Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thúc đẩy TMĐT trong doanh nghiệp nhỏ và vừa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.41 KB, 8 trang )

Thúc đẩy TMĐT trong doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Nông dân Thái Lan không gặp cảnh “được mùa mất giá”,
ngư dân Nhật Bản cung cấp lượng hải sản đều đặn mỗi
ngày cho các cộng đồng dân cư, và mức sống của người
dân Hàn Quốc được nâng cao một cách đồng bộ từ hơn
mười năm nay, đó không phải là một sự ngẫu nhiên mà là
một quá trình bắt đầu từ chính sách vĩ mô của mỗi nước
nhằm thúc đẩy thương mại điện tử nơi các doanh nghiệp
nhỏ và vừa - vốn là thành phần cốt yếu giữ cho môi trường
kinh tế bền vững ở mỗi quốc gia.

Khi nói đến môi trường kinh tế bền vững người ta thường
đề cập đến sự bình ổn của thị trường – nơi thể hiện các
trạng thái tương tác thay đổi giữa người mua và người bán,
giữa nguồn cung hàng hóa và nhu cầu tiêu thụ. Không thể
phủ nhận vai trò trung gian bình ổn của các loại hình doanh
nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các nhà bán lẻ. Vai trò này
càng quan trọng ở các nước đang phát triển như Việt Nam
– nơi mà hiệu suất đầu tư khá thấp, đơn cử ngành sản xuất
đường mà cả nhà máy và người trồng mía đều khốn đốn,
ngành thủy sản mà cơ sở chế biến xuất khẩu và người nuôi
đều chịu thiệt thòi. Phân bón, thức ăn chăn nuôi, bột sữa
hay thuốc tân dược đều bị làm giá trong khi người sản xuất
và nhà phân phối thiếu thông tin. Tình trạng này sẽ còn tiếp
tục cho tới khi công cụ thông tin chủ lực được trao cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chính sách vĩ mô
thúc đẩy và hỗ trợ thương mại điện tử.
Động lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Lợi ích của doanh nghiệp là động lực chính phát triển
thương mại điện tử. Hình thức thương mại mới này không


chỉ là công cụ mua bán mà còn là nút nhấn gia tốc toàn bộ
hệ thống “2 trong 1” vốn là đặc trưng kinh doanh ở các
nước đang phát triển nơi mà cả chợ điện tử và chợ truyền
thống hoạt động song song và hỗ trợ cho nhau. Các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại đó thường chọn phương thức đầu tư
thương mại điện tử theo mô hình sáu bậc thang, bắt đầu
bằng việc sử dụng điện thoại rồi thư điện tử, tiến đến đăng
tải brochure điện tử, lần lượt sử dụng các trang web và
mạng xã hội làm nơi tương tác (interaction), giao dịch
(transaction) và cuối cùng hội nhập (integration) toàn diện
vào thương mại điện tử như các công ty lớn hay tập đoàn
kinh tế.
Những lợi ích của việc điện tử hóa thương mại đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa rất rõ nét nơi các nước đang phát
triển và gồm ba nhóm: giảm nhẹ chi phí, mở rộng thị
trường và tăng sức cạnh tranh.
Việc giảm nhẹ chi phí trước tiên phải kể đến giảm bớt nhu
cầu đi lại, thay vào đó là những cuộc gọi và các thư điện tử;
giảm tiền mua nguyên liệu nhờ có thể chọn lựa giữa các
nhà cung cấp khác nhau thông qua các lần nhấp chuột,
giảm chi phí giới thiệu và quảng cáo nhờ brochure điện tử
lan tỏa rộng rãi trên mạng và phương tiện xã hội hoặc được
nhắm đến các nhóm người nằm trong phân khúc thị trường
của doanh nghiệp. Chi phí bán hàng cũng giảm kể cả ở các
thị trường nội địa hay xuất khẩu. Các doanh nghiệp tích
hợp thương mại điện tử có hệ thống điều hành tốt hơn, đội
ngũ nhân viên gọn nhẹ nhưng tinh nhuệ, giảm rất nhiều các
chi phí về kho bãi, vận chuyển và lao công, loại bỏ được
nhiều nhà trung gian và nâng cao trình độ cho tất cả các cấp
từ nhân viên đến ban giám đốc.

Nhu cầu mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh luôn là
đòi hỏi ở mỗi doanh nghiệp muốn ăn nên làm ra. Chính
thương mại điện tử cung cấp cho họ những cơ hội tuyệt vời
nhờ nối dài tầm với đúng lúc tới các thị trường cần đến sản
phẩm hay dịch vụ, cũng qua đó họ biết được nhu cầu về
mặt hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn và thực hiện đầy đủ
các chế độ hậu mãi. Thương mại điện tử là con đường ngắn
nhất để doanh nghiệp khẳng định thương hiệu và tạo ra sự
quan tâm của các thị trường dù ở xa hay gần, nội địa hay
xuất khẩu. Năng lực cạnh tranh nơi các doanh nghiệp nhỏ
và vừa không chỉ thể hiện bằng việc tiếp nhận thông tin
nhanh chóng mà còn ở sự linh hoạt và tốc độ giao dịch
không ngừng nghỉ, cũng là nơi mà các ý chí làm ăn dễ dàng
tìm được các mối quan hệ thân thiết với khách hàng và các
doanh nghiệp đối tác.
Thúc đẩy bằng chính sách
Xuất xứ từ nền tảng kinh tế nông nghiệp như Việt Nam, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan đã chịu thiệt thòi
trong thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực vào những
năm cuối thập niên 1990 và họ đã chọn con đường thương
mại điện tử dưới sự khuyến khích của chính phủ để làm bàn
đạp phục hồi và phát triển. Đặc biệt người ta thấy sự trỗi
dậy của ngành nông nghiệp bao gồm các chủ ruộng, chủ
vườn, chủ trang trại, nhà chế biến và các nhà buôn nông
sản: 32,4% doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực này
ứng dụng thương mại điện tử vào năm 1999, chưa kể
31,02% đang trong quá trình chuẩn bị. Đây là con số ấn
tượng so với 50,55% trong ngành du lịch và 27,33% trong
ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
Trên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thái Lan đã

tạo ra sự bình ổn kinh tế - xã hội cho đất nước này kể cả
những lúc lao đao và thương mại điện tử trong ngành nông
nghiệp luôn đạt được các con số tăng trưởng cao nhất so
với các ngành khác. Kết quả điều tra lúc bấy giờ cho biết
90,74% doanh nghiệp tích hợp thương mại điện tử của
nhóm này đã có khả năng mở rộng thị trường, 63,43% giảm
được các chi phí, 62,50% gia tăng lợi nhuận, và 60,65%
xác nhận họ có vị thế cạnh tranh tốt hơn kể cả ở thị trường
nội địa và xuất khẩu. Cùng lúc đó các ngư dân ở Nhật Bản,
nơi đã có nền kinh tế phát triển, cũng liên kết thông qua
thương mại điện tử để trở thành một chuỗi các nhà cung
cấp hải sản ổn định cho mọi cộng đồng dân cư và các nhà
máy chế biến.
Kế hoạch năm năm phát triển thương mại điện tử của
Chính phủ Nhật Bản đã đạt thành quả ngoài sức tưởng
tượng với mức gia tăng 16 lần giá trị bán buôn qua mạng,
từ 6,6 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2000 lên 106 tỷ đô-la vào năm
2005. Ngày nay người nông dân Thái Lan có thể cập nhật
thông tin để biết họ phải trồng những cây gì cho mùa vụ
này hay nuôi những con gì vào lúc nào, mua vật tư ở đâu,
bán hàng cho ai và chọn cho mình nhà bảo hiểm nào chắc
chắn nhất. Điều này làm hạn chế đến mức thấp nhất cảnh
thừa thiếu trên các thị trường, người sản xuất không còn bị
ép giá trong khi các nhà máy chế biến vẫn lên lịch hoạt
động đều đặn giữ cho hiệu suất đầu tư vào nền kinh tế luôn
ở mức cao.
Ở Hàn Quốc, quyết tâm đi đầu trong thương mại điện tử đã
trở thành hiện thực từ các năm cuối thập niên 1990 với ba
đạo luật: luật căn bản về thương mại điện tử (1999), các
chính sách tổng quát về phát triển thương mại điện tử

(2000) và quy định về giao dịch điện tử ở Hàn Quốc
(2001). Trước đó nền giáo dục định hướng kinh tế tri thức
đã giúp cho 24,38 triệu người, tức 56,6% dân số tính đến
tháng 12-2001, có khả năng sử dụng Internet, 93,3% các
em từ 7 đến 19 tuổi và 84,63% lứa tuổi 20 sử dụng thành
thạo các chương trình máy tính. Kim ngạch thương mại
điện tử từ 47,93 tỷ đô-la vào năm 2000 lên đến 99,15 tỷ đô-
la vào năm 2001, tăng 106,6% chỉ trong một năm. Niên
khóa 2000-2001 cũng đánh dấu thời kỳ bùng nổ thương
mại điện tử trong kinh doanh bán lẻ (B2C) với mức độ tăng
trưởng lên đến 252,3%.
Chính phủ Hàn Quốc tỏ rõ quyết tâm thúc đẩy thương mại
điện tử đến tận người dân. Ủy ban hòa giải các tranh chấp
thương mại điện tử được thành lập dựa trên điều 28 của luật
căn bản. Các cơ quan khác nhau được chỉ định để theo dõi,
đánh giá và cấp chứng chỉ eTrust cho doanh nghiệp và
iSafe cho nhà khai thác mạng viễn thông. Việc bảo vệ bí
mật riêng tư và người tiêu dùng được giao cho Ủy ban giải
quyết các tranh chấp dữ liệu cá nhân. Ở đó quyền sở hữu trí
tuệ không chỉ được tôn trọng mà còn phải được chấp hành
tuyệt đối, và đạo luật về chữ ký số có hiệu lực kể từ 1-7-
1999. Về phần mình, chính phủ đảm nhận ba trách nhiệm:
mở rộng hạ tầng cơ sở thương mại điện tử, thiết lập mạng
lưới thương mại điện tử chuyên dụng cho các doanh nghiệp
(B2B) và quốc tế hóa các giao dịch điện tử thông qua thỏa
ước song phương với các nước và tham gia Liên minh
thương mại điện tử Liên Á gọi tắt là PAA.

×