SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, HỌC SINH
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề củng cố và tăng cường nâng cao ý thức
pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp
thiết. Không những nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà còn
mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao
động. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Điều kiện
quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp
luật,tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí trình độ hiểu biết
pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân”.
Để thực hiện nhiệm vụ to lớn này đảng và Nhà nước ta đã phối hợp với
các cấp các ngành, các tổ chức xã hội thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong
đó việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật đóng một vai trò
quan trọng đang được chú ý đẩy mạnh.
Tuy nhiên trong tình hình hiện nay không nhỏ một bộ phận cán bộ và nhân
dân bị phai nhạt lý tưởng cách mạng. Coi thường giá trị nhân văn, bất chấp đạo
lý làm người, lười biếng ăn chơi xa đoạ, sống với những hành động, thủ đoạn xấu
xa coi thường pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước. Một số nhân dân sống
buông thả, lang thang và dễ kích động. Lợi dụng những hư hỏng đó các thế lực
1
thù địch trong nước cấu kết bọn phản động quốc tế. Từ đó chúng truyền bá
những tư tưởng đồi truỵ độc hại, lối sống vô văn hoá, vô đạo đức. Chúng dùng
những thủ đoạn thâm độc và âm mưu” Diễn biến hoà bình chống phá sự nghiệp
cách mạng nước ta, hòng xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng để lật đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ”.
Đây là vấn đề quan trọng to lớn, có tính cấp bách đối với nhân dân, cán bộ
cả nước nói chung và đối với cán bộ, giáo viên và học sinh nói riêng. Phải có suy
nghĩ và giải pháp như thế nào để khắc phục và giải quyết vấn đề này.
Là người cán bộ làm công tác quản lý giáo dục. Thông qua thực tiễn tôi
thấy nguyên nhân những kẻ phạm tội mặc dù có hiểu biết pháp luật mà cố ý
phạm tội. Còn có những người do không biết hoặc không hiểu biết pháp luật mà
cố ý phạm tội, nhất là những người ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu
số. Một số cán bộ, giáo viên và học sinh vi phạm pháp luật với các hành vi, vi
phạm pháp luật như: Cố ý gây thương tích cho người khác, trộm cắp tài sản, vi
phạm an toàn giao thông, đánh bạc, rượu chè và một số vụ đặc biệt như tuyên
truyền phản bội tổ quốc.
Từ tầm quan trọng nói trên, với mong muốn góp phần bé nhỏ của mình
cho Trường tiểu học huyện Krông Pắc. Làm giảm tỷ lệ phạm tội trong
thời gian tới, làm tốt hơn nữa công tác tuyền truyền, phổ biến pháp luật ở tỉnh
Đắc Lắc.Với nhận thức ấy tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục pháp luật cho
cán bộ, giáo viên và học sinh tại trường tiểu học huyện Krông Pắc”. với
hy vọng góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn cách
mạng hiện nay.
2/ Đối tượng nghiên cứu:
Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc quản lý giáo dục pháp luật
cho cán, bộ giáo viên và học sinh ở trường tiểu học .
Đề xuất và lý giải biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo
viên và học sinh ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
2
3/Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở trường tiểu học , huyện Krông
Pắc.
- Thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2013
- Thời gian viết Sáng kiến kinh nghiệm: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013
đến ngày 30 tháng 01 năm 2013.
- Người được nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên
bộ môn . Nhân viên và học sinh trường tiểu học .
4/ Phương pháp nghiên cứu:
- Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận khoa học
của chủ nghĩa Mác -Lê nin , tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của
Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật nói chung và giáo dục pháp
luật nói riêng.
- Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử- cụ thể; phân tích, tổng hợp và
các phương pháp nghiên cứu khác như xã hội học , thống kê….
5/ Bố cục Sáng kiến kinh nghiệm: Gồm 3 phần
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận – Kiến nghị
3
B/PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Ở nước ta, những vấn đề lý luận của giáo dục pháp luật chưa được nghiên
cứu một cách hệ thống. Bởi vậy, về bản chất của giáo dục pháp luật chưa có
quan niệm rõ ràng, nhất quán. Trong sách báo và thực tế cho đến nay nhiều
người vẫn cho rằng : Giáo dục pháp luật là một phần của giáo dục chính trị tư
tưởng hoặc là của giáo dục đạo đức. Điều đó có nghĩa là nếu tiến hành giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức thì trên thực tế có thể đạt được sự tôn trọng pháp luật
ở người lao động. Hay nói cách khác, sự hình thành ý thức pháp luật ở quần
chúng lao động được xem như là “ sản phẩm phụ ’’ của quá trình giáo dục hay
giáo dục đạo đức. Một số người khác lại thường đồng nhất giáo dục pháp luật
với tuyên truyền giải thích pháp luật, hoặc với dạy và học pháp luật, hoặc với
dạy và học pháp luật ở các trường. Những quan niệm phiến diện, đơn giản ấy,
đã hạ thấp vai trò xã hội không tạo ra khả năng triển khai và nâng cao hiệu quả
của công tác giáo dục pháp luật trong thực tiễn.
Trong khoa học pháp lý giáo dục pháp luật được xem như là định hướng của
các cơ quan Đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó cả người giáo dục và
người được giáo dục luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau. Nhằm thiết lập những
hành vi xử sự phù hợp với đòi hỏi của pháp luật.
Từ định nghĩa trên giáo dục pháp luật có các đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Hoạt động này nhằm hình thành ở con người mục đích và hành
động hợp pháp, hình thành thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thứ hai: Giáo dục pháp luật là quá trình tác động liên tục lâu dài, thường
xuyên chứ không phải sự tác động một lần. Vì thế phải thông qua pháp luật, gia
đình, trường học, các tập thể lao động. Các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã
4
hội. Sự hình thành hành vi và hành động hợp pháp đóng vai trò chủ đạo trong quá
trình tác động này.
- Thứ ba: Giáo dục pháp luật là sự tác động qua lại của người giáo dục và
người được giáo dục - tức là chịu sự tác động có định hướng các thông tin pháp
luật.
Vì thế, hiểu biết trình độ, đặc điểm, nghề nghiệp, tâm lý,…của người được giáo
dục pháp luật là đòi hỏi hàng đầu đối với người giáo dục. Đồng thời các cơ quan
Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các
trường học, các cá nhân có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục pháp luật cần phải
nắm vững tri thức pháp luật, biết cách truyền tải nó đến người được giáo dục. Hơn
thế nữa người giáo dục pháp luật trước hết phải là tấm gương tuân theo pháp luật,
bởi vì trong giáo dục pháp luật thì nguyên tắc “Anh hãy làm giống như tôi” có ảnh
hưởng to lớn đối với người được giáo dục.
Từ những đặc điểm nói trên của giáo dục pháp luật không thể xem giáo dục
pháp luật đồng nhất với khái niệm “Hình thành ý thức pháp luật” của cá nhân.
Hình thành ý thức pháp luật là quá trình tác động của hệ thống khách quan và
các nhân tố chủ quan vào ý thức con người. Việc phân biệt quá trình hình thành ý
thức pháp luật của cá nhân với quá trình giáo dục pháp luật là cần thiết. Bởi vì,
nhân thúc với quá trình pháp luật trước hết là hoạt động có định hướng, có tổ
chức, có chủ định thành một hệ thống của đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội. Với mục đích thiết lập ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa dưới dạng lòng tin,
thói quen động cơ và các hành vi tích cực pháp luật của con người. Như vậy giáo
dục pháp luật là một nhân tố của quá trình hình thành ý thức pháp luật của cá nhân
đóng vai trò chủ đạo trong quá trình ấy. Rõ ràng giáo dục pháp luật chính là quá
trình tác động nhân tố chủ quan.
- Giáo dục luôn luôn xuất phát từ vị trí con người trong xã hội, do đó giáo
dục luôn mang tính giai cấp. Trong xã hội có giai cấp không khi nào và không
5
bao giờ giáo dục lại ở bên ngoài và bên trên giai cấp. Lý luận giáo dục chủ
nghĩa Mác – Lê Nin thường nhấn mạnh tính Đảng, tính giai cấp chiếm vị trí
hàng đầu của hoạt động giáo dục. Bởi vì xem thường bản chất giai cấp trong
giáo dục sẽ làm cho quá trình ấy trở nên trừu tượng, làm mất đi ý nghĩa hành vi
hợp pháp trong điều kiện nước ta. Tính giai cấp trong giáo dục pháp luật chính
là quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất
và vai trò pháp luật . Về lợi ích của pháp luật trong việc phục vụ người lao
động, củng cố và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó cũng chính là phương
pháp giai cấp trong việc hình thành ý thức pháp luật ở người lao động, là
phương pháp xem xét pháp luật từ quan điểm bảo vệ lợi ích của người lao động
và chế độ xã hội chủ nghĩa. V.I Lê Nin đã đặc biệt coi trọng vai trò to lớn của ý
thức cách mạng vô sản. Người đã đấu tranh không mệt mỏi vì sự thể hiện đúng
đắn ý thức pháp luật đó vào trong các đạo luật của nhà nước và trong hoạt động
thực tiễn về quản lý nhà nước và kinh tế.
b. Mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị tư tưởng,
giáo dục đạo đức và giáo dục lao động.
Giáo dục pháp luật là một dạng giáo dục có đặc trưng, hướng hành vi của
con người trong mối quan hệ với người khác và với xã hội nói chung theo các
tiêu chuẩn của pháp luật. Vì thế giáo dục pháp luật quan hệ mật thiết với các
dạng giáo dục khác.
- Trước hết giáo dục pháp luật có mối quan hệ mật thiết với giáo dục chính
trị. Không phải ngẫu nhiên mà Vị Lê Nin nhấn mạnh rằng “ Luật là biện pháp
chính trị, là chính trị ”. Bởi vậy, khi thực hiện giáo dục pháp luật tạo ra khả
năng cho việc giáo dục chính trị góp phần hình thành ở công dân những xác
định quan hệ đối với chính trị. Ngược lại, trong nội dung của giáo dục chính trị
chứa đựng những hiện tượng pháp luật, kích thích lợi ích điều chỉnh bằng pháp
luật, củng cố những quan hệ tích cực đối với những đòi hỏi của pháp luật. Nếu
6
chúng ta kết hợp được hai dạng giáo dục này trong thực tiễn sẽ nâng cao hiệu
quả của hai dạng giáo dục.
- Giáo dục pháp luật có quan hệ chặt chẽ với giáo dục đạo đức, bởi vì pháp
luật xã hội chủ nghĩa có cơ sở đạo đức sâu sắc. Nhiều quy phạm đạo đức trở
thành quy phạm pháp luật. Do đó giáo dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần
thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng đối với pháp luật. Ngược lại, giáo
dục pháp luật tạo khả năng thiết lập trên thực tế những nguyên tắc đạo đức mới.
Như vậy, sự thống nhất giữa giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật thể hiện
ở hành vi hợp pháp của con người. Sự thống nhất đó đòi hỏi sự tác động tổng
hợp của cả hai dạng giáo dục. Do đó, trong hoạt động thực tiễn các tổ chức
đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội phải sử dụng đồng bộ các biện
pháp giáo dục pháp luật.
2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
a. Một số đặc điểm của Trường tiểu học
* Vị trí địa lý
Trường tiểu học là một trường thuộc phòng giáo dục huyện
Krông Pắc.Trường đóng trên địa bàn xã Huyện KRông Pắc Tỉnh Đắc
Lắc .Có diện tích 2240 m2. Địa bàn trường quản lý nằm trong khu vực 3
Buôn đồng bào dân tộc Êđê . Học sinh phần đông là con em đồng bào dân
tộc . Điều kiện kinh tế của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trường cách xa
trung tâm huyện cách 18 km nên không thuận tiện trong hoạt động giáo dục .
Phía Đông giáp đợn vị Đặc công 198.
Phía Bắc giáp xã …
7
Phía Tây giáp …….
Phía Nam giáp huyện …….
Do nằm ở vị trí địa lý như vậy nên trường có nhiều khó khăn trong công
tác phát triển giáo dục.
*Cơ sở vật chất:
Được nhà nước và nhân dân quan tâm xây dựng cho nhà trường có đầy
đủ phòng học, phòng làm việc . Đã cao tầng hoá phòng học, khuôn viên
khang trang, sạch đẹp. Trang thiết bị đầy đủ phục vụ tốt cho công tác dạy
và học.
*Các đoàn thể:
.Có chi bộ Đảng lảnh đạo gồm có 14 đồng chí Đảng viên .
.Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có 14 đoàn viên.
.Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động theo hướng dẫn của
Hội đồng Đội huyện Krông Pắc.
.Tổ chức công đoàn luôn quan tâm, chăm sóc về tinh thần và vật chất
cho cán bộ, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
* Đội ngũ cán bộ giáo viên:
. Tổng số 51 đồng chí trong đó :
8
.Ban giám hiệu 3 đồng chí
.Giáo viên: 43 đồng chí
.Nhân viên : 5 đồng chí
Giáo viên người đồng bào dân tộc 7 đồng chí , cán bộ giáo viên thuộc
các vùng trên mọi miền đất nước về đây công tác. Trình độ chuyên môn
đạt chuẩn 100%. Trình độ đại học 32%. cao đẵng 30%.
. Tình hình kình tế
của cán bộ giáo viên :
Cán bộ giáo viên phần đông sống trên địa bàn xã và ………., nên
đời sống tương đối ổn định, có mức thu nhập cao, rất an tâm công tác,
thực sự gắn bó với nghề nghiệp.
b. Kết quả đạt được:
Công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên trong những năm
qua ở trường tiểu học đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Từ
việc xác định đúng đắn mục đích giáo dục pháp luật cho đối tượng là cán
bộ, giáo viên và học sinh, các chủ thể giáo dục pháp luật của trường tiểu
học đã đưa ra được các nội dung, hình thức và phương pháp giáo
dục thích hợp góp phần từng bước nâng cao nhận thức , ý thức pháp luật
cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Phục vụ kịp thời những nhiệm
vụ chính trị ở địa phương, trường học.
9
Được sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Trường tiểu
học đạt được các thành tích như sau:
.Nội bộ nhà trường đoàn kết chặt chẽ, thống nhất, luôn hỗ trợ , giúp đỡ
lẫn nhau cùng tiến bộ , xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.
Cán bộ, giáo viên có phẩm chất chính trị vững vàng. Đa số chấp hành
nghiêm túc luật pháp và pháp luật. Làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh.
-Chất lượng cán bộ, giáo viên.
Giáo viên giỏi cấp trường 100%
Giáo viên giỏi cấp huyện 25%
Giáoviên giỏi cấp tỉnh 15%
Chiến sĩ thi đua 20%
Lao động tiên tiến 100%
(Theo bảng tổng kết năm học 2011-2012
)
*Học sinh
-Tổng số học sinh có 423 em , trong đó :
- Học sinh người đồng bào dân tộc : 320 em chiếm tỷ lệ 75,6%
-Học sinh nữ :165 em
-Có đầy đủ 5 khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
10
-Trong năm học việc vận động học sinh ra lớp đạt tỷ lệ 100%.
-Duy trì sĩ số đạt 99%
-Hoàn thành chương trình tiểu học;100%
- Chất lượng xếp loại học sinh về hạnh kiểm, học lực:
- Chất lượng các hoạt động khác.
•
.Phong trào văn nghệ, thể thao hoạt động sôi nổi, vui vẻ . Tổ chức tốt
các hội diễn văn nghệ vào các ngày lễ lớn .
•
Duy trì tốt các nét văn hóa dân tộc cho học sinh như:
Tổ chức các trò chơi dân gian : Đi cà kheo, kéo co, nhảy bao bố…
•
Tổ chúc hội cồng chiêng, hát dân ca, múa tập thể. Tạo không khí vui
tươi trong nhà trường .
•
Tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh bằng những giờ học ngoại
khoá.
Hạnh kiểm HỌC LỰC
Đạt Chưa
đạt
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
418
em
98,8%
5 em
1,2
%
92 em
21,7%
115
em
27,2
%
204
em
48,2%
12
em
2,9%
11
•
Trong năm học 2011-2012, được sự quan tâm của ngành, của chính
quyền địa phương, phụ huynh và sự lãnh đạo tốt của Ban giám hiệu, đứng
đầu là đồng chí hiệu trưởng . Sự toàn tâm, toàn ý của hội đồng sư phạm
năm học 2011-2012 trường đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng.
* Nguyên nhân đạt được kết quả:
-Là sự quan tâm đúng mức, sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, các
nghành, các đoàn thể trong trường tiểu học đối với công tác giáo dục
pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Đặc biệt là sự chỉ dạo trực tiếp
của phòng giáo dục huyện Krông Pắc, của Đảng uỷ , uỷ ban xã Hoà Đông.
Nhờ vậy, công tác phổ biến giáo dục pháp luât cho cán bộ, học sinh đã được
triển khai tương đối tốt.
c. Tồn tại.
Để đánh giá được thực chất nhu cầu hiểu biết pháp luật của cán bộ, học
sinh trường tiểu học thời kỳ đổi mới, không thể tách rời việc đánh giá thực
trạng cán bộ, học sinh về số lượng và chất lượng, năng lực công tác, cũng như
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Nhận thức của cán bộ và giáo viên về công tác giáo dục pháp luật trong nhà
trường. Cán bộ và giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của
công tác, giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho học sinh là rất quan trọng
với các nội dung: Giáo dục đạo đức để phát triển giáo dục toàn diện cho học
sinh . Giáo dục đạo đức nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh …
Tuy nhiên, vẫn còn có những cán bộ , giáo viên hiểu một cách chưa đầy đủ về ý
nghĩa của công tác này khi cho một số nội dung là không quan trọng như: Giáo
12
dục pháp luật trong nhà trường là để có ý thức bảo vệ môi trường . Giáo dục đạo
đức để học sinh có ý thức giữ gìn của công … do đó phần nào có ảnh hưởng tới
quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh của nhà
trường.
Nhận thức của học sinh. Hầu hết học sinh cho rằng cần và rất cần các phẩm
chất mà nội dung giáo dục đạo đức mang lại: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và
yêu chuộng hòa bình ; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, lao động cần cù, sáng tạo;
Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng để học sinh
chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và rèn luyện đạo đức của nhà
trường.
Tuy nhiên cũng còn có một số không nhỏ cho là không cần các nội dung giáo
dục đạo đức ở trên. Qua đó cho thấy rằng cần phải tuyên truyền hơn nữa để nâng
cao nhận thức của học sinh về giáo dục, rèn luyện đạo đức.
Ý thức thực hiện nội quy của học sinh . Qua khảo sát cán bộ quản lý, giáo
viên và học sinh . Thấy ý thức thực hiện nội quy của học sinh còn chưa tốt như:
nghỉ học, trốn tiết, lười học bài cũ, gian lận trong kiểm tra vi phạm ở mức cao.
Các bài giảng của giáo viên chưa được hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện
riêng trong giờ học. Nhiều học sinh vi phạm các điều cấm như: Hút thuốc, đánh
nhau, vi phạm luật giao thông. Đặc biệt là còn có học sinh vô lễ với giáo viên và
người lớn tuổi. Cán bộ, giáo viên còn có vi phạm như; an toàn giao thông, khiếu
kiện vượt cấp, uống rượu…
* Những yếu tố ảnh hưởng:
Qua khảo sát thấy các yếu tố tác động đến rèn luyện đạo đức học sinh ở
mức độ quan trọng và rất quan trọng như: Sự động viên khích lệ của bạn bè .
Khen thưởng, kỷ luật kịp thời . Nội dung giáo dục phù hợp . Sự quan tâm thường
xuyên của các thầy cô giáo . Không bị định kiến của xã hội . Được gia đình
thông hiểu, tạo điều kiện . Và cuối cùng là được tự do trong mọi hoạt động . Các
13
nhà quản lý cần xem xét cụ thể các yếu tố tác động ở trên để đưa ra các nội dung,
hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức
qua khảo sát thấy: Thiếu sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa
phương ; thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ; tác động tiêu cực của
môi trường xã hội phẩm chất, lối sống của thầy, cô, cha mẹ, bạn bè… Khảo
sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thấy: Tất cả các nội dung công việc của
công tác giáo dục pháp luật đều được tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhưng chỉ ở
mức trung bình, chưa làm tốt. Việc tuyên truyền công tác giáo dục pháp luật đối
với cán bộ và học sinh đã được nhà trường thực hiện nhưng chủ yếu là qua các
cuộc họp hội đồng , các cuộc họp phụ huynh đầu năm, hết học kỳ và cuối năm
chứ không phải qua hàng ngày, hàng tuần đến cán bộ, học sinh hay các phương
tiện thông tin đại chúng. Do đó những thông tin về giáo pháp luật của nhà
trường chỉ mang tính thời vụ, không thường xuyên và liên tục nên hiệu quả
không được cao.
- Quản lý nội dung, hình thức hoạt động giáo dục đạo đức.
Kết quả khảo sát cho ta thấy: 50% giáo viên và 58% học sinh đánh giá hình
thức: Giáo dục thông qua các giờ dạy văn hoá trên lớp có mức độ thường xuyên.
Còn lại các hình thức khác mức độ thường xuyên rất thấp, chủ yếu thi thoảng
mới thực hiện hoặc không thực hiện.
Như vậy nhà trường chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện các nội dung,
hình thức giáo dục pháp luật cho cán bộ và học sinh. Tuy vậy, cán bộ học sinh
thích và rất thích các nội dung và hình thức giáo dục pháp luật của nhà trường
như: Giáo dục thông qua hoạt động tham quan, du lịch, cắm trại có 92.0%; Giáo
dục thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí có
91.6%.
- Quản lý phương pháp giáo dục pháp luật.
14
Qua khảo sát tôi thấy nhà trường chưa thường xuyên sử dụng các phương
pháp giáo dục pháp luật cho cán bộ, học sinh như: Kích thích tình cảm và hành
vi: Thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt, phê phán hành vi xấu, kỷ luật,
… Tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng
giải, khuyên răn và phương pháp về Tổ chức hoạt động thực tiễn: giao việc,
rèn luyện, tập thói quen. Như vậy việc quản lý thực hiện các phương pháp giáo
dục pháp luật cho cán bộ, học sinh nhà trường vẫn chưa được thực hiện tốt.
Vai trò rất quan trọng của lực lượng giáo dục pháp luật trong nhà trường
đó là cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm và đoàn thể trong và ngoài nhà
trường, bạn bè thân và tập thể lớp. Như vậy có thể thấy là vai trò của cán bộ
quản lý, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường là những lực lượng rất
quan trọng trong giáo dục pháp luật cho cán bộ và học sinh.
Nhìn chung, công tác quản lý giáo dục pháp luật của trường còn những
tồn tại như: Việc xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật chưa cụ thể, phù hợp
với đặc điểm tình hình mà trường xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn;
nội dung các hoạt động giáo dục pháp luật thực hiện ở mức độ trung bình; các
phương pháp giáo dục pháp luật chưa được tốt, cán bộ và học sinh chưa thấy
được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện bản thân; vai
trò các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng
bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động
viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng
tuần phù hợp với đặc thù riêng của trường, ít quan tâm và đầu tư công sức vào
công tác giáo dục pháp luật; ý thức thực hiện pháp luật của cán bộ và của học
sinh chưa cao.
Do các cấp lãnh đạo và xã hội coi việc giáo dục ở các trường là kết quả học
tập văn hoá nhiều hơn là chất lượng về đạo đức; do ảnh hưởng của gia đình và
môi trường xã hội; do phần lớn cán bộ giáo viên và học sinh tập trung chú trọng
15
vào công tác dạy và học văn hoá.ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác
pháp luật trong trường học.
* Tình hình vi phạm pháp luật do không được tuyên truyền phổ biến giáo
dục pháp luật, nên không thúc đẩy được sự chấp hành pháp luật của cán bộ
công chức và học sinh trong nhà trường .
Thực tiễn và lý luận của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật những
năm qua cho thấy Đảng và chính quyền địa phương đã triển khai cụ thể các văn
bản của trung ương về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục ở địa phương và
đã quan tâm ban hành nhiều văn bản, quốc sách về kinh tế - xã hội ở trường tiểu
học huyện Krông Pắc – Đắc Lắc (trong đó có việc tuyên truyền, giáo dục
pháp luật để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật trong cán bộ, công chức và
nhân dân các dân tộc trên toàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng
sâu vùng xa. Nhưng tình hình nhận thức pháp luật của cán bộ công chức và học
sinh cồn rất hạn chế. Dẫn đến việc vi phạm pháp luật phổ biến ở nhà trường đang
là vấn đề rất đáng quan tâm trong tình hình hiện nay. Các tệ nạn xã hội như: mê
tín dị đoan, cờ bạc, vi phạm an toàn giao thông, hôn nhân, học sinh còn đánh
nhau…)
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó thực trạng là công tác tuyên
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm, nhưng chưa đúng mức và
chưa đều chủ yếu chỉ đề cập ở huyện, còn ở cấp xã và các trường học còn sơ sài.
Nhiều văn bản pháp luật quan trọng của nhà nước được ban hành và có hiệu lực
từ lâu nhưng vẫn chưa được tuyên truyền phổ biến đến với dân một cách đầy đủ
và thấu đáo. Kể cả những bộ luật lớn như bộ luật hiến pháp sửa đổi năm 1992,
bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai và các
văn bản hướng dẫn thi hành. Thậm chí ngay cả những đợt sinh hoạt chính trị,
pháp lý, qui mô có kế hoạch từ tỉnh đến cơ sở và có kinh phí hoạt động. Nhưng
việc tổ chức tuyên truyền phổ biến cũng còn nhiều hạn chế, chủ yếu chỉ triển
16
khai với hình thức là hội nghị phổ biến quán triệt, đối tượng được phổ biến chủ
yếu là cán bộ chủ chốt, các ngành các cấp ở tỉnh, ở huyện và báo cáo viên pháp
luật ở hai cấp này. Qua khảo sát cho thấy ngay cả cán bộ , giáo viên và học sinh
hầu hết không được phổ biến, giáo dục về pháp luật. Khoảng 20 ý kiến cho
rằng: Họ vi phạm pháp luật là do chỉ tập trung về chuyên môn là giảng dạy chưa
chú ý vào các văn bản pháp luật.
3. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
a/ Phương hướng, mục tiêu
Để khắc phục những tồn tại, bất cập từ thực trạng về giáo dục pháp luật
cho cán bộ, học sinh ở trường tiểu học trong thời gian qua đồng thời tiếp
tục đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tôn trọng chấp hành pháp luật,
nâng cao dân trí và văn hóa pháp lý cho cán bộ, học sinh thực hiện "Sống và
làm việc theo hiến pháp và pháp luật", tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước
bằng pháp luật. Là hiệu trưởng nhà trường tôi đã xây dựng kế hoạch công tác
tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân từ đầu năm học 2012-
2013 với những mục tiêu, yêu cầu cơ bản phải đạt được về công tác giáo dục
pháp luật trong đó có hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học
sinh.
Phổ cập những kiến thức cơ bản về pháp luật cho cán bộ công chức, giáo
viên và học sinh.
Nâng cao vai trò trách nhiệm của hiệu trưởng người quản lý nhà trường
trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật.
17
Nâng cao ý thức pháp luật và một khi văn bản qui phạm pháp luật ban
hành thì cần tổ chức triển khai, quán triệt và học tập sâu rộng trong các ngành,
các cấp và mọi tầng lớp nhân dân để nhân dân, cán bộ, học sinh thực hiện.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức
chính trị, xã hội và mọi cán bộ, giáo viên trong hoạt động phổ biến giáo dục
pháp luật.
Để đạt được mục tiêu trên , phương hướng giáo dục pháp luật cho cán bộ
và học sinh trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay là.
-Tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vào những vấn đề
mang tính chất cấp bách, thời sự.
-Phổ biến, giáo dục pháp luật là một hoạt động mang tính chất định hướng
có tổ chức, có chủ định nhằm thiết lập ý thức pháp luật cho cán bộ, giáo viên. Vì
vậy công tác giáo dục pháp luật đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung,
sâu sắc của cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể.
-Từng cán bộ, gáo viên trong nhà trường phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ
trách nhiệm của mình. Để thực hiện tốt việc thi hành pháp luật, giữ gìn kỹ cương
phép nước.
b/ Giải pháp giáo dục pháp luật cho cán bộ, học sinh trường tiểu học
1- Đổi mới hình thức và phương pháp phổ biến giáo dục pháp luật:
Lâu nay công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở trường tiểu học chủ
yếu là mở các hội nghị, lớp tập huấn như nói trên. Cần phải có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các ngành: Tư pháp, Văn hoá thông tin, báo, đài phát thanh
truyền hình để xây dựng thành những chuyên mục về hỏi đáp, tư vấn pháp
luật: Chuyển tải kịp thời những nội dung chuyên đề về pháp luật, lồng ghép
việc phổ biến giáo dục pháp luật, trong các hội thảo, hội nghị, cuộc họp, bài
nói chuyện v.v cho mọi đối tượng, cụ thể là cán bộ, giáo viên và học sinh.
18
Nay đã tổ chức chặt chẽ và rộng khắp hệ thống truyền thanh trong nhà
trường để kịp thời thông tin về chính sách, pháp luật . Biên tập những nội dung
cơ bản của các văn bản pháp luật về dân sự, hình sự, đất đai, hôn nhân và gia
đình, lao động hành chính, pháp luật về bảo vệ quản lí rừng, giáo dục… thật
ngắn gọn dễ hiểu để cung cấp thông tin cho cán bộ và học sinh. Tổ chức nhiều
cuộc thi viết – vấn đáp tìm hiểu về pháp luật để huy động cán bộ, học sinh
tham gia trong nhà trường.
2- Tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán
bộ, học sinh.
Đội ngũ cán bộ công chức của trường tiểu học hiện nay có số lượng
đông, trình độ học vấn khá cao, nhìn chung đã được đào tạo cơ bản có khả năng
am hiểu pháp luật và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Nhưng trong
thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đội ngũ cán bộ công chức chưa
được học tập về pháp luật, cho nên am hiểu pháp luật còn hạn chế. Trong khi
đó do nhận thức không đúng mức của một số người làm công tác phổ biến pháp
luật, coi công tác phổ biến pháp luật chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành tư pháp.
Thực ra đây là công việc của nhiều cấp, nhiều ngành nhưng cán bộ của những
cấp này rất hạn chế về học tập, nghiên cứu về pháp luật để nâng cao kiến thức
pháp luật. Từ đó công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật gặp rất
nhiều trở ngại.
Để khắc phục tình trạng trên ngành tư pháp cần phải chủ động phối hợp chặt
chẽ với các ngành có liên quan, nhất là các cơ quan như: Báo, đài phát thanh
truyền hình, ngành văn hoá thông tin, ngành giáo dục để huy dộng đội ngũ cán
bộ, công chức của các ngành nói trên tham gia vào công tác phổ biến giáo dục
pháp luật cho cán bộ, công chức, đoàn viên thanh niên, học sinh ở cơ quan,
trường học.
19
Hội đồng tư vấn phối hợp công tác giáo dục pháp luật ở tỉnh phải chỉ đạo sâu
sát, quan tâm hơn nữa những thông tin pháp luật, sách báo pháp lý, tập huấn
nhiệm vụ, chế độ bồi dưỡng… Để đội ngũ báo cáo viên hoạt động phổ biến
giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao. Định kì tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và cập nhật kiến thức pháp luật cho
giảng viên, giáo viên dạy các môn pháp luật, giáo dục công dân, đạo đức.
Kết hợp giảng dạy pháp luật trong chương trình chính khoá với việc phổ biến,
giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khoá ỏ trong trường học. Từng
bước hình thành và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ giáo viên
và học sinh.
3 - Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong trường học
Thực trạng cho thấy hiện nay ở trường tiểu học giáo viên giảng dạy ở
trường chưa được đào tạo kiến thức pháp luật, những người làm công tác giảng
dạy môn đạo đức chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm giảng dạy. Kiến thức pháp luật
của họ chủ yếu là tự tìm hiểu. Tuy nhiên do nhiều điều kiện khác nhau nên việc
cập nhật những thông tin pháp luật, điều kiện để tiếp xúc với sách báo pháp luật
còn nhiều hạn chế, Trong khi đó vấn đề đưa ra chương trình nội dung pháp luật
vào giảng dạy các trường học có xác định là chương trình chính khoá hay không
là vấn đề còn đang chưa thống nhất, Chưa có một giáo trình chuẩn và các tài liệu
giáo dục chính thống để sử dụng thống nhất trong các trường học. Dẫn đến tình
trạng coi thường về dạy và học môn pháp luật, thể hiện giáo viên dạy qua loa đại
khái, thiếu nhiệt tình, thiếu sáng tạo trong việc dạy học, còn học sinh thì học
một các miễn cưỡng, gò ép, dẫn đến buổi học tập pháp luật thường trở nên khô
khan tẻ nhạt.
Để khắc phục tình trạng này việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy
pháp luật ở các trường không chuyên luật và các trường phổ thông vừa là việc
làm có tính chất cấp bách, vừa có tính lâu dài. Phải thường xuyên tổ chức tập
20
huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và phương pháp giảng dạy pháp luật.
Phải sờm có qui hoạch để chuẩn hoá đội ngũ giáo viên này.
Trong giảng dạy pháp luật cần kết hợp các hình thức và phương pháp giáo dục
pháp luật khác nhau, Giáo viên phải biết khuyến khích và hướng dẫn cho học
sinh các sách và tài liệu về pháp luật.
Nhằm mở rộng kiến thức, mở rộng các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khoá
cho học sinh bằng các hình thức sinh động, thích hợp với các trường như: Hái
hoa dân chủ, thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ pháp lý… Các hình
thức hoạt động ngoại khoá là cần thiết, thông qua đó học sinh nắm chắc kiến
thức pháp luật, hình thành ở học sinh có một hệ thống về pháp luật và khả năng
vận dụng, thực thi pháp luật trong cuộc sống
4 -Xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở trường học.
Dân chủ là bản chất của chế độ nhà nước ta. Đảng và nhà nước ta luôn tôn trọng
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm sức mạnh to lớn góp phần quyết
định thành công của cách mạng.
Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực đã được ghi bằng Hiến pháp,
pháp luật và các văn bản của nhà nước. Trong điều I chương I những qui định
chung về dân chủ có viết “Qui chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền
làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh
thần to lớn của nông dân và nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định kinh tế xã
hội, tăng cường đoàn kết trong nông thôn, cải thiện dân sinh nâng cao dân trí,
xây dựng đảng bộ chính quyền và các đoàn thể trong sạch vững mạnh. Ngăn
ngừa khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu tham nhũng, góp phần vào sự
nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh theo định hướng Xã Hội
Chủ Nghĩa. Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy được bản
chất tốt đẹp của nhà nước. Thu hút nhân dân tham gia quản lí nhà nước, tham
gia kiểm kê , kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu mất
21
dân chủ và nạn tham nhũng. Mặt khác có thực hiện qui chế dân chủ thì người
dân mới có được quyền thể hiện, quyền được biết, được làm được kiểm tra. Từ
đó mà tự giác thực hiện, tự ý thức được mình, ý thức xây dựng cộng đồng dân tự
quản, xây dựng thực hiên hương ước của thôn buôn. Phát huy quyền và nghĩa vụ
của công dân đối với nhà nước. Tham gia phòng ngừa, phát hiện. tố giác, đấu
tranh phòng chống tội phạm. Tức là đã ý thức được trách nhiệm pháp luật. Vì thế
khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của cán bộ,
giáo viên cũng chính là đưa việc tuyện truyền, giáo dục pháp luật đến với cán bộ,
giáo viên một cách có hiệu quả cao.
5 - Phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh.
Để chống và phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm có
hiệu quả, phải giải quyết kịp thời từ những vụ việc vi phạm pháp luật không lớn
đến những vụ vi phạm lớn nguy hiểm cho xã hội. Điều quan trọng là các cơ quan
bảo vệ pháp luật không vì lí do gì mà bỏ qua không xử lí. Dù việc phạm tội nặng
hay nhẹ, nể nang, bao che hành vi phạm tội. Cũng như người vi phạm pháp luật
dưới bất kì hình thức nào, đây cũng là biện pháp nhằm đảm bảo cho pháp luật
được thực hiệm một cách nghiêm chỉnh.Để mọi người đều được bình đẳng trước
pháp luật.
Biện pháp này trước tiên phải thường xuyên kiểm tra hoạt động bộ máy nhà
nước để phát hiện kịp thời những sai sót, lệch lạc kịp thời uốn nắn rút kinh
nghiệm bảo đảm hoạt động theo nguyên tắc và yêu cầu pháp luật. Mọi hành vi
phạm pháp của cán bộ cũng phải được xử lý nghiêm minh, theo nguyên tắc mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật cho dù đó là ai? Ở cương vị nào? Phải xử lý
nghiêm minh đúng người , đúng tội và đúng pháp luật, điều này không chỉ mang
tính quyền lực nhà nước mà còn thể hiện tính chất xã hội rộng lớn.
6 - Tăng cường đầu tư cho tử sách pháp luật trong trường học.
22
Hiện nay trong nhà trường đã có tủ sách pháp luật nhưng nhìn lại tủ sách này
còn nghèo nàn về sách báo, tài liệu pháp lý thiếu đồng bộ và nhất là việc tổ chức
khai thác sử dụng còn hạn chế đối tượng phục vụ chủ yếu của tủ sách pháp luật
hiện nay là cán bộ quản lý. Còn cán bộ giáo viên và học sinh ít biết đến tủ sách
này. Vì nhiều lí do đó là: Ngại đến thư viện mượn đọc và tham khảo về pháp
luật.
Vì thế việc đầu tư mua sắm thêm sách, báo về pháp luật là một việc làm cần
thiết. Nhà trường đã đầu tư tủ sách pháp luật có qui mô để cán bộ giáo viên
thuận tiện trong việc đến đọc, tham khảo về các loại sách, báo, tài liệu về giáo
dục pháp luật. Nhằm nâng cao hiểu biết kiến thức về pháp luật của cán bộ giáo
viên và học sinh.
7 - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng với công tác tuyên truyền giáo
dục pháp luật.
Thực tế cho thấy thời gian qua nơi nào có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ
Đảng thì ở nơi đó công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được thực hiền
thường xuyên và có hiệu quả. Ý thức chấp hành pháp luật ở nơi đó của nhân dân,
cán bộ, học sinh được nâng cao. Ngược lại ở đâu cấp uỷ Đảng thiếu quan tâm,
thiếu chú ý thì ở nơi đó công tác này bị bê trễ, thực hiện không thường xuyên
dẫn đến tình trạng nhân dân, cán bộ, học sinh, vi phạm pháp luật ở nơi đó tăng
cao. Làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội
tại địa phương, cơ quan trường học.
Vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác tuyên
truyền giáo dục pháp luật là vô cùng quan trọng. Vì vậy cấp uỷ Đảng phải quán
triệt sâu sắc vấn đề này để làm công tác giáo dục pháp luật đi vào nề nếp,
thường xuyên và đạt hiểu quả cao ở địa phương, cơ quan, trường học. Nhằm
nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, học sinh và nhân dân. Bảo đảm cho pháp
23
luật xã hộ chủ nghĩa được tuân thủ một cách nghiệm chỉnh.Góp phần hoàn thành
thắng lợi mục tiêu, kinh tế-xã hội, văn hoá, giáo dục của đất nước.
C/Kết quả thu được qua nghiên cứu khả nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ,
giáo viên và học sinh. Là hiệu trưởng nhà trường tôi đã xây dựng kế hoạch công
tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh từ đầu
năm học 2012-2013 với những mục tiêu, yêu cầu cơ bản phải đạt được về công
tác giáo dục pháp luật trong đó có hoạt động giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo
viên và học sinh. Có nhiều biện pháp, giải pháp hữu hiệu chỉ đạo đến từng cán
bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường .Nên đã tạo ra bước chuyển biến
mới, đạt nhiều kết quả trong việc thực hiện pháp luật trong cán bộ, giáo viên và
học sinh.
. Đã khắc phục những tồn tại, bất cập từ thực trạng về giáo dục pháp luật cho cán
bộ, học sinh ở trong nhà trường .
. Nâng cao nhận thức và ý thức tôn trọng chấp hành pháp luật, nâng cao dân trí
và văn hóa pháp lý cho cán bộ, học sinh thực hiện "Sống và làm việc theo hiến
pháp và pháp luật".
. Đã phổ cập những kiến thức cơ bản về pháp luật cho cán bộ công chức, giáo
viên và học sinh.
.Nâng cao ý thức pháp luật không có cán bộ, giáo viên, học sinh vi phạm pháp
luật.
.Phát huy tính chủ động, sáng tạo cộng đồng trách nhiệm của các tỏ chức chính
trị, xã hội và mọi cán bộ, giáo viên trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật.
.Từng cán bộ, gáo viên và học sinh trong nhà trường đã nhận thức đúng đắn, đầy
đủ trách nhiệm của mình, thực hiện tốt việc thi hành pháp luật, giữ gìn kỹ cương
phép nước.
24
.Nội bộ nhà trường đoàn kết chặt chẽ, thống nhất, luôn hỗ trợ , giúp đỡ lẫn
nhau cùng tiến bộ , xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh.
. Cán bộ, giáo viên có phẩm chất chính trị vững vàng.Thục hiện tốt chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.
. 100% cán bộ, giáo viên và học sinh chấp hành nghiêm túc luật pháp và
pháp luật.
. Làm tốt công tác giáo dục đạo đức , lối sống tích cực, lành mạnh và hành vi
ứng xử có văn hóa cho học sinh.
. Đã đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Có 99 % em đạt đạo đức
loại tốt còn lại loại khá không có yếu kém.
C/PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1/KẾT LUẬN.
Qua thực tiễn triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong một
năm qua, đã cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của những thuận lợi cơ bản của
công tác này. Đó là, có sự quan tâm của Chính phủ bằng việc ban hành quyết
định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ Tướng Chỉnh phủ phê
duyệt chương trình hành động phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức
chấp hành luật cho cán bộ nhân dân xã, thị trấn từ 2005-2010 trong phạm vi cả
nước nói chung và Trường Tiểu Học Cu Pul nói riêng.
Trong thời gian qua được sự quan tâm của ủy Đảng , chính quyền các cấp
cùng với sự nổ lực không ngừng phấn đấu của ngành tư pháp, nên công tác phổ
biến giáo dục pháp luật đã đạt được những bước đầu rất quan trọng . Tuy nhiên,
xét về tổng thể, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức, học
25