Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu Trang 2
B. Phần nội dung Trang 4
I. Những số liệu cơ bản về các Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Giáo
dục Liên Chiểu 5 năm qua
Trang 4
II. Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn ở
trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Trang 5
III. Kết quả đạt được Trang 12
C. Phần kết luận Trang 13
D. Kiến nghị Trang 14
Tài liệu tham khảo Trang 15
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
1
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI, ngành Giáo dục - Đào tạo đã mạnh dạn đổi mới tư
duy, vận dụng nghiêm túc và sáng tạo các quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng,
từng bước tìm ra những giải pháp sáng tạo, khả thi. Sự nghiệp đổi mới Giáo dục
-Đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nội dung, chương trình và
phương pháp giáo dục đã từng bước đổi mới theo hướng vừa gắn với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thế
giới. Trong giáo dục - đào tạo đã xuất hiện nhiều nhân tố mới. Ở nhiều nơi đã
hình thành phong trào học tập sôi nổi của cán bộ và nhân dân. Đã huy động được
thêm các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước để phát triển giáo dục-đào tạo.
Các gia đình, đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội đã chăm lo cho giáo dục
nhiều hơn trước…Trong những thành công đó có sự đóng góp tích cực, có hiệu
quả của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, một tổ chức quần chúng rộng lớn của đội
ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và những người lao động
trong ngành, mà trong đó không thể không kể đến công sức của các Công đoàn
cơ sở với những hoạt động thiết thực, có hiệu quả.
Như vậy, có thể nói Công đoàn cơ sở chính là nền tảng của tổ chức Công
đoàn, nơi trực tiếp với người lao động, nơi quyết định hiệu quả hoạt động của cả
hệ thống Công đoàn.
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải Công đoàn cơ sở nào cũng nhận thức
được vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc đóng góp công sức
vào thành công của sự nghiệp giáo dục. Rải rác ở đâu đó vẫn có những cán bộ
Công đoàn thờ ơ với tổ chức và hoạt động Công đoàn; vẫn tồn tại những đoàn
viên hờ hững, quay lưng lại với chính tổ chức mà mình đã tự nguyện tham gia-
một tổ chức luôn chăm lo và bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, công nhân viên chức
và những người lao động…
Vậy nguyên nhân tại sao một số cán bộ Công đoàn và một bộ phận đoàn
viên nào đó lại không mặn mà với tổ chức Công đoàn? - Theo ý kiến chủ quan
của tôi, nguyên nhân có nhiều, song có lẽ phần lớn là do cán bộ Công đoàn cũng
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
2
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
như các đoàn viên chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, trách nhiệm của tổ
chức Công đoàn nói chung cũng như của Công đoàn cơ sở nói riêng, từ đó dẫn
đến đoàn viên không hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ khi gia
nhập tổ chức Công đoàn. Mà một khi đoàn viên đã không tha thiết với tổ chức
Công đoàn thì hoạt động Công đoàn không thể có hiệu quả.
Vậy làm thế nào để cán bộ Công đoàn nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức
năng, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn để từ đó lãnh đạo và tổ chức hoạt động
Công đoàn có hiệu quả? Thực tế, nhiều năm qua, cán bộ Công đoàn ít có cơ hội
được tập huấn công tác Công đoàn, họ cũng ít có cơ hội được giao lưu với các
Công đoàn cơ sở mạnh, thậm chí các tài liệu bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cũng
rất hiếm hoi, chỉ đếm được trên đầu ngón tay có vài ba quyển…Như thế, cán bộ
Công đoàn có rất ít hiểu biết về tổ chức Công đoàn, họ không có được những kỹ
năng, phương pháp, kinh nghiệm tối thiểu để tổ chức hoạt động Công đoàn sao
cho có hiệu quả. Bên cạnh đó còn phải kể đến việc cán bộ Công đoàn ít có tâm
huyết với tổ chức Công đoàn, với hoạt động Công đoàn…
Hơn sáu năm đã qua gắn bó với hoạt động Công đoàn ở trường Tiểu học
Trần Bình Trọng, đồng vai sát cánh với đoàn viên và với các hoạt động của
trường cũng như của Công đoàn với tư cách một chủ tịch Công đoàn, tôi đã rút ra
được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho chính bản thân mình trong việc tổ
chức các hoạt động Công đoàn sao cho có hiệu quả và thiết thực nhất.
Dẫu biết rằng “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, song tôi hy vọng rằng
“ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn ở trường
Tiểu học Trần Bình Trọng” sẽ phần nào giúp các cán bộ Công đoàn - đặc biệt là
các Chủ tịch Công đoàn - trong bước đầu tham gia Ban Chấp hành Công đoàn
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn ở cơ sở mình sao cho có hiệu
quả nhất.
B. PHẦN NỘI DUNG
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
I. NHỮNG SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ CÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THUỘC
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC LIÊN CHIỂU 5 NĂM QUA:
1. Những số liệu cơ bản về các CĐCS thuộc CĐGD quận Liên Chiểu:
Năm học
Tổng số
CĐCS
Trong đó
Mầm non Tiểu học THCS
THSP&
PGD
2004-2005 16 3 11 / 2
2005-2006 16 3 11 / 2
2006-2007 23 5 12 4 2
2007-2008 24 5 12 5 2
2008-2009 24 5 12 5 2
( Theo số liệu các Báo cáo tổng kết hoạt động Công đoàn cuối năm học
của Công đoàn Giáo dục quận Liên Chiểu)
2. Một số thông tin cơ bản về Công đoàn trường Tiểu học Trần Bình Trọng
những năm qua:
Năm học
Tổng số
CB-GV-NV
Tổng số
Đoàn viên
Số ĐVXS
cuối năm học
Xếp loại CĐ
cuối năm học
2004-2005 29 27 10 Vững mạnh xuất sắc
2005-2006 29 29 10 Vững mạnh xuất sắc
2006-2007 30 30 10 Vững mạnh xuất sắc
2007-2008 30 30 10 Vững mạnh xuất sắc
2008-2009 28 28
( Theo số liệu đầu mỗi năm học)
Như vậy, có thể nói nhiều năm qua, Công đoàn trường Tiểu học Trần Bình
Trọng đã ra sức cố gắng phấn đấu, tham gia mọi hoạt động của Công đoàn với nỗ
lực cao nhất, cùng nhau xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, góp phần xây
dựng nhà trường nhiều năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc, được nhận bằng
khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
và gần đây nhất, cuối năm học 2007-2008 trường Tiểu học Trần Bình Trọng đã
được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và là trường đạt lá cờ đầu bậc
Tiểu học thành phố Đà Nẵng.
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
4
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CÔNG ĐOÀN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG:
1. Nắm rõ Vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn Giáo dục Việt Nam:
1.1. Vị trí:
Luật Công đoàn và những văn kiện của Công đoàn Việt Nam đã khẳng
định vị trí của Công đoàn giữa các tổ chức khác trong hệ thống chính trị-xã hội
và mối quan hệ của Công đoàn với các tổ chức đó như sau: Công đoàn là thành
viên của hệ thống chính trị-xã hội, do Đảng CSVN lãnh đạo, là trung tâm tập
hợp, đoàn kết giáo dục, rèn luyện xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động,
là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng và quần chúng.
Trong chủ nghĩa xã hội, Công đoàn là một tổ chức của giai cấp công nhân,
là một tổ chức chính trị xã hội tự nguyện và độc lập của những người lao động.
Công đoàn là hình thức rộng rãi nhất để liên hiệp giai cấp công nhân, thu hút, tập
hợp vào mình không chỉ những người cùng chí hướng mà tất cả mọi người. Công
đoàn không lựa chọn mà luôn tập hợp mọi quần chúng lao động.
Với gần 80 vạn đoàn viên lao động trong ngành Giáo dục-đào tạo, Công
đoàn Giáo dục Việt Nam và Công đoàn giáo dục các cấp là người tuyên truyền,
phổ biến các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng tới quần chúng và
phản ánh lại tâm tư, nguyện vọng của quần chúng với Đảng.
Công đoàn thực hiện kiểm tra hoạt động của Nhà nước, giúp các cơ quan
nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình, chống bệnh quan liêu, hành chính
trong các hoạt động Nhà nước. Đó chính là vị trí của tổ chức Công đoàn và cũng
là vị trí của Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong ngành Giáo dục-Đào tạo.
1.2. Vai trò:
Vai trò của Công đoàn được xác định trên cơ sở vị trí của nó trong hệ
thống chính trị xã hội nói chung và trong mỗi cơ sở giáo dục - đào tạo nói riêng.
Nói tới vai trò của Công đoàn là nói đến sự tác động của tổ chức Công đoàn đến
tình hình phát triển của chính trị, kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và địa
phương nơi mà trong đó tổ chức Công đoàn tồn tại và phát triển.
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
5
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Luật công đoàn 1990 đã khẳng định: “ Công đoàn là trường học chủ nghĩa
xã hội của người lao động”.
Trong Xã hội chủ nghĩa “ Công đoàn có vai trò là trường học kinh tế,
trường học chủ nghĩa cộng sản” ( Lê-nin).
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vai trò
của Công đoàn ngày càng tăng và được mở rộng trong các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội và văn hóa tư tưởng.
1.3. Chức năng:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1992)Chương I,
Điều 10 ghi : Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và
người lao động. Cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao
động khác, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt
động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân viên chức và
những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công đoàn Giáo dục Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp, nằm trong hệ Công
đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có chức năng là đại diện và bảo
vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng và nâng cao vị trí xã hội của giáo giới, tham
gia với cơ quan Nhà nước để phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo, phát huy bản
chất tốt đẹp của nhà giáo, làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân.
Có thể nói gọn 3 chức năng đó là: Bảo vệ-Tham gia-Giáo dục vận động.
2. Nắm rõ Cách tổ chức và hoạt động của Công đoàn cơ sở:
2.1. Hoạt động của Công đoàn cơ sở:
Nếu như tổ chức cơ sở của Công đoàn( Công đoàn cơ sở) là nền tảng của
tổ chức Công đoàn, nơi trực tiếp với người lao động, nơi quyết định hiệu quả của
hoạt động của cả hệ thống Công đoàn thì đoàn viên là cái gốc của tổ chức, đoàn
viên có mạnh, có hoạt động thì tổ chức mới mạnh. Đoàn viên không tha thiết với
tổ chức là dấu hiệu tan rã của tổ chức. Chính vì vậy, nhiệm vụ của Công đoàn cơ
sở là phải :
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
6
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
+ Tuyên truyền, phát triển đoàn viên, làm cho đoàn viên hiểu rõ mục đích
của tổ chức; vị trí, vai trò, tính chất của tổ chức, để tự nguyện gia nhập và hoạt
động theo các quyền và nhiệm vụ của đoàn viên Công đoàn.
+ Tổ chức các hoạt động và tạo điều kiện, phân công đoàn viên tham gia
các hoạt động, động viên và hướng các hoạt động vào mục tiêu giáo dục, bồi
dưỡng, đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính trị, tinh thần và kinh tế, giữ
mối liên hệ mật thiết giữa đoàn viên và cán bộ Công đoàn, giữa đoàn viên và tổ
chức Công đoàn.
+ Đôn đốc và kiểm tra sự hoạt động của đoàn viên, quản lý đoàn viên trong
một cơ sở tổ Công đoàn, trên cơ sở đó tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn
đoàn viên đổi mới nội dung và phương thức công tác.
2.2. Hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở:
Ban Chấp hành Công đoàn là người đại diện của đoàn viên, lao động.
BCH Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quyết Đại hội Công
đoàn của cơ sở mình; thi hành Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Công đoàn cấp
trên
BCH Công đoàn có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho cán
bộ Công đoàn hoạt động, giúp đỡ, can thiệp và bảo vệ cán bộ Công đoàn có tinh
thần đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ lợi ích của tập thể và đoàn viên, lao động
khi bị phân biệt, đối xử.
3. Nắm vững Nội dung và phương pháp công tác của Chủ tịch Công đoàn cơ
sở:
Chủ tịch Công đoàn cơ sở là người đứng đầu Ban Chấp hành, là cán bộ chủ
chốt của Công đoàn và của đơn vị, đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng
của đoàn viên, lao động.
Chủ tịch Công đoàn cùng với BCH Công đoàn cơ sở vận động, tổ chức
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Công đoàn cấp trên; là
người điều hành hoạt động của Công đoàn; là người thay mặt đoàn viên tham gia
ý kiến với thủ trưởng đơn vị; là đại diện BCH và đoàn viên tham gia các hội đồng
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
7
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
trong đơn vị…; chính vì vậy Chủ tịch Công đoàn cần phải nắm rõ những nội
dung và phương pháp công tác của Chủ tịch Công đoàn cơ sở.
3.1. Nội dung công tác của Chủ tịch Công đoàn cơ sở:
+ Xây dựng chương trình công tác của Công đoàn cơ sở:
Chủ tịch Công đoàn cần nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, nhất là các chính sách, chế độ mới, Nghị quyết của Công đoàn cấp
trên; nắm rõ tình hình đội ngũ và định hướng phát triển của nhà trường và đơn vị,
trên cơ sở đó xây dựng chương trình công tác của Công đoàn phù hợp với tình
hình của cơ sở mình, xây dựng quan hệ hợp tác, phối hợp với chính quyền đồng
cấp triển khai nhiệm vụ của đơn vị.
+ Chỉ đạo hoạt động của Ban Chấp hành, hoạt động của tổ Công đoàn.
+ Tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.
+ Tổ chức chỉ đạo công tác nữ công và hoạt động của Ban nữ công…
3.2. Phương pháp công tác của Chủ tịch Công đoàn cơ sở:
Để đạt được mục đích, mục tiêu hoạt động của tổ chức Công đoàn, cán bộ
Công đoàn cần vận dụng những phương pháp hoạt động phù hợp với từng nội
dung, tình huống thực tế dựa trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
tổ chức Công đoàn như:
+ Phương pháp vận động quần chúng:
Nguyên tắc cơ bản của tổ chức Công đoàn là tự nguyện, người cán
bộ Công đoàn nói chung và Chủ tịch Công đoàn nói riêng phải có ý thức từ quần
chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Vì thế, trước hết phải có mối liên hệ mật
thiết với quần chúng để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, nhất
thiết phải sinh hoạt trong một tổ Công đoàn, hòa mình trong các hoạt động giảng
dạy, công tác và sinh hoạt.
Phong cách làm việc của Chủ tịch Công đoàn là nhiệt tình, nghĩ và
làm việc vì việc chung, coi trọng dân chủ, tôn trọng và tiếp thu nghiêm túc, xử lý
kịp thời ý nguyện quần chúng. Có bản lĩnh trong đại diện, trong đấu tranh bảo vệ
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
8
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, là chỗ dựa, chỗ tin cậy của quần
chúng.
Một biện pháp vận động thuyết phục có hiệu quả là sử dụng phương
pháp dây chuyền, quần chúng vận động quần chúng tham gia hoạt động. Vì thế,
người chủ tịch Công đoàn phải phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố tích cực,
người có lợi thế về từng phương diện.
+ Phương pháp thu nhận và xử lý thông tin:
Thu nhận thông tin phải từ nhiều chiều, tôn trọng cả hai phía, phát
hiện nhanh ý đồ cá nhân, tư liệu sai lệch, thu nhận phải gắn liền với kiểm định.
Phân loại thông tin, nhận định tình huống và xác định rõ mục đích,
động cơ của đối tượng từ đó lên kế hoạch xử lý.
Tìm hiểu và chuẩn bị văn bản pháp quy có liên quan, liên hệ vận
dụng để xử lý thông tin trên tinh thần trách nhiệm và chân thực, theo từng bước,
cẩn thận từng cấp độ trong tiến trình giải quyết.
+ Kế hoạch hóa chương trình công tác:
Hoạt động Công đoàn là hoạt động toàn diện, đa dạng, nhiều việc,
trong khi đó Chủ tịch Công đoàn ở cơ sở phần lớn là kiêm nhiệm, điều kiện kinh
phí và thời gian đều hạn hẹp nên Chủ tịch Công đoàn phải biết chọn lọc, xác định
rõ việc cấp bách, việc trọng tâm, xây dựng thành kế hoạch sát với kế hoạch của
chuyên môn, hợp thực tế cơ sở, khả thi, tránh tùy tiện, rập khuôn, máy móc.
Trong xây dựng kế hoạch phải cụ thể, phân rõ người, rõ việc, rõ yêu
cầu, kết quả. Trong triển khai kế hoạch, phải bám sát đoàn viên, tổ Công đoàn để
kiểm định, phát hiện những khuyết điểm cần bổ sung, những khó khăn cần tháo
gỡ.
+ Thực hiện dân chủ và công khai trong hoạt động Công đoàn:
Phát huy tính dân chủ trong xây dựng kế hoạch, kế hoạch chung
được tổng hợp từ kế hoạch hoạt động của các tổ Công đoàn.
Khi tham gia cùng chính quyền trong các hội đồng phải đảm bảo
nguyên tắc đại diện, chính kiến của Chủ tịch Công đoàn là chính kiến của tập thể
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
9
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
BCH đã dân chủ thảo luận, phải công khai thông báo những vấn đề tồn tại, những
kết luận và Nghị quyết của các hội đồng trước tập thể BCH và đoàn viên.
+ Giải quyết các mối quan hệ:
Trong nhà trường, trong hoạt động Công đoàn, người Chủ tịch có
nhiều mối quan hệ, sự phối hợp và cũng là người giải quyết các mối quan hệ đó.
Một biện pháp có hiệu quả là giải quyết mối quan hệ bằng thống
nhất theo một quy chế, một cơ chế phối hợp, cộng đồng trách nhiệm, tôn trọng
chức năng và hợp tác làm việc. Đặc biệt là mối quan hệ phối hợp giữa Hiệu
trưởng và Chủ tịch Công đoàn. Thực tế cho thấy, Công đoàn cơ sở nào có mối
quan hệ và sự phối hợp tốt giữa Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn thì Công
đoàn đó, nhà trường đó đạt được nhiều thành quả hơn những Công đoàn khác,
nhà trường khác.
Đối với đoàn viên phải thực sự dân chủ, bàn bạc, đảm bảo nguyên
tắc “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Người Chủ tịch Công đoàn đối
với Ban Chấp hành là người đứng đầu, đối với đoàn viên vừa là “ Thủ lĩnh” vừa
là đồng nghiệp.
+ Kiểm tra-tự kiểm tra:
Kiểm tra, tự kiểm tra vừa là nội dung vừa là phương pháp hoạt động
của Chủ tịch Công đoàn, vì Chủ tịch Công đoàn vừa là người lãnh đạo vừa là
người đại diện, do đó vừa phải đôn đốc, triển khai công tác kiểm tra vừa phải
tăng cường tự kiểm tra.
Phương pháp kiểm tra giúp cho việc tổng kết, nhận định được xác
đáng. Kinh nghiệm rút ra mang tính thực tiễn và có sức thuyết phục.
4. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết của cán bộ Công đoàn:
Để có được những kỹ năng cần thiết, người cán bộ Công đoàn cơ sở phải
phấn đấu và rèn luyện như sau:
4.1. Tự giác, say sưa, hứng thú với công việc:
Đây là điều kiện không thể thiếu đối với việc hình thành kỹ năng. Nó là
động cơ thúc đẩy sự tập trung học tập, rèn luyện của mỗi người, đáp ứng nhu cầu,
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
10
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
nguyện vọng của bản thân nắm vững kỹ năng nào đó. Ngược lại, nếu bản thân
không có nhu cầu, tâm trạng chán nản thì việc hình thành kỹ năng là vô cùng khó
khăn.
4.2. Phải hiểu đầy đủ, thấu đáo công việc:
Bao gồm mục đích, yêu cầu và cách thức thực hiện hành động. Kỹ năng sẽ
nhanh chóng hình thành nếu chúng ta nắm vững cách thức tiến hành hành động
và hiểu sâu tri thức có liên quan. Vì vậy để đoàn viên có được cơ sở hình thành
kỹ năng nào đó thì người cán bộ Công đoàn phải phổ biến đầy đủ nội dung, rõ
ràng, phân tích tỉ mỉ, kỹ càng từng động tác.
4.3. Luyện tập một cách có hệ thống và thường xuyên:
Luyện tập theo nguyên tắc: từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp. Phải biết chia quá trình luyện tập thành các giai đoạn khác nhau, tách
nhiệm vụ tổng quát thành nhiệm vụ cụ thể để theo đó mà luyện tập. Căn cứ vào
kỹ năng cần xây dựng và nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên mà định ra thời
gian và số lần luyện tập cho thật phù hợp. Phải luyện tập thường xuyên, liên tục
để đến lúc hành động đã thành thục và mang tính ổn định. Phải biết dừng lại đúng
lúc, đặc biệt khi sức khỏe và tâm trạng của đoàn viên không tốt.
4.4. Kiểm tra và tự kiểm tra:
Cán bộ Công đoàn khi hướng dẫn cho đoàn viên phải chú ý kiểm tra, quan
sát từng động tác của họ, sớm phát hiện những sai lệch, kịp thời tìm ra những
nguyên nhân để điều chỉnh, sửa chữa. Phải giúp cho đoàn viên tự theo dõi hành
động của mình để có thể nhận ra và tự kiểm tra được những sai sót của bản thân
khi tiến hành hành động và như vậy kỹ năng sẽ nhanh chóng hình thành.
4.5. Củng cố kỹ năng:
Kỹ năng đã được hình thành nếu không được củng cố sẽ nhanh chóng mất
đi. Vì vậy, để khắc sâu và ghi nhớ cần phải củng cố. Cách để củng cố tốt nhất là
vận dụng vào thực tiễn một cách thường xuyên, liên tục.
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
11
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi nhận nhiệm vụ Ủy viên Ban chấp hành với cương vị Chủ tịch
Công đoàn, hơn hai nhiệm kì đã qua bản thân tôi luôn luôn cố gắng học hỏi, nỗ
lực làm việc nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn; phối hợp cùng
chính quyền đồng cấp vận động đoàn viên nỗ lực giảng dạy, tích cực công tác,
hoạt động, phấn đấu đạt được những mục tiêu chung của nhà trường và của
Ngành Giáo dục.
Và kết quả đã không làm chúng tôi thất vọng. Nhiều năm qua, Công đoàn
của chúng tôi vẫn được tiếng là một hội đồng rất đầm ấm, đoàn kết, thương yêu
nhau, mọi thành viên trong hội đồng xem nhà trường như là mái ấm thứ hai của
mình. Cũng nhờ vậy nên nhiều năm liền trường chúng tôi được công nhận là
trường tiên tiến xuất sắc, Công đoàn cũng được công nhận là Công đoàn xuất sắc
vững mạnh. Nhiều đoàn viên được công nhận là đoàn viên xuất sắc, một số đoàn
viên được nhận bằng khen của Liên đoàn Lao động Quận Liên Chiểu, bằng khen
của Liên đoàn Lao động Thành phố Đà Nẵng. Năm học vừa qua, trường chúng
tôi còn được Bộ Giáo dục công nhận là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2, trường
đạt lá cờ đầu bậc Tiểu học Thành phố Đà Nẵng.
Có được những thành tích như đã kể ở trên, vai trò của tổ chức Công đoàn
trường Tiểu học Trần Bình Trọng đã góp một phần không nhỏ. Tuy nhiên, bên
cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần rút kinh nghiệm và sửa đổi trong thời gian
tới. Đó là:
+ Một số ít đoàn viên vẫn chưa thật sự tích cực với hoạt động Công đoàn.
Họ chưa phát huy hết nội lực, khả năng của mình.
+ Ban Chấp hành làm việc tích cực song còn thiếu kinh nghiệm thực tế.
Các thành viên BCH cần học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhiều hơn nữa.
+ Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hỗ trợ, phối hợp tốt hơn với Ban
Chấp hành Công đoàn sao cho mọi hoạt động trong nhà trường đạt kết quả như
mong muốn.
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
12
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
C. PHẦN KẾT LUẬN
Những kinh nghiệm đã nêu trên không phải là những kinh nghiệm hay và
cũng không phải là những kinh nghiệm có thể áp dụng cho tất cả các Công đoàn
cơ sở khác. Tuy nhiên với bản thân tôi, đó những kinh nghiệm đã giúp tôi phần
nào nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động Công đoàn ở trường mình. Chúng đã
giúp tôi tự tin hơn khi đứng trước tập thể đoàn viên của mình, tự tin hơn khi tổ
chức những hoạt động Công đoàn. Những kinh nghiệm ấy và những thành quả
mà tập thể của chúng tôi đã đạt được trong những năm qua giúp tôi đôi lúc quên
đi phần nào những khó khăn, vất vả của công việc, quên đi những lo toan vụn vặt
của đời thường…Nhiều lúc, tôi cảm thấy yêu công việc của mình hơn bởi với tôi
“công việc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống”.
Hy vọng những kinh nghiệm của tôi sẽ được các đồng nghiệp chia sẻ và
góp ý để chúng ta có thể nâng cao hơn chất lượng hoạt động Công đoàn ở trường
mình.
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
13
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
D. PHẦN KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn ở cơ sở trường học, chúng
tôi có một số kiến nghị sau:
+ Lãnh đạo nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với Ban Chấp hành Công
đoàn trường hơn nữa.
+ Lãnh đạo Công đoàn Ngành cần mở nhiều đợt bồi dưỡng, tập huấn công
tác Công đoàn cho các cán bộ Công đoàn ở cơ sở hoặc tổ chức cho cán bộ Công
đoàn tham quan các Công đoàn mạnh để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.
+ Lãnh đạo Công đoàn Ngành cũng nên có đề xuất, tham mưu với lãnh dạo
chính quyền các cấp để cán bộ Công đoàn có chế độ phụ cấp tương xứng với
công việc và trách nhiệm của họ.
Hòa Hiệp Bắc, ngày 25 tháng 12 năm 2008
Người viết
Nguyễn Thị Hồng Vân
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
14
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
E. PHẦN PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh hoạt động của Công đoàn trường Tiểu học Trần Bình
Trọng những năm qua:
Đội ngũ CB-ĐV và các cháu trong ngày Kỉ niệm Quốc tế Thiếu nhi 1/6/2004
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
15
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Kỉ niệm ngày Phụ nũ Việt Nam 20/10/2005
Sản phẩm dự thi của tập thể tổ Bốn & Năm trong “Hội thi Nấu Ăn” nhân
kỉ niệm ngày Phụ nũ Việt Nam 20/10/2005
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
16
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Sản phẩm dự thi của tập thể tổ Văn phòng trong “Hội thi Nấu Ăn” nhân kỉ
niệm ngày Phụ nũ Việt Nam 20/10/2005
Tiết mục Tốp ca tham gia hội thi Văn nghệ “Mừng Đảng-Mừng xuân”
năm 2005 của Công đoàn trường TH Trần Bình Trọng
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
17
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Tiết mục Múa tham gia hội thi Văn nghệ “Mừng Đảng-Mừng xuân” năm
2005 của Công đoàn trường TH Trần Bình Trọng
CB-ĐV trong chuyến tham quan tại Thiền viện Trúc Lâm -Đà Lạt năm 2004
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
18
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Một buổi bồi dưỡng kiến thức Tin học cho giáo viên do Công đoàn tổ chức
2. Một số hình ảnh các tổ Công đoàn của CĐ trường Tiểu học Trần Bình
Trọng:
Tập thể tổ Văn phòng trong kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2007
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
19
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Tập thể tổ Bốn & Năm trong kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2007
Tập thể tổ Hai & Ba trong kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11-2007
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
20
Sáng kiến kinh nghiệm Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ Công đoàn ngành Giáo dục
2. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ Công đoàn cơ sở - Ngành Giáo dục-Đào tạo
3. Các báo cáo tổng kết hoạt động công tác Công đoàn ngành GD-ĐT Quận
Liên Chiểu từ năm học 2004-2005 đến năm học 2007-2008.
4. Các báo cáo tổng kết hoạt động công tác Công đoàn trường Tiểu học Trần
Bình Trọng từ năm học 2004-2005 đến năm học 2007-2008.
Người thực hiện: Nguyãùn Thë Häöng Ván Trang
21