KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ
MỤC TIÊU
Trình bày được định nghĩa và cơ chế
của phù.
Trình bày được cách khám và phát
hiện phù.
Kể được các nguyên nhân gây phù.
Trình bày được các nguyên nhân
thường gặp gây phù toàn thân và phù
khu trú.
ĐỊNH NGHĨA
Phù là hiện tượng ứ dịch ngoài tế bào, tại
khu vực gian bào, biểu hiện chủ yếu dưới
dạng thâm nhiễm vào các tổ chức, đặc
biệt là tổ chức liên kết dưới da. Khối
lượng trong lòng mạch (thể tích máu) có
thể tăng, bình thường hoặc giảm.
Phù có thể toàn thân hoặc phù khu trú.
Phù toàn thân có thể có cổ trướng, tràn
dịch màng phổi, màng tinh hoàn, đôi khi
tràn dịch màng tim.
CƠ CHẾ PHÙ
Dịch ngoài tế bào gồm hai khu vực: dịch
khoảng kẽ (75%) và dịch trong lòng
mạch (25%).
Áp lực thuỷ tĩnh trong lòng mạch và áp
lực keo trong tổ chức kẽ: làm nước đi từ
trong lòng mạch sang tổ chức kẽ.
Áp lực thuỷ tĩnh trong tổ chức kẽ và áp
lực keo trong lòng mạch: làm nước đi từ
tổ chức kẽ vào trong lòng mạch.
CƠ CHẾ PHÙ
Một phần dịch kẽ trở lại lòng mạch thông
qua dẫn lưu bạch mạch.
Phù xuất hiện khi có:
Tăng AL thuỷ tĩnh trong lòng mạch.
Giảm AL keo trong lòng mạch.
Tăng tính thấm của thành mao mạch.
Giảm sự dẫn lưu bạch mạch.
CƠ CHẾ PHÙ
Mao quản cầu thận bị tổn thương: viêm →
giảm diện tích lọc giảm mức lọc cầu →
thận giảm thể tích dịch đến ống lượn →
xa không đào thải đủ natri, giữ NaCl, →
giữ nước dịch ngoài tế bào tăng→
Giảm áp lực keo: giảm albumin mất →
cân bằng thẩm thấu nước thoát vào tổ →
chức giảm thể tích tuần hoàn giảm → →
dòng máu qua thận tăng tiết renin và →
ADH giảm Na niệu giữ muối và nước→ →
CƠ CHẾ PHÙ
Tăng áp lực trong lưới mao mạch:
Tăng AL tĩnh mạch toàn thể: suy tim
Tăng AL tĩnh mạch khu trú: viêm tắc TM,
chèn ép tĩnh mạch
Rối loạn dẫn lưu bạch mạch: làm tăng
nồng độ protein dịch kẽ
Tăng tính thấm mao mạch: phù trong dị
ứng và viêm
Giảm áp lực thuỷ tĩnh trong tổ chức: phù
tập trung vùng tổ chức lỏng lẻo, phù ở
người già, người suy kiệt
CHÚ Ý KHI HỎI BỆNH
Giới tính, tuổi của BN: phụ nữ sau 60 tuổi
có thể có suy tĩnh mạch
BN có bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ
huyết khối, hoặc có bệnh lý huyết khối -
tắc mạch
Phù có liên quan vòng kinh (tính chất chu
kỳ) hay thai kỳ (nhiễm độc thai nghén)
Sự tồn tại các yếu tố gây khởi phát: dùng
thuốc, vết đốt của côn trùng, thức ăn…
CÁCH KHÁM BỆNH NHÂN PHÙ
Cách khám:
Nguyên tắc: khám trên nền xương cứng
Khám lần lượt: mặt, tay, chân, bụng, ngực,
lưng, mặt sau đùi, bộ phận sinh dục
Phát hiện phù:
Quan sát: vùng phù sưng to, căng mọng, che
lấp các chỗ bình thường vẫn lồi hoặc lõm,
màu da nhợt đi: mi mắt nề, mất nếp nhăn,
các mắt cá chân, mu chân, đầu xương tay –
chân đầy lên
Khám: ấn lõm (dấu Godet) hoặc không
Nếu kín đáo: đánh giá cân nặng
CÁCH KHÁM BỆNH NHÂN PHÙ
Tính chất phù:
Xác định vị trí phù: toàn thân hay khu trú
Mức độ phù: nhiều hay ít
Phù ấn lõm hay không (dấu Godet)
Theo dõi tiến triển phù: nhanh hay chậm,
đánh giá cân nặng
Mối liên quan với thời gian trong ngày và tư
thế
Tác dụng của chế độ ăn nhạt đối với phù: phù
do suy tim, suy thận đỡ khi ăn nhạt
CÁCH KHÁM BỆNH NHÂN PHÙ
Các triệu chứng kèm theo:
Mức độ ứ nước: tràn dịch các màng
Đo nước tiểu hàng ngày
Các triệu chứng phản ánh cản trở cơ giới trên
hệ tuần hoàn:
Tuần hoàn bàng hệ vùng ngực, vùng hạ sườn
phải và thượng vị, vùng bẹn và hạ vị
Da và niêm mạc xanh tím: cản trở cơ giới ở TM
chủ trên hoặc đại tuần hoàn, ở các chi
Triệu chứng viêm nhiễm tại chỗ: sưng, nóng,
đỏ, đau, nổi hạch vùng, sốt
Các triệu chứng đi kèm với phù
TÌM CÁC BỆNH LÝ CƠ QUAN
Khám tuyến giáp: dấu hiệu suy giáp
Khám tim: dấu hiệu suy tim phải hoặc suy
tim toàn bộ
Khám gan: dấu hiệu suy tế bào gan, tăng
áp lực tĩnh mạch cửa
Khám thận: protein niệu, tình trạng suy
thận
Tình trạng dinh dưỡng của BN
NGUYÊN NHÂN GÂY PHÙ
Phù toàn thân:
Bệnh thận
Suy tim
Xơ gan
Suy dinh dưỡng
Phù khu trú:
Hội chứng trung thất
Thiếu vitamin B1
Viêm tắc tĩnh mạch
Viêm mạch bạch huyết
Phù dị ứng
Phù do thai nghén
Phù do nguyên nhân nội tiết
Phù do thuốc
PHÙ TOÀN THÂN
Phù ở mặt, thân và tứ chi
Phù đối xứng hai bên
Phù mềm, không đau và có dấu hiệu
Godet
Liên quan đến tư thế (phù phần thấp)
Có thể tràn dịch màng phổi, màng bụng,
màng tinh hoàn, màng tim (ít gặp) (dịch
thấm)
PHÙ TRONG BỆNH THẬN
Nguyên nhân:
Viêm cầu thận cấp, mạn tính
Hội chứng thận hư
Suy thận câp/mạn có vô niệu, thiểu niệu
Đặc điểm:
Phù trắng, mềm, ấn lõm
Xuất hiện ở mặt trước, sau đó lan xuống dưới
Có thể tràn dịch các màng: màng phổi, màng
bụng, màng tim
Có protein niệu, nếu HCTH có giảm albumin
máu
VIÊM CẦU THẬN CẤP
Điển hình nhất là sau nhiễm liên cầu
Sau 2 – 3 tuần: phù, đái ít, tăng HA, đái
máu đại thể hoặc vi thể
Phù nhẹ hoặc trung bình
Ăn nhạt đỡ phù
Protein niệu trung bình 1 – 3 g/24h
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
Phù nhiều, toàn thân, có thể kèm theo
cổ trướng, tràn dịch màng phổi, màng
tim (ít), màng tinh hoàn.
Protein niệu cao ≥ 3,5 g/24h
Protein máu giảm ≤ 60 g/L, Albumin
máu giảm ≤ 30 g/L
Cholesterol máu ≥ 6,5 mmol/L.
VIÊM CẦU THẬN MẠN
Có thể có tiền sử viêm cầu thận cấp hoặc
hội chứng thận hư.
Phù các mức độ từ nhẹ đến phù nhiều,
toàn thân, thường là phù nhẹ hoặc trung
bình
Ăn nhạt đỡ phù
Tăng huyết áp
Giai đoạn muộn: tăng HA, thiếu máu
XN: protein niệu, hồng cầu niệu
SUY THẬN CẤP
Có nguyên nhân cấp tính: bệnh cầu thận
cấp, hoại tử ống thận cấp, tắc nghẽn
sau thận cấp tính
Thiểu niệu/vô niệu
Ure, creatinin, kali máu tăng cao dần
Toan chuyển hoá
Siêu âm hai thận to hơn bình thường,
không thấy xơ hoá
SUY THẬN MẠN
Có nguyên nhân mạn tính: bệnh cầu
thận mạn, bệnh ống kẽ thận mạn…
Ure, creatinin, axit uric máu tăng cao
dần
Mức lọc cầu thận giảm từ từ
Phù thường nhẹ hoặc trung bình
Kèm theo thiếu máu
Siêu âm: hai thận xơ hoá
PHÙ DO SUY TIM
Do suy tim phải hoặc suy tim toàn bộ
Phù mềm, ấn lõm, có khi hơi tím
Giai đoạn đầu chỉ phù ít và ở hai chân,
g/đ sau có thể phù toàn thân
Ăn nhạt giảm phù
Kèm theo gan to, TM cổ nổi, phản hồi gan
– TM cổ (+)
Có thể cổ trướng và tràn dịch màng phổi
Bệnh lý gây suy tim: bệnh van tim (HHL),
tăng huyết áp, thông liên nhĩ…
PHÙ DO XƠ GAN
Phù trắng, mềm, chủ yếu hai chi dưới,
kèm theo cổ trướng
Ăn nhạt đỡ phù một phần
Các triệu chứng của xơ gan: vàng mắt,
vàng da, sao mạch, lòng bàn tay son,
lách to, gan teo nhỏ hoặc to
Tuần hoàn bàng hệ cửa - chủ
Siêu âm: nhu mô và bờ gan không đều,
giãn TM cửa, lách to, cổ trướng
PHÙ DO SUY DINH DƯỠNG
Chủ yếu phù hai chi dưới, có thể phù toàn
thân
Phù mềm, ấn lõm, phù nhẹ/trung bình
Không liên quan tới thời gian trong ngày
hoặc tư thế BN
Không có protein niệu
Có giảm protein máu
Có bệnh đường ruột mạn tính, NK mạn
tính (lao), bệnh ác tính (K hệ tiêu hoá)