Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SƯNG HẠCH BẠCH HUYẾT (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.02 KB, 5 trang )

SƯNG HẠCH BẠCH HUYẾT
(Swollen Lymph Nodes)
Lynn Ly phỏng dịch theo trang web eMedicineHealth
(Kỳ 1)

1) KHAI NIỆM VỀ SƯNG HẠCH BẠCH HUYẾT (Swollen Lymph
Nodes Overview)
Những hạch bạch huyết (Lymph nodes gọi một cách sai lầm là lymph
glands) là một phần của hệ bạch huyết, một thành phần của hệ thống miễn dịch
(immune system) của cơ thể. Sưng Hạch Bạch Huyết báo hiệu một sự nhiễm trùng
(sự viêm nhiễm).
Có vài nhóm hạch bạch huyết, nho nhỏ, hình hạt đậu, những cục u nhỏ
mềm mềm của mô. Những hạch bạch huyết bị phồng ra và sưng lên thường xuyên
nhất là ở cổ, dưới cằm, trong nách (armpitts), và trong bẹn /trong háng (groin)
 Hệ bạch huyết (The lymphatic system) gồm có những cục u nhỏ
và ống dẫn trải khắp cơ thể . Chúng mang bạch huyết (chất dịch mô bao quanh tế
bào, mà chứa đựng những tế bào bạch huyết (while blood cells = lymphocytes),
dịch từ ruột (intestines = chyle), và một số tế bào hồng huyết (red blood cells ) trở
lại vào trong sự tuần hoàn thông qua tĩnh mạch (veins). Bạch huyết (lymph) có
chứa một sự cô dọng về lây nhiễm và các phần tử lạ khác (antigens = kháng
nguyên).
 Hạch bạch huyết (lymph nodes) là những cụm các tế bào nho nhỏ,
được bao quạnh bởi một lớp vỏ hình con nhộng (capsule). Những ống dẫn (ducts)
đi xuyên qua các hạch bạch huyết. Các tế bào trong hạch bạch huyết là những bạch
huyết cầu (lymphocytes), sản xuất những kháng thể (những hạt protein trói buộc
lại các chất lạ bao gồm các hạt truyền nhiễm) và những đại thực bào (macrophages
) mà tiêu hóa các mảnh vỡ . Chúng đóng vai những tế bào "làm sạch / gạn lọc" của
cơ thể .
 Những hạch bạch huyết là nơi trọng yếu, chỗ mà các phần tử lạ và
các tác nhân lây nhiễm tương tác với các tế bào của hệ thống miễn dịch . Một cụm
chính của hạch bạch huyết là lá lách (spleen), trong đó, ngoài các chức năng


khác, còn trợ giúp chống nhiễm trùng và phản ứng lại các chất lạ ở trong cơ thể

2) NGUYÊN NHÂN GÂY SƯNG HẠCH BẠCH HUYẾT (Swollen
Lymph Nodes Causes)
Một số cơ chế (mechanisms) có thể khiến cho các hạch bạch huyết phồng
tô lên:
 Nhiễm Trùng (Infection): Nhiễm Trùng có thể làm tăng số lượng tế
bào bạch huyết, bội số nhân tế bào bạch huyết lên để đáp ứng sự kích thích đối với
một phần tử lạ (kháng nguyên = antigen)
 Virus: Phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng tổng quát trong thân
thể như là nhiễm virus có thể xảy ra với cảm lạnh thông thường cũng như các bệnh
nhiễm trùng nghiêm trọng như HIV
 Viêm Nhiễm (Inflammation): sự xâm nhập những tế bào bị viêm
trong thời gian nhiễm trùng hay viêm ở một khu vực của một hạch bạch huyết nào
đó
 Ung thư (Cancer)]: sự xâm nhập những tế bào ác tính (di căn) đã
đến hạch (node) với bạch huyết đi từ một khu vực của một loại ung thư nào đó
 Ung thư máu (Cancer of the Blood]: Không kiểm soát được sự bội
nhân ác tính của Hệ Miễn Dịch Bạch Cầu Cột Sống ( lymphocytes) như trong
bệnh U Bạch Huyết / bệnh U Lympho (lymphoma) hoặc bệnh bạch cầu (leukemia)
3) NHỮNG TRIỆU CHỨNG (Swollen Lymph Nodes Symptoms)
 Những triệu chứng sưng hạch bạch huyết tùy thuộc vào cả vị trí lẫn
nguyên nhân gây nên sự phồng to lên
 Những bệnh nhân có thể trải nghiệm các triệu chứng của một nhiễm
trùng ở phần trên của đường hô hấp (sổ mũi, đau cổ họng, sốt), cảm thấy các hạch
hơi mềm mềm dưới da xung quanh tai, dưới cầm, hoặc ở phần trên của cổ (the
upper part of the neck.)
 Đôi khi có thể có một sự nhiễm trùng da, sắc đỏ / mắt đỏ (redness),
hoặc đau cổ họng, và có thể một cảm giác về 1 hạch phồng to lên trong vùng lần
cận hướng về phía tim

 Sưng hạch bạch huyết nằm sâu trong cơ thể có thể có những hậu quả
khác nhau từ sự sưng của những hạch ngay dưới da. Sự tác nghẽn lưu thông bạch
huyết từ sự sưng phồng trong một hạch nằm sâu hơn gây sưng phù chân tay hay,
thí dụ, ho mãn tính ngay cả khi bạn không thể cảm thấy một hạch nào sưng.
 Một số bệnh nhiễm trùng (bệnh tăng bạch-cầu đơn-nhân =
mononucleosis hoặc "mono", HIV, và nhiễm nấm = fungail, hay nhiễm ký sinh
trùng = parasitic infections) có thể gây ra sự sưng hạch bạch huyết tổng quát trên
khắp cơ thể.
 Một số rối loạn miễn dịch như bệnh lở ngoài da (lupus) hay bệnh
viêm khớp xương (rheumatoid arthritis) cũng có thể gây ra sự sưng hạch bạch
huyết tổng quát (generalized lymph node swelling).
 Hiếm khi một người có thể có một hạch hoặc một nhóm hạch sưng
lớn lên nhanh chóng và trở nên cứng và không thể dễ dàng di chuyển lòng vòng
dưới da.

×