Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giao tiep su pham cua nguoi thay giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.51 KB, 2 trang )

TÂM LÝ LỨA TUỔI
A-kh ái ni êm th ế n ào la giao ti ếp:
là giao tiếp có tính chất nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong quá tŕnh giảng dạy và
giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng không khí tâm
lý thuận lợi, cùng các quá trình tâm lý khác (chú ý, tư duy . . .) có thể tạo ra kết quả tối ưu của
quan hệ thầy trọ̀, trong nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học.
Giao tiếp sư phạm là một thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm vì những hình thức cơ bản
của dạy học và giáo dục như giảng bài trên lớp, phụ đạo, thi cử, . .đều diễn ra trong điều kiện
giao tiếp. Nếu không có giao tiếp thì mối quan hệ thầy trọ̀ sẽ xa cách, rời rạc, khó đạt được mục
đích giáo dục.

B-Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm (tính mô phạm trong giao tiếp)
Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp
Có thiện ý trong giao tiếp
Đồng cảm trong giao tiếp
1. Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm
Giáo viên hàng ngày giao tiếp với học sinh. Mọi hành vi, cử chỉ, cách nói năng của thầy cô đều trực tiếp
tác động vào học sinh.
Nhà trường là trung tâm văn hóa của địa phương. Do vậy nhân cách của giáo viên phải là nhân cách mẫu
mực cho học sinh noi theo.
Biểu hiện của nhân cách mẫu mực:
+ Sự mẫu mực về trang phục, hành vi cử chỉ, hành vi ngôn ngữ nói phải thống nhất.
+Thái độ phù hợp với các phản ứng hành vi.
+ Sử dụng hành vi ngôn ngữ phong phú, phù hợp với tình huống, nội dung và đối tượng giao tiếp.
Nhân cách mẫu mực thường xuyên rèn luyện.
Nhân cách mẫu mực tạo ra uy tín đảm bảo thành công trong giao tiếp sư phạm.
2. Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp
- Trong giao tiếp coi học sinh là con người với đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, lao động, bình
đẳng trong các mối quan hệ xã hội.
Tôn trọng nhân cách học sinh, có thể quan sát các biểu hiện:


+ Biết lắng nghe học sinh trình bày ý muốn, nguyện vọng của mình, không nên ngắt lời học sinh.
+ Biết thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành với học sinh.
+ Không dùng từ ngữ, câu xúc phạm đến nhân cách học sinh
+ Tránh những hành vi bộc phát, ngẫu nhiên khi tiếp xúc với học sinh.
+Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, không lôi thôi, luộm thuộm.
+ Tôn trọng nhân cách học sinh chính là tôn trọng nhân cách giáo viên.
3. Có thiện chí trong giao tiếp
Nhiệm vụ của giáo viên là truyền đạt tri thức cho học sinh, với thiện chí của mình giáo viên đem hết tài
năng, trí lực ra hướng dẫn học sinh.
- Thiện ý của giáo viên rõ nét nhất trong đánh giá, nhận xét học sinh khi làm bài. Trong trường hợp đặc
biệt, giáo viên “tạm ứng niềm tin” để học sinh phấu đấu vươn lên.
- Thiện ý còn thể hiện trong việc giao công việc lớp cho học sinh.
- Đôi lúc giáo viên còn phải làm “trọng tài” phân xử việc mất sách giáo khoa, mất tiền,…những trường
hợp này đòi hỏi giáo viên phải có hành vi ứng xử “hướng thiện và hành thiện”
- Giúp học sinh nhận thức rằng khi giáo viên trách phạt, phê bình, phạt lao động… đều xuất phát từ thiện ý
tốt của thầy cô vì sự trưởng thành nhân cách học sinh.
4. Đồng cảm trong giao tiếp
Nguyên tắc này được hiểu là giáo viên biết đặt vị trí mình vào vị trí học sinh trong quá trình giao tiếp sư
- 1 - VÕ VĂN TUẤN
TÂM LÝ LỨA TUỔI
phạm. Nhờ có sự đồng cảm, giáo viên mới có biện pháp giảng dạy, giáo dục có hiệu quả.
- Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung đối với học sinh.
Ngược với sự đồng cảm là cách giải quyết cứng nhắc, theo nội quy mà áp dụng.
- Để thực hiện hành vi ứng xử với học sinh theo nguyên tắc này giáo viên phải quan tâm, tìm hiểu, nắm
vững hoàn cảnh gia đình các em.
- Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm phân tích trên bao giờ cũng thống nhất, tác động qua lại biện chứng
nhau. Những nguyên tắc này nhằm hoàn thiện nhân cách giáo viên góp phần xây dựng, phát triển nhân
cách học sinh.
- 2 - VÕ VĂN TUẤN

×