Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận: Dự báo vốn khả dụng của ngân hàng trung ương Hàn Quốc potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.29 KB, 28 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Khoa Ngân hàng
Đề tài thảo luận
DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG HÀN QUỐC
Nhóm thực hiện:
Hà Nội – tháng 3/2011
2
MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA HÀN QUỐC. 3
1.1. Sự phát triển của thị trường tiền tệ Hàn Quốc 3
1.1.1. Phân loại thị trường tiền tệ Hàn Quốc 3
1.1.2. Giá cả của thị trường tiền tệ 3
1.1.3. Khối lượng giao dịch 3
1.2. Vai trò của thị trường tiền tệ Hàn Quốc 5
1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho các chủ thể phi ngân hàng 5
1.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại 5
1.2.3. Đối với ngân hàng trung ương 5
2. DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG HÀN QUỐC (BOK) 5
2.1. Một số nét về cơ quan dự báo vốn khả dụng của BOK 5
2.2.Phương pháp dự báo của BOK 6
2.2.1. Dự báo cầu vốn khả dụng 6
2.2.1.1. Dự báo dự trữ bắt buộc 6
2.2.1.1. Dự báo dự trữ vượt mức 7
2.2.2. Dự báo cung vốn khả dụng 9
2.2.2.1. BOK quản lý tài sản ngoại tệ để dự báo 10
2.2.2.1.BOK dự báo thu chi ngân sách 12
2.2.2.2. Dự báo tiền ngoài hệ thống ngân hàng 15
2.2.2.3. Dự báo các khoản khác ròng 16
2.3. Hiệu quả của việc dự báo vốn khả dụng của BOK 16


2.4. Biện pháp can thiệp sau dự báo 17
2.4.1. Nghiệp vụ thị trường mở 17
2.4.2. Chính sách tái cấp vốn 20
2.4.3. Chính sách dự trữ bắt buộc 21
2.4.4. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ 22
2.4.5. Một số biện pháp can thiệp của BOK giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn
cầu (2008-2009) và giai đoạn hiện nay (2010-2011) 22
2.4.5.1. Giai đoạn khủng hoảng 2008-2009 22
2.4.5.2. Xu hướng can thiệp giai đoạn hiện nay (2010-2011) 23
3. BÀI HỌC CHO DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG Ở VIỆT NAM 25
3
1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA HÀN QUỐC
1.1. Sự phát triển của thị trường tiền tệ Hàn Quốc
1.1.1. Phân loại thị trường tiền tệ Hàn Quốc
Thị trường tiền tệ Hàn Quốc bao gồm 6 thị trường bộ phận: thị trường liên
ngân hàng (the call market), thị trường trái phiếu ổn định tiền tệ (MSB), thị trường
chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (CD), thị trường các hợp đồng mua bán lại (RP),
thị trường thương phiếu (CP), và thị trường trái phiếu công ty (CB). Khối lượng
giao dịch trên thị trường tiền tệ Hàn Quốc vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở thị trường
liên ngân hàng, thị trường MSB và thị trường CD.
1.1.2. Giá cả của thị trường tiền tệ
Nhìn chung giá cả của thị trường tiền tệ Hàn Quốc được hình thành theo quan
hệ cung – cầu, thể hiện ở các mức lãi suất của thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, BOK đã sử dụng các nghiệp vụ thị trường mở, chính
sách tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc… để tác động đến cung cầu vốn khả dụng, qua
đó tác động tới lãi suất thị trường.
CÁC MỨC LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG
%
200
8

2009 2010
Tháng
6
Tháng
12
Tháng
3
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Liên ngân hàng (qua đêm)
3.02 1.96 2.01 2.00 2.03 2.28 2.28
Chứng chỉ tiền gửi (91 ngày)
3.93 2.41 2.86 2.78 2.46 2.63 2.66
Thương phiếu (91 ngày)
6.49 2.80 3.09 2.92 2.73 2.83 2.84
Trái phiếu kho bạc
3.41 4.16 4.41 3.89 3.86 3.80 3.55
Trái phiếu công ty
7.72 5.43 5.53 4.58 4.83 4.72 4.41
Nguồn: Báo cáo chính sách tiền tệ - 9/2010 - BOK
1.1.3. Khối lượng giao dịch
4
Khối lượng giao dịch trên thị trường tiền tệ Hàn Quốc hầu như chỉ tập trung
chủ yếu ở thị trường liên ngân hàng, thị trường MSB và thị trường CP.
KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
(tính đến cuối kỳ)

(đơn vị:nghìn tỷ won)
1) Khối lượng giao dịch bình quân hàng ngày tháng cuối cùng của kỳ
2) Khối lượng trái phiếu ổn định tiền tệ BOK phát hành
3) Tính đến cuối tháng 9 năm 2010
Nguồn: Money and Banking Statistics, Flow of Funds, Bank of Korea
Với hệ thống thanh toán BOK-Wire, khối lượng và giá trị giao dịch liên ngân
hàng tăng lên rất nhanh, trung bình một ngày tổng giá trị thanh toán năm 2009
là 181 nghìn tỷ Won, trong khi nửa đầu 2010 đã đạt 179 nghìn tỷ đồng. Trong
khi khối lượng giao dịch 2009 đạt 10.835 giao dịch còn nửa đầu 2010 là 12.707 giao
dịch.
5
1990 1998 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Call
1)
3.7 16.0 12.9 34.6 28.6 27.9 22.2 27.6 30.8
MSB
2)
15.2 45.7 66.4 155.2 158.4 150.3 126.9 149.2 163.5
CD 6.8 15.7 14.2 63.9 79.8 112.8 116.6 113.3 44.5
RP 3.4 17.5 26.3 42.9 58.4 68.3 67.3 67.7 69.6
CP 12.7 62.3 44.7 31.8 45.7 78.4 89.6 74.2 73.4
3)
CB 0.3 4.1 11.2 4.0 3.7 4.4 3.5 2.6 1.6
1.2. Vai trò của thị trường tiền tệ Hàn Quốc
1.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho các chủ thể phi ngân hàng
• Thị trường tiền tệ là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hòa các loại lợi
ích kinh tế khác nhau, của các thành viên là chủ thể kinh tế phi ngân hàng.
• Điều hòa các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi tạm thừa đến nơi tạm thiếu vốn trong
nền kinh tế.
• Đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, góp phần tăng trưởng kinh tế, khai thác

triệt để nguồn vốn có sẵn trong nền kinh tế.
1.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại sử dụng thị trường tền tệ để bù đắp chênh lệch
giữa cung và cầu vốn khả dụng, và kinh doanh kiếm lời.
1.2.3. Đối với ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương thông qua thị trường để điều tiết lượng tiền trong lưu
thông, lãi suất thị trường và tỷ giá nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền
tệ.
2. DỰ BÁO VỐN KHẢ DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
HÀN QUỐC (BOK)
6
2.1. Một số nét về cơ quan dự báo vốn khả dụng của BOK
Tại Hàn Quốc, cơ quan dự báo vốn khả dụng là một bộ phận thuộc Ngân
hàng Trung ương Hàn Quốc. Chịu trách nhiệm về việc tự báo vốn khả dụng là tổ
Nghiên cứu tổng thể và dự báo. Việc dự báo này dựa trên các số liệu nghiên cứu
được của các tổ thống kê về thị trường tiền tệ, tài chính, dòng chảy của các quỹ, cán
cân thanh toán.v.v… Hàng quý, nhóm này chịu trách nhiệm công bố báo cáo về tình
hình tài chính, tiền tệ, dự báo vốn khả dụng, lưu lượng của các quỹ… bằng cả tiếng
Hàn và tiếng Anh.
Dựa trên cơ sở dự báo của tổ Nghiên cứu tổng thể và dự báo, tổ Kế hoạch và
điều phối chính sách tiền tệ đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ để kịp thời
điều chỉnh thị trường tiền tệ, qua đó đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ đã đề ra.
2.2. Phương pháp dự báo của BOK
2.2.1. Dự báo cầu vốn khả dụng
2.2.1.1. Dự báo dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà ngân hàng thương mại buộc phải duy trì trên
một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng trung ương.
Mức dự trữ bắt buộc = tỷ lệ dự trữ bắt buộc * Số dư tiền gửi huy động
Như vậy vào cuối mỗi kì dự trữ, BOK tính dự trữ của các ngân hàng trong kì
dự trữ tiếp theo bằng cách nhân giá trị tài sản nợ (thuộc đối tượng tính tỷ lệ dự trữ

bắt buộc) với tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Hệ thống dự trữ bắt buộc được áp dụng theo luật ngân hàng thông qua vào
năm 1950. Cho tới giữa những năm 1960, chính sách dự trữ bắt buộc chỉ đơn thuần
là để hỗ trợ cho phương thức kiểm soát trực tiếp hơn là một công cụ chính sách tiền
tệ gián tiếp.
Tuy nhiên với mức điều chỉnh lãi suất theo mức thực vào tháng 9/1965, thì
công cụ dự trữ bắt buộc mới được sử dựng như một công cụ của việc điều tiết vốn
khả dụng. Vào thời gian này ở Hàn Quốc, khi áp lực mở rộng tiền dự trữ gia tăng do
có nhiều nguồn vốn ngoại chảy vào và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng lên nhanh
chóng, BOK quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ khoản 10-15% lên 18-35%
trong suốt thời kì 1966-1967, và sau đó giảm xuống 12-185 vào cuối năm 1971.
Sau đó, vì việc điều tiết vốn khả dụng được thực hiện phần lớn thông qua
phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ với việc sử dụng tài khoản ổn định tiền tệ, nên tỷ
7
lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm 15- 255. Vào những năm 1980, khi mà có
nhiều quan điểm cho rằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một trong những nhân tố làm giảm
lợi nhuận của các ngân hàng Hàn Quốc, BOK quyết định cắt giảm dự trữ bắt buộc
xuống còn 4.5% năm 1984.
Tuy nhiên, sau đó vào cuối những năm 80, Hàn Quốc đối đầu với “3 thấp”:
giá dầu thô thấp, lãi suất thấp, đồng đôla thấp, nhằm hỗ trợ cho việc mở rộng tiền tệ
thông qua thị trường ngoại hối, BOK đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 10% vào năm
1988.
Từ tháng 5/1989 hệ thống dự trữ bắt buộc biên được đưa vào hoạt động, theo
đó BOK áp đặt mức dự trữ bắt buộc bằng 30% trong sự tăng thêm của tiền gửi.
Nhưng tới tháng 2/1990, BOK đã bãi bỏ hệ thống dự trữ bắt buộc biên này, thay vào
đó BOK tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 11,5% và duy trì trong một thời gian dài.
Cũng bắt đầu trong thời gian này ở Hàn Quốc, khi quá trình tự do hóa lãi suất diễn
ra mạnh cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, nghiệp vụ thị
trường mở trở thành công cụ của chính sách tiền tệ chính thì vai trò của công cụ dự
trữ bắt buộc trong việc điều tiết vốn khả dụng giảm dần. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bình

quân ở Hàn Quốc hiện nay khoảng 3%.
YÊU CẦU DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC LOẠI TIỀN GỬI
(Tính đến cuối tháng 11.2010)
Loại tiền gửi Tỷ lệ DTBB
Tiền gửi
nội tệ
Tiền gửi không kỳ hạn 7.0%
Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và
Chứng chỉ tiền gửi
2.0%
Tiền gửi với mục đích đặc biệt 0.0%
Tiền gửi
ngoại tệ
Tiền gửi của
người cư trú
Tiền gửi không kỳ hạn 7.0%
Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi
tiết kiệm và Chứng chỉ tiền
gửi
2.0%
Tiền gửi của người không cư trú 1.0%
Nguồn: Bank of Korea
Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc của Hàn Quốc
8
Ngày mồng 1 ngày 15 ngày 30/31
Kì xác định dự trữ bắt buộc
Kì duy trì dự trữ bắt buộc
Ngày 7 ngày 22
2.2.1.2. Dự báo dự trữ vượt mức
Về mặt lý thuyết, việc dự báo dự trữ vượt mức dựa trên cơ sở chủ yếu là

những quy định có sẵn về dự trữ bắt buộc: độ dài chu kì, chi phí phát sinh khi thiếu
dự trữ, quy định trả lãi cho dự trữ bắt buộc… và thực trạng hệ thông thanh toán của
quốc gia.
Trên thực tế, Ngân hàng trung ương Hàn quốc cũng dựa trên cơ sở trên để dự
báo dự trữ vượt của hệ thống Ngân hàng.
a. Dự báo dựa trên các quy định về dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc, dự trữ vượt của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc
(từ 12/2006 đến 3/2008)
Nguồn: of comercial and specialized bank
Khó khăn chủ yếu trong nghiệp vụ này là số ngày trùng nhau của kỳ xác định
và kỳ duy trì dự trữ bắt buộc. Điều này làm cho công tác dự báo dự trữ bắt buộc
cũng như dự báo dự trữ vượt trở nên thiếu chính xác. Ở Hàn Quốc, thời gian này là
7 ngày. Tuy nhiên so với một số quốc gia khác thì đây chưa phải là quãng thời gian
dài nhất.
9
Yêu cầu dự trữ bắt buộc của Hàn Quốc và một số nước OECD*
Quốc gia
Tỷ lệ dự trữ
bắt buộc
Kỳ xác định Kỳ duy trì Trùng
Lãi
suất
Phạt
CH Séc 0% & 2% 1 ngày 4-5 tuần 4-5 tuần 0 200%
Hungari 0% & 5% 1 ngày 1tháng 1 tháng 0 300%
Nhật Bản 0.05-1.3% 1 tháng 1tháng ½ tháng 0 3.75%
Hàn Quốc 1 – 5% ½ tháng ½ tháng 7 ngày 0 1%
*OECD: tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Nguồn: />Như vậy ta có thể thấy được so với các quốc gia khác thì kỳ xác định và kỳ
duy trì dự trữ bắt buộc của Hàn Quốc là khá hợp lý, số ngày trùng nhau không là

quá nhiều( trường hợp của CH Séc và Hungari), từ đó khả năng dự báo chính xác
nhu cầu dự trữ bắt buộc, dự trữ vượt cao hơn.
Nhận xét : Hàn Quốc so với các quốc gia khác có kỳ duy trì ngắn hơn, lãi suất phạt
thấp, không trả lãi cho dự trữ bắt buộc, vì vậy cầu dự trữ vượt mức nhỏ hơn.
b. Thực trạng hệ thống thanh toán
Hệ thống thanh toán tại Hàn Quốc được đánh giá là không kém hơn so với
những quốc gia châu Âu hoặc Mỹ, và họ còn duy trì khá tốt.
Hệ thống thanh toán tại Hàn Quốc bao gồm BOK-Wire, một hệ thống RTGS cho giá
trị thanh toán lớn, và 11 hệ thống thanh toán bán lẻ :
• Hệ thống Thanh toán bù trừ séc (CCS)
• Hệ thống Ngân hàng Giro (BGS)
• Hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng (IFT)
• Liên ngân hàng CD/Hệ thống ATM
• Chuyển tiền điện tử tại các điểm của hệ thống bán hàng (EFTPOS)
• Hệ thống ngân hàng điện tử (EBS)
• Các hệ thống dịch vụ Quản lý Tiền mặt (CMS)
• Hệ thống BANKLINE: Đối với mạng lưới các hệ thống ngân hàng địa
phương
• Các hệ thống tiền điện tử
• Hệ thông thanh toán thương mại E Gateway
• Hệ thống thanh toán B2B
10
Dựa trên cơ sở một hệ thống thanh toán có tổ chức, hoạt động thống nhất như
vậy nên công tác dự báo nhu cầu dự trữ vượt mức của Ngân hàng trung ương Hàn
Quốc cũng được hỗ trợ rất lớn.
Tóm lại: Với nền tảng các quy định hợp lý về dự trữ bắt buộc, hệ thống thanh toán
hoạt động có hiệu quả nên Ngân hàng trung ương Hàn Quốc có đầy đủ các điều kiện
cơ bản để tiến hành công tác dự báo dự trữ vượt mức đạt mức chính xác cao.
2.2.2. Dự báo cung vốn khả dụng
Trên thực tế hiện tại đang có hai phương pháp được Ngân hàng trung ương

các nước sử dụng để dự báo cung vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại và tổ
chức tín dụng khác. Đó là phương pháp dựa trên Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng
trung ương và phương pháp dựa trên cơ sở tiếp cận bảng cân đối của các tổ chức tín
dụng. Tuy vậy, hầu hết các Ngân hàng trung ương đều đang sử dụng phương pháp
số một, dựa trên cơ sở Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng trung ương, phương pháp
này làm tăng tính chủ động trong việc thu thập cũng như phân tích, đánh giá những
thông tin cần thiết phục vụ cho việc dự báo. Mặt khác về mặt dài hạn, do những thay
đổi vốn khả dụng được tính toán trên cơ sở cân bằng của những thay đổi các yếu tố
về cung và cầu vốn khả dụng nên sai số là không đáng kể. Tận dụng những ưu điểm
này, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) cũng đang sử dụng phương pháp này.
Khi cầu dự trữ của các ngân hàng đã được xác định, BOK dự báo cung dự trữ
của các ngân hàng, chú trọng đến các yếu tố tự sinh tạo ra cung dự trữ. Trong quá
trình dự báo cung dự trữ, BOK tính đến thời hạn phát hành và thanh toán trái phiếu
chính phủ, các khoản cho vay tái chiết khấu và thanh toán của BOK, sự can thiệp
trên thị trường ngoại hối của BOK và các luồng tiền vào, ra từ các ngân hàng. Trong
kỳ duy trì dự trữ, BOK ước lượng các yếu tố tự sinh dự trữ này và hàng ngày xem
xét lại con số dự báo dựa trên những thông tin mới nhận được.
2.2.2.1. BOK quản lý tài sản ngoại tệ để dự báo
Tháng 6.2010, chính phủ Hàn Quốc đưa ra những luật lệ thắt chặt hơn đối với
những công cụ tiền tệ phái sinh nhằm ổn định thị trường tiền tệ nội địa bằng cách
giảm nguồn ngoại tệ bất ngờ chảy vào nước này
Hiện nay, việc trao đổi kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trong nước
nằm trong sự giám sát của Bộ Chiến lược và Tài chính, Ngân hàng Hàn Quốc và
Dịch vụ Giám sát tài chính trên cơ sở của Đạo luật Giao dịch ngoại hối, quy định về
11
giao dịch ngoại hối, cụ thể đó là Luật Báo cáo Giao dịch tài chính, Ngân hàng của
Đạo luật Hàn Quốc và Quy chế giám sát doanh nghiệp.
Bộ Chiến lược và Tài chính có trách nhiệm là tổ chức xử lý các loại tiền tệ
nước ngoài và quy định phạm vi trao đổi của họ. Tập trung chính của nó là về quản
lý tỷ giá hối đoái, tính hợp pháp trong trao đổi ngoại hối của các ngân hàng trong

nước.
Ủy ban Giám sát tài chính thường xuyên giám sát các ngân hàng trong nước
về ngoại tệ, tập trung vào điều chỉnh các tỷ lệ khác nhau, như tỷ lệ thanh khoản
ngoại hối, kỳ hạn cho vay bằng ngoại tệ
Ngân hàng Hàn Quốc thì chủ yếu giao dịch với các chính sách liên quan đến
các khoản vay ngoại tệ và tiền gửi của ngân hàng trong nước.
Vai trò của BOK trong thị trường ngoại hối
Vốn lưu lượng vào
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đưa tất cả tiền vào thị trường các công cụ
vốn chủ sở hữu không có giới hạn quyền sở hữu. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài
phải đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, có những ngoại lệ nếu nhà đầu tư nước ngoài cư trú
hoặc làm việc tại Hàn Quốc trong hơn sáu tháng. Thủ tục đăng ký như sau:
• Đăng ký với dịch vụ kiểm soát tài chính (FSS);
• Chỉ định một ngân hàng ngoại hối và mở một tài khoản không phải cư dân
• Có được một tài khoản đầu tư trái phiếu với một ngôi nhà chứng khoán.
Vốn chảy ra
12
Cá nhân cư trú được đầu tư ở nước ngoài mà không hạn chế. Tuy nhiên, họ
phải giao dịch thông qua một ngân hàng ngoại hối, hoặc thông báo cho Ngân hàng
Hàn Quốc (BOK) trước mỗi giao dịch.
Xuất nhập khẩu tiền tệ
Người cư trú và Người không cư trú có thể xuất khẩu, nhập khẩu các loại tiền
tệ trong nước và nước ngoài có giá trị dưới 10,000 USD không hạn chế. Bất kỳ
người nào xuất khẩu và nhập khẩu Won với một giá trị của hơn 10.000 USD yêu cầu
khai báo với cơ quan hải quan. BOK phê duyệt là cần thiết đối với số tiền vượt quá
1 triệu USD.
Như vậy với những chính sách và quy định chặt chẽ như vậy, ngân hàng
trung ương Hàn Quốc có thể quản lý được tương đối chính xác khoản tài khoản
ngoại tệ ròng của quốc gia mình. Qua đó tạo ra một lợi thế cho việc quản lý vốn khả
dụng.

Thống kê dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc
Nguồn: Bank of Korea
2.2.2.2. BOK dự báo thu chi ngân sách
Năm ngân sách là một nguyên tắc lớn trong quản lý ngân sách kiểu truyền
thống. Hết năm ngân sách, hạn mức kinh phí chưa sử dụng đều hết giá trị. Tuy
13
nhiên, nguyên tắc này sẽ không còn nguyên vẹn ý nghĩa khi thực hiện quản lý ngân
sách theo mô hình mới – dựa theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn. Trong
trạng thái bình thường, cơ quan lập pháp hàn Quốc phê chuẩn dự toán ngân sách
trước ngày cuối cùng của năm ngân sách hiện hành, đảm bảo dự toán lập cho năm
ngân sách sắp tới được phê chuẩn và có hiệu lực thi hành trước khi năm ngân sách
mới bắt đầu.
Lập dự toán ngân sách
Hàn Quốc ban hành Hướng dẫn lập dự toán ngân sách từ tháng thứ 3 hàng
năm. Hàn Quốc quy định một cơ quan cấp bộ chủ trì việc chuẩn bị và soạn lập dự
toán ngân sách đó là Bộ Kế hoạch và Ngân sách chủ trì soạn thảo dự toán và các
phương án phân bổ ngân sách.
Việc tập trung một đầu mối có ưu điểm lớn trong việc quản lý thống nhất,
cung cấp cái nhìn toàn diện về ngân sách trên cơ sở nắm chắc nguồn thu, tạo cơ sở
tốt cho việc bố trí sử dụng (chi) ngân sách. Mức độ tập trung và sự phối hợp giữa
nguồn và sử dụng nguồn được đẩy mạnh hơn, hiệu quả hơn
Hướng dẫn lập dự toán ngân sách mở ra định hướng, chỉ rõ các quyết sách
hướng về kinh tế, tài chính, các giới hạn trần thu, chi, bội chi ngân sách sẽ triển khai
trong năm tới. Trong hướng dẫn lập dự toán cũng có những phân tích, đánh giá tình
hình, bối cảnh, xu hướng kinh tế, tài chính, ngân sách… trong nước, ngoài nước…
Dự báo chi NSNN: căn cứ vào số liệu lịch sử, qua đó xác định mức độ, thới
điểm chi tiêu, chú ý đến các hoạt động ngân sách để có thể áp dụng nguyên tắc chia
kế hoach ngân sách phân bổ cho 12 tháng sau đó phân bổ cho từng tuần và sau đó là
phân bổ cho từng ngày. BOK cũng phân bổ quản lý theo các lọai chi khác nhau như:
chi thường xuyên, chi xây dựng co bản,…

Dự báo thu và tài trợ NNNS: BOK cũng chia thành từng khoản mục thu khác
nhau như: thu từ thuế, đi vay, bán trái phiếu chính phủ và các khoán thu khác
Để ban hành được Hướng dẫn lập dự toán, cơ quan chủ trì dự toán ngân sách
phải tổ chức nhiều cuộc thảo luận với các bộ và các đơn vị liên quan
Thẩm tra, thảo luận, phê chuẩn ở Quốc hội
Tổng thống đệ trình dự toán ngân sách vào đầu tháng 10. Quốc hội thẩm tra,
thảo luận đi đến quyết định trong 2 tháng (từ 2/10 đến 2/12) theo trình tự: (i) Từ
2/10 đến 2/11, các Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra, chủ trì tổ chức các buổi thảo luận
dự toán ngân sách và những vấn đề còn tranh luận với các đảng trong Quốc hội; (ii)
Từ 2/11 đến 2/12, dự toán ngân sách được thảo luận tại Uỷ ban Đặc biệt về Ngân
14
sách và Kế toán. Ngày 2/12, sau khi được thẩm tra, thảo luận tại Uỷ ban Đặc biệt về
Ngân sách và Kế toán, dự toán ngân sách được đưa ra thảo luận chung và bỏ phiếu
tại Quốc hội. Dự toán ngân sách chỉ được chấp nhận và thông qua tại phiên họp toàn
thể của Quốc hội với sự tham dự của ít nhất một nửa tổng số nghị sỹ, đồng thời nhận
được đồng ý của ít nhất một nửa số nghị sỹ tham gia phiên họp này. Quốc hội phê
chuẩn dự toán ngân sách cho năm tài khoá mới dưới hình thức Luật ngân sách
thường niên.
Tính hợp lý ngân sách của Hàn Quốc đứng thứ 4 trong số các thành viên
OECD
Có 4 loại quỹ và tài khoản khác nhau trong hệ thống ngân sách của hàn
Quốc: Một tài khoản chung, 22 tài khoản đặc biệt, 44 tài khoản công cộng và hơn 10
quỹ khác nhau. Trong đó chi tiêu chính phủ Hàn Quốc chủ yếu đựoc thực hiện qua
tài khoản chung.
Chi tiêu chính phủ Hàn Quốc qua tài khoản chung
2000 2001 2002
Dự
tính
Thực
tế

Dự
tính
Thực
tế
Dự
tính
Thực
tế
Thu nhập
Thu từ thuế
Thu từ phúc lợi xã hội
Thu từ các khoản khác
120.8
79.7
17.5
23.6
135.8
92.9
14.8
28.1
142.7
95.8
17.5
30.7
144.0
95.8
17.5
30.7
154.4
103.6

18.2
32.6
156.5
104.1
19.1
33.4
Cho vay và chi tiêu
Chi thường xuyên
Trả lãi
Các khoản phi lãi suất
Chi đầu tư
Cho vay ròng
136.2
101.1
14.1
87
23.0
12.0
129.3
92.8
12.5
80.3
22.3
14.2
150.2
107.0
7.6
99.4
25.7
17.5

140.5
107.8
13.3
94.5
24.9
7.7
153.8
118.9
15.5
103.4
26.4
8.5
144.0
113.5
13.4
100.2
25.6
4.9
Số dư
Đầu tư
Đầu tư trong nước của tư
nhân
Đầu tư nước ngoài
-15.4
15.4
15.6
3.5
-0.2
6.5
-6.5

-6.1
0.0
-0.4
-7.6
7.6
7.9
3.0
-0.3
3.6
-3.6
-3.2
3.7
-0.4
0.6
-0.6
-0.1
5.4
-0.5
12.5
-12.5
-12.0
6.7
-0.5
Nguồn: Bank of Korea
15
Giải ngân thực tế được kiểm soát chặt chẽ bởi Ủy ban Chính sách tiền
tệ. Việc chuyển tiền giữa các chương khác nhau về nguyên tắc chỉ cho phép khi có
sự chấp thuận của quốc hội.
Sau khi được sự chấp thuận ngân sách của quốc hội, Ủy ban Chính sách tiền
tệ thực hiện kế hoạch giải ngân vốn cho từng Bộ trên cơ sở hàng .Ngoài ra, một

hướng dẫn cho việc thực hiện ngân sách được lưu hành vào đầu năm tài chính.
Để cho từng Bộ thực hiện chi ngân sách, họ phải biết số tiền của ngân sách
hàng quý và hàng tháng được cấp kinh phí cho việc sử dụng các bộ tương ứng. Các
quy trình ngân sách và kho bạc được điều hành bởi các cơ quan riêng biệt. Cục Kho
bạc (BOT) của MOFE chuẩn bị kế hoạch kinh phí hàng tháng. Cục kho bạc gửi lịch
trình tài trợ hàng tháng cho từng Bộ để từng bộ chi tiêu và Ngân hàng Hàn
Quốc. Mỗi chi bộ các vấn đề chi phí kiểm tra trong phạm vi kinh phí được cấp. Việc
kiểm tra văn bản do đó là tiền mặt bởi việc phân chia kho bạc của Ngân hàng Hàn
Quốc. Sau khi kết thúc năm tài chính, báo cáo giải quyết của từng Bộ được biên
soạn bởi các Ủy ban chính sách tiền tệ và được kiểm toán của BAI.
Khi ngân sách nhà nước thâm hụt ngân hàng trung ương sẽ cung cấp bằng
cách cho vay chính phủ.
Ta có: Cho vay chính phủ ròng = Cho vay chính phủ - tiền gửi chính phủ
Thông qua tài khoản giao dịch chung của ngân sách nhà nước BOK dễ dàng
có thể kiểm soát được các giao dịch này.
Về phương diện lịch sử, tại Hàn Quốc khoản cho vay Chính phủ ròng (NLG)
thường biến động nhiều nhất, đặc biệt là trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 2,
phản ánh sự tập trung chi tiêu của Chính phủ vào cuối năm. Mặc dù được xem xét
lại hàng ngày, nhưng việc dự báo NLG là khó khăn nhất do khối lượng và thời gian
giải ngân các khoản chi tiêu của Chính phủ thay đổi thường xuyên. Sự thay đổi của
tài sản có ngoại tệ ròng cũng rất đáng kể, nhất là khi thị trường ngoại hối dễ biến
động hơn và BOK phải can thiệp nhiều vào thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, ngày
giá trị của phần lớn các giao dịch trên thị trường ngoại hối đã được chuyển từ “value
today” sang “value tomorrow” hoặc “value spot” như một phần của việc hiện đại
hóa các thị trường ngoại hối vào năm 1994, cho nên BOK hiện nay có thể biết được
quy mô can thiệp ít nhất là 1 ngày trước khi thanh toán.
Trong việc thu thập các luồng thông tin tác động đến các yếu tố tự sinh, BOK
không có bất kỳ sự dàn xếp mang tính thể chế nào. Để có được các dữ liệu liên
quan, các cán bộ của Vụ các thị trường tài chính thường xuyên gọi điện thoại cho
16

các Vụ chức năng có liên quan của BOK cũng như các đơn vị bên ngoài, như Bộ tài
chính và kinh tế cho đến các cơ quan thu thuế ở địa phương.
2.2.2.3. Dự báo tiền ngoài hệ thống ngân hàng
BOK cũng dự báo cầu về dự trữ của khu vực tư nhân – đây là một chỉ số
quan trọng phản ánh cung vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng – dựa trên thông
tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng của
các công ty, lịch các ngày lễ và xu hướng mang tính lịch sử của các luồng tiền mặt.
Về ngắn hạn: Cầu tiền mặt chủ yếu chịu tác động của các yếu tố có tính thời
vụ như ngày chi trả lương, ngày nghỉ. Dựa trên lý thuyết này, Ngân hàng trung ương
hàn Quốc đã sử dụng các số liệu lịch sử, để phân tích tìm ra các yếu tố có tính thời
vụ.
Cụ thể: tại Hàn Quốc, có hai ngày lễ lớn nhất là lễ Chuseok ( lễ Trung thu) và
Lễ Seol ( Tết nguyên đán). Vào thời điểm này, nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế
tăng mạnh, tức là cầu tiền mặt cho lưu thông tăng mạnh. Từ những dữ liệu lịch sử
của các năm trước mà Ngân hàng trung ương Hàn Quốc phải dự báo được lượng
vốn khả dụng thiếu hụt của hệ thống ngân hàng từ đó có kế hoạch thực hiện các
nghiệp vụ nhằm bơm thêm tiền, tăng cung vốn khả dụng cho toàn bộ hệ thống ngân
hàng.
Ví dụ: Lễ Chusoek năm 2003, BOK đã bơm thêm ra lưu thông 3900 tỷ won
(khoảng 3 tỉ USD)
Về dài hạn: cầu tiền mặt chịu tác động cua một số yêu tố như GDP, tiêu dùng
cá nhân, lãi suất, lạm phát, tỷ giá…Vì vậy có thể dự báo trên cơ sở sử dụng các mô
hình cấu trúc tính đến các yếu tố thời vụ.
2.2.2.4. Dự báo các khoản khác ròng
Đây là chênh lệch giữa tất cả các khoản Tài sản Có khác (tài sản cố định,
công cụ lao động, các khoản phải thu…) và Tài sản Nợ khác (các khoản phải trả,
khấu hao tài sản cố định…) và vốn, các quỹ trên bảng cân đối của ngân hàng trung
ương.
Về ngắn hạn các khoản khác ròng biến đổi không đáng kể, thậm chí có một
số khoản không ảnh hưởng đến vốn khả dụng của TCTD như: các khoản định giá lại

17
giá trị tài sản, có khoản có thể biết trước được như khoản mục về lãi của ngân hàng
trung ương.
Đây là thuận lợi lớn nhất đối với công tác dự báo của Ngân hàng Trung ương
các nước. Dự báo mục này nếu không có các thông tin biết trước thì có thể dự báo
không thay đổi trừ các khoản phải thu, phải trả.
2.3. Hiệu quả của việc dự báo vốn khả dụng của BOK
Chức năng quan trọng nhất của BOK là xây dựng và thực hiện chính sách
tiền tệ, đó là quá trình kiểm soát lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế nhằm ổn định
giá cả và đồng thời, nhằm đạt được các mục tiêu như tăng trưởng kinh tế và ổn định
thị trường tài chính.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, hoạt động dự báo và kết quả dự báo vốn
khả dụng là vô cùng quan trọng. Thông qua việc dự báo chính xác lượng cung, cầu
vốn khả dụng, BOK tính toán được mức độ thiếu hụt hay dư thừa của các ngân
hàng. Từ đó bằng các nghiệp vụ của mình, BOK rút bớt hoặc tiếp thêm vốn khả
dụng cho thị trường, làm cho dự trữ trên tài khoản của các ngân hàng tại BOK thay
đổi. Đồng thời các ngân hàng cố gắng xử lý tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt vốn
khả dụng thông qua thị trường liên ngân hàng qua đêm, điều này tác động đến lãi
suất trên thị trường liên ngân hàng sao cho phù hợp với lãi suất cơ bản mà Ủy ban
chính sách tiền tệ đưa ra. Sự thay đổi lãi suất liên ngân hàng ảnh hưởng đến lãi suất
tiền gửi và cho vay nền kinh tế, lợi tức của chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu kho
bạc… Bằng cách đó những xu hướng thay đổi lãi suất tiếp tục ảnh hưởng đến tiêu
dùng đầu tư và cuối cùng ảnh hưởng tới lạm phát. Như vậy, BOK đã đạt được mục
tiêu của mình là ổn định giá cả.
Có thể minh họa hoạt động này theo sơ đồ như sau:
18
2.4. Biện pháp can thiệp sau dự báo
Sau khi có các kết quả dự báo, BOK thường tác động đến thị trường vốn khả
dụng thông qua các nghiệp vụ chính sau: nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tái
cấp vốn, chính sách dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ.

2.4.1. Nghiệp vụ thị trường mở
Chính sách tiền tệ của BOK được thực hiện chủ yếu thông qua nghiệp vụ thị
trường mở. BOK thực hiện nghiệp vụ thị trường mở khi cần thiết phải tác động đến
mức dự trữ trong hệ thống ngân hàng và quản lý lãi suất liên ngân hàng qua đêm để
nó không quá chênh lệch so với lãi suất cơ bản. Các nghiệp vụ này được tiến hành
theo hai cách: mua bán giấy tờ có giá và phát hành trái phiếu ổn định tiền tệ
(MSBs).
Các giao dịch GTCG là việc mua và bán trên thị trường thứ cấp các chứng
khoán của chính phủ, chứng khoán được đảm bảo bởi chính phủ, MSBs và các loại
GTCG khác theo quy định của Ủy ban Chính sách tiền tệ. Các giao dịch này theo
phương thức mua bán hẳn hoặc mua bán kỳ hạn (sử dụng hợp đồng mua lại hoặc
mua lại đảo ngược). Phương thức mua bán kỳ hạn GTCG hiện nay được BOK sử
dụng như một công cụ chính cho việc điều chỉnh thường xuyên vốn khả dụng của thị
trường.
Mua bán kỳ hạn GTCG của BOK
(Đơn vị: nghìn tỷ won)
19
2005 2006 2007 2008 2009 1-9/2010
Mua
83.0
(25)
51.6
(19)
37.5
(14)
27.6
(15)
10.5
(7)
5.2

(3)
Bán
278.4
(84)
197.6
(73)
241.6
(70)
387.0
(59)
703.8
(53)
516.5
(39)
Tổng
số
361.4
(109)
249.2
(92)
279.1
(84)
414.6
(74)
714.3
(60)
521.7
(42)
Lưu ý: Trong ngoặc đơn () là số lượng giao dịch.
Nguồn: Bank of Korea

Trái phiếu ổn định tiền tệ (MSBs) được phát hành bởi BOK, khởi nguồn là
một công cụ chính của chính sách tiền tệ trong giai đoạn khi mà khối lượng của trái
phiếu chính phủ và công cộng cần thiết cho hoạt động thị trường mở không
đủ. MSBs được sử dụng cho việc điều chỉnh cơ cấu vốn khả dụng khi chúng thường
có kỳ hạn tương đối dài. Chúng được phát hành với kỳ hạn khác nhau từ 14 ngày
đến hai năm, trong đó đa số là hình thức kỳ hạn hai năm. MSBs bao gồm các trái
phiếu chiết khấu (discount bonds - với các thời hạn 14 ngày, 28 ngày, 63 ngày, 91
ngày, 140 ngày, 182 ngày, 364 ngày, 371 ngày, 392 ngày và 546 ngày) và các trái
phiếu coupon (coupon bonds - thời hạn 2 năm với phiếu lĩnh lãi hàng quý)
20
Quy mô của việc điều chỉnh vốn khả dụng thông qua nghiệp vụ thị trường mở
(nghìn tỷ Won)
T12/2007 T12/2008 T12/2009 T8/2010
Điều chỉnh VKD
155.2 128.1 158.5 175.5
• MSBs
152.1
(150.3)
124.1
(126.9)
150.2
(149.2)
163.7
(163.1)
• RPs (ròng)
3.1 4.0 8.3 11.8
Nguồn: Bank of Korea
Thành viên tham gia các giao dịch liên ngân hàng ngày càng tăng về cả số
lượng và thành phần bao gồm các ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng đặc
biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính phi ngân hàng

chủ yếu là các công ty chứng khoán, tham gia nhằm tài trợ vốn cho các thanh toán
giao dịch cổ phiếu, trái phiếu.
Giấy tờ có giá được giao
dịch
Đối tác của BOK trên thị trường liên NH
Ban
đầu
• Trái phiếu kho bạc
• Trái phiếu bảo lãnh bởi
chính phủ
• Trái phiếu ổn định tiền
tệ
19 ngân hàng (Kookmin, Shinhan, Woori,
Hana, SCFirst, Citi-Korea, Korea Exchange,
Korea Development, Industrial Bank of
Korea, National Agricultural Cooperative
Federation, National Federation of Fisheries
Cooperatives, Busan, Daegu, Kwangju,
HSBC, Deutsche, JPMorgan Chase, UBS,
Calyon)
Công ty đầu tư và chứng khoán Woori, Tập
đoàn Tài chính chứng khoán Korea.
Mới
thêm
vào
• Trái phiếu ngân hàng
• Trái phiếu phát hành
bởi Korea Land Corporation,
Korea National Housing
Corporation and Small &

Medium Business
Corporation
• Trái phiếu và MSBs
12 công ty chứng khoán (Goodmorning
Shinhan, Daewoo, Dong Yang, Bookook,
Samsung, Shinyoung, Hyundai, HMC, SK,
Kyobo, Daishin, Mirae Asset)
21
Giấy tờ có giá được giao
dịch
Đối tác của BOK trên thị trường liên NH
phát hành bởi Korea Housing
Finance Corporation
Có giá trị từ 6/11/2009 Có giá trị từ 31/7/2009
Nguồn: Bank of Korea
2.4.2. Chính sách tái cấp vốn
BOK thực hiện tái cấp vốn đối với các ngân hàng thông qua 3 công cụ chính
là khoản vay Trần tổng tín dụng (Aggregate Credit Ceiling Loans), Thấu chi nội
ngày (Intraday Overdrafts) và Cho vay đặc biệt (Special Loans)
Trần tổng tín dụng là các khoản vay với lãi suất thấp mà BOK cấp cho các
ngân hàng trong nước để các ngân hàng này cho vay lại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong nền kinh tế. Theo đó BOK sẽ thiết lập một hạn mức tái cấp vốn cho toàn
hệ thống ngân hàng và hạn mức đối với từng ngân hàng.
Lãi suất cơ bản của BOK và lãi suất của khoản vay trần tổng tín dụng
Nguồn: Bank of Korea
Thấu chi nội ngày là khoản vay trên tài khoản của các ngân hàng tại BOK
nhằm bù đắp thiếu hụt trong thanh toán trong thời hạn 1 ngày.
22
Cuối cùng, để đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính, khoản Cho vay
đặc biệt là phương án cứu cánh cuối cùng được BOK sử dụng. Trong tháng 3 năm

2009, BOK đã cấp 3,3 nghìn tỷ Won cho Quỹ tái cấp vốn ngân hàng bằng cách cho
vay Ngân hàng phát triển Hàn Quốc. Điều này nhằm tăng vốn cho hệ thống ngân
hàng trong giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
2004 2005 2006 2007 2008 2009 9.2010
Trần tổng tín dụng 9.0 9.4 9.4 6.4 8.1 9.8 8.0
Các khoản cho vay
đặc biệt
- - - - - 3.3 3.1
Nguồn: Bank of Korea
2.4.3. Chính sách dự trữ bắt buộc
Ngân hàng Hàn Quốc có thể áp đặt các yêu cầu dự trữ trên nợ tiền gửi của
các tổ chức ngân hàng. hệ thống này ban đầu được giới thiệu để bảo vệ người gửi
tiền, nhưng ngày nay nó được sử dụng để kiểm soát các quỹ có sẵn của các ngân
hàng bằng cách điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
BOK ấn định các yêu cầu dự trữ trên số dư nợ tiền gửi của các ngân hàng. Hệ
thống này ban đầu được sử dụng để bảo vệ người gửi tiền, nhưng ngày này nó được
sử dụng để kiểm soát vốn khả dụng của các ngân hàng bằng cách điều chỉnh tỷ lệ dự
trữ bắt buộc.
2.4.4. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ
Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tái cấp vốn và yêu cầu dự trữ
bắt buộc, BOK còn tác động tới hệ thống vốn khả dụng của các ngân hàng thông qua
nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ. Ngoài ra hoạt động này còn nhằm ổn định thị trường
ngoại hối trong nước, tác động tới tỷ giá của đồng Won, qua đó tác động tới các hoạt
động khác của nền kinh tế như xuất nhập khẩu….
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ của Hàn Quốc với một số quốc gia
Khối lượng giao dịch Ngày bắt
đầu
Ngày đáo hạn
Hàn Quốc – Mỹ 30 tỷ đô la 30/10/2008 10/2/2010
Hàn Quốc – Trung

Quốc
180 tỷ Nhân dân Tệ/30
nghìn tỷ Won
12/12/2008 12/12/2011
Hàn Quốc – Nhật Bản 20 tỷ đô la 12/12/2008 30/10/2009
Nguồn: Bank of Korea
2.4.5. Một số biện pháp can thiệp của BOK giai đoạn khủng hoảng tài chính
toàn cầu (2008-2009) và giai đoạn hiện nay (2010-2011)
2.4.5.1. Giai đoạn khủng hoảng 2008-2009
23
Sau sự sụp đổ của Lehman Brothers 9-2008, thị trường tiền tệ và thị trường
ngoại hối ở Hàn Quốc đã rơi vào tình trạng hỗn loạn. Các lĩnh vực đầu tư của nền
kinh tế cũng sụt giảm nhanh chóng dưới tác động của thị trường tài chính quốc tế
bất ổn và cuộc đại suy thoái đang lan rộng trên toàn thế giới. Các động thái của
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc trong giai đoạn này gồm có:
Từ 10/2008 tới 2/2009, BOK hạ Lãi suất cơ bản 6 lần, từ 5,25% xuống 2%-
mức Lãi suất cơ bản thấp nhất trong lịch sử tính từ năm 1999.
BOK cung thêm vốn khả dụng cho các ngân hàng qua OMOs là 18,5 nghìn
tỷ won. Ngoài ra còn thiết lập ngay Quỹ ổn định thị trường trái phiếu với số vốn huy
động 5 nghìn tỷ Won, trong đó BOK góp 2,8 nghìn tỷ Won. BOK chấp nhận cho trái
phiếu ngân hàng, trái phiếu công ty được phép giao dịch trên OMOs.
Để hỗ trợ các ngân hàng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ,từ tháng
11/2008 tới tháng 3/2009, BOK tăng tổng hạn mức tái cấp vốn từ 6,5 nghìn tỷ Won
lên tới 10 nghìn tỷ Won.
BOK hỗ trợ các ngân hàng bằng cách trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc.
Thành lập Quỹ tái cấp vốn ngân hàng với số vốn 4 nghìn tỷ Won(trong đó BOK
đóng góp 3,3 nghìn tỷ Won). Quỹ này sẽ hỗ trợ thông qua việc mua các trái phiếu và
khoản nợ, giúp các ngân hàng tăng cường vốn, đảm bảo thanh khoản trong giai đoạn
khủng hoảng.
Để tránh leo thang thành khủng hoảng ngoại hối, BOK đã nhanh chóng có

những biện pháp kip thời trên thị trường ngoại hối. Cụ thể, BOK ký kết hợp đồng
hoán đổi ngoại tệ trị giá 30 tỷ USD, kỳ hạn 15 tháng với FED. BOK tham gia hợp
đồng hoán đổi ngoại tệ trị giá 180 tỷ CNY, kỳ hạn 3 năm với Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc. Ngoài ra BOK hoán đổi ngoại tệ trị giá 20 tỷ USD kỳ hạn 13 tháng với
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Tổng cộng 26,6 tỷ USD đã được BOK hỗ trợ cho
các ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản ngoại tệ. Có khoảng 10 tỷ USD
được lấy từ dự trữ ngoại hối quốc gia để sử dụng cho nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ.
Số ngoại tệ thu được từ các nghiệp vụ hoán đổi này trị giá khoảng 16,4 tỷ USD lại
tiếp tục được đem đấu giá cho vay các Ngân hàng trong nước để hỗ trợ thanh khoản
và duy trì danh mục đầu tư.
2.4.5.2. Xu hướng can thiệp giai đoạn hiện nay (2010-2011)
Sang giai đoạn hậu khủng hoảng, BOK đặt ra mục tiêu chính là ổn định giá
cả, tránh để lạm phát gia tăng gây hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Trong năm
2010, BOK có sự thay đổi lớn về bộ phận lãnh đạo cốt cán. Tháng 4-2010, ông Kim
Jung-su đã nhậm chức Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK), thay thế
ông Lee Seong-tae hết nhiệm kỳ 4 năm vào tháng trước. Điều này rõ ràng hứa hẹn
24
cho Hàn Quốc sẽ có những chính sách tiền tệ mới có tính cải cách cao. Một trong
những nhiệm vụ chủ chốt của ông Kim sẽ là xây dựng chiến lược lối thoát hậu
khủng hoảng thành công, đồng thời hỗ trợ hồi phục kinh tế trong bối cảnh nguy cơ
lạm phát tăng. Thời điểm đưa ra chiến lược này rất quan trọng bởi 1 loạt các biện
pháp phải giúp thẩm thấu kịp thời lượng thanh khoản lớn đã được tung ra để kích
thích nền kinh tế và nhằm ngăn chặn lạm phát sau khi kinh tế hồi phục. Nếu chiến
lược lối thoát được áp dụng quá sớm, nó có thể tổn hại quá trình hồi phục kinh tế
hiện tại. Nếu được áp dụng quá chậm, nó sẽ lại có tác dụng ngược là gây lạm phát.
Cụ thể các biện pháp đã và đang được thực thi trong giai đoạn này như sau:
Ngày 9/7/2010, mức lãi suất cơ bản thấp nhất 2% được duy trì từ tháng 2-
1009 đã được nâng lên 0,25% để mở đầu cho chính sách tiền tệ thắt chặt. Sau đó,
16-11-2010, BOK tăng lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong năm này lên mức 2,5% khi
mà làm phát đang bắt đầu vượt qua mức trần đặt ra. Chỉ số CPI trong tháng 10 đã

đạt 4,1%-đây là mức cao nhất trong 20 tháng trước đó. Trong khi đó BOK đặt mục
tiêu CPI từ 2-4% cho tới hết năm 2012. BOK còn nâng lãi suất “hợp đồng mua lại 7
ngày” từ 2,25% lên 2,5%. Việc tăng lãi suất dự kiến sẽ góp phần kiềm chế áp lực
lạm phát và kỳ vọng lạm phát.
Đầu năm 2011 bằng việc nâng lãi suất cơ bản từ 2,5 lên 2,75%, Hàn Quốc
đã cho thấy rõ về một chính sách tiền tệ thắt chặt. Không đầy 2 tháng sau, để tăng
hiệu quả cho chính sách kiềm chế lạm phát, BOK tiếp tục nâng lãi suất này thêm
0,25% nữa và đang duy trì ở 3%. Đây là bước nâng lần thứ 4 kể từ mức thấp kỷ lục
2%. Như vậy rõ ràng nhân tố lãi suất đang được BOK tận dụng tối đa để ổn định giá
cả, kiềm chế lạm phát nhưng rất điều độ cả tần suất lẫn mức độ. Qua đây có thể
nhận thấy BOK khá chủ động trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Ngày 13/6/2010, BOK công bố thắt chặt các quy định trong giao dịch ngoại
hối nhằm ổn định tình trạng tài chính bất ổn của nước này. Các biện pháp mới sẽ có
hiệu lực từ tháng 7-2010 và là những nỗ lực mới nhất của Seoul nhằm điều tiết dòng
vốn nước ngoài và đồng won biến động. BOK giới hạn lượng tiền tệ trên thị trường
kỳ hạn của các tổ chức tài chính Hàn Quốc ở mức 50% vốn điều lệ và của các ngân
hàng nước ngoài hoạt động tại Hàn Quốc là 250%.
Những biện pháp mới mà bộ Tài chính Hàn Quốc đưa ra bao gồm việc thắt
chặt các quy định về sử dụng vốn vay ngân hàng bằng ngoại tệ cho các mục đích
trong nước. Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, việc xây dựng mạng lưới tài chính an
25

×