữ có thể bổ sung thuốc là vitamin và chất khoáng. Nhưng nếu dùng
thuốc để kích thích sự thèm ăn trị chứng chán ăn hoặc dùng thuốc có nguồn gốc
hormon để tăng trọng, không nên tự ý sử dụng mà phải đi khám bác sĩ để chỉ định
thuốác vì các thuốc loại này dùng sai là nguy hiểm. Phụ nữ dễ bị thiếu máu thiếu
sắt có thể dùng thuốc bổ sung sắt và acid folic nhưng có nhiều loại bệnh thiếu
máu, vì vậy, cũng cần đến bác sĩ khám để chỉ định đúng thuốc. Riêng đối với phụ
nữ có thai, như nói ở trên, không được dùng liều vitamin A và D (liều vitamin A
hằng ngày không quá 5000 IU, vitamin D không quá 400 IU).
Đối với trẻ em, có chăng thuốc bổ giúp “bổ não sáng trí” và tăng chiều
cao?
Đối với trẻ phải lưu ý ăn uống thật đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất và
có chế độ học tập, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý. Có thể bổ sung cho trẻ thuốc vitamin
và chất khoáng (không quá liều vitamin A,D). Thuốc bổ chỉ có tính hỗ trợ chứ
không có loại thuốc nào có tác dụng thần kỳ la âtạo ra trí thông minh, trí nhớ hoặc
làm cho trẻ tăng chiều cao rõ rệt. ?

×