NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG.
I. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.
1.Khái niệm chung:
Kinh doanh quốc tế bao gồm mọi giao dịch thương mại liên quan từ hai quốc gia trở
lên, với những quan hệ mua bán được thực hiện bởi cá nhân, công ty xí nghiệp hay
chính phủ, các hoạt động này diễn ra liên tục, thường xuyên mỗi ngày đêm, trên mọi
quốc gia của thế giới.
Hoạt động kinh doanh quốc tế cũa mỗi nước bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau, rất
đa dạng và phong phú, trong đó gồm có :
* Lãnh vực mua bán ngo
ại thương : bao gồm các quan hệ mua bán hàng hóa vô hình
và hữu hình của các quốc gia trên thế giới.
* Lãnh vực dịch vụ quốc tế như du lịch, giao thông vận tải quốc tế, dịch vụ xây
dựng, tư vấn công trình ..
* Lãnh vực đầu tư quốc tế đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế
* Lãnh vực tài chính như vay nợ , thanh toán quốc tế..
* Lãnh vực chuyển giao công nghệ
, kỹ thuật quốc tế .
Với từng Công ty, Xí nghiệp, tiến hành các hoạt động kinh doanh đối ngoại sẽ tùy
thuộc vào các mục tiêu, chiến lược của công ty cũng như các phương tiện hoạt động mà
công ty đó lựa chọn. Các mục tiêu và phương tiện đó sẽ tác động và bị tác động bởi môi
trường cạnh tranh của quốc gia mình, quốc gia đối tác và môi trường cạnh tranh toàn
cầu..
Trọng tâm của ch
ương trình học sẽ nhấn mạnh đến kỹ thuật nghiệp vụ trong lãnh
vực mua bán ngoại thương, nhất là lãnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình, các lãnh
vực còn lại sẽ được hướng dẫn ở các môn học khác.
2. Động cơ của hoạt động thương mại quốc tế
Phần lớn các Doanh nghiệp hướng về hoạt động thương mại quốc tế do :
a. Gia tăng doanh số, phát triển thị trường :
Doanh số bán hàng bị giới hạn nếu chỉ có thị trường trong nước, do đó các công ty
khi phát triển lên và có mong muốn phát triển hơn nữa thường lưu tâm phát triển ra thị
trường quốc ngoại, nơi có nhiều khách hàng tiềm năng.
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.2
Doanh lợi trên mỗi sản phẩm càng tăng lên khi càng có nhiều sản phẩm bán được.
Có nhiều công ty lớn trên thế giới như Electrolux (Thuy Điển), Michelin (France)
Nestle( Hà Lan) Sonny(Nhật) đã có doanh thu từ 60-80% là từ nước ngoài.
b. Mở rộng nguồn cung cấp, thu được nguồn tài nguyên rẻ và hiệu quả nhất:
người sản xuất và nhà phân phối có thể tìm thấy nguồn hàng hóa hay bộ phận chi tiết
sản xuất từ nước ngoài rẻ và phù hợp hơn cho sản phẩnm của mình . Điều này có thể
làm họ giảm chi phí, tăng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh.
c. Đa dạng hóa sản phẩm, thị trường
: trong thời đại kinh tế toàn cầu phát triển
nhanh chóng như hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi hàng
ngày. Các nhà sản xuất kinh doanh đều nổ lực đa dạng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu
khách hàng cũng như mở rộng thị trường để tránh những biến động thất thường của kinh
tế trong từng khu vực.
3. Các phương pháp thi hành chính sách ngoại thương:
“Chính sách ngoại thương là tổng thể các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, khoa
học kỹ thuật, hành chánh và luật pháp của một quốc gia dùng để thi hành các mục
tiêu đã đề ra trong lĩnh vực ngoại thương của quốc gia mình trong một thời kỳ
nhất định nào đó.”
Định hướng phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có thể khác nhau,
cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổ
i để đạt được những thành tựu
cụ thể của chính sách phát triển kinh tế. Không có chính sách ngoại thương chung cho
tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc và hơn thế nữa đối với từng đất nước, chính sách ngoại
thương có thể biến đổi cho mỗi thời kỳ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Điều chung
nhất chính sách ngoại thương của các nước là phải vận d
ụng hiệu quả tài nguyên, có tác
dụng bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài, tạo điều kiện
thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, và tăng trưởng ra thị trường thế giới.
Hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay đang là tiêu điểm chung của các nền kinh tế, hội
nhập vừa đem lại cơ hội cho sự phát triể
n nhưng cũng là những ràng buộc, những thách
thức. Chính sách ngoại thương phải là những chính sách rất linh hoạt, khéo léo, phù hợp
với nhu cầu lợi ich quốc gia, thích ứng với cam kết khu vực kinh tế, cũng như tuân thủ
các qui định, cam kết, luật lệ chung của thế giới.
Để thực hiện các chính sách ngoại thương, các chính phủ thường thi hành theo các
phương pháp khác nhau, có hai phương pháp tiêu biểu.
a. Phương pháp tự định.
Chính phủ đơn phương đưa ra các biện pháp ngoại thương khác nhau, các điều
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.3
chỉnh với mức độ khác nhau trong các quan hệ buôn bán với nước ngoài trên cơ sở thực
hiện được quyền độc lập, tự quyết, lợi thế cho hoạt động phát triển kinh tế của quốc gia
mình. Các biện pháp này không tham khảo ý kiến và không cần sự đồng thuận của các
quốc gia liên quan.
b. Phương pháp thương lượng.
Khi đưa ra biện pháp mới chính phủ sẽ thương lượng với chính phủ các nước khác
có tham gia trong quan hệ buôn bán, mậu dịch để cùng thỏa thuận, thống nhất các biện
pháp thúc đẩy mậu dịch cũng như các giới hạn nếu có để các bên đều có lợi.
Phương pháp này được thực hiện dưới hình thức ký kết những điều ước, hiệp định
mậu dịch tự do song phương hay đ
a phương.
4. Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán quốc tế.
Quan hệ buôn bán giữa các quốc gia cần có những nguyên tắc, những cam kết, qui
định ràng buộc mang tính chất vĩ mô, chính phủ không thể thay đổi bất ngờ hoặc tùy
tiện trong chính sách mua bán với nước ngoài . Trong thực tế sau một thời gia có những
mối quan hệ không tốt đẹp hoặc quá căng thẳng về kinh tế ( thuế quan cao, tăng bảo hộ
mậu dịch, …). Các quốc gia đều nhận ra hậu quả trì trệ và hạn ch
ế về mậu dịch cho
chính quốc gia mình nên cố gắng điều chỉnh để hạ nhiệt và cùng thúc đẩy phát triển. Sự
điều chỉnh cần thiết thường được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc tương hỗ
(Reciprocity).
Các chính phủ sẽ cùng nhau đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại, trong đó
các bên cam kết sẽ dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng trong quan
hệ buôn bán với nhau.
Mức độ ưu đãi và điều kiện bên nhân nhượng tùy thuộc mối quan hệ thân thiện và
sự cần thiết của các bên trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế quốc gia,
nhưng trong đó lợi th
ế vẫn thuộc về quốc gia có tiềm lực và sức mạnh kinh tế nỗi trội
hơn.
b. Nguyên tắc tối huệ quốc
(Most Favoured Nations).
Sau một thời gian mua bán trao đổi thương mại khả quan, hoặc sau khi đạt một số
yêu cầu nhất định về hợp tác kinh tế, xã hội, chính trị nào đó. Để có thể tiếp cận gần hơn
những chính sách ưu đãi của nhau trong kinh tế, một chính phủ sẽ cùng các chính phủ
khác ký thỏa thuận, hoặc hiệp định thương mại công nhận qui chế “Tối Huệ Quốc“.
Theo qui chế này các bên tham gia trong hiệ
p định sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.4
đãi nhất, ngang bằng và không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho các
nước khác(về thuế quan, về ưu tiên trong đầu tư, kinh doanh thương mại, hợp tác kinh
tế, hợp tác khoa học kỹ thuật …)
Điều đặc biệt là trong tương lai nếu một quốc gia nào thay đổi hình thức ưu đãi
mang tính tích cực, có lợi hơn cho bất kỳ nước nào trong nhóm tối huệ quốc, thì các
quốc gia khác trong nhóm mặc nhiên cùng đượ
c hưởng như vậy.
Như vậy điều chủ yếu của quy chế tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các
đặc quyền, mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có mối quan hệ thương mại
với cùng một nước, được quyền có cơ hội, giao dịch thương mại, buôn bán bình đẳng
như nhau ở hiện tại và tương lai.
Một nước có thể tham dự
ở nhiều nhóm tối huệ quốc khác nhau, và điều này làm
cho mối kết hợp lâu dài giữa các quốc gia đan xen với nhau. Trong thực tế các quốc gia
đều tranh thủ ký hiệp công nhận lẫn nhau, và quốc gia nào ít được công nhận hoặc ít là
thành viên trong các nhóm qui chế sẽ bị thua thiệt trong giao dịch thương mại với bên
ngoài.
Cách thức áp dụng nguyên tắc MFN :
Áp dụng chế độ MFN có điều kiện: các quốc gia được hưởng MFN phải chấp
nhận phụ thuộc, phải thực hiện một số điều kiện kinh tế và chính trị do chính phủ của
quốc gia cho hưởng đòi hỏi.
Áp dụng chế độ MFN không điều kiện: nước này cho nước kia được hưởng chế
độ MFN mà không phải chấp nhận một đi
ều kiện ràng buộc nào.
Để đạt được chế độ Tối huệ quốc của một quốc gia khác, có hai cách sau :
* Thông qua đàm phán song phương để ký kết các hiệp định thương mại, sau ba
hoặc năm năm, sẽ được chính phủ hai bên xét lại một lần .
* Gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), còn được gọi là tối huệ quốc vĩnh
viễn.
c. Chế độ tố
i huệ quốc dành cho các nước đang phát triển.
Còn gọi là chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of
Preferences).
GSP là hệ thống ưu đãi về miễn hoặc giảm thuế quan do các nước công nghiệp phát
triển dành cho một số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển
(gọi là các nước nhận ưu đãi), để giúp cho các nước này tăng khả năng xuất khẩu, phát
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.5
triển thị trường, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
Quy chế GSP được thông qua vào năm 1968 tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về
Thương Mại và Phát Triển (UNCTAD). Hiện nay có khoảng 27 nước cho ưu đãi và 205
nước, vùng lãnh thổ được nhận ưu đãi. Chính sách và mức thuế giảm sẽ thay đổi theo
từng thời kỳ đối với từng nước cho ưu đãi và nhận ưu
đãi.
(tham khảo danh sách tại
www.unctad.org/gsp).
Tuy nhiên cần chú ý rằng không phải bất cứ hàng hóa nào từ nước được ưu đãi xuất
đi nước cho ưu đãi đều hưởng qui chế GSP mà cần phải đáp ứng các qui định về điều
kiện xuất xứ, điều kiện về vận tải, điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ.
d. Chế độ tối huệ quốc c
ủa Mỹ.
Chế độ tối huệ quốc lần đầu tiên được áp dụng ở Mỹ những năm 1800 trong quan
hệ buôn bán với Pháp, sau đó là Anh, Nhật, Đức . Thời gian này Mỹ thường dùng qui
chế Tối huệ quốc có điều kiện, mãi đến những năm 1923 Mỹ áp dụng thêm chính sách
MFN không điều kiện.
Theo qui định của luật pháp Mỹ, có hai cách để nhận qui chế MFN: một là phải qua
đàm phán song phương và ký hiệ
p định thương mại với Mỹ (thường phải gia hạn trong 3
năm) hai là đã gia nhập WTO (qui chế MFN không điều kiện, không giới hạn thời gian)
Hiện nay Mỹ dùng từ NTR (Normal Trade Relations) để thay thế MFN. Chính phủ
Mỹ thường dùng qui chế này để gây sức ép chính trị với các nước có hàng hóa nhập
khẩu vào Mỹ, vì thông thường qui chế này cho hưởng thuế suất từ 4-6% trong khi mức
thuế bình thường cao gấp 7 lần.
Như v
ậy hiện nay Mỹ có 3 loại thuế nhập khẩu : theo GSP, theo NTR có bảng thuế
suất ổn định và một số quốc gia không có trong biểu thuế qui định mà do Chính phủ và
quốc hội quyết định hằng năm ( thường rất cao ).
Lưu ý rằng năm 2000 dù Việt Nam và Mỹ đã thiết lập quan hệ kinh tế thương mại
bình thường, nhưng thuế xuất nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ
đươc qui định từ
60 -> 80%. Đến năm 2001, sau khi ký hiệp định công nhận qui chế Tối huệ quốc của
nhau, hàng hóa từ Việt Nam có thuế nhập khẩu chỉ từ 6 -> 8 %
Năm 2006 Quốc hội và chính phủ Mỹ đã thông qua qui chế PNTR (Permanent
Normal Trade Relation) tạo thuận lợi hơn cho thương mại hai nước.
II. CÁC LOẠI HÌNH CHÍNH SÁCH NGỌẠI THƯƠNG.
1. Phân loại trên mức độ tham gia của Nhà nước trong điều tiết hoạt động
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG
TS NGUYEN VAN NAM p.6
ngoại thương.
a. Chính sách mậu dịch tự do.
- Quá trình sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu được tiến hành một cách tự do, chính
phủ không sử dụng các công cụ thuế quan, hạn ngạch để hạn chế xuất khẩu và nhập
khẩu.
- Quy luật cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất, tài chính và thương mại
trong nước.
b. Chính sách bảo hộ mậu dịch.
- Chính phủ áp d
ụng những biện pháp thuế và phi thuế như thuế nội địa, giấy phép,
hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật để hạn chế hàng hóa nhập khẩu.
- Chính phủ nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách cắt, giảm hoặc miễn thuế
xuất khẩu, doanh thu, lợi tức. Trợ cấp xuất khẩu đối với các mặt hàng khuyến khích để
công ty có lợi thế cạnh tranh.
Hiện nay, không nước nào thi hành chính sách này hay chính sách khác một
cách tuyệt đối mà tùy từng trường hợp, trong một số ngành hàng, sản phẩm nếu
thấy rằng áp dụng chính sách tự do sẽ phát triển tốt hơn, chính phủ sẽ để mậu dịch
tự do. Còn một số ngành ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn an ninh của cộng đồng
thì các chính phủ quản lý bằng việc thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch.
2. Phân loại theo mứ
c độ tiếp cận nền kinh tế quốc gia với thế giới.
a. Chính sách hướng nội. ( Invard Oriented Trade Policies).
- Kinh tế phát triển tự lực cánh sinh dựa trên tài nguyên sẵn có của quốc gia, chính
phủ điều hành mọi hoạt động kinh tế nhằm sử dụng tối đa nguồn lực, tài nguyên, tạo ra
sản phẩm hàng hóa phục vụ cho người dân trong nước. Chính phủ cũng điều hành và
can thiệp tuyệt đối vào hoạt động xuất nhập khẩu, phân phối ngoại thương.
- Cố g
ắng hình thành ngành công nghiệp riêng của nước mình, sản xuất hàng hóa
phục vụ cho nhu cầu nội địa, hướng về thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế
hàng nhập khẩu, .
- Không khuyến khích và ít có quan hệ với thị trường thế giới.
b. Chính sách hướng về xuất khẩu.
(Qutward Oriented Trade Policies).
- Tham gia vào quá trình phân công khu vực và quốc tế, hướng về thị trường, thực
hiện chuyên môn hóa đễ cạnh tranh.
- Nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực phát triển, phát triển công nghiệp ưu tiên