Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP TRẠNG BẨM SINH pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 7 trang )

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP TRẠNG BẨM SINH
Bệnh suy giáp trạng bẩm sinh (SGTBS) là bệnh nội tiết thường gặp do
tuyến giáp sản xuất hocmon không dầy đủ để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá và quá
trình sinh trưởng của cơ thể.
Tỷ lệ mắc SGTBS trên thế giới vào khoảng 1/3500 trẻ sơ sinh sống sau đẻ.
1. Chẩn đoán :
1.1. Lâm sàng :
Trẻ bú mẹ : Tiêu chuẩn chẩn đoán sớm trên lâm sàng.

Biểu hiện lâm sàng và yếu tố
nguy cơ
Điểm
1. Phù niêm và có bộ mặt đặc
biệt
2
2. Da nổi vân tím 1
3. Thoát vị rốn 1
4. Thóp sau rộng > 0,5cm 1
5. Chậm lớn 1
6. Chậm phát triển tinh thần,
vận động
1
7. Táo bón kéo dài 2
8. Vàng da sinh lý kéo dài > 30
ngày
1
9. Thai già tháng > 42 tuần 1
10. Cân khi đẻ to > 3,5kg 1
Tổng số điểm 12
Nghi ngờ SGTBS khi > 4
Trẻ lớn :


- Lùn không cân đối.
- Biểu hiện phù niêm : Bộ mặt đặc biệt (2 má phị, mi mắt nặng, lưỡi dầy,
mũi tẹt), tiếng khóc hoặc nói bị khàn.
- Chậm phát triển tinh thần và vận động.
- Các triệu chứng khác : Da vàng sáp và lạnh. Tóc khô, thưa và dễ gẫy,
giảm trương lực cơ, táo bón kéo dài, có thể giả phì đại cơ bắp …
Lưu ý :
Triệu chứng táo bón kéo dài dễ chẩn đoán nhầm với phình đại tràng
bẩm sinh.
1.2. Xét nghiệm :
 Xét nghiệm đặc hiệu :
- TSH ³ 20 mu/l (bình thường : 0 – 5mu/l)
- T4 < 50nmol/l (bình thường : 50 – 150nmol/l)
- Ghi hình tuyến giáp bằng TC99m : Không tìm thấy tuyến giáp, tuyến
giáp thiểu sản hoặc tuyến giáp lạc chỗ ở dưới lưỡi hoặc vùng trung thất.
 Xét nghiệm không đặc hiệu : Tuổi xương
- Trẻ nhỏ : chụp khớp gối không thấy điểm cốt hoá ở đầu dưới xương đùi
và đầu trên xương chày.
- Trẻ lớn : chậm các điểm cốt hoá ở cổ tay ( so với bảng Greulich &
Pyle).
2. Điều trị
2.1. Nguyên tắc điều trị :
Cần đạt nhanh tình trạng bình giáp càng sớm càng tốt.
2.2. Thuốc điều trị :
Thay thế hocmon giáp suốt đời bằng hocmon giáp tổng hợp như
Thyroxin (L – thyroxin, Levothyrox, Eltroxin – Belthyrox).
2.3. Cách dùng thuốc :
Bằng đường uống. Levothyrox được uống 1 lần trong ngày vào buổi
sáng trước bữa ăn 1 giờ.
2.4. Liều lượng thuốc :


Tuổi mg/ngày mg/kg/ngày
0 – 6 tháng

25 - 50 8 – 10
6 – 12
tháng
50 – 75 6 – 8
1 – 5 tuổi 75 – 100 5 – 6
6 – 12 tuổi 100 – 150 4 – 5
12 ®
người lớn
100 – 200 2 - 3
2.5. Theo dõi điều trị ngoại trú
Theo dõi trong năm đầu :
- Khám lâm sàng (toàn trạng, cân, cao, DQ, IQ…) và xét nghiệm TSH –
T4 : 3 tháng/1 lần.
- Đo tuổi xương : 6 tháng 1 lần.
Từ năm thứ hai :
Khám định kỳ lâm sàng và xétnghiệm TSH – T4 và tuổi xương 1
năm/1 lần vì liều thyroxin trong suốt giai đoạn thiếu niên thay đổi rất ít.
Theo dõi điều trị ngoại trú :
- Điều trị thích hợp : các dấu hiệu của SGT giảm dần, và biến mất. trẻ
phát triển bình thường. Xét nghiệm TSH trở về bình thường T4 cao hơn một chút
so với tuổi từ 150 – 170nmol/l.
- Quá liều : Gây ngộ độc thuốc, biểu hiện ưu năng giáp như nhịp tim
nhanh, kích thích thần kinh, khó ngủ, ra nhiều mô hôi, ỉa chảy, nôn và T4 trong
huyết thanh cao > 180nmol/l. Liều cao kéo dài dẫn đến xương sọ đóng kính, tuổi
xương phát triển nhanh so với tuổi thực và có hiện tượng loãng xương.
- Chưa đủ liều điều trị : thấy TSH tăng cao không thường xuyên, T4

bình thường. ở bệnh nhân như vậy có thể quá trình uống T4 không đủ hoặc không
thường xuyên để ức chế TSH trở về bình thường.
3. Tiên lượng :
- Tốt : Nếu phát hiện và điều trị SGTBS ngay trong giai đoạn sơ sinh.
Trẻ phát triển hoàn toàn bình thường về thể lực và tinh thần kinh.
- Tương đối tốt : Nếu điều trị SGTBS trong năm đầu cuộc sống.
- Dè dặt : Nếu trẻ được phát hiện và điều trị ngoài 1 năm tuổi. Thể lực trẻ
phát triển gần bằng trẻ cùng tuổi nhưng bị chậm phát triển tinh thần.
- Không được phát hiện và điều trị SGTBS : trr bị tàn phế về thể lực và
vĩnh viễn thiểu năng trí tuệ

×