Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương - Chương 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.27 KB, 6 trang )

NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.1

CHƯƠNG X.
CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.
I/ VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:
Vận tải biển đóng vai trò quan trọng ngoại thương vì nó có những đặc điểm nổi bật
sau đây:
- Năng lực vận tải lớn: phương tiện vận tải là các tàu có sức chở rất lớn
- Vận tải thích hợp cho vận chuyển hầu hết các lọai hàng hóa trong thương mại
quốc tế.
- Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hả
i biển không cao.
- Tiêu thụ nhiên trên một tấn trọng tải thấp, nên giá thành chuyên chở thấp.
Tuy nhiên vận tải biển cũng có nhược điểm:
- Vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện hàng hải (rủi
ro hàng hải). Tốc độ của các tàu biển tương đối thấp (14 – 20 hải lý/giờ).
II TÀU BIỂN:
1. Khái niệm về tàu buôn:
Theo viện Kinh tế hàng hải thì tàu buôn là những tàu chở hàng và chở khách vì
mục đích thương mại. Như vậy tàu buôn chỉ bao gồm các tàu chở hàng và chở khách vì
mục đích kiếm lời.
2 Phân loại tàu buôn:

a/ Phân loại theo công dụng: có tàu chở khách và tàu chở hàng. Trong loại tàu
chở hàng có thể phân ra thành hai nhóm tàu là tàu chở hàng khô (dry cargo ship) và tàu
chở hàng lỏng (Tanker).
* Nhóm tàu chở hàng khô gồm các loại sau đây:


- Tàu chở hàng bách hoá(General Cargo Ship)
- Tàu chở hàng khô có khối lương lớn (Bulk Carrier).
- Tàu kết hợp (Combined Ship) gồm các tàu được cấu tạo để chở hai hoặc nhiều
loại hàng khác nhau, như ore/bulk/oil (OBO) carrier, bulk/oil carrier, ore/oil carrier.
- Tàu container (Container Ship.
- Tàu chở xà lan (tàu LASH-Lighter Abroad Ship).
- Tàu chở hàng đông lạnh (Reefer).
* Nhóm tàu chở
hàng lỏng như:
- Tàu chở dầu (Oil Tanker).
- Tàu chở hàng lỏng khác như tàu chở rượu, chở hoá chất …
- Tàu chở hơi đốt thiên nhiên hoá lỏng (Liquefied Natural Gas (LNG) carrier)
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.2

- Tàu chở dầu khí hoá lỏng (Liquified Petroleum Gas (LPG) Carrier).
b/ Phân loại theo phương thức kinh doanh:
Tàu Chợ (linner): là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất
định, ghé vào các cảng qui định theo một lịch trình đã định trước.
Tàu chạy rông (Tramp) là tàu chuyên chở hàng hoá giữa các cảng theo yêu cầu
của chủ hàng mà không theo một tuyến đường nhất định. Tàu chạy rông bao gồm các tàu
kinh doanh theo kiểu cho thuê chuyến (Voyage Charter) và cho thuê định hạn (Time
Charter).
III. CÁC PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU:
1. Các phương thức kinh doanh của hãng tàu:
a. Linner: Tàu chợ còn gọi là tàu chạy định kỳ (Regular line) là tàu hoạt động
theo luồng tuyến và lịch biểu thời gian cụ thể.
b. Voyage Charter: Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hoá trên biển, hoạt động

trên một khu vực địa lý nhất định và theo yêu cầu của người thuê tàu.
c. Time Charter: Tàu định hạn là chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ chiếc
tàu để sử dụng vào mục đích kinh doanh chuyên chở hàng hoá trong một thời gian nhất
định.
Các tổ chức ngo
ại thương phải đi thuê tàu của các tổ chức vận tải biển để chuyên
chở hàng hoá xuất, nhập khẩu cho mình. Mối quan hệ giửa các tổ chức kinh doanh ngoại
thương với các tổ chức vận tải biển trong việc thuê và cho thuê tàu biển gọi là “Nghiệp
vụ thuê tàu”. Thông thường có hai hình thức thuê tàu mà các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu thường sử dụng là: thuê tàu chợ hoặc thuê tàu chuyến.
2. Các phương thức thuê tàu

a. Phương thức thuê tàu chợ:
Tàu chợ là loại tàu chở hàng, chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định,
ghé vào các cảng qui định theo một lịch trình định trước.
Thuê tàu chợ (Booking shipping space) là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc
đại lý của chủ tàu để dành chổ trên tàu để chuyên chở hàng hoá từ một cảng này đến một
cảng khác.
* Phương thức thuê tàu chợ có đặc điểm:
- Tàu chạ
y giửa các cảng theo một lịch trình công bố trước;
- Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ trong tàu chợ là vận đơn đường biển (Bill
of Lading – B/L). vận đơn đường biển là bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng
hoábằng đường biển (Contract of Carriage by Sea);
- Khi thuê tàu chợ, chủ hàng không được tự do thoả thuận các điều kiện, điều
khoản chuyên chở mà phải tuân thủ
các điều kiện in sẵn của vận đơn đường biển.
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG



TS NGUYEN VAN NAM p.3

- Cước phí trong thuê tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ hàng hoá và được
tính theo biểu cước (Tarrif) của hãng tàu. Biểu cước này có hiệu lực trong thời gian
tương đối dài.
- Chủ tàu là người đóng vai trò là người chuyên chở. Người chuyên chở là một bên
của hợp đồng vận tải và là người chịu trách nhiện về hàng hoá trong suốt quá trình vận
chuyển.
- Các chủ tàu chợ thường cùng nhau thành lập các Công hội gọi là Công hội tàu
chợ (Linner conference) hoặ
c Công hội cước phí (Freight Conference) để khống chế thị
trường và nâng cao khả năng cạnh tranh. Các công ty thuộc công hội gọi là Conference
Lines.
Có thể sử dụng tàu chợ khi chủ hàng có hàng bách hoá, số lượng tuỳ ý và hàng xếp
dỡ nằm trong lịch trình của tàu.
* Ưu nhược điểm của phương thức thuê tàu chợ:
Ưu điểm:
- Vì tàu chợ chạy theo một luồng nhất định, có lịch trình định trước trướ
c, nên
người thuê tàu chợ có thể dự kiến được thời gian gửi hàng.
- Số lượng hàng gửi không bị hạn chế.
- Cước phí tàu chợ đã được định sẳn và ít thay đổi, nên người thuê tàu chợ có cơ
sở để dự tính giá hàng chào bán.
- Thủ tục thuê tàu chợ đơn giản, nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Giá cước tàu chợ đắt hơn giá cước tàu chuyến vì bao gồm cả cước phí xếp dỡ
hàng và c
ước phí khống.
- Người thuê tàu không được tự do thỏa thuận các các điều kiện chuyên chở mà
phải chấp nhận các điều kiện có sẳn trong vận đơn của chủ tàu.

- Người thuê tàu chợ không linh hoạt nếu cảng xếp và cảng dỡ nằm ngoài hành
trình qui định của tàu.
* Các trường hợp nên thuê tàu chợ:
- Khối lượng hàng hóa chuyên chở không lớn
- Mặt hàng chủ yếu là hàng khô và hàng có bao bì hoặc hàng hóa được chuyên chở
trong container.
- Tuyến đường vận chuyển hàng hóa trùng với tuyến đường tàu chạy đã được qui
định trước.
* Cách thức thuê tàu chợ:
a. Tập trung hàng cho đủ số lượng.
b. Nghiên cứu lịch trình tàu chạy.
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG


TS NGUYEN VAN NAM p.4

c. Chủ tàu lập bảng kê khai hàng (Cargo list) và ủy thác cho công ty đại lý vận tải
giúp đở giử chổ trên tàu (booking ship’s space). Chủ tàu ký đơn lưu khoang (booking
note) với hãng đại lý sau khi hãng tàu đã đồng ý nhận chuyên chở, đồng thời đóng cước
phí vận chuyển.
d. Tập kết hàng để giao cho tàu: nếu hàng là container thì làm thủ tục mượn
container để chất xếp hàng, sau đó giao container cho bãi hoặc trạm container.
e. Lấy vận đơn (Bill of Lading).
f. Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng cho tàu.
* Hợ
p đồng thuê tàu chợ:
Hợp đồng thuê tàu chợ chính là vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L).
2. Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage chartering):

a. Khái niệm và đặc điểm:

Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hoá giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu của
chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu. Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với
chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu để chuyên chở hàng hoá từ một hoặc nhiều cảng xếp
đến một hoặc nhiều cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng.
Phương thức thuê tàu chuy
ến có đặc điểm:
* Tàu chạy không chạy theo một lịch trình cố định như tàu chợ mà theo yêu cầu
của chủ hàng.
* Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên thuê tàu chuyến là hợp đồng thuê
tàu chuyến (Voyage charter party-C/P) và vận đơn đường biển.
* Khi xếp hàng lên tàu hoặc khi nhận để xếp, người chuyên chở sẽ cấp vận đơn
đường biển. Vận đơn này điều ch
ỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người gửi
hàng, giữa người chuyên chở với người nhận hàng hoặc người cầm B/L.
* Người Thuê tàu có thể tự do thỏa thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở và
giá cước trong hợp đồng thuê tàu.
* Giá cước trong thuê tàu chuyến có thể gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không, do
thỏa thuận của hai bên và được tính theo trọng lượng hàng, thể tích hàng ho
ặc giá thuê
bao (lumpsum) cho một chuyến.
* Chủ tàu có thể đóng vai người chuyên chở hoặc không.
* Tàu chuyến thường được dùng khi thuê chở dầu và hàng có khối lượng lớn như
than, quặng, ngũ cốc, phốt phát, ximăng, phân bón… và người thuê tàu phải có khối
lượng hàng hoá tương đối lớn, đủ để xếp một tàu.
b. Ưu nhược điểm của phương thức thuê tàu chuyến:
Ưu điểm:
- Giá cước thuê tàu chuyến r
ẻ hơn cước thuê tàu chợ.
NGHIEÄP VU NGOAÏI THÖÔNG



TS NGUYEN VAN NAM p.5

- Người thuê tàu không bị ràng buộc bởi điều kiện quy định sẳn trong B/L mà
được tự do thương lượng và thỏa thuận trong hợp đồng.
- Tàu có thể đi thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ hàng, nên hàng được chuyên chở
tương đối nhanh.
- Tàu có thể xếp dỡ hàng ở bất kỳ cảng nào nên người thuê tàu chuyến có thể
thay đổi cảng xếp dỡ.
Nhược điểm:
- Giá c
ước thường hay biến động theo tình hình vận chuyển quốc tế.
- Nghiệp vụ thuê tàu phức tạp đòi hỏi người thuê phải giỏi luật lệ buôn bán, vận
tải, nắm vững giá cước trên thị trường thuê tàu thế giới thường hay biến động theo quy
luật cung cầu.
- Thực tế, người ta thường thuê tàu chuyến để chỡ hàng rời, có khối lượng lớn
như than, quặng, ngũ cốc … ho
ặc hàng có đủ số lượng cho trọng tải của tàu.
c. Các hình thức thuê tàu chuyến:
* Thuê chuyến một (Single trip), tức là thuê tàu để chở hàng từ một cảng này đến
cảng khác.
* Thuê chuyến khứ hồi (Round trip) tức là thuê tàu để chở hàng từ một cảng này
đến cảng khác rồi chở hàng từ cảng đó về.
* Thuê chuyến một liên tục (Consecutive Voyage), tức là thuê tàu để chở hàng từ
một cảng này đến một cả
ng khác nhiều chuyến liên tiếp nhau.
* Thuê tàu theo hợp đồng có khối lượng lớn (Contract Shipping).
f. Cách thức thuê tàu chuyến:
* Chủ hàng (người thuê tàu) xác định loại hình tàu để thuê phục vụ cho kinh doanh
như: thuê một chuyến (Single voyage), thuê khứ hồi (Round voyage), thuê nhiều chuyến

liên tục (Consecutive voyage), thuê bao cả tàu trong một thời gian (Lumpsum).
* Người thuê tàu (Charterer) ủy thác cho công ty giao nhận hoặc trực tiếp đứng ra
đàm phán ký hợp đồng thuê tàu (Voyage charter party) với hãng tàu (Charter)
* Tập kết hàng để giao lên tàu lấy “Mate’s receipt” để sau đó sẽ
đỗi lấy “B/L clean
on board”
* Thanh toán tiền cho tàu bao gồm: cước phí tiền bốc dỡ tiền thưởng phạt tàu.
g. Hợp đồng thuê tàu chuyến:
Thông thường có 2 loại hợp đồng thuê tàu chuyến:
- Hợp đồng tổng hợp dùng để thuê tàu chuyến chở hàng bách hóa.
- Hợp đồng chuyên dùng trong thuê tàu chuyến để chở một loại hàng hóa nhất
định trên một tuyến nhất định.

×