Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận:"Vì sao cây lúa nước đã tạo ra nền văn minh lúa nước đặc thù của Viêt Nam và khu vục Đông Nam Á" pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.43 KB, 22 trang )

Trường……………….
Khoa………………….
TIỂU LUẬN
Vì sao cây lúa nước đã tạo ra nền văn
minh lúa nước đặc thù của Viêt Nam
và khu vục Đông Nam Á
1
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu 1
1.Lý do chọn đề tài……………………………………………… …………… 3
2.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu…………………….………….4
3.Đối tượng nghiên cứu………………………………….…………………… 5
4.Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………5
5.Đóng góp của đề taì……………………………………………………… ….5
Phần Nội Dung……………………………………………………………….
Chương I: Một số đặc điểm về nền văn minh lúa nước ở Việt Nam và Đông
Nam Á…………………………………………………………………………
1.Địa hình………………………………………………………………………
2.Tự nhiên ảnh hưởng đến việc trồng lúa……………………………………….
3. Vai trò của cây lúa và hạt gạo………………………………………………
Chương II: Một số cở sở lý luận về nền văn minh lúa nước tạo nên tính đặc thù
ở Việt nam và Đông Nam Á……………………………………………………
1.Văn minh lúa nước……………………………………………………………
2.Hiểu thế nào là Văn minh lúa nước…………………………………………
3.Các Điều kiện cơ bản của Văn minh lúa nước……………………………….
4.Lịch sử phát triển của Văn Minh lúa Nước………………………………….
5.Cải tiến nông cụ - cơ sở tăng năng suất………………………………………
6.Thủy lợi- yếu tố nền chính của văn minh lúa nước………………………….
Chương III Văn minh lúa nuớc tạo nên nét đặc thù của việt nam……………
Phần Kết luận………………………………………………………………


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………
BẢNG CHẤM ĐIỂM………………………………………………………
2
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua nhiểu thế kỷ, Đông Nam Á đã phát triển một nền sản xuất nông
nghiệp độc đáo, lấy cây lúa làm cây trồng chính. Trên cơ sở ấy đã nảy sinh và
phát triển một nền “văn minh lúa nước” nông dân Đông Nam Á đã sáng tạo và
tích luỹ được nhiều kinh nghiệp trồng lúa phong phú thích hợp với mỗi quốc gia
trong vùng. Ngày nay các nước Đông Nam Á lại có điều kiện trao đổi giao lưu
kinh tế chính trị văn hoá xã hội, là những thành viên của khối Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN). Biểu tượng của khối này cũng lấy hình bó lúa để thể
hiện tính chất kinh tế xã hội, văn hoá của vùng là những cư dân nông nghiệp
trồng lúa. Chính vì thế nghiên cứu cây lúa tạo nên nét đặc thù của văn hoá ở
Đông Nam Á và VIệt Nam là một đề tài hấp dẫn. Đặc biệt trong thời kỳ hiện
nay, khi nền kinh tế của vùng đang có bước phát triển mạnh mẽ, thì cây lúa vẫn
là cây lương thực có vai trò quan trọng nhất trong xã hội. Nó còn góp phần hình
thành có một nền văn hoá đã tồn tại từ rất lâu đời của vùng Đông Nam Á. Với
quy mô giới hạn trong một bài tiểu luận để làm rõ nền văn minh lúa nước để
hình thành nên nền văn hoá chung trên cơ tầng nông nghiệp trồng lúa ở Đông
nam Á và nước việt Nam. Bên cạnh đó cũng có những nét riêng, bản sắc và độc
đáo trong văn hoá của mỗi quốc gia trong vùng Đông Nam Á.
Là một sinh viên đang theo học ngành quản lý văn hóa tôi nhận thấy rằng việc
tìm hiểu văn minh lúa nước của việt nam và đông nam á đó là một việc rất cần
thiết vì qua việc tìm hiểu đó nó hình thành động cơ cho người học tìm tòi,nâng
cao trình đọ tự trang bị kiến thức vè lý luận và thực tiễn khi còn ngồi trên ghế
nhà trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung ương
Chính vì những lý do đó mà tôi chọn đề tài làm tiểu luận: “Vì sao cây lúa nước
đã tạo ra nền văn minh lúa nước đặc thù của Viêt Nam và khu vục Đông Nam
Á”
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1 Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra đặc điểm để hình thành nền văn minh luá nước Đông Nam Á
3
- Đưa ra 1 số lý luận về nền văn minh lúa nước ở Đông nam Á
- Đưa ra nền văn minh lúa nươc đối với Việt Nam
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Bước đầu tìm hiểu đặc điểm để hình thành nền văn minh lúa nước ở Đông
Nam Á
- Phân tích một số lý luận về nền văn minh lúa nước ở Đông Nam Á
- Từ đó đưa ra nền văn minh lúa nước ở Việt Nam
3. Đối tượng nghiên cứu
Cây lúa nước tạo ra nền văn minh lúa nước đặc thù của Việt Nam và Đông
Nam Á.
4. Phương Pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu,phân tích số liệu, thông kê số liệu
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp quy nạp, diễn giải, tổng hợp
- Khai thác các thông tin trên mạng Internet
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
gồm ba chương :
Chương I:Một số đặc điểm về nền văn minh lúa nước ở Việt Nam và Đông Nam
Á.
Chương II: Một số cở sở lý luận về nền văn minh lúa nước tạo nên tính đặc thù
ở Việt nam và Đông Nam Á.
Chương III Văn minh lúa nuớc tạo nên nét đặc thù của Việt Nam.
4
NỘI DUNG
5
Chương I: Một số đặc điểm để hình thành nên nền văn minh lúa

nước tạo nên tính đặc thù ở Việt nam và Đông Nam Á.
Đông Nam Á là một khu vực của châu á, bao gồm các nước nằm ở phía
Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km²
và bao gồm 11 quốc gia : Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào,
Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 556.2 triệu người (năm trăm
năm mươi sáu ngàn hai trăm triệu người, số liệu năm 2005), trong đó hơn 1/6
sống trên đảo Java (Indonesia). Sau đây là những đặc điểm của viêt nam và
ĐNA.
1. Địa hình.
Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chấtcó núi lửa và động
đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm
chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á
lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên Quần
đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành
đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi
lửa mạnh nhất thế giới. Trong 11 nước Đông Nam Á, thì có 10 quốc gia có hải
giới, trừ Lào; và Philippines là nước duy nhất trong khu vực này không có địa
giới chung với bất kỳ quốc gia nào. Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực
riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái niệm này ngày càng được
hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia thường dùng
từ "Nam Dương" để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam. Người
Nhật gọi vùng này là "NanYo". Người Ả Rập xưa gọi vùng này là "Qumr", rồi
lại gọi là "Waq - Waq" và sau này chỉ gọi là "Zabag". Còn người[Ấn Độ từ xưa
vẫn gọi vùng này là "Suvarnabhumi" (đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng).
Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là
một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác,
còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm. Tên gọi "Đông
6
Nam Á" được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan ,Vương quốc

Liên hiệp Anh và Bắc IrelandAnh, Mỹ đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra Thế
chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa -
chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevel
tvà Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào
tháng 8 năm 1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông
Nam Á. Trước đó, để chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau
cho những mục đích riêng biệt.
2. Tự nhiên ảnh hưởng đến việc trồng lúa
Phải nói rằng gió mùa không chỉ đem lãi thuận lợi cho con người mà còn là
những yếu tố tự nhiên tác động và tạo nên sự thất thường cho khí hậu trong
vùng, với biên độ không lớn lắm. Mưa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu
vực tạo ra những vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển, và đồng
bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng. Thực tế đó khiến cho Đông Nam Á
thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô lớn,
thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những kĩ thuật tinh tế, phức tạp.
Ở đây không có những đồng bằng rộng lớn như vùng châu thổ sông Ấn sông
Hằng hay Hoàng Hà; cũng không có những đồng cỏ mênh mông như vùng thảo
nguyên. Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ hẹp nhưng lại rất phong phú, đa
dạng. Con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn. Vì
thế có người gọi Đông Nam Á là khu vực khai thác thức ăn theo nghĩa rộng.
Những điều kiện đó rất thuận lợi cho cuộc sống con người trong buổi đầu,
nhưng không khỏi ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của một nền sản xuất
lớn, tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn trong những giai đoạn phát triển sau
này của khu vực. Đồng thời, sự đa dạng, đan xen của những địa bàn sinh tụ nhỏ
trong văn hóa tộc người của cả khu vục và trong mỗi quốc gia.
3. Vai trò của cây lúa và hạt gạo.
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
7
+ Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.Lúa nếp non

dùng để làm cốm.
- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò,
bánh tẻ, bánh phở, cháo,… không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên
nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
Chương II: Một số cở sở lý luận về nền văn minh lúa nước tạo nên
tính đặc thù ở Việt nam và Đông Nam Á
1. Văn minh lúa nước
Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng
10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt
đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các
công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa
nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời
như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có
những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành
cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật
thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã
Quê hương cây lúa nước:
Các nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth
(1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974),
Soldheim (1969), Chester Gorman (1970) đã lập luận vững chắc và đưa ra
những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông
nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới. Quê hương của cây lúa, không như nhiều
người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này
khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả
khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng
Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng
10.000 năm trước Công Nguyên. Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu
đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh
8
sông . Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan

sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa
mạch. Ngày nay, giới khoa học quốc tế, kể cả các khoa học gia hàng đầu của
Trung Quốc đồng thuận cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông
Nam Á và Nam Trung Hoa.
2. Hiểu thế nào là Văn minh lúa nước
Để khẳng định về các luận điểm cho một nền Văn minh lúa nước, chúng ta
phải hiểu rằng việc trồng trọt, thu hoạch, cất giữ, chế biến thành thực phẩm từ
sản phẩm của lúa nước là phải đạt đến một trình độ tiên tiến và đảm bảo sự
thặng dư thực phẩm phục vụ cho một xã hội dân cư đông đúc và thúc đẩy các
yếu tố khác của một nền văn minh ra đời.
3. Các Điều kiện cơ bản của Văn minh lúa nước
3.1. Môi trường
* Lượng m ưa hàng năm ở vào khoảng từ 2.000 - 2.500 mm,
* Vào thời kỳ tăng trưởng cần một lượng mưa vào khoảng 125 mm trong một
tháng,
* Thời kỳ thu hoạch cần nhiều nắng (ruộng khô càng tốt),
* Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất, khoảng 21 - 27°C,
* Cư dân phải có kinh nghiệm trong việc tưới và tiêu (thủy lợi)
3.2. Yếu tố khác
* Khu vực canh tác phải có độ bằng phẳng rất cần thiết để duy trì mực nước từ
100 mm đến 150 mm để giúp cho cây lúa tăng trưởng và kết hạt tốt.
* Chính vì vậy, những khu vực đồng bằng và các lưu vực các con sông chảy qua
các miền nhiệt đới nhiều mưa sẽ là môi trường thận lợi cho cây lúa nước phát
triển. Ví dụ như đồng bằng sông Hồng, lưu vực sông Dương Tử thích hợp cho
cây lúa nước.
* Thời vụ là yếu tố cũng quan trọng không kém cho cây lúa nước, điều này thúc
đẩy việc sáng chế ra lịch tính ngày, tháng, năm à các mùa trong năm của các cư
dân trồng lúa nước.
9
* Giống lúa cũng là một yếu tố tăng năng suất và phẩm chất cho cây lúa nước

mà các cư dân trồng lúa nước đặc biệt coi trọng.
4. Lịch sử phát triển của Văn Minh lúa Nước
Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh
thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà
Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông
nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước Các nhà khảo cổ tìm
thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa Bình những hạt
thóc hóa thạch khoảng 9260-7620 năm trước. Nhưng theo nhiều nhà khảo cổ, đa
số di tích, di vật tìm thấy ở Thái Lan, khi định tuổi lại thấy muộn hơn nhiều so
với tuổi định ban đầu trước đó khi người ta tìm thấy những di tích về văn minh
lúa nước. Vết tích bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế
giới, 13.000 năm trước, được một nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Hoa tìm thấy trong
hang Diaotonghuan phía nam sông Dương Tử (bắc tỉnh Giang Tây). Cư dân
sống trong vùng này đã biết thử nghiệm các giống lúa và cách trồng trong thời
gian dài tiếp theo đó. Điều này đă được nhóm khảo cổ chứng minh qua sự tăng
độ lớn phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ giàu chất silica)
lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Tin này đã được đăng trên tạp chí
khoa học Science, năm 1998. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths - thạch
thể lúa - này đă chứng minh rằng từ 9000 năm trước dân cổ ở vùng đó đã ăn
nhiều gạo của lúa trồng hơn lúa hoang. Nhóm cư dân bản địa này cũng bắt đầu
làm đồ gốm thô xốp bằng đất trộn trấu. Kinh nghiệm về trồng lúa tích tụ tại đấy
trong mấy ngàn năm đă đưa đến nghề trồng lúa trong toàn vùng nam Dương Tử.
Di tích xưa thứ hai, 9000 năm trước, là Pengtou, gần hồ Động Đình hía nam
sông Dương Tử. Hơn bốn mươi chỗ có di tích lúa cổ hàng ngàn năm đă được
tìm thấy ở vùng nam Trường Giang. Gần cửa biển nam Trường Giang, di
tíchVăn hoá Hemudu (Hà Mỗ Độ) cho thấy văn minh lúa nước trong vùng lên
đến trình độ rất cao vào 7.000 năm trước, sớm hơn cả di tích làng trồng kê
Banpo (Bán Pha) xưa nhất của dân tộc Hán phương Bắc.
10
Hemudu là một làng vài trăm người sống trên nhà sàn trong vùng đầm lầy ở

cửa sông Tiền Đường. Dân Hemudu đă trồng lúa, ăn cơm, để lại lớp rơm và trấu
dày 25-50 cm, có nơi dày đến cả mét, trên diện tích 400 mét vuông. Có thể đó là
lớp rác để lại trên sân đập lúa. Di chỉ thực vật củ ấu, củ năng ,và di cốt động vật
hoang hươu, trâu, tê giác, cọp, voi, cho thấy khí hậu vùng Nam sông Dương
Tử bấy giờ thuộc loại nhiệt đới, hoàn toàn thích hợp với việc canh tác lúa nước.
Nền văn hoá Hemudu xưa bảy ngàn năm có nhiều điểm gần gũi với văn hoá
Phùng Nguyên-Đông Sơn vốn là những văn hoá trẻ hơn nhiều sau hơn 3000
năm. Cư dân vùng nam Trường Giang lúc ấy có lẽ gần với cư dân Bắc Việt về
mặt chủng tộc và văn hoá hơn cư dân bắc Trung Hoa. Khuôn mặt đắp từ sọ
người Hemudu trưng bày ở Viện Bảo tàng Hemudu cho thấy họ giống người
thuộc chủng Nam Mongoloid, tức là chủng của người Việt Nam từ thời Đông
Sơn về sau. Sau văn hoá Hemudu, hàng loạt văn hoá lúa nước khác đã sinh ra
dọc lưu vực sông Trường Giang khoảng 4000 năm trước như Liangzhu,
Majiabin, Quinshanyang, Qujialing, Daxi, Songze, Dadunze. Điều kiện đồng
bằng sông Hồng là nơi rất thích hợp cho lúa hoang và sau này là lúa trồng. Thật
là kỳ lạ, người Việt trong cộng đồng chủng Nam Mongoloid là tổ tiên của văn
minh lúa nước.
5. Cải tiến nông cụ - cơ sở tăng năng suất
Trong di chỉ khảo cổ cho ta một bộ sưu tập các lưỡi cày bằng đồng phong
phú, vào giữa và cuối thời kỳ Đông Sơn đã xuất hiện khá nhiều đồ sắt và đồ
đồng đã chuyển sang các loại vật dụng trang trí và tinh xảo hơn. Ở giai đoạn
đầu, Văn hóa Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tế còn
mang tính chất nguyên thuỷ. Sang đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhất
là Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú
như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, lưỡirìu, v.v. Mỗi loại hình công cụ
sản xuất cũng có các kiểu dáng khác nhau. Trong khoảng 200 chiếc lưỡi cày
bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, đó là lưỡi cày hình tam giác có họng tra cán to
khoẻ được phân bố ở dọc sông Thao; lưỡi cày cánh bầu dục, hình thoi được
11
phân bố ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, lưỡi cày hình thoi được phân bố

tập trung ở vùng sông Mã, lưỡi cày hình xẻng vai ngang phân bố ở vùng làng
Vạc. Cuốc bao gồm lưỡi cuốc có lỗ tra cán, cuốc hình tam giác, cuốc có vai,
cuốc chữ U, cuốc hình quạt, v.v. Rìu có rìu chữ nhật, rìu tứ diện lưỡi xoè, rìu
hình lưỡi xéo, hình bàn chân, rìu lưỡi lệch. Ngoài ra còn có lưỡi liềm đồng, công
cụ lao động bằng sắt. Sự tiến bộ của công cụ sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế
ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm nhiều
ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ
biến rộng rãi khắp lãnh thổ từ trung du đến đồng bằng, ven biển. Với việc chế
tạo ra lưỡi cày và nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nền nông nghiệp dùng
cuốc, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng
Vương. Với việc ra đời nhiều loại hình công cụ sản xuất bằng đồng còn chứng
tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là
nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của
mọi hoạt động khác. Những di cốt trâu, bò nhà, tìm thấy trong cùng một di tích
văn hóa Đông Sơn, hình bò khắc hoạ trên mặt trống đồng chứng tỏ cư dân thời
Hùng Vương đã sử dụng trâu, bò làm sức kéo trong nông nghiệp. Những dấu
tích thóc, gạo, những công cụ gặt hái tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hóa Đông
Sơn. Di tích thóc, gạo tìm thấy ở làng Vạc gồm 2 nồi gốm trong đó có nhiều hạt
thóc, vỏ trấu tìm thấy trong thạp đồng. Các công cụ gặt hái có liềm, dao gặt,
nhíp. Nhiều thư tịch cổ cũng ghi chép về sự hiện diện của nghề nông trồng lúa
nước thời Hùng Vương như các sách Di vật chí của Dương Phù thời Đông Hán,
Thuỷ Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên, thời Bắc Nguỵ, Vân đài loại ngữ của Lê
Quý Đôn, v.v. chứng tỏ sự phổ biến và phát triển mạnh mẽ của nghề trồng lúa
nước thời Hùng Vương.
6. Thủy lợi- yếu tố nền chính của văn minh lúa nước
Yếu tố nước trong việc trồng lúa nước là điều kiện bắt buộc để hình thành văn
minh lúa nước. Có lẽ người nguyên thủy lúc đầu phát hiện ra sự khác nhau về
năng suất của lúa nương, một loại lúa mọc trên các triền đất khô ẩm và lúa nước
12
mọc ở khu vực ngập nước của lưu vực các con sông lớn là hoàn toàn khác nhau.

Cây lúa nước chỉ có thể phát triển tốt khi sống ở những khu vực khí hậu phù hợp
như các vùng nhiệt đới, và đặc biệt tốt, năng suất cao khi hàng năm các con sông
lớn nhưsông Hồng, sông Mã mang theo một lượng phù sa mới, bồi đắp hàng
năm vào các mùa nước lũ. Nhưng nước để trồng lúa phải đủ và cũng vừa để cây
lúa sinh trưởng. Việc đảm bảo đủ nước và không thừa, để làm ngập úng đã buộc
các cư dân trồng lúa nước phải làm thủy lợi- cân bằng lượng nước cần thiết.
Thủy lợi tự nhiên và đơn giản nhất là đắp bờ ruộng và dẫn nước theo các con
kênh vào ruộng và khống chế lượng nước bằng độ cao của lối thoát nước. "Con
kênh" lớn nhất của cư dân trồng lúa nước chính là hệ thống đê điều hai bên sông
lớn để khống chế nước tràn vào ruộng và mùa lũ lụt hàng năm.
Trong một cuốn sách, Sauer viết như sau: “Về cái nôi của nền nông nghiệp
đầu tiên, tôi xin thưa rằng ở Đông Nam Á. Nơi này quy tụ đầy đủ những điều
kiện khác nhau cần thiết về vật lý thể chất, hóa học hữu cơ, khí hậu ôn hòa với
cả hai vụ gió mùa, với chu kỳ mùa mưa ẩm ướt và mùa khô tạnh ráo, sông nước
tiện cho viêc đánh cá, đất này là trung tâm điểm giao thương cả đường biển lẫn
đường bộ của Cựu thế giới. Không có nơi nào mà vị trí lại thích hợp và có đủ
yếu tố cung cấp cho sự phát triển nền văn minh hỗn hợp giữa nông và ngư
nghiệp tốt hơn nữa. Tôi (lời Sauer) sẽ chứng minh rằng ở trong vùng đất này,
ngay từ khi khởi thuỷ, nông nghiệp đã gắn chặt với ngư nghiệp; rằng ở đây
người ta gia súc hóa loài vật trước hết và đúng nghĩa, phải là trung tâm chính
của thế giới về kỹ thuật trồng cây và cải biến thảo mộc để gia tăng rau trái. Tôi
chấp nhận tiên đề quen thuộc là loài người học hỏi cách trồng cây trước khi
biết làm mùa với cách reo hạt giống”.
Một số nhà khoa học khác không công nhận Đông Nam Á là trung tâm phát
sinh nông nghiệp mà chỉ xếp hạng nó vào trung tâm thứ yếu. Một số khá đông
các nhà nghiên cứu khác cho rằng Nam Trung Hoa là trung tâm chính yếu phát
sinh trồng trọt song song với các trung tâm khác ở Trung Đông và Ấn Độ. Vì địa
thế và khí hậu, cũng như chủng tộc, miền châu thổ sông Hồng cùng nguồn gốc
13
trong tiền sử với Nam Trung Hoa. Việc liên hệ trong vài trăm ki lô mét với một

không gian nhỏ, một thời kỳ dài hàng chục ngàn năm là một nguồn văn hóa.
Đến nay, vẫn còn có nhiều sự bất đồng trong giới khoa học về các trung
tâm sơ khởi nông nghiệp. Tuy vậy, các Ông Burkill và Sauer đều rất tự tin; họ
đưa ra các chứng cớ rằng Á Đông chính là nguồn gốc của các thứ khoai, củ. Sau
đó theo đường hàng hải, khoai Á Đông đươc phân tán đi các đảo ngoài Thái
Bình Dương, châu Phi và châu Mỹ
Chương III Văn minh lúa nuớc tạo nên nét đặc thù của việt nam
Em còn nhớ trong bài thơ nào đó ở chương trình cấp tiểu học một câu thơ:
”Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi
của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại,
bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng
xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước
chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa
nước. Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và
đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa
nước.Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong
đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là
14
mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và
mãi mãi về sau. Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,lúa cũng là cây lương thực
chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói chung.Cây lúa ,hạt
gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó
là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến
các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa,chỉ có điều nó
được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to lớn trong
đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa
gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng
trầm của đất nước.Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người,

thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu
chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị. Việt Nam là cái nôi của nền
văn minh lúa nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc cho đến nay
vẫn là nền kinh tế của cả nước. Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính
của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây
lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát
cơm","hạt gạo".Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn
năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh
nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một
lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều
thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong
những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những
thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên
thế giới. Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây
lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần
gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn
trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng
hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu
tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá
15
bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v . Qua hàng nghìn năm lịch
sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến
nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô
cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói,
cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Bắt đầu
từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều
mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng
lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi
trường mới, đích thực của nó.Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có
chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ

nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ
sẽ "chết".Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay
"đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất
hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng,
xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân"
được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã
chắc chắn bám trên mặt đất. Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách
"đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào
khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon
thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu
dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời
người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải
ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh. Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn
"tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi
ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên".
Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ
khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực
lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng
16
Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ
nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may
bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới
nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên
bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi
"nhe răng cười" ông ạ.Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng
phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra
đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là
người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế
hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời
lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên. Cây lúa

gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm
tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện
thân thương. Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công
nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,
hồn Việt là lẽ dĩ nhiên. Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng
quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền
văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một
nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần
cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt
nam hiện nay và mãi mãi về sau. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và
giữ nước, dân tộc ta được thế giới tôn vinh có truyền thống anh hùng hàng đầu
chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc và có nền văn minh lúa nước (văn minh Sông
Hồng). Hai yếu tố này tạo nên bản sắc Văn minh Việt Nam.Ông cha ta đã nói:
với Quốc gia là “Dĩ nông vi thiên”; đối với nông dân là “Dĩ nông vi bản” “ Dân
dĩ thực vi thiên, thực dĩ an vi tiên” nghĩa là coi nghề nông là gốc, đảm bảo cái ăn
làm đầu, lấy lành làm đầu, đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm.Văn minh
Việt Nam có 3 giai đoạn lịch sử chủ yếu: Lạc Việt (đến trước thế kỷ thứ 3 trước
Công Nguyên); Đại Việt (từ thế kỷ 10 đên TK 18) và Đại Nam (từ thế kỷ
17
19).Các tài liệu nghiên cứu đều xác nhận người Việt cổ cùng chủng Nam
Mongoloid (Nam Trung Hoa) là tổ tiên của nền văn minh lúa nước thông qua
phytoliths (thạch thể lúa giàu Silica) và đồ gốm trộn trấu… tìm thấy từ khoảng
13.000 năm trước, tiếp đến di chỉ các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm
sứ…của văn hoá Hoà Bình, Phùng Nguyên, Bắc Sơn, Đông Sơn… Nền Văn
minh lúa nước của người Việt bao gồm các giống lúa đa dạng (biểu hiện xôi ăn
có nhiều màu), có ruộng trồng lúa (biểu tượng bánh chưng là đất vuông) và nhờ
trời (biểu tượng bánh dày trời tròn) gắn liền với kỹ thuật canh tác, thuỷ lợi, vật
nuôi… và con người sống định canh định cư trong cộng đồng văn hoá làng xã
đông đúc của vùng châu thổ Sông Hồng, Sông Mã… rồi dần dần mở mang bờ
cõi vào miền Trung và đến đồng bằng Sông Cửu Long. Kỹ thuật trồng lúa nước

nghìn năm của người Việt được tổng kết trong bốn chữ: nước, phân, cần, giống
ngày nay đã đạt tới trình độ như làm vườn ở Thái Bình (xếp ải nỏ, chọn giống
tốt, gieo mạ khay, cấy mạ non ngửa tay thẳng hàng, tưới nước phù xa theo thuỷ
triều, đắp đê tạo ra các kênh tưới tiêu.v.v…). Vùng Đồng bằng Sông Hồng ngày
nay đạt đỉnh cao nhất của năng xuất lúa cả nước ngang với năng xuất lúa của các
nứơc có trình độ phát triển cao hơn (6 tấn/ha/vụ). Doanh thu 1ha trồng 2 vụ lúa
đạt gần 3.000 USD gấp đôi Thái Lan (họ chỉ làm 1 vụ lúa/năm). Nước ta đã
tham gia xuất khẩu gạo từ cách đây 100 năm với hàng triệu tấn gạo. Hiện nay
gạo Việt Nam đã chiếm 1/5 tổng lượng gạo thương mại thế giới. Cùng với gạo,
tên Việt Nam xuất hiện trên bản đồ thế giới với hàng loạt các nông sản khác của
văn minh lúa nước như: Cao su, Cà phê, Hồ tiêu, Điều, Chè, Tôm, Cá Batxa,
Hoa, Quả, Đồ gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ, Nước mắm, dân ca Quan họ, Ca trù,
Nhạc cung đình, Múa rối nước …
18
KẾT LUẬN
19
Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Đông Nam á nói chung và
người Việt nói riêng .Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở
thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh của nhân dân và trở thành một nét
đặc thù của người dân Đông Nam á và người Việt Nam Ngày nay các nước
Đông Nam Á lại có điều kiện trao đổi giao lưu kinh tế chính trị văn hoá xã hội,
là những thành viên của khối Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Biểu
tượng của khối này cũng lấy hình bó lúa để thể hiện tính chất kinh tế xã hội, văn
hoá của vùng là những cư dân nông nghiệp trồng lúa. Chính vì thế nghiên cứu
cây lúa tạo nên nét đặc thù của văn hoá ở Đông Nam Á và VIệt Nam là một đề
tài hấp dẫn. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, khi nền kinh tế của vùng đang có
bước phát triển mạnh mẽ, thì cây lúa vẫn là cây lương thực có vai trò quan trọng
nhất trong xã hội. Nó còn góp phần hình thành có một nền văn hoá đã tồn tại từ
rất lâu đời của vùng Đông Nam Á.
Là một sinh viên đang theo học ngành quản lý văn hóa tôi nhận thấy rằng

việc tìm hiểu văn minh lúa nước tạo nên nét đặc thù của việt nam và đông nam á
đó là một việc rất cần thiết vì qua việc tìm hiểu đó nó hình thành động cơ cho
người học tìm tòi,nâng cao trình đọ tự trang bị kiến thức vè lý luận và thực tiễn
khi còn ngồi trên ghế nhà trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung ương.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

21
NHẬN XÉT
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………….
BẢNG CHẤM ĐIỂM
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Cán bộ chấm thứ nhất Cán bộ chấm thứ hai
22

×