MỤC LỤC
LỜI
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1
2.Mục đích nghiên cứu 2
3.Câu hỏi nghiên cứu 2
4.Đối tượng nghiên cứu 2
5.Phương pháp nghiên cứu 2
6.Cấu trúc dự kiến 2
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI DỰA TRÊN LỢI THẾ KINH TẾ
NHỜ QUY MÔ 3
1.1. Khái niệm lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế nhờ quy mô 3
1.2. Nguyên nhân gây ra lợi thế kinh tế nhờ qui mô 3
1.2.1. Do tính không thể chia được của quá trình sản xuất: 3
1.2.2. Do tính chuyên môn hóa, một số ngành nghề riêng lẻ: 3
1.2.3. Do tính quan hệ chặt chẽ 3
1.3. Phân loại 4
1.3.1. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong 4
1.3.2 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài 5
1.4. Ý nghĩa của lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế nhờ quy mô 6
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI DỰA TRÊN KINH
TẾ NHỜ QUY MÔ VÀO NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 7
2.1. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong 7
2.1.1. Lợi thế kỹ thuật 7
2.1.2. Lợi thế tài chính 9
2.1.4. Lợi thế quản lý 15
2.2. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài 17
2.2.1. Giao thông vận tải và các liên kết truyền thông được nâng cao 17
2.2.2. Đào tạo và giáo dục trở nên tập trung vào các ngành công nghiệp 20
2.2.3. Các ngành công nghiệp khác phát triển để hỗ trợ ngành viễn thông 22
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 1 Các chỉ tiêu tài chính của Viettel năm 2013 11
2 Bảng 2 Chi phí trên một đơn vị thuê bao Viettel năm
2010-2013
12
3 Bảng 3 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện
theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế
18
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Số hiệu Tên hình Trang
1 Hình 1 Doanh thu của Viettel giai đoạn 2000-2012 15
2 Hình 2 Nhân lực của Viettel trong giai đoạn 2000-2010 16
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong lịch sử kinh tế thế giới, đầu tiên các nước chỉ buôn bán trong vùng
lãnh thổ của nước đó theo kiểu tự cấp tự túc. Dần dần với sự phát triển của nền sản
xuất, các nước đã tìm ra những lợi ích khi trao đổi hàng hóa với nhau và khái niệm
thương mại quốc tế đã ra đời. Thương mại quốc tế là một hình thức của quan hệ
kinh tế quốc tế trong đó diễn ra sự mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc các tài
sản trí tuệ giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế.
Ngoại thương đã xuất hiện từ thời cổ đại dưới chế độ nhà nước chiếm hữu nô
lệ và tiếp đó là chế độ nhà nước phong kiến. Thời đó, do kinh tế tự nhiên còn chiếm
vị trí thống trị nên thương mại quốc tế mang tính chất ngẫu nhiên,phát triển với quy
mô rất nhỏ, hẹp. Lưu thông hàng hóa quốc tế chỉ gồm một phần nhỏ nhiều sản
phẩm sản xuất ra và chủ yếu là để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của giai cấp thống
trị đương thời. Đến thời đại tư bản chủ nghĩa, thương mại quốc tế mới phát triển
rộng rãi. Các cuộc cách mạng lớn diễn ra trong thương nghiệp ở thế kỷ XVI và
XVII gắn liền với những phát kiến địa lý đã dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của
tư bản thương nhân. Để giải thích và phân tích những lợi ích mà các quốc gia thu
được từ thương mại quốc tế, các lý thuyết về thương mại quốc tế cũng dần hình
thành và phát triển. Lịch sử thương mại quốc tế bao gồm các học thuyết: Quan điểm
Chủ nghĩa trọng thương (đầu thế kỷ XV); Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam
Smith; Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 1817; Mô hình Hechscher-
Ohlin (mô hình H-O). Đối với hai học thuyết của Adam Smith và David Ricardo
đều cần các giả thuyết ban đầu như lao động không được dịch chuyển tự do giữa
các quốc gia vì nếu dịch chuyển thì sẽ không còn lợi thế nữa, vận chuyển giữa hai
quốc gia là bằng 0, chỉ có hai quốc gia và hai mặt hàng trong mô hình, cạnh tranh
hoàn hảo tồn tại trên các thị trường, công nghệ sản xuất của hai quốc gia là như
nhau và không đổi.
Các lý thuyết thương mại cổ điển đều được nghiên cứu dựa trên giả định về lợi
tức không đổi theo quy mô. Tức là giả thiết rằng sản lượng của một ngành nào đó sẽ
tăng lên gấp đôi nếu đầu vào của ngành đó tăng gấp đôi. Đến thời kỳ hiện đại, các
nhà kinh tế đã nghiên cứu và chỉ ra trên thực tế, nhiều ngành được đặc trưng bởi
tính kinh tế nhờ quy mô, có nghĩa là sản xuất sẽ càng hiệu quả khi quy mô của nó
càng lớn. Do đó, lý thuyết thương mại lợi thế kinh tế nhờ quy mô đã ra đời. Bằng
một cách thức tiếp cận khác từ thực tiễn, lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế kinh
1
tế nhờ quy mô đã giải thích được cơ sở cho một công ty, một quốc gia mở rộng quy
mô sản xuất với chiều hướng tập trung chuyên môn hóa sản phẩm sản xuất.
Từ sự phát triển của các lý thuyết thương mại quốc tế nói trên, trong khuôn
khổ môn học “Thương mại quốc tế”, nhóm tác giả lựa chọn đề tài tiểu luận “Lý
thuyết thương mại dựa trên lợi thế kinh tế nhờ quy mô và ứng dụng đối với
ngành viễn thông Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu những nội dung chính của lý
thuyết thương mại dựa trên lợi thế nhờ quy mô và nhận xét đánh giá việc vận dụng
lý thuyết này vào ngành viễn thông Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài trả lời được câu hỏi nghiên cứu: Việc vận dụng lý thuyết thương mại
dựa trên lợi thế nhờ quy mô vào ngành viễn thông Việt Nam như thế nào?
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng lý thuyết thương mại dựa trên lợi
thế kinh tế nhờ quy mô trong ngành viễn thông Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau:
- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp nổi bật được đề tài sử dụng ở
chương 1 nhằm khái quát các nội dung chính của lý thuyết thương mại lợi thế kinh
tế nhờ quy mô.
- Phương pháp thu thập số liệu và phân tích, đánh giá: đề tài sử dụng các số
liệu thống kê số liệu thứ cấp của ngành viễn thông Việt Nam để phân tích, đánh giá
và chỉ rõ các lợi ích thu được nhờ mở rộng quy mô của ngành. Lấy ví dụ cụ thể tập
đoàn viễn thông Viettel nhằm phân tích rõ tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
6. Cấu trúc dự kiến
Phần mở đầu
Chương 1: Lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế kinh tế nhờ quy mô
Chương 2: Vận dụng lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế kinh tế nhờ
quy mô vào ngành viễn thông Việt Nam.
Phần kết luận
2
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI DỰA TRÊN LỢI THẾ KINH TẾ
NHỜ QUY MÔ
1.1. Khái niệm lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế nhờ quy mô
Trong kinh tế học vi mô, lợi thế kinh tế nhờ qui mô (economies of scale) là
các lợi thế về chi phí mà các doanh nghiệp đạt được nhờ quy mô sản lượng đầu ra
khi chi phí bình quân dài hạn giảm khi sản lượng tăng lên.
Khi đường chi phí bình quân dài hạn đi xuống, chi phí bình quân cho quá trình
sản xuất giảm dần khi sản lượng tăng lên và như vậy có được lợi thế kinh tế nhờ qui
mô. Khi chi phí sản lượng tăng lên, chi phí bình quân cho quá trình sản xuất tăng
với sản lượng cao hơn và lợi tức giảm theo quy mô. Trường hợp trung gian là khi
chi phí bình quân cố định thì sẽ có lợi tức cố định theo quy mô.
1.2. Nguyên nhân gây ra lợi thế kinh tế nhờ qui mô
1.2.1. Do tính không thể chia được của quá trình sản xuất:
Trong quá trình sản xuất luôn luôn cần một số lượng các yếu tố đầu vào tối
thiểu để duy trì hoạt động của doanh nghiệp như đất đai, nhà xưởng, điện nước,
máy móc thiết bị… Nó không phụ thuộc vào việc có sản xuất hay không, các chi
phí đó gọi là chi phí cố định và nó không thay đổi theo mức sản lượng, nghĩa là các
chi phí này không thể chia nhỏ được nữa, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp
và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng. Vì vậy khi sản lượng tăng, doanh
nghiệp sẽ đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô vì các chi phí cố định này có thể chia
cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản lượng và như vậy nó làm giảm chi
phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm và giảm giá thành.
1.2.2. Do tính chuyên môn hóa, một số ngành nghề riêng lẻ:
Nếu doanh nghiệp sử dụng hình thức chuyên môn hóa tập trung sản xuất một
khâu cụ thể thì mỗi người công nhân có thể tập trung vào một công việc nhất định
và giải quyết công việc đó có hiệu quả hơn, do đó có hiệu quả hơn, góp phần làm
giảm chi phí bình quân.
1.2.3. Do tính quan hệ chặt chẽ
Doanh nghiệp muốn có được quy mô lớn thường cần đến lợi thế của các loại
máy móc mới, hiện đại, với các mức sản lượng cao thì chi phí khấu hao máy móc có
thể giải đều cho một số lượng lớn sản phẩm và với kĩ thuật sản xuất đó có thể sản
xuất ra nhiều sản phẩm đến mức làm cho chi phí bình quân giảm.
3
Nhìn vào các nguyên nhân gây ra lợi thế kinh tế theo quy mô ta có thể thấy
được quy mô doanh nghiệp càng lớn, chi phí theo quy mô càng giảm. Sản lượng của
doanh nghiệp càng lớn, chi phí cho mỗi một đơn vị sản phẩm càng nhỏ. Do đó,
bằng việc nghiên cứu vận dụng lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế kinh tế theo
quy mô, một công ty có thể quyết định tăng quy mô sản xuất sản phẩm thích hợp để
đem lại mức lợi nhuận cao nhất dựa trên mức chi phí trung bình thấp nhất.
1.3. Phân loại
1.3.1. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong liên quan đến các chi phí đơn vị thấp
hơn mà một công ty duy nhất có thể có được bằng cách phát triển trong kích thước
tự thân.
- Lợi thế từ việc mua hàng với số lượng lớn:
Khi các doanh nghiệp phát triển, họ cần đặt hàng số lượng lớn các đầu vào
sản xuất. Ví dụ, họ sẽ đặt hàng thêm nhiều nguyên liệu. Khi tăng giá trị đơn hàng,
doanh nghiệp có được quyền mặc cả nhiều hơn với các nhà cung cấp. Do đó có thể
được giảm giá và giá thấp hơn cho các nguyên liệu thô.
- Lợi thế kỹ thuật:
Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn có thể sử dụng máy móc tiên tiến hơn
(hoặc sử dụng máy móc hiện có hiệu quả hơn). Quy mô sản lượng lớn cho phép
doanh nghiệp khai thác được lợi thế của việc chuyên môn hóa. Điều này có thể bao
gồm việc sử dụng các máy móc thiết bị theo một cách chuyên biệt cho những khâu,
nhưng công đoạn sản xuất khác nhau mà nhờ đó năng suất của chúng tăng lên. Ví
dụ, lợi thế về quy mô thể hiện cụ thể nhất trong tổ chức sản xuất theo mạng lưới
toàn cầu của các tập đoàn lớn như Toyota. Các công ty con của Toyota được tổ
chức theo chuyên môn hóa sản xuất. Mỗi đơn vị tập trung vào sản xuất chỉ một vài
linh kiện, mà nó làm hiệu quả nhất. Ví dụ như vỏ xe ô tô có thể được sản xuất bởi
Toyota Motor Malaysia; lốp xe được cung cấp bởi Toyota Motor Thailand…, tuân
theo cùng một tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn Toyota. Và những thiết bị này được
xuất khẩu tới các công ty con khác, để rồi được ghép gộp lại thành sản phẩm của
những dòng xe Toyota bán đi trên khắp các thị trường thế giới. Sự phối hợp như
vậy rõ ràng là có hiệu quả hơn so với việc mỗi đơn vị của Toyota tự sản xuất ra mọi
thiết bị mà nó cần. Một công ty lớn cũng có thể đủ khả năng để đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển (R&D).
- Lợi thế tài chính:
4
Nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn để có được tài chính và khi làm được
điều đó, chi phí tài chính thường là khá cao. Điều này là do các doanh nghiệp nhỏ
được xem như là rủi ro hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn đã phát triển. Các công
ty lớn hơn do đó tìm nguồn tài chính dễ dàng hơn từ những người cho vay tiềm
năng và dễ có tiền với lãi suất thấp hơn.
- Lợi thế tiếp thị:
Mỗi khâu của tiếp thị đều có chi phí - đặc biệt là phương pháp quảng cáo
như quảng cáo và xúc tiến một lực lượng bán hàng. Nhiều khoản chi phí tiếp thị là
chi phí cố định và như vậy là một doanh nghiệp càng lớn hơn, nó có thể chia sẻ chi
phí tiếp thị trong một phạm vi rộng hơn các sản phẩm và cắt giảm chi phí trung bình
cho mỗi đơn vị.
1.3.2 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài xảy ra khi một công ty có được lợi ích
nhờ đơn vị chi phí thấp hơn do kết quả của toàn bộ ngành công nghiệp đó phát triển
quy mô.
- Giao thông vận tải và các liên kết truyền thông được nâng cao:
Khi một ngành công nghiệp hình thành và phát triển ở một vùng nào đó, có
khả năng là chính phủ sẽ cung cấp hạ tầng giao thông vận chuyển tốt hơn và liên kết
truyền thông để nâng cao khả năng tiếp cận với khu vực. Điều này sẽ làm giảm chi
phí vận chuyển cho các công ty trong khu vực như thời gianvận chuyển được giảm
và cũng có thể thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Ví dụ, một khu vực của
Scotland được gọi là Silicon Glen đã thu hút nhiều công ty công nghệ cao và đó là
kết quả của môi trường kinh doanh được cải thiện và các hạ tầng đường sá được xây
dựng trong khu vực.
- Đào tạo và giáo dục trở nên tập trung vào các ngành công nghiệp:
Các trường Đại học và Cao đẳng sẽ cung cấp các khóa học phù hợp hơn cho
một ngành công nghiệp đã trở thành chủ chốt trong một khu vực hoặc toàn quốc. Ví
dụ, có rất nhiều khóa học Công nghệ thông tin (CNTT) đangđược mở tại các trường
ĐH/ Cao đẳng do toàn bộ ngành công nghiệp CNTT đã phát triển gần đây.Điều này
có nghĩa các công ty có thể có lợi từ việc có một nguồn nhân lực lớn có tay nghề
phù hợp để tuyển dụng.
- Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển theo để hỗ trợ ngành công nghiệp
này:
5
Một mạng lưới các nhà cung cấp hoặc các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể
phát triển về kích thước và/ hoặc xác định vị trí gần với ngành công nghiệp chính.
Điều này có nghĩa một công ty có nhiều cơ hội lớn trong việc tìm kiếm những
nguồn nguyên liệu, vật tư chất lượng cao được cung cấp giá cả phải chăng từ các
nhà cung cấp gần đó.
Như vậy, lợi thế quy mô bên trong diễn ra khi quy mô sản xuất của doanh
nghiệp càng mở rộng thì chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm càng giảm do
định phí /đơn vị giảm. Tương tự, nền kinh tế có quy mô càng lớn thì lợi thế kinh tế
nhờ quy mô cũng lớn tương ứng. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài diễn ra khi
chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống nhờ quy mô của ngành công nghiệp
đó tăng lên bất chấp quy mô của từng doanh nghiệp không thay đổi. Các quốc gia
thành lập khu vực mậu dịch tự do cũng nhằm tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô
bên ngoài.
1.4. Ý nghĩa của lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế nhờ quy mô
Trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của mỗi một quốc gia, việc
nghiên cứu ý nghĩa của các lý thuyết thương mại và vận dụng các lý thuyết đó vào
hoạt động thúc đẩy kinh tế của mỗi nước là rất cần thiết. Trải qua nhiều thời kỳ,
thực tiễn thường xuyên biến đổi, xã hội ngày càng phát triển, văn minh và hiện đại,
nhưng ý nghĩa tư tưởng của các lý thuyết thương mại vẫn được vận dụng một cách
linh hoạt vào thực tiễn mỗi quốc gia. Trong các lý thuyết thương mại đó, lý thuyết
thương mại dựa trên lợi thế kinh tế nhờ quy mô được coi là một lý thuyết cơ bản
gắn liền với thực tế, giải thích được cơ sở buôn bán trong phạm vi nội bộ ngành -
một mô hình thương mại tồn tại phổ biến giữa các nước phát triển với nhau.
6
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI DỰA TRÊN KINH
TẾ NHỜ QUY MÔ VÀO NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Đối với Việt Nam cũng như trên thế giới, ngành viễn thông luôn là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời là ngành có sự cạnh tranh sôi động và
mạnh mẽ nhất. Viễn thông Việt Nam đã và đang trên con đường đổi mới không
ngừng, tích cực hội nhập với khu vực và quốc tế nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
của ngành đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Lợi thế kinh
tế theo quy mô có thể dễ dàng quan sát thấy ở ngành viễn thông. Để phục vụ một
cuộc gọi cho một khách hàng, một công ty viễn thông tốn rất nhiều chi phí đầu tư:
đường dây dẫn sóng, các cột thu phát sóng, các hạ tầng khác để lắp đặt điện thoại ở
các địa phương khác nhau phục vụ cho các cuộc gọi xa. Khi một công ty phục vụ
hàng ngàn hộ gia đình trong một thị trấn, chi phí để một điện thoại đi vào hoạt động
lại giảm đáng kể, bởi chi phí cố định đã được đầu tư, hạ tầng dịch vụ sẵn có, và việc
các công ty viễn thông là thu hút thêm các khách hàng mới sử dụng điện thoại để
tận dụng lợi thế này. Vì chi phí đầu tư viễn thông cho một vùng dân cư rất tốn kém,
vì thế, ngành viễn thông thường chứng kiến một công ty viễn thông phục vụ trọn
gói cho một vùng dân cư, nhằm tăng hiệu quả và lợi nhuận. Điều này có thể dẫn đến
độc quyền tự nhiên.
2.1. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong
2.1.1. Lợi thế kỹ thuật
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường viễn thông đã có những chuyển
biến tích cực, sôi động và tỷ lệ tăng trưởng cao mỗi năm. Điều dễ nhận thấy của
ngành viễn thông hiện nay là lợi thế về mặt kỹ thuật của các đại gia cung cấp dịch
vụ viễn thông như VNPT (Vinaphone và Mobifone), Viettel, EVN Telecom. Những
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn đều có những chiến lược trong lĩnh vực sản
xuất thiết bị đặc biệt là khâu tổ chức bộ máy. Hầu hết các đại gia viễn thông đều
thành lập Viện nghiên cứu để định hướng, thiết kế và phát triển sản phẩm. Bên cạnh
đó các công ty viễn thông này còn có chủ trương, chính sách thu hút nhân tài để tạo
ra một nguồn lực mạnh dành riêng cho hoạt động sản xuất thiết bị.
Một ví dụ điển hình về lợi thế kỹ thuật là Tổng công ty Viễn thông Quân đội
– Viettel. Viettel đã xây dựng một Viện nghiên cứu phát triển với 350 Kỹ sư, một
Công ty phần mềm với 400 kỹ sư, một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử - viễn
thông M1 với 350 kỹ sư và một nhà máy sản xuất khuôn mẫu M3 với 300 kỹ sư đủ
năng lực đáp ứng hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển và ứng dụng
công nghệ thông tin, sửa chữa, nâng cấp, sản xuất các chủng loại thiết bị điện tử
7
viễn thông quân sự và dân sự. Ngoài ra, Viettel còn sở hữu mạng lưới hạ tầng lớn
nhất Việt Nam, đội ngũ nhân viên kỹ thuật, kinh doanh được phân bổ rộng khắp cả
nước, với uy tín sẵn có của nhà cung cấp dịch vụ, Viettel hoàn toàn có ưu thế trong
các dự án Viễn thông và công nghệ thông tin có qui mô lớn.
Người “mở đường” cho dịch vụ cố định không dây HomePhone của Viettel
là EVN Telecom cũng tuyên bố khoảng 2 triệu thuê bao điện thoại cố định không
dây E-Com và là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định không dây lớn nhất năm
2007. EVN Telecom phân tích, nếu so với dịch vụ điện thoại cố định truyền thống,
việc triển khai dịch vụ vô tuyến cố định không dây có thể tiết kiệm đến 90% chi phí
đầu tư và 92% về thời gian triển khai và cung cấp dịch vụ.
Ở Việt Nam, VNPT là tập đoàn viễn thông đi tiên phong trong việc phát triển
sóng wifi miễn phí ở các nhà thành phố lớn như Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt và Hải
Phòng.
1
Thông thường, một mạng không dây đòi hỏi ba thứ để vận hành. Thứ nhất,
một máy phát gửi tín hiệu đến một thiết bị cầm tay. Tín hiệu này đi qua một phần
của quang phổ điện từ. Thứ hai, một cáp quang cứng có dây (gọi là “đường truyền
dẫn” – backhaul) gửi tín hiệu nhận được trở lại Internet. Thông thường, các nhà
mạng đặt các máy phát trên đỉnh các trạm thu phát, ở một vùng đất nhất định, mua
độc quyền một phần của quang phổ, ở chi phí rất lớn. Trong khi đó, các mạng wifi
được thiết lập với chi phí khá rẻ. Mỗi gia đình, văn phòng, v.v… có thể sở hữu các
máy thu phát wifi với chi phí rẻ hơn rất nhiều. Khách hàng cá nhân, các hộ gia đình,
các công sở không phải trả chi phí quang phổ (vốn là chi phí cố định, chìm – sunk
cost đối với các doanh nghiệp viễn thông). Cái mà khách hàng cần trả là chi phí
truyền dẫn, là phí dịch vụ hằng tháng họ phải trả cho các nhà cung cấp viễn thông
dịch vụ Internet.
Hiện nay, người dùng đang chuyển dần sang sử dụng điện thoại thông minh
(smartphone). Theo CEO Torbjörn Wård của nhà điều hành mạng ở Stockholm
Aptile Network, trung bình một người sử dụng smartphone sử dụng 4GB dữ liệu
mỗi tháng. Trong đó, chỉ 1GB là đi qua mạng truyền dẫn truyền thống, 3GB còn lại
thông qua mạng wifi tại nhà, văn phòng hoặc nơi công cộng. Bài toán đặt ra cho nhà
mạng là làm sao kiếm tiền từ 3GB kia, còn người dùng là làm sao để giải chi phí
của 1GB sử dụng thấp xuống hơn nữa. Xu thế hiện nay của nhà mạng không dây là
người tiêu dùng đang đóng góp ngày càng thu hẹp cước phí cho các cuộc gọi truyền
thống (vốn sử dụng hạ tầng truyền thống), trong khi phí thu được từ dữ liệu ngày
càng tăng. Đây là bài toán mà nhà mạng cần giải quyết càng sớm càng tốt để duy trì
1
vi-sao-cac-thanh-pho-lon-lien-tuc-duoc-phu-
song-wifi-mien-phi_114
8
doanh thu và lợi nhuận. Việc wifi trở nên đại trà cũng mở ra những cơ hội mới cho
các nhà cung cấp dịch vụ Internet có dây, các công ty vận hành cáp quang trong
việc thu phí dữ liệu sử dụng wifi, bởi lợi thế kinh tế theo quy mô mà các công ty
này đang sở hữu. Dự báo trong thời gian tới, sóng wifi sẽ ngày càng trở nên phổ
biến hơn nữa và chất lượng sẽ còn được cải thiện.
2.1.2. Lợi thế tài chính
- Nguồn lực tài chính lớn từ các hoạt động phát triển đa dạng
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập theo quyết định
2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009, là doanh
nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng,
có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng.
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viettel, được phê duyệt tại Quyết
định số 466/QĐ – TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, thì cơ cấu tổ chức
của Viettel như sau: Các công ty con của Viettel bao gồm: Các Tổng công ty hoạt
động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con, trong đó, Công ty mẹ là Công ty
TNHH một thành viên do Viettel sở hữu 100% vốn điều lệ (TCT Sản xuất thiết bị
viễn thông Viettel, TCT Đầu tư và kinh doanh bất động sản Viettel); Công ty con do
Viettel sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Công ty TNHH một thành viên Thương mại và
Xuất nhập khẩu Viettel, Công ty TNHH một thành viên Thông tin M1, Công ty
TNHH một thành viên Thông tin M3, Công ty TNHH một thành viên Điện tử
Viettel, Công ty TNHH một thành viên Phần mềm Viettel ); Các công ty liên kết,
liên doanh do Viettel nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống (Công ty cổ phần công
nghệ Viettel, Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel, Tổng công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu & xây dựng Việt Nam (Vinaconex) Với quy mô khổng lồ của
mình, đầu tư kinh doanh nhiều ngành như vậy, nguồn tài chính của Viettel là rất
lớn.
Chiến lược tứ trụ của Viettel chia hoạt động sản xuất kinh doanh thành 04
nhóm chính với 03 trụ thuộc lĩnh vực kinh doanh chính (gồm viễn thông trong nước,
viễn thông nước ngoài, sản xuất thiết bị) còn 01 trụ là đầu tư ra ngoài lĩnh vực kinh
doanh chính là bất động sản. Xét từ góc độ khái niệm, bản chất của hoạt động đầu tư
tài chính thì việc đầu tư trong hay ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính nhưng
dưới hình thức thành góp vốn, đầu tư thành lập công ty mới,… đều được coi là hoạt
động đầu tư tài chính. Như vậy, xét từ góc độ đầu tư tài chính thì phạm vi hoạt động
đầu tư tài chính của Viettel cũng rất rộng. Đầu tư tài chính là công cụ hiệu quả để
Viettel vươn ra quốc tế.
9
Chiến lược tứ trụ của Viettel đã thể hiện quan điểm chiến lược và thứ tự ưu
tiên mà một chiến lược đầu tư tài chính phải tuân thủ: Phát triển đa dạng xoay
quanh lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi là viễn thông. Xác định rõ ràng về vai
trò của từng “trụ” trong chiến lược phát triển, trong đó: Viễn thông trong nước cần
được đầu tư đủ để duy trì sự phát triển, đảm bảo vai trò là nguồn lực chính cho
Viettel ra nước ngoài; Viễn thông nước ngoài cần được đầu tư mạnh để trở thành
động lực cho sự phát triển trong tương lai (bao gồm đẩy mạnh đầu tư trong thời kỳ
khủng hoảng, đầu tư mạnh để trở thành top 3 ở các thị trường đang phát triển,…);
Sản xuất thiết bị viễn thông cần được đầu tư để Viettel có khả năng gia tăng lợi
nhuận trong dài hạn và chủ động trong chiến lược phát triển; Bất động sản là trụ
giúp Viettel đẩy nhanh quá trình tích tụ lợi nhuận, gia tăng lợi nhuận.
Dẫn chứng cụ thể hơn, công ty Viettel Global được thành lập ngày
24/10/2007 để thực hiện mục tiêu, định hướng đầu tư ra nước ngoài, mở rộng đầu tư
vào lĩnh vực bưu chính viễn thông ra thị trường nước ngoài của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội.
10
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính của Viettel năm 2013
Nguồn: Báo cáo thường niên Viettel Global năm 2013
11
Như vậy, sau 8 năm tham gia đầu tư nước ngoài Viettel đã đầu tư thành công
tại 6 quốc gia, năm 2013 doanh thu đạt trên 981 triệu USD. Lợi nhuận hợp nhất đạt
hơn 6 triệu USD. Chi phí trên một đơn vị thuê bao giảm dần từ năm 2010 đến năm
2013, tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Chi phí trên một đơn vị thuê bao của Viettel năm 2010-2013
2010 2011 2012 2013
Tổng chi phí (USD) 200.083.831 289.958.296 411.982.615 480.162.958
Thuê bao các loại 4.200.000 6.150.000 9.000.000 11.000.000
Chi phí trên 1 đơn
vị thuê bao (USD/1
đv thuê bao)
47,64 47,15 45,78 43,65
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu từ Báo cáo thường niên
2013 của Viettel Global.
Đây có thể coi là một kinh nghiệm hữu ích đối với các Tập đoàn viễn thông –
CNTT nói riêng và các Tập đoàn kinh tế của Việt Nam nói chung trong quá trình
phát triển, hội nhập, vươn tầm thế giới
- Nguồn vay dễ dàng từ các Ngân hàng, vay thương mại, các nhà cho vay
tiềm năng
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là công ty nhà nước, có
quy mô khổng lồ, doanh thu lớn. Theo công bố của VNR 500 - Bảng xếp hạng 500
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam công bố năm 2012, đây là doanh nghiệp lớn thứ 3
tại Việt Nam, chỉ sau Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam. Việc tìm kiếm nguồn tài chính từ các nhà cho vay tiềm năng để tài trợ các dự
án dễ dàng hơn so với các công ty khác. Ví dụ điển hình: theo ông Phan Hoàng Đức
- Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, số kinh phí mà VNPT sử dụng để đầu tư cho
VINASAT 2 là từ 260 - 280 triệu USD. Theo ông Phan Hoàng Đức, đặc thù vốn
đầu tư cho VINASAT 2 như sau: 20% là vốn của VNPT, 20% là vốn vay Ngân
hàng Phát triển, còn lại 60% phải vay thương mại. Trước đó, tháng 11/2010, VNPT
đã ký kết hợp đồng tín dụng đầu tư với Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay 1.092 tỷ
đồng cho dự án phóng vệ tinh VINASAT 2, tương đương với 20% tổng mức đầu tư
của dự án.
12
Thậm chí, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn đề xuất của Ngân
hàng Eximbank Mỹ mở gói cho vay 125,9 triệu USD cho VNPT mua vệ tinh truyền
thông và truyền hình của Mỹ. Kế hoạch này sẽ phải trình lên Quốc hội Mỹ xem xét
trong 35 ngày trước khi được Hội đồng quản trị của Eximbank thông qua. Vệ tinh
VINASAT 2 được Lockheed Martin (công ty của Mỹ) sản xuất và đã được phóng
thành công lên quỹ đạo ngày 16/5/2012.
2
- Nguồn tài trợ từ nguồn vốn ODA
Dự án cáp quang biển Bắc – Nam của tập đoàn VNPT, sử dụng gần 3.000 tỷ
đồng vốn vay ODA của Nhật Bản, triển khai từ năm 2003
3
. Dự án cáp quang biển
Bắc Nam do VNPT làm chủ đầu tư, được Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ
TT&TT) phê duyệt dự án đầu tư theo quyết định số 1023/QĐ-BBCVT ngày
26/11/2003. Quy mô dự án bao gồm việc triển khai một hệ thống truyền dẫn cáp
quang 8 sợi sử dụng cấu hình hoa cung, công nghệ WDM, chạy dọc bờ biển Việt
Nam với chiều dài 2034 km kéo dài từ Hải Phòng tới Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Dung
lượng ban đầu dự kiến của tuyến cáp là 60Gbps, có 11 điểm cập bờ và 197km cáp
quang trên đất liền để kết nối với các tuyến cáp quang trên bờ.
Vào thời điểm được phê duyệt năm 2003, dự án cáp quang biển Bắc Nam
được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường năng lực hạ tầng của VNPT, giảm bớt các rủi ro
bị gián đoạn khi gặp các sự cố thiên tai, lũ lụt, động đất… của các tuyến cáp quang
trên đất liền, giúp tăng cường hiệu quả mạng lưới viễn thông, đảm bảo an ninh quốc
phòng, phát triển kinh tế xã hội…
2.1.3. Lợi thế tiếp thị
Ví dụ điển hình về lợi thế tiếp thị trong lợi thế kinh tế nhờ quy mô của ngành
viễn thông chính là Viettel và chiến lược marketing: ‘từ trái tim đến trí não!’ Chiến
lược marketing theo chiều sâu của Viettel có tác dụng lâu dài.
4
Cách đây năm năm,
khi khởi động chương trình Internet trường học bằng cách đưa ADSL miễn phí tới
gần 30.000 trường trên cả nước, không nhiều người tin Tập đoàn Viễn thông Quân
đội (Viettel) sẽ kiên định với chương trình này. Vì, với kinh phí lên tới hơn 300 tỷ
đồng/năm, số tiền phải bỏ ra là quá lớn, mà hiệu quả đầu tư cho việc quảng bá
thương hiệu trước mắt sẽ không thể bằng được việc chi số tiền đó cho hoạt động
quảng cáo.
2
http:/ictnews.vn/vien-thong/vinasat-2-tiet-kiem-hon-30-trieu-usd-kinh-phi-dau-tu-103515.ict
3
/>4
/>13
Tuy nhiên, vào tháng 12/2010, tập đoàn này đã hoàn thành việc đưa Internet
băng rộng tới gần 30.000 trường học trên cả nước. Đây được coi là thành tích ngoạn
mục của một chương trình xã hội với ngành công nghệ thông tin và viễn thông, khi
Viettel đã đưa được Internet băng rộng đến cả những huyện, xã cực kỳ khó khăn.
Tập đoàn này cũng tiếp tục chiến lược phủ sóng di động tại tất cả các huyện nghèo
trên cả nước, trong đó có những nơi còn chưa có điện. Bản Poọng, xã Tam Chung,
huyện Mường Lát (Thanh Hóa) là một nơi điện lưới quốc gia chưa phủ tới nhưng
sóng di động của nhà mạng này đã tràn ngập ở nơi đây. Dù hơn 50% số dân vẫn
nằm trong diện hộ nghèo, nhưng điện thoại di động ở đây đã được người dân dùng
phổ biến. Ở địa phương này, nếu xét về mức độ nhận biết thương hiệu, Viettel có lẽ
đạt mức độ "cực cao", bởi người dân ai cũng biết đến chương trình giảm nghèo mà
tập đoàn này thực hiện, và cũng bởi Viettel là hãng viễn thông đầu tiên đem di động
giá rẻ đến với dân nghèo.
Năm 2009, khi nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, các chương trình quảng
bá thương hiệu thông qua quảng cáo bị Viettel thu hẹp, chỉ làm những hoạt động rất
cần thiết. Tuy nhiên, tập đoàn vẫn tiếp tục triển khai một số chương trình xã hội lớn
và bổ sung thêm chương trình 30A của Chính phủ (giảm nghèo nhanh, bền vững)
tại 3 huyện cực nghèo gồm Bá Thước, Mường Lát (Thanh Hóa) và Đắc Rông
(Quảng Trị) với kinh phí lên tới 46 tỷ đồng.
Nên xét về tổng thể, việc Viettel tiếp tục đầu tư những khoản ngân sách lớn
cho các chương trình xã hội, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nghe có vẻ giống một
hành động “ngược dòng”. Việc cắt giảm ngân sách marketing so với các đối thủ
trong bối cảnh thị trường viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu xảy ra, có
thể sẽ khiến Viettel gặp bất lợi trong việc duy trì và tăng độ nhận biết thương hiệu
trong tâm trí khách hàng. Song, lãnh đạo của Viettel có những suy nghĩ và cách lý
giải riêng của họ. Thiếu tướng Dương Văn Tính, Phó tổng giám đốc Viettel, nói:
“Viettel hoạt động có lãi lớn trong những năm vừa qua là do sự ủng hộ của cả xã
hội. Bởi vậy, chúng tôi phải có trách nhiệm quay trở lại làm cho xã hội tốt lên, và
đó chính là sự đầu tư cho tương lai”. Ông Tính đúc kết: “Với khách hàng, Viettel
mong chạm được vào trái tim của họ bằng những chương trình xã hội có ý nghĩa,
hơn là thông qua quảng cáo”. Huyền thoại đương đại về marketing của thế giới là
Phillip Kotler nói rằng, tiếp thị là trận chiến trong tâm trí người tiêu dùng, mặc dù
cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện để xác minh về hiệu quả
của marketing với trái tim và marketing nhằm xâm chiếm trí não. Có thế nói với
14
chiến lược quảng cáo và xúc tiến của mình, Viettel đã thành công và thu được
doanh thu lớn, được nhiều người biết đến, mở rộng quảng bá thương hiệu của mình.
Hình 1: Doanh thu của Viettel giai đoạn 2000-2012
Nguồn: Viettel.com.vn
2.1.4. Lợi thế quản lý
Khi một công ty phát triển, sẽ có tiềm năng lớn hơn để các nhà quản lý
chuyên nghiệp hơn trong nhiệm vụ cụ thể nào đó (ví dụ như tiếp thị, quản lý nhân
sự, tài chính). Chuyên gia quản lý có thể sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi họ có trình
độ cao về kinh nghiệm, chuyên môn và trình độ so với một người trong một công ty
nhỏ hơn đang cố gắng thực hiện tất cả những vai trò này.
Ngay từ buổi đầu bước vào thị trường viễn thông sôi động, Viettel đã chủ
động, nhạy bén “đi tắt, đón đầu”, mạnh dạn ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến
nhất của thế giới vào xây dựng hệ thống hạ tầng mạng lưới, phát triển các loại hình
dịch vụ. Đến nay, nhiều thiết bị quân sự hiện đại đã được chế tạo tại Viettel. Trong
quá trình đầu tư, Viettel dịch chuyển mô hình hoạt động theo hướng đầu tư tài
chính. Hoạt động của Viettel được chia thành các khối kinh doanh (viễn thông trong
nước, viễn thông nước ngoài, sản xuất thiết bị, bất động sản). Có thể thấy, mô hình
tổ chức hoạt động của Viettel đang dịch chuyển sang mô hình đầu tư tài chính,
trong đó, công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối ở các công ty đầu mối. Việc phân
chia toàn bộ hoạt động kinh doanh theo các khối sẽ giúp đưa ra những phân tích,
đánh giá chính xác, đầy đủ, rõ ràng về hiệu quả kinh doanh của từng khối, từ đó có
15
biện pháp, quyết sách phù hợp. Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý nói trên là tiến
bộ, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đáp ứng sự phát triển của Viettel theo
xu hướng Tập đoàn quốc tế. Trong quá trình phát triển, bên cạnh việc tạo ra tiềm
lực vật chất, Viettel đặc biệt quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực, coi đó là yếu tố quyết định sự phát triển hiện tại và lâu dài; đồng thời là lực
lượng dự bị sẵn sàng bổ sung cho quân đội khi có nhu cầu.
Đến nay, Viettel đã đào tạo, bồi dưỡng được hàng ngàn cán bộ, nhân viên có
trình độ cao, đủ khả năng làm chủ và sử dụng thành thạo các trang bị tiên tiến, hiện
đại nhất của thế giới. Số nhân lực của Viettel tăng mạnh mẽ, nhất là giai đoạn 2008
trở đi
Hình 2: Nhân lực của Viettel trong giai đoạn 2000-2010
Nguồn: Viettel.com.vn
Từ năm 2010 đến 2013, Viettel đã thu hút hơn 100 nhân sự có trình độ thạc
sĩ, tiến sĩ, trong đó, nhiều người đã từng làm việc tại các vị trí quan trọng của các
tập đoàn sản xuất lớn của thế giới về làm việc và giao các trọng trách trong lĩnh vực
khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển của tập đoàn. Trong tổng số 25 ngàn lao
động của Viettel, 60% có trình độ đại học và trên đại học.
16
Bên cạnh đó, định hướng thu hút và phát triển chuyên sâu cũng là một yếu tố
tạo nên sự thành công của người Viettel. Xác định rõ vai trò đội ngũ nhân tài đặc
biệt là những người đứng đầu, chuyên gia đầu ngành, là lực lượng hạt nhân trong
công cuộc cạnh tranh của Viettel. Cùng với đó, mô hình 2 chóp: chóp quản lý và
chóp chuyên gia, giúp cho cơ hội của người giỏi thực sự phát huy được sở trường
của mình trong công việc và thu hút được người tài vào cống hiến, phát triển cùng
Viettel.
Về tổ chức, bộ máy kỹ thuật đã hình thành hệ thống tiêu chuẩn thang bậc kỹ
sư: xác định các mục tiêu phấn đấu, để đội ngũ kỹ thuật liên tục hoàn thiện và phát
triển về chuyên môn; tạo ra một sự gắn kết lâu dài giữa người lao động và tổ chức.
Mỗi chuyên ngành đều có các chuyên gia và kiến trúc sư đầu ngành phụ trách về
chuyên môn. Đến nay đã xây dựng hệ thống thang bậc kỹ sư cho khối ngành Viễn
thông, Công nghệ thông tin, Nghiên cứu thiết kế với tổng số 17 nhóm chuyên
ngành, 126 chức danh.
2.2. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài xảy ra khi một công ty có được lợi ích
nhờ đơn vị chi phí thấp hơn do kết quả của toàn bộ ngành công nghiệp đó phát triển
quy mô. Các loại lợi thế chính đó là:
2.2.1. Giao thông vận tải và các liên kết truyền thông được nâng cao
Giao thông vận tải và các liên kết truyền thông được nâng cao. Đối với
ngành viễn thông của Việt Nam, từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt
Nam (1986), cùng với việc thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, viễn
thông bắt đầu được coi là “một bộ phận cơ sở hạ tầng của xã hội” và theo đó cần
phát triển “đi trước một bước”. Do vậy việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng của
ngành viễn thông được đẩy mạnh. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, hiện nay số
liệu đầu tư tính riêng cho ngành viễn thông chưa được thống kê đầy đủ. Các số liệu
đầu tư cho ngành viễn thông được gộp chung với ngành vận tải và kho bãi. Theo số
liệu này, tỷ lệ đầu tư cho ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc dao động từ
13% đến 16% trong tổng số vốn đầu tư cho nền kinh tế. Trong các số liệu thống kê
chính thức không tách riêng số vốn đầu tư cho ngành viễn thông hàng năm. Tuy
nhiên, theo ước tính từ thông tin tổng hợp của VNPT và Bộ Bưu chính Viễn thông,
số vốn đầu tư cho ngành viễn thông hàng năm chiếm khoảng 1/3 số vốn đầu tư cho
ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc. Tức là vốn đầu tư cho viễn thông chiếm
khoảng từ 4-5% tổng số vốn đầu tư hàng năm của nền kinh tế. Nếu so với tỷ lệ đóng
17
góp doanh thu ngành viễn thông vào tổng số GDP của Việt Nam hàng năm trong
giai đoạn này vào mức từ 3,6-4,5% thì con số đầu tư như thế là hợp lý.
Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành
phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
2005 2007 2008 2009 2010 2011 Sơ bộ
2012
Tổng số 34313
5
532093 616735 708826 830278 924495 989300
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản
25715 33907 39697 44309 51062 55284 51740
Khai khoáng 26780 37794 50214 59754 62520 67950 68954
Công nghiệp chế biến, chế
tạo
65892 104689 104801 120146 161904 186008 217943
Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hoà không khí
34112 49339 58033 67338 70491 75347 77660
Cung cấp nước; hoạt động
quản lý và xử lý rác thải,
nước thải
8932 13845 16041 18465 21504 23297 23446
Xây dựng 12292 19725 23370 26227 39023 43914 46299
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa
ô tô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác
18257 23036 28216 31188 40684 49461 63513
Vận tải, kho bãi 40159 69946 76439 85343 95814 104653 104173
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 6628 10899 12305 14923 17436 20802 27008
Thông tin và truyền thông 12490 19262 22264 25872 30305 31617 31954
Hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm
2205 6324 7587 9888 15692 18952 21962
Hoạt động kinh doanh bất
động sản
4426 23444 32198 33315 39023 45763 51740
Hoạt động chuyên môn, khoa 2863 5402 6327 8010 9299 11556 13751
18
học và công nghệ
Hoạt động hành chính và
dịch vụ hỗ trợ
11495 17921 20741 23817 27897 29121 28195
Hoạt động của Đảng Cộng
sản, tổ chức chính trị - xã
hội; quản lý Nhà nước, an
ninh quốc phòng; đảm bảo xã
hội bắt buộc
10767 14606 17940 21406 25157 28844 29976
Giáo dục và đào tạo 10829 15637 17837 20202 23580 27273 30767
Y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội
5699 7399 8795 10278 12039 15255 18599
Nghệ thuật, vui chơi và giải
trí
4203 6188 8617 10632 12537 14607 16719
Hoạt động khác 39391 52730 65313 77713 74311 74791 64898
Nguồn: Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn
Ngoài ra, viễn thông là một trong rất ít ngành ở Việt Nam có trình độ công
nghệ theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Toàn bộ tổng đài trên mạng
lưới đã được số hoá từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Cùng với xu hướng phát triển
viễn thông của thế giới, từ năm 2004 mạng viễn thông Việt Nam đã bắt đầu chuyển
sang mạng thế hệ mới NGN (Next Generation Network) và công nghệ IP đã được
áp dụng (ví dụ: điện thoại VoIP 171, 177, 178, ). Mạng di động hiện đang ở mức
độ 2,5G và đang chuyển lên 3G. Một sốmạng như S-Fone, E-Fone sử dụng công
nghệ CDMA – Công nghệ mới đang rất phổ biến ở châu Á. Mạng WiFi đã được
triển khai, mạng WiMAX đang được thử nghiệm để triển khai thực tế trong thời
gian ngắn tới đây. Vấn đề truy cập từ xa đã được cải tiến rất nhiều, chuyển từ hình
thức quay số (dial-up) qua mạng PSTN sang sử dụng mạng băng rộng xDSL. Công
nghệ truyền dẫn đa số đã chuyển sang sử dụng cáp đồng và cáp quang, chỉ còn rất ít
những vùng địa hình hiểm trở, sông nước như vùng Cà Mau, Côn Đảo, Tây
nguyên, là có sử dụng đường truyền viba ở mạng cấp 2, các vùng còn lại đã
chuyển các thiết bị viba xuống mạng cấp 3 hoặc chỉ dùng làm đường truyền dự
phòng.
19
Nhìn chung, xu hướng phát triển công nghệ viễn thông của Việt Nam sẽ theo
những xu hướng phát triển công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệ chuyển
mạch chuyển sang công nghệ IP, công nghệ truyền dẫn chuyển sang quang hóa sử
dụng ghép kênh DWDM, công nghệ truy nhập chuyển sang băng thông rộng và
không dây, công nghệ di động chuyển lên thế hệ 3G, 4G và xu hướng hội tụ viễn
thông với truyền thông đa phương tiện.
2.2.2. Đào tạo và giáo dục trở nên tập trung vào các ngành công nghiệp
Nguồn nhân lực cho viễn thông nếu nói theo nghĩa hẹp là chỉ những người
lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Tuy
nhiên, nguồn nhân lực viễn thông hiểu rộng hơn là tất cả những người trong độ tuổi
lao động có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành viễn thông.
Trong đó, hai yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực mạnh nhất là hoạt
động đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông và chủ trương phát
triển nguồn nhân lực của Nhà nước.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có sự quan tâm rất lớn đến việc phát
triển nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, thể hiện bằng
hàng loạt các chủ trương như:
- Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh và
ứng dụng phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Trong đó đề cập rất chi tiết đến phần đào tạo đội ngũ nhân lực công nghệ
thông tin và viễn thông. Mục tiêu phấn đấu của Việt Nam phải đào tạo được 50.000
chuyên gia công nghệ thông tin và viễn thông ở các trình độ khác nhau, đạt số
lượng tỷ lệ chuyên gia công nghệ thông tin và viễn thông trên 100 dân ngang bằng
mức bình quân của khu vực. Việc đào tạo được tiến hành qua nhiều hình thức khác
nhau. Đặc biệt là tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin cho
những người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng thuộc các chuyên ngành khác. Đối với
bậc phổ thông, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và thực hiện đưa môn tin học
vào chương trình giảng dạy.
- Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X, đã ra Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày
19/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã đề cập đến việc
“Tăng cường giảng dạy, học tập ngoại ngữ, tin học trong nhà trường phổ thông”.
- Quyết định 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở Việt
Nam đến năm 2005 đã xác định bốn chương trình trọng điểm, trong đó giao cho Bộ
20
Giáo dục và Đào tạo chủ trì triển khai “Chương trình phát triển nguồn nhân lực về
công nghệ thông tin” nhằm đào tạo các chuyên gia, chuyên viên, lập trình viên chất
lượng cao ở mọi trình độ đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin.
- Chương trình kết nối internet đến 100% các trường đại học, cao đẳng trung
học chuyên nghiệp và trung học phổ thông do Bộ Bưu chính Viễn thông phối hợp
với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
Như vậy về mặt chủ trương, Nhà nước rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin và viễn thông với quyết tâm đào tạo
được một lực lượng chuyên gia công nghệ thông tin có trình độ ngang bằng với các
nước trong khu vực. Đây là một tiền đề thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực
ngành viễn thông Việt Nam.
Đối với lĩnh vực đào tạo, hoạt động đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và truyền thông đã có những tiến bộ rất lớn. Số lượng các cơ sở đào tạo ngày
một tăng lên. Hình thức đào tạo được đa dạng hoá, đào tạo phi chính quy phát triển
mạnh. Bên cạnh hệ chính quy tập trung, hình thức đào tạo từ xa, đào tạo văn bằng
hai, các khoá học đào tạo quốc tế,… cũng phát triển mạnh mẽ. Các chương trình đã
được đẩy mạnh theo chuẩn chung của quốc tế. Bộ môn tin học đã trở thành môn học
quan trọng trong các trường phổ thông.
Thời gian gần đây, nhân lực trong ngành viễn thông đã có những bước tăng
lên đáng kể về chất lượng và đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận. Trình độ nhân
lực trong lĩnh vực viễn thông đang ngày một tăng lên. Đội ngũ công chức quản lý
Nhà nước về viễn thông đã được trẻ hoá, có tư duy quản lý mới. Hàng chục vạn lượt
viên chức đã được đào tạo qua các lớp học cơ bản về phổ cập kiến thức công nghệ
thông tin và truyền thông và trên thực tế đã sử dụng được máy tính ở các mức độ
khác nhau phục vụ cho nhu cầu chuyên môn của mình. Ví dụ đặc biệt, Viettel đã
thu hút và thông qua thực tiễn đào tạo được hơn 4000 kỹ sư, trong đó có hơn 100
kiến trúc sư trưởng, kỹ sư đầu ngành có khả năng khai thác làm chủ công nghệ, có
khả năng nghiên cứu, sản xuất và làm chủ thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin
và thiết bị quân sự. Tổng quân số ngành kỹ thuật từ năm 2006-2011 tăng gần 400%
từ 2.728 đến 10.266 kỹ sư. Trong đó số lượng tham gia nghiên cứu khoảng 1500
người, chiếm 15% tổng quân số ngành kỹ thuật.
21