Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC









TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ĐIỀU HÀNH

Tên đề tài
:
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH
KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM






GVHD:PGS. TS. HỒ TIẾN DŨNG
NHÓM: 05
LỚP:CHQT_Đ3
KHÓA:K22




TP. HCM, tháng 10/2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC







TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ĐIỀU HÀNH
Tên đề tài
:
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH
KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM

GVHD:PGS. TS. HỒ TIẾN DŨNG
NHÓM: 05
LỚP:CHQT_Đ3
KHÓA:K22
1. NGUYỄN THỊ BÍCH DUYÊN 7701220246
2. NGUYỄN THỊ DUNG 7701220199
3. NGUYỄN THÀNH LỘC 7701220630
4. LÊ NGỌC NHUNG 7701220837
5. PHẠM MINH QUÂN 7701220929
6. HỒ VĂN PHÚ THÀNH 7701221044

7. PHẠM QUỐC TRUNG 7701221284
8. NGÔ ANH TUẤN 7701221304


TP. HCM, tháng 10/2013

ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 1

MỤC LỤC
I. LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG: 2
1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng: 2
1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng: 2
1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng: 2
1.3. Mô hình chuỗi cung ứng: 3
1.4. Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng: 4
2. Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng: 4
2.1. Tiêu chuẩn “Giao hàng”: 4
2.2. Tiêu chuẩn “Chất lượng”: 5
2.3. Tiêu chuẩn “Thời gian” 5
2.4. Tiêu chuẩn “Chi phí” 5
3. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng: 6
3.1. Phương thức thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng 7
3.2. Phương thức thay đổi bộ phận chuỗi cung ứng 7
II. ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP KINH DOANH KHÍ HÓA
LỎNG MIỀN NAM: 9
1. Giới thiệu về Công ty PVGas South 9
2. Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty PVGas South 16

2.1. Mô hình chuỗi cung ứng: 16
2.2. Nguồn cung ứ
ng nguyên liệu: 17
2.3. Hệ thống thông tin: 18
2.4. Hệ thống kho bãi, dự trữ: 18
2.5. Hệ thống vận tải: 22
2.6. Hệ thống phân phối: 22
2.7. Dịch vụ khách hàng: 23
2.8. Đánh giá mô hình chuỗi cung ứng của PVGas South: 24
3. Giải pháp hoàn thiện chuỗ
i cung ứng tại Công ty PVGas South: 24
3.1. Định hướng phát triển của Công ty: 24
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Gas
Petrolimex: 27


ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 2

I. LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG:
1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng:
1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng:

- Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một
sản phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến
người tiêu dùng cuối cùng.
1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng:


- Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin
và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được những yêu cầu của
khách hàng một cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
- Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và
khoa học nhằm cả
i thiện cách thức các công ty tìm kiếm những nguồn nguyên
liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó
và phân phối tới các khách hàng. Điều quan trọng đối với bất kỳ giải pháp
quản trị chuỗi cung ứng nào, dù sản xuất hàng hoá hay dịch vụ, chính là việc
làm thế nào để hiểu được sức mạnh của các nguồn tài nguyên và mối tương
quan giữa chúng trong toàn bộ dây chuyền cung ứng sản xuất. Về cơ bản,
quản trị chuỗi cung ứng sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu
vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các
giải pháp tồn kho an toàn của công ty.
- Cần phân biệt chuỗi cung ứng với kênh phân phối, kênh phân phối là một
thuật ngữ được sử dụng trong marketing, kênh phân phối là quá trình từ nhà
s
ản xuất đến khách hàng thông qua nhà phân phối, chỉ là một bộ phận của
chuỗi cung ứng – là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách
hàng. Như vậy nói đến các hệ thống bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu
dùng cuối cùng.
- Logistic là một lĩnh vực đang ở giai đoạn có nhiều sự quan tâm một cách mới
mẻ đến nhà quản trị chuỗi cung ứng. Khi quản tr
ị logistic được hiểu theo
nghĩa rộng thì nó quản trị chuỗi cung ứng, một số nhà quản trị định nghĩa
logistic theo nghĩa hẹp khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối
ra bên ngoài, trong trường hợp này thì nó chỉ là một bộ phận của quản trị
chuỗi cung ứng.
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG


Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 3

1.3. Mô hình chuỗi cung ứng:
- Mô hình chuỗi cung ứng điển hình:

- Ví dụ về mô hình chuỗi cung ứn

- Có 3 điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng:
o Chuỗi cung ứng là một hệ thống có tính tương tác rất cao, các quyết
định ở mỗi bộ phận của chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến các bộ phận
khác.
o Chuỗi cung ứng có s
ự ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu,
kho và nhà máy phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ đối với các đơn hàng
lớn. Thậm chí nếu các thông tin hoàn hảo lại tất cả các kênh, sẽ có một
phản ứng nha trong chuỗi cung ứng từ thời gian bổ sung.
o Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung
và cung c
ấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả các kênh phân phối.
Thời gian trong chuỗi cung ứng chỉ dùng để tạo ra sự thay đổi trong
các đơn đặt hàng và hàng tồn kho. Dự đoán sự thay đổi nhu cầu cũng





Các
nhà
máy


Các
nhà
cung
c

p

Các
nhà
kho
Nhà
bán
lẻ

Khách
hàng

Mô hình chuỗi cung ứng điển hình
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 4

có thể làm giảm ảnh hưởng của những thay đổi thực tế, và quản trị nhu
cầu có thể làm ổn thỏa nhưng thay đổi của nhu cầu.
1.4. Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng:

- Một trong những cách tốt nhất để đạt được những thay đổi cần thiết trong quá
trình quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả là tăng sự phối hợp trong bộ

phận và giữa các tổ chức.
- Các công ty có thể tổ chức nhiều nhóm chức năng , những nhóm chức năng
này sẽ quản lý những mảng khác nhâu trong chuỗi cung ứng .
- Mối quan hệ h
ợp tác với khách hàng và với NCC, cải tiến hệ thống thông tin
tốt hơn, cơ cấu gọn nhẹ hơn. Mỗi bộ phận trong cơ chế này nhằm hướng con
người làm việc tập thể với nhau vì một mục tiêu chung hơn là mục tiêu của cá
nhân hay của phòng ban riêng biệt.
- Nhiều doanh nghiệp vẫn xem quản trị chuỗi cung ứng như là một phần của
kiểm soát chi phí, họ cho rằng m
ỗi nhà quản trị chuỗi cung ứng khác nhau thì
mục tiêu quản lý chi phí cũng khác nhau. Quản trị chuỗi cung ứng như vậy
chắc chắn sẽ thất bại. Phải phối hợp tổng thể các nhà lãnh đạo của các tổ chức
trong chuỗi cung ứng .
- Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, các nhà QT hiểu rằng giải pháp
duy nhất là tăng sự hợp tác giữa các bộ ph
ận có liên quan trong chuỗi cung
ứng như một hệ thống thống nhất.
2. Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng:
- Đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến
việc cải tiến và đặt ra mục tiêu cải tiến chuỗi cung ứng một cách có hiệu quả.
- Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hi
ện chuỗi cung ứng: giao hàng, chất
lượng, thời gian và chi phí.
2.1. Tiêu chuẩn “Giao hàng”:

- Tiêu chí này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỉ lệ phần trăm
của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu
cầu trong tổng số đơn hàng. Cần định nghĩa rõ thế nào là giao hàng đúng hạn?
Khái niệm này phải được hiểu rõ giữa nhà cung ứng và nhà đánh giá. Chú ý rằng

các đơn hàng các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn nếu như
một
phần đơn hàng được thực hiện khi khách hàng không có hàng giao theo đúng yêu
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 5

cầu. Đây là tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khó thực hiện nhưng lại là tiêu chí
đo lường hiệu quả trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách khi họ yêu cầu.
2.2. Tiêu chuẩn “Chất lượng”:

- Chất lượng được đánh giá thông qua mức độ hài lòng của khách hàng hay sự thỏa
mãn về sản phẩm của khách hàng. Đầu tiên về chất lượng có thể được đo lường
thông qua những điều mà khách hàng cần (Thang đo Likert)
- Thiết kế bảng câu hỏi để đo lường biến độc lập về sự thỏa mãn của khách hàng:
o Chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu củ
a quý khách ở mức nào?
o Quý khách hài lòng như thế nào về tất cả các sản phẩm quý khách đã
sử dụng?
o Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi như thế nào?
o Tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một
lần?
- Đo lường lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm
đạt được vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn nhiều so với giữ khách
hàng hi
ện tại. Mặt khác dựa trên kết quả so sánh mình với đối thủ cạnh tranh từ
đó họ sẽ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục.
2.3. Tiêu chuẩn “Thời gian”


- Thời gian bổ sung hàng có thể tính trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu chúng ta có
một mức sử dụng cố định lượng hàng kho này thì thời gian tồn kho bằng mức độ
tồn kho chia mức sử dụng
- Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mắc xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung
cấp, nhà sản xuất, người bán sĩ, người bán lẻ) cộng hết lại để có thời gian bổ
sung
hàng lại.
- Thời gian thu hồi công nợ: đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua sản phẩm
vá bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa, thời hạn thu nợ cộng thêm
cho toàn hệ thống chuỗi cung ứng như là chỉ tiêu thời hạn thanh toán. Số ngày
tồn kho cộng số ngày chưa thu tiền nợ bằng tổng thời gian của một chu kỳ kinh
doanh để tạo ra sản phẩm và nhận được ti
ến.
Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ
2.4. Tiêu chuẩn “Chi phí”

- Có hai cách đo lường chi phí:
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 6

o Một là: công ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân
phối, chi phí tồn kho và chi phí công nợ. Những chi phí này thuộc
trách nhiệm của những nhà quản lý khác nhau và vì vậy không giảm
được tối đa cho tổng chi phí
o Hai là: chi phí cho cả hệ thống cung ứng để đánh giá hiệu quả gia tăng
và năng suất sản xuất. Phương pháp đo lường hiệu quả

- Hoạt động chuỗi cung ứng có hiệu quả khi doanh số tăng lên và chi phí giảm

xuống.
- Để quản lý tốt chuỗi cung ứng, cần phải xây dựng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả
hoạt động của nó. Sau khi xây dựng xong những chỉ tiêu đo lường, công ty phải
định nghĩa rõ ràng cụ thể mục tiêu để kiếm soát những chỉ tiêu này phù hợp với
chiến lược kinh doanh và nhu cầu kinh doanh tổng thể. Bất kỳ mục tiêu nào đó
trong từng mắc xích của chuỗi cung ứng cũng mang ý nghĩa tài chính (tiết kiệm
chi phí tăng doanh thu)
- Để cải tiến chuỗi cung ứng, công ty phải quan tâm việc cải cách tổng thể chuỗi
cung ứng một cách đồng bộ chứ không phải là từng phần. Vì việc cải tiến từng
phần có thể gây hại đến lợi ích của các phần tiếp theo. Lư
u ý ở đây cải tiến từng
phần gây tác động dây chuyền và khó xử lý.
3. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng:
- Có 2 cách để cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng: thay đổi cấu trúc hoặc thay đổi
bộ phận của chuỗi cung ứng.
- Thay đổi cấu trúc liên quan đến những thay đổi về vật chất kỹ thuật, trong khi
đó thay đổi các bộ phận thì liên quan đến con ngườ
i và hệ thống.
- Thay đổi cấu trúc bao gồm những thay đổi về máy móc thiết bị, công suất, kỹ
thuật và công nghệ… Những thay đổi này thường là những thay đổi mang
tính dài hạn và cần một nguồn vốn đáng kể. Những thay đổi về cấu trúc, sắp
xếp lại các yếu tố trong chuỗi cung ứng thường là sự thay đổi lớn và sâu rộng.
- Thay đổi các bộ phận củ
a chuỗi cung ứng bao gồm con người, hệ thống thông
tin, tổ chức, quản lý sản xuất và tồn kho, hệ thống quản lý chất lượng. Những
thay đổi này là những thay đổi mang chất nhạy cảm trong chuỗi cung ứng.
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 7


3.1. Phương thức thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng
3.1.1. Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình khép kín.
- Cách thức này chỉ ra việc sở hửu trong chuỗi cung ứng . Nếu một nhà sản
xuất quyết định mua một công ty phân phối và chỉ phân phối sản phẩm của
mình qua công ty đó thôi thì sự thống nhất này là hướng về thị trường. Mặt
khác, nếu nhà sản suất mua một công ty cung ứng sản phẩm thì sự thống nhất
này là lùi v
ề phía sau của chuỗi cung ứng. Nếu một công ty sở hửu chuỗi cung
ứng thì công ty này được hợp nhất theo chiều dọc.
3.1.2. Đơn giản hóa quá trình chủ yếu.
- Phường thức này được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng khi quá trình quá
phức tạp, hay quá lỗi thời khi đó cần sự thay đổi. Trong quá trình này người ta
điều chỉnh lại những chỗ bị lỗi mà không cần quan tâm đế
n quá trình hiện tại.
- Việc này dẫn đến những thay đổi lớn về trình tự và nội dung các công việc
được tiến hành trong quá trình cũng như những thay đổi về hệ thống.
3.1.3. Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẽ.
- Đôi khi hệ thống phân phối không còn giữ đúng hình thức như ban đầu. Hoặc
là khi thị trường có sự thay đổi nhiều công ty nhận thấy rằng họ
cần có vài
nhà máy và nhà kho ở địa điểm khác do vậy họ định hình lại hệ thống,
phương tiện sản xuất và phân phối.
3.1.4. Thiết kế sản phẩn chính.
- Phương thức này thường được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng. Trong
thực tế nhiều công ty nhận thấy họ có quá nhiều chủng loại hàng hóa, trong đó
có vài loại bán rất chậm, vì vậy các s
ản phẩm này phải được chọn lọc và thiết
kế lại.
3.1.5. Chuyển quá trình hậu cẩn của công ty cho bên thứ 3.

- Vài công ty chỉ đơn giản là chọn phường án tốt nhất, chuyển tất cả các khâu
từ quản lý tồn kho, phân phối và hậu cần cho bên thứ 3.
3.2. Phương thức thay đổi bộ phận chuỗi cung ứng

3.2.1. Sử dụng đội chức năng chéo
- Hiện nay phương thức này áp dụng rộng rãi trong nhiều công ty. Mục đích
của nó là để phố hợp các chức năng đan chéo của rất nhiều phòng ban và bộ
phận chức năng của công ty.
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 8

3.2.2. Thực hiện sự cộng tác mang tính đồng đội
- Tính hợp tác giữa những nhà cung cấp và khách hàng mang đến sự phối hợp
các công ty chéo giống như đội chức năng chéo thực hiện sự phối hợp trong
công ty. Tính hợp tác của các công ty bắt đầu bởi các hợp đồng liên kết bền
chặt được thiết lập trong mối quan hệ kinh doanh lâu dài, gắng liền với lợi ích
của nhau. Các đối tác phải đươc xây dựng trên sự tin tưởng nhau để thực hiện
công việc này cũng như những đối tác sẽ thiết lập những đội chức năng của
các nhân viên từ nhiều công ty khác nhau, làm việc cùng nhau trong những dự
án cải tiến quan trọng.
3.2.3. Giảm thời gian khởi động của các máy móc thiết bị
- Trong việc cải thiện chuỗi cung ứng, giảm thời gian khởi động của trang thiết
bị thật là cần thiết để cho những lô sản phẩm nhỏ hơn có thể tiết kiệm được
chi phí sản xuất. Ngay khi kích thước của lô hàng giảm, tồn kho sẽ giảm,
hàng hóa sẽ được luân chuyển nhanh hơn, từ đó hàng hóa sẽ đáp ứng được
nhu cầu thị trường.
-
Giảm thời gian sắp đặt đòi hỏi thời gian sáng tạo và có thể thực hiện ở bất cứ

phần nào của thiết bị sản suất bời sự giản đơn cho sự thay đổi thiết bị trước
khi máy móc dừng lại và thực hiện sự thay đổi nhanh chống ngay khi máy
móc không còn chạy nữa, vì vậy nó có thể đưa vào sản xuất càng sớm càng
tốt.
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống tin
- Cải thiện hệ thống thông tin là vấn đề quan trọng trong chuỗi cung cấp. Một
trong những thay đổi xảy ra là việc dành lấy dữ liệu kinh doanh từ khách hàng
và phát triển thông tin này đưa trở lại phục vụ cho chuỗi cung ưng. Nhà cung
cấp không chỉ biết nhận đơn hàng của khách hàng của mình mà cũng phải biết
nơi kinh doanh và vị trí kho của khách hàng.
3.2.5. Xây dựng các trạm giao hàng chéo
- Hàng hóa giao đam xen ở nhiều trạm là một cuộc cách mạng trong vận
chuyển đối với nhiều công ty. Ý tưởng can bản là việc giao hàng của nhà cung
cấp được diễn ra từ nhiều trạm khác nhau. Những công việc này không tiêu
tốn thời gian cho việc kiểm kê kho, nó cũng đơn giản cho việc di chuyển từ
một trạm này đến một trạm khác.
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 9

- Có thể đúc kết rằng vừa cải tiến cấu trúc vừa cải tiến cơ sở hạ tầng có thể tạo
ra sự thay đổi chính trong chuỗi cung ứng. Nó có thể giúp doanh nghiệp làm
giảm tình trạng không chắc chắn, không rõ ràng, hay giảm thời gian cung
ứng. Những thay đổi này rất có hiệu quả nhưng đòi hỏi sự phối hợp rộng khắp
vừa bên trong và qua nhiều công ty khác nhau.
II. ĐI
ỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP KINH DOANH KHÍ
HÓA LỎNG MIỀN NAM:
1. Giới thiệu về Công ty PVGas South


ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 10

Việc thành lập Công ty
- Tiền thân của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam là Xí
nghiệp Kinh doanh các sản phẩm Khí miền Nam trực thuộc Công ty Chế biến
và Kinh doanh sản phẩm khí (PVGas) được thành lập theo Quyết định số
389/QĐ-HĐQT ngày 28/03/200 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí
Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam)
- Ngày 12/04/2006 HĐQT Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ký quyết định số
825/QĐ
-DKVN về việc thành lập Công ty kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam
(PVGas South) trên cơ sở Xí nghiệp Kinh doanh các sản phẩm khí miền Nam
trực thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí (PVGas) và Bộ
phận Kinh doanh Khí hóa lỏng của Công ty Thương mại Dầu khí (Petechim)
Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần
- Ngày 30/06/2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký Quyết định số 1697/QĐ-
BCN về việc Cổ phần hóa PVGas South;
- Ngày 20/12/2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký Quyết định số 3734/QĐ-
BCN về việc Phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Kinh
doanh Khí hóa lỏng miền Nam thành Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa
lỏng miền Nam;
- Ngày 23/07/2007, Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam tiến
hành ĐHCĐ lần đầu.
- Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa
lỏng miền Nam chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 25/07/2007.
Niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà N

ội (Hastc)
- Thực hiện Nghị quyết của Đại Hội Đồng Cổ Đông, Hội Đồng Quản Trị Công
ty đã triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định để niêm yết cổ phiếu
của Công ty lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Được đơn vị tư vấn là
Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí tư vấn, Công ty đã hoàn thiện Bản cáo
bạch và các hồ sơ pháp lý
để niêm yết cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng
khoán.
- Ngày 09/11/2007, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Hà Nội đã có quyết định
số 10/2007/GCNCP-TTLK về việc đồng ý lưu ký tập trung cổ phiếu của
Công ty tại Trung tâm.
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 11

- Ngày 09/11/2007, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã có Quyết
định số 10/GDN-TTGDHN về việc chấp thuận cho cổ phiếu của Công ty
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Ngày 15/11/2007, cổ phiếu của Công ty chính thức niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu PGS.
Phát triển và tăng trường bền vững
- Tính từ thời điểm sau khi cổ phần hóa, đến nay mạng lưới kinh doanh của
PVGas South phủ khắp các tỉnh từ Đà Nẵng tới Cà Mau. Hiện nay, sản lượng
kinh doanh LPG của Công ty đã đạt gần 200.000 tấn/năm, kinh doanh CNG
đạt trên 150 triệu m3/năm và doanh thu đạt trên 4.000 tỷ/năm và sẽ tiếp tục
tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.
Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh LPG, CNG và các sản phẩm Dầu khí.
- Tổ chức hệ thống phân phối, vận chuyển, đóng bình kinh doanh LPG và các

vật tư thiết bị, hóa chất trong lĩnh vực vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh vận
tải đường bộ, đường thủy.
- Thiết kế, xây lắp và tư vấn đầu tư các công trình khí hóa lỏng, các công trình
công nghiệp khí; chuyển giao công nghệ, khai thác kinh doanh, bảo dưỡng
các công trình dân dụng liên quan đến khí hóa lỏng.
- Cung cấp dịch vụ liên quan đến Khí hóa lỏng và các sản phẩm Khí trong lĩnh
vực công nghiệp, dân dụng và giao thông vận tải.
- Xuất nhập khẩ
u Khí hóa lỏng, các vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ cho
công tác vận chuyển, tàng trữ, đóng bình và kinh doanh Khí hóa lỏng.
- Kinh doanh xăng dầu, nhớt và các chất phụ gia liên quan đến xăng dầu, nhớt.
- Mua bán phân bón. Kinh doanh bất động sản. Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.

ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 12

Một số sản phẩm chính

Bình 12kg chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng LPG ở quy mô nhỏ, lẻ như sinh hoạt
hàng ngày của hộ gia đình, quán ăn nhỏ, cho các hộ sản xuất sử dụng nguyên liệu gas
nhỏ.

Bình 45kg chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở quy mô nhỏ nhưng mật độ sử dụng
nhiều như ở các nhà hàng, khách sạn, trường học, bếp ăn tậ
p thể, các xưởng sản xuất có
quy mô nhỏ hoặc vừa.

Là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là CH4 - metane (chiếm 85%- 95%) được lấy

từ những mỏ khí thiên nhiên, mỏ dầu (khí đồng hành) hoặc khí nhà máy (thu được trong
quá trình sản xuất của các nhà máy lọc dầu), qua xử lý và nén ở áp suất cao (200 đến 250
bar) để tồn trữ vào bồn chuyên dụng và vận chuyển tới các hộ tiêu thụ là các nhà máy có
sử dụng nhiệt năng, các khu chung cư…
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 13

Sơ đồ tổ chức & Mô hình hoạt động

Sơ đồ tổ chức

Mô hình hoạt động
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 14

- Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 gặp nhiều khó khăn từ những biến
động nền kinh tế vĩ mô và sự cạnh tranh của các đối thủ tham gia thị trường.
Tuy nhiên, công ty vẫn quyết tâm duy trì sản lượng và không ngừng gia tăng
thị phần, tích cực nghiên cứu và triển khai các dự án đầu tư mở rộng nhằm
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động được nguồn hàng cung
cấp và góp phần bình ổn giá LPG trong nước.
- Trong những điều kiện nêu trên, kết quả kinh doanh của Công ty đạt được kết
quả khích lệ, PVGas South đã vượt các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và
nộp ngân sách Nhà nước. Tổng kết năm 2012, PVGas South đạt hơn 6.375 tỷ
đồng doanh thu thuần, đạt 105.41% kế hoạch và lợi nhuận trước thuế đạt 255

tỷ đồng, đạt 126.14% kế hoạch, lũy k
ế cả năm lợi nhuận sau thuế của cổ đông
Công ty mẹ đạt 151 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh năm 2012
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 15



Cơ cấu chi phí tại PVGas South 2008 – 2012

Khả năng thanh toán của PVGas South
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 16


Tỷ số hoạt động của PVGas South giai đoạn 2008 - 2012
2. Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty PVGas South
2.1. Mô hình chuỗi cung ứng:



ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG


Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 17


2.2. Nguồn cung ứng nguyên liệu:

- Là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nên Công ty nhận
được sự hỗ trợ về mặt chuyên môn và tham gia vào các dự án cũng như kinh
doanh các sản phẩm của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Công ty có cơ
hội để tiếp nhận, xử lý và kinh doanh nguồn LPG từ nhà máy Lọc dầu Dung
Quất và các nhà máy lọc dầu khác khi đi vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu
LPG thị trường, tăng tính chủ
động nguồn hàng và chủ đạo trong thị trường
kinh doanh LPG toàn quốc.
- Bên cạnh đó Công ty còn được đảm bảo nguồn nguyên liệu và được ưu đãi
khác khi lấy nguyên liệu từ các nhà máy lọc dầu, nhà máy khí trong Tập đoàn.
Những thuận lợi trên cùng với việc Công ty hiện nay đang có một thị phần
đáng kể (40%) và có hệ thống đại lý phân phối rộng khắp khu vực sẽ đảm bảo
cho Công ty có thể
ngày càng mở rộng thị trường và phát triển ổn định, bền
vững.
- PVGas South luôn có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định:
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 18

o LPG: từ Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (Nhà máy lọc
dầu Dung Quất), và Petro VietNam Gas Trading compay (PV Gas).
o CNG: từ Công ty Petro VietNam Gas Distribution Compay (PV Gas
D)

2.3. Hệ thống thông tin:

- Do đặc thù của sản phẩm không giống với các hàng hóa thông thường khác,
khách hàng không mua trực tiếp sản phẩm của Công ty mà chủ yếu thông qua
điện thoại, fax.
- Công ty có 03 bộ phận tiếp nhận đơn hàng:
o Bộ phận 1: Tiếp nhận đơn hàng sản phẩm Gas Công nghiệp (nhu cầu
sử dụng rất lớn)
o Bộ phận 2: Tiếp nhận đơn hàng của khách hàng Gas Dân dụng &
Thươ
ng mại (nhu cầu và số lượng khách hàng lớn).
o Bộ phận 3: Tiếp nhận đơn hàng – Các cửa hàng bán lẻ trực tiếp (nhu
cầu nhỏ lẻ nhưng số lượng khách hàng lớn và cần đáp ứng ngay).
2.4. Hệ thống kho bãi, dự trữ:

- Từ khi chuyển sang mô hình cổ phần, PVGas South đã quy hoạch hệ thống
trạm chiết nạp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Hiện nay PVGas
South có 28 trạm chiết nạp gas với tổng công suất 24.580 tấn/tháng từ Đà
Nẵng đến Cà Mau, trong đó có 13 trạm thuộc sở hữu của PVGas South với
tổng công suất 7.800 tấn/tháng.
- Song song với hoạt động kinh doanh, PVGas South hoàn thành xây dựng kho
chứa
đầu mối tại Cần Thơ với sức chứa 1.200 tấn, hoàn thành đầu tư kho Gò
Dầu tại Đồng Nai với sức chứa của kho lên 4.000 tấn và tham gia góp vốn
(14%) thành lập Công ty cổ phần Năng lượng Vinabenny để xây dựng kho
lạnh chứa LPG tại Cảng Long An (Kho chứa Tây Nam) với sức chứa 80.000
tấn, đây cũng là kho chứa LPG lớn nhất tại Việt Nam.
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG


Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 19


Hệ thống cầu cảng, kho LPG và trạm chiết PVGas South tại các tỉnh thành phía
Nam
- PVGas South đã đầu tư hệ thống trạm nạp CNG cung cấp cho giao thông vận
tải và công nghiệp. Đây là một lĩnh vực mới và đầy tiềm năng. Hiện công suất
thiết kế là 150 triệu m3, trong đó công ty mẹ - KCN Mỹ Xuân là 80 triệu m3
và Công ty con CNG Việt Nam - KCN Phú Mỹ là 70 triệu m3.
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 20


ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 21


Hệ thống trạm mẹ và trạm con CNG tại PVGas South
- Công nghệ: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty luôn chú trọng đến
chất lượng tăng trưởng, đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Công ty
đang áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2008, hệ thống quản lý an toàn theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 và hệ thống quản lý Môi trường theo ISO 14001, đặc biệt Công
ty đã xây dựng và đưa vào áp dụng thành công hệ thống quản lý điề
u hành
doanh nghiệp (COS) góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tiết kiệm

chi phí trong quản lý
- Vị thế chi phối: Trong bối cảnh thị trường cung cấp LPG dân dụng (LPG
bình) và công nghiệp (LPG rời) có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty
tham gia thị trường, với sự góp mặt của các Công ty nhiên liệu lớn trên thế
giới, thị phần PVGas South vẫn đứng đầu trong các Công ty kinh doanh LPG
tại miền Nam, ổn định, luôn duy trì ở mức 33% thị phần.
- Như vậy, với lợi thế về nguồn hàng và tiềm lực tài chính của mình, PVGas
South đã xác định được vị thế của mình là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất
tại khu vực miền Nam.
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 22

2.5. Hệ thống vận tải:
- Các sản phẩm của PVGas South được lưu kho và có hệ thống xe bồn, xe vận
tải chuyên dụng đảm bảo cho việc lưu trữ sản phẩm dễ gây cháy nổ và gia
tăng sự tin cậy của khách hàng.

- Tính đến 31/12/2012, PVGas South có 26 modules chứa khí, 20 xe bồn,
khoảng 15 xe tải các loại để vận chuyển. Ngoài ra, PVGas South còn thuê hệ
thống xe vận tải bên ngoài để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.6.
Hệ thống phân phối:
- Mạng lưới kinh doanh Gas của Công ty đến nay đã phủ kín các tỉnh thành
phía Nam. Sản lượng bán lẻ Gas dân dụng đạt từ 7.000 tấn đến 8.500
tấn/tháng, sản lượng Gas công nghiệp từ 12.000 tấn đến 14.000 tấn/tháng đã
khẳng định được vị trí thương hiệu PetroVietnam Gas trên thị trường phía
Nam.
- Thị trường bán bình ở Tp.Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ vẫn là thị

trường chủ lực chiế
m khoảng 50% sản lượng bán bình của Công ty. Với một
thị trường lớn như Tp.Hồ Chí Minh, Công ty đã chú trọng xây dựng hệ thống
chiết nạp vệ tinh phân bố đều khắp thị trường miền Tây Nam Bộ, Nam Trung
Bộ, Đông Nam Bộ; đồng thời xây dựng hệ thống tổng đại lý phân phối Gas,
định kỳ gặp gỡ trao đổi các chính sách nhằm củng cố, đẩy mạnh và thống nhấ
t
mặt bằng giá cả, tăng cường hệ thống phân phối và khả năng cạnh tranh.
- Hệ thống phân phối của Công ty đến nay đã phủ kín các tỉnh thành phía Nam,
tạo sức mạnh toàn hệ thống trong việc thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng
trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Hiện sản phẩm của PVGas South
được cung cấp qua các kênh sau:
o Kênh 1: cho các Tổng Đại lý để các đơn vị này cung cấ
p ra thị trường -
hiện chiếm 33,32% sản lượng.
ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG

Nhóm 5 – Lớp CHQTKD - Đêm3 – K22 Trang 23

o Kênh 2: cung cấp trực tiếp sản phẩm tới các đại lý tự do - hiện chiếm
18,48% sản lượng.
o Kênh 3: cho các khách hàng công nghiệp là yêu cầu đơn vị cung cấp
LPG phải đầu tư hệ thống cung cấp LPG, trợ giúp kỹ thuật thường
xuyên, kịp thời với giá cả cạnh tranh - chiếm 45,73% sản lượng bán ra.
o Kênh 4: cung cấp trực tiếp cho các cửa hàng trực thuộc để cung cấp
cho khách hàng. Lượng bán hàng qua kênh này hi
ện chiếm tỷ lệ không
đáng kể. Kênh phân phối này hướng tới các thị trường lớn để tranh thủ
cạnh tranh về giá cả như: Cần Thơ, Quảng Ngãi, Nha Trang, Miền

Đông.

Thống kê các Đại lý, Tổng đại lý và Cửa hàng tại PVGas South hiện nay
2.7. Dịch vụ khách hàng:

- Khách hàng công nghiệp bao gồm:
o Doanh nghiệp sản xuất VLXD, gốm sứ, gạch men: Công ty kim khí
Thăng Long, Công ty TNHH Tôn Đông Á, Công ty liên doanh gạch
men VTC…;
o Công nghiệp thực phẩm: Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, Công
ty TNHH Gia vị Việt Nam, DNTN Trà Phương Nam…
- Khách hàng mua LPG phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của dân cư như:
Công ty Shell gas Việt Nam, Công ty TNHH gas Petrolimex Cần Thơ, Công
TNHH MT gas, Công ty gas Thái Bình Dương…
- Hiện tại PVGas South đang áp cụng các chính sách khách hàng:

×