ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CHU THANH NGÂN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
Ở BA VÌ - HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
CHU THANH NGÂN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
Ở BA VÌ - HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ DẬU
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được
công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ
Chu Thanh Ngân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 9
1.1. Kinh tế du lịch 9
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 9
1.1.2. Các loại hình du lịch 22
1.1.3. Vai trò của kinh tế du lịch 26
1.2. Phát triển kinh tế du lịch 33
1.2.1. Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế du lịch 33
1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch 50
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trên địa bàn Hà Nội về phát triển kinh tế
du lịch 54
1.3.1. Kinh nghiệm của thành phố Sơn Tây - Hà Nội 54
1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Mỹ Đức - Hà Nội 57
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH 60
2.1. Tiềm năng và quan điểm phát triển kinh tế du lịch của huyện Ba Vì 60
2.1.1. Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì 60
2.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế du lịch Ba Vì 66
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì giai đoạn 2008 - nay 67
2.2.1 Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch 67
2.2.2 Công tác thăm dò, nghiên cứu, phát hiện sản phẩm du lịch 72
2.2.4. Các loại hình du lịch 77
2.3. Đánh giá chung về phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội 83
2.3.1. Những kết quả đạt được 83
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 90
Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH HUYỆN BA VÌ 101
3.1. Bối cảnh mới và phương hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch của Ba
Vì - Hà Nội 101
3.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến phát triển du lịch 101
3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì 106
3.2. Giải pháp và tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch
huyện Ba Vì, Hà Nội 111
3.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế du lịch đối với Ba Vì 111
3.2.2. Tổ chức thực hiện 118
KẾT LUẬN 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
1
DANH MỤC BẢNG
STT
Số hiệu
Tên bảng
Trang
1
2.1
Các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn
huyện Ba Vì – Hà Nội
67
2
2.2
Cơ sở vật chất các đơn vị du lịch huyện Ba Vì
69
3
2.3
Hiện trạng sử dụng đất du lịch huyện Ba Vì
73
4
2.4
Số vốn đầu tư của các công ty hoạt động kinh
doanh du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì
75
5
2.5
Số lượng khách sử dụng loại hình du lịch nghỉ
ngơi, giải trí tại Ba Vì
76
6
2.6
Số lượng khách tham gia các loại hình du lịch
thể thao tại các khu du lịch ở Ba Vì
77
7
2.7
Số lượng khách tắm khoáng nóng, tắm bùn tại
các khu du lịch Ba Vì
78
8
2.8
Số lượng khách sử dụng các loại hình du lịch
công vụ tại Ba Vì
81
9
2.9.
Tổng hợp khách đến thăm quan du lịch Ba Vì
từ 2006-2012
82
10
2.10
Doanh thu của du lịch Ba Vì từ 2009-2012
83
11
2.11
Nộp ngân sách Nhà nước của du lịch Ba Vì từ
2006-2012
86
DANH MỤC HÌNH
STT
Số hiệu
Tên hình
Trang
1
1.1
Mối quan hệ giữa các nhân tố trong hoạt động
du lịch
11
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, du lịch đã trở thành nhu
cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Ngày nay, du lịch
đóng vai trò như sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia,
các dân tộc. Trên thế giới, du lịch hiện được xem là một trong những ngành
kinh tế dịch vụ hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc
gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà lĩnh vực này mang
lại. Trong cơ cấu ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thì dịch
vụ ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều di tích lịch sử, thiên nhiên ưu đãi,
nhiều danh lam thắng cảnh… rất phù hợp để phát triển kinh tế du lịch. Trong
những năm qua, Việt Nam coi phát triển du lịch là một hướng chiến lược
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời xác định phát triển du lịch thực
sự là một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở “đa dạng hóa sản phẩm du lịch
và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế” [5,
tr57]
Nằm trong xu thế chung của cả nước, Ba Vì - Hà Nội đã có nhiều giải
pháp phát triển kinh tế du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và
ngoài nước đến địa phương tham quan các danh lam thắng cảnh, nghỉ ngơi,
vui chơi, giải trí… Các khu du lịch, khu sinh thái Ba Vì từ lâu đã là điểm đến
của nhiều du khách, không chỉ khách trong nước mà còn cả khách quốc tế. Vì
vậy, kinh tế du lịch Ba Vì đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một
bộ phận lớn lực lượng lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa
phương theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; đóng góp tỉ trọng ngày
càng lớn trong GDP. Kinh tế du lịch Ba Vì không chỉ có những đóng góp đối
3
với sự phát triển của Ba Vì, mà còn là sự đóng góp đối với sự phát triển của
thành phố Hà Nội và của đất nước.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-HU của Huyện ủy Ba Vì về
phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2011, du lịch Ba Vì đã có những bước phát
triển tích cực: Doanh thu hàng năm tăng bình quân 33,6%, lượt khách tăng
bình quân 20%/năm, đời sống của cán bộ, nhân viên các khu du lịch ngày
càng được nâng lên, thu hút hàng ngàn lao động hàng năm, giúp tiêu thụ các
mặt hàng nông sản, đồ thủ công mỹ nghệ, giúp phục hồi và phát triển các
nghề truyền thống, góp phần làm giảm đáng kể các tệ nạn xã hội, nâng cao
dân trí và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương. Chính vì vậy,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015
và Nghị số 09/NQ-HU, ngày 31/3/2011 của Huyện ủy Ba Vì đã xác định rõ
mục tiêu: Phát triển dịch vụ du lịch Ba Vì trở thành ngành kinh tế trọng điểm
của huyện, đến năm 2015 đạt 2,5 - 2,6 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt
200 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định tại chỗ cho 3.500 lao động, thu hút trên
10.000 lao động ở các địa phương lận cận đến kinh doanh trong mùa du lịch
tại các khu du lịch của huyện.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần có những đánh giá cụ thể về tiềm năng,
hiện trạng phát triển kinh tế du lịch tại địa phương, từ đó xác định hướng phát
triển và giải pháp cho sự phát triển ngành kinh tế này.
Vậy, thực trạng kinh tế du lịch ở Ba Vì ra sao? Giải pháp nào để phát
huy tiềm năng thế mạnh của địa phương cho việc phát triển kinh tế du lịch ở
ba Vì, Hà Nội là câu hỏi cần được quan tâm giải đáp. Chính vì lẽ đó, tác giả
lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình và nhằm giải đáp câu hỏi trên.
4
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế du lịch, những lý
luận chung về kinh tế du lịch đã được công bố. Đây là nguồn tài liệu quý giá
và hữu ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Một số công trình điển hình
như:
* Nhóm công trình nghiên cứu lý luận
- Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi Đình: Kinh tế du lịch và du lịch học - Nhà
xuất bản Trẻ, năm 2000.
- Công trình: Kinh tế du lịch của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Công trình: Kinh tế du lịch của Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Cao
đẳng Du lịch Hà Nội
- Robert Lanquar (2005) có công trình: Kinh tế Du lịch - Nhà xuất bản Thế
giới, năm 2005
Ngoài ra, còn có Pháp lệnh du lịch Việt Nam do Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2006
Những công trình này nghiên cứu và xây dựng khung lýluận về kinh tế du
lịch như: khái niệm, các loại hình du lịch, những nhân tố ảnh hưởng tới kinh
tế du lịch…Đây là nguồn tài liệu cho tác giả tiếp cận, kế thừa những khái
niệm về du lịch, về kinh tế du lịch nói chung.
* Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn ở các địa phương
- Hoàng Đức Cường: “Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An”, Luận văn
thạc sỹ kinh tế, 1999.
- Trần Ngọc Tư: “Phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc - tiềm năng và
giải pháp”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, 2008.
- Nguyễn Thị Hồng Nhung: “Phát triển kinh tế du lịch Hải Phòng thời kì
hội nhập và phát triển”, Luận văn thạc sĩ, 2007.
5
- Nguyễn Thị Lan: “Phát triển kinh tế tư nhân ngành du lịch tỉnh Thanh
Hoá”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, 2008.
- Đỗ Thị Bích Huệ: “Phát triển du lịch thành phố Hà Nội”, Luận văn
Thạc sĩ kinh tế chính trị, 2008.
- Nguyễn Thị Lan Phương: “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai”, Luận
văn thạc sĩ Kinh tế chính trị, 2010.
- Nguyễn Tuấn Dũng: “Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà
Nội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, 2012.
Các công trình trên đã nghiên cứu vấn đề phát triển kinh tế du lịch theo
cách tiếp cận truyền thống - là những hoạt động và kết quả hoạt động du lịch,
gắn với một địa phương cụ thể, trong những giai đoạn cụ thể.
* Công trình nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch Ba Vì
Công trình của tác giả Hoàng Văn Hùng:“Thực trạng phát triển kinh
doanh du lịch huyện Ba Vì những vấn đề nổi cộm - Phương hướng và giải
pháp thực hiện”, Đề tài nghiên cứu tại lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du
lịch, ngành Du lịch Hà Tây, 2004. Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến
những vấn đề lý luận cơ bản, những vấn đề thực tiễn của quá trình phát triển
kinh tế du lịch nói chung cũng như ở một số địa phương nói riêng. Đây là
nguồn tư liệu tham khảo rất có ý nghĩa trong việc thực hiện đề tài luận văn.
Các công trình nghiên cứu đã công bố trên đã làm rõ ở những khía cạnh
khác nhau về kinh tế du lịch và vấn đề phát triển kinh tế du lịch trên phương
diện lý thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung
nghiên cứu sâu và có hệ thống về phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì, Hà Nội,
theo cách tiếp cận kinh tế chính trị, gắn với nội hàm phát triển và những tiêu
chí đánh giá sự phát triển đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
6
Vận dụng và hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế du lịch,
luận phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà
Nội. Từ đó đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế du lịch Ba Vì theo hướng
phát triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Khái quát và hệ thống hóa và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và tìm hiểu
kinh nghiệm thực tiễn của vấn đề phát triển kinh tế du lịch ở một số địa
phương.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì - Hà Nội.
Từ đó đánh giá những thành công, hạn chế và các nhân tố tác động đến trong
quá trình phát triển kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian qua.
- Phân tích những ảnh hưởng trong bối cảnh kinh tế mới đến sự phát
triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội. Từ đó đề xuất các gợi ý chính sách để
phát triển kinh tế du lịch của địa phương trong thời gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chung
Đề tài sử dụng những phương pháp chung như:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch.
Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng tài liệu, báo cáo thống kê của địa
phương để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì -
Hà Nội. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp cũng được sử dụng phổ
biến trong luận văn.
Luận văn có sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, để phản ánh nội dung phân
tích.
7
4.2. Phương pháp cụ thể
- Kế thừa và phát triển lý luận về phát triển du lịch để hoàn thiện thêm
cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch.
- Tập hợp, phân tích các tài liệu của UBND huyện, của các đơn vị kinh
doanh du lịch; Các tài liệu, số liệu của Sở Du lịch Hà Nội, của Chi cục Thống
kê Thành phố Hà Nội…Từ đó, đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch theo
khung lý thuyết ở chương 1 trên phương diện thành công, hạn chế và nguyên
nhân của tình hình.
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở địa phương, cũng như kinh
nghiệm của các địa phương khác, luận văn đưa ra những định hướng và giải
pháp đẩy mạnh phát triển hiệu quả kinh tế du lịch ở Ba Vì, Hà Nội.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển kinh tế du lịch được
nghiên cứu theo cách tiếp cận kinh tế chính trị. Vấn đề nghiên cứu gắn với
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, gắn với
những biến động về môi trường kinh tế, xã hội, vấn đề hội nhập kinh tế quốc
tế.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu về sự phát triển của các doanh nghiệp
kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì - Hà Nội
* Phạm vi thời gian: từ năm 2008 - nay.
6. Một số đóng góp mới của luận văn
- Hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển kinh tế du lịch: nội dung và
những tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch.
8
- Đánh giá một cách khách quan thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở
Ba Vì, Hà Nội từ năm 2008, đến nay: những thành tựu, bất cập trong sự phát
triển và nguyên nhân của tình hình.
- Đề ra giải pháp có thể vận dụng vào phát triển kinh tế du lịch ở địa
phương trong thời gian tới, gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế và hội nhập
kinh tế của địa phương và Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội
Chương 3. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế du
lịch huyện Ba Vì
9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
1.1. Kinh tế du lịch
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
1.1.1.1. Khái niệm
* Du lịch
Trong từ điển Oxford của Anh, du lịch có nghĩa là đi xa và du lãm. Nghĩa
rằng đây là một hoạt động rời nhà đi xa rồi trở về và trong thời gian ấy thì
tham quan du lãm ở một hoặc vài địa phương. Với ý nghĩa đó, du lịch đã xuất
hiện vào cuối xã hội nguyên thuỷ, đầu xã hội chiếm hữu nô lệ.Vào thời kì
này, do sự phân công lao động xã hội: phân chia giữa trồng trọt và chăn nuôi:
giữa nông nghiệp, thương nghiệp và ngành thủ công làm cho kinh tế hàng hóa
ngày càng phát triển, thị trường ngày càng được mở rộng, nhu cầu giao lưu
kinh tế xã hội giữa các thành viên trong xã hội, giữa các vùng, miền trong một
quốc gia tăng mạnh, kéo theo đó là nhu cầu du lịch tăng lên. Tuy nhiên, hoạt
động du lịch thời kì này còn chưa rõ ràng, mục đích chính của việc đi đây đi
đó của con người là trao đổi hàng hoá, việc tham quan du lịch chỉ là sự kết
hợp ngẫu nhiên, chủ yếu mang tính tự phát, tự phục vụ là chính. Du lịch chưa
trở thành một ngành kinh tế đặc thù của xã hội.
Ở phương Tây, vào những năm cuối của thế kỉ XIV đã có nhiều quan niệm
khác nhau về du lịch. Có quan niệm cho rằng du lịch là một ngành công
nghiệp, đó là ngành “công nghiệp mẹ”, một ngành công nghiệp then chốt. Sự
phát triển về du lịch có tác động to lớn tới tất cả các ngành kinh tế của một
quốc gia. Nhưng cũng có quan niệm cho rằng du lịch là một hoạt động kinh tế
nhằm phục vụ khách nước ngoài, là một ngành kinh doanh, kinh doanh các
danh lam của đất nước, đối tượng tham quan là khách nước ngoài.
10
Đến đầu thế kỉ XX, du lịch vẫn còn là hoạt động dành riêng cho những
người khá giả, họ đi du lịch là để hưởng ngoạn, giải trí. Và sau đó hoạt động
này ngày càng thu hút được sự tham gia của hầu hết các tầng lớp xã hội khác
nhau.
Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu, gắn liền với cuộc
sống hàng ngày của hàng triệu người. Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì
năm 2000 số lượng khách du lịch toàn cầu là 698 triệu lượt người với doanh
thu đạt được là 467 tỷ USD; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt với
doanh thu 474 tỷ USD; dự tính đến năm 2010 sẽ có khoảng 1006 triệu lượt
khách du lịch với doanh thu khoảng 900 tỷ USD.[8, tr 50]
Mặc dù vậy, hiện nay khi đề cập đến du lịch, không ít người lầm tưởng
rằng: du lịch là những kì nghỉ hè với những bãi biển đầy người, các sân bay
hay các đoàn xe du lịch vòng quanh các phố phường… Do đó, việc xây dựng
quan niệm và hiểu biết đúng đắn về ngành kinh tế du lịch có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của du lịch nhằm đáp ứng một
cách đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người.
Theo Hội liên hiệp các chuyên gia quốc tế về du lịch thì: “Du lịch là sự
tổng hoà các hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của
những người không định cư dẫn tới. Số người này không định cư lâu dài, và
lại cũng không làm bất kì hoạt động nào để kiếm tiền”.[16,tr 241]
Trong tuyên ngôn Manila (1980) của tổ chức du lịch Quốc tế thì du lịch
được xem là: “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích thực hiện sự
phát triển các nhân về phương tiện kinh tế xã hội, văn hoá và tinh thần cùng
với việc đẩy mạnh về hiểu biết và hợp tác giữa mọi người”. [16, tr 252].
Khái niệm này đã nhấn mạnh mục đích hoà bình của việc du lịch, đồng
thời cũng bao quát việc du lịch để vui chơi, tiêu khiển với việc du lịch vì công
11
việc. Tuy nhiên khái niệm trên vẫn chưa phản ánh được đặc điểm tổng hợp
khách quan của hoạt động du lịch, của người du lịch.
Kế thừa các quan điểm trên các tác giả Trung Quốc trên cơ sở phân tích
bản chất và thuộc tính của việc du lịch cũng đưa ra khái niệm khá toàn diện
về du lịch:“Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội nảy sinh trong điều kiện
kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hoà tất cả các quan hệ và hiện tượng do
lữ hành để thoả mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn
hoá nhưng lưu động chứ không định cư mà tạm thời cư trú của tất cả mọi
người dẫn tới”.[9, tr33].
Trường Đại học kinh tế Praha (Cộng hoà Séc) đưa ra định nghĩa về du lịch
như sau:“Du lịch là tập hợp các hoạt động kĩ thuật, kinh tế và tổ chức liên
quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở
thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và
viếng thăm có tổ chức thường kì”.[10, tr17]
Định nghĩa của trường tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgarie như
sau:“Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn -
chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ, hàng hoá của các đơn vị kinh tế riêng
biệt, độc lập - đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kĩ thuật
chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, cư trú ăn uống nghỉ ngơi với mục đích
thoả mãn các nhu cầu cá thể về vật chất và tinh thần của những người lưu trú
ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí (thuộc các
nhu cầu về văn hoá, chính trị, kinh tế…) mà không có mục đích lao động kiếm
lời”. [10, tr17-18]
Hai định nghĩa trên đã xem xét kĩ hiện tượng du lịch như là một phạm trù
kinh tế với đầy đủ tính đặc trưng và vai trò của một bộ máy kinh tế, kĩ thuật
điều hành.
12
Khác với các định nghĩa trên, định nghĩa về du lịch của Michael Coltman
lại rất ngắn gọn như sau:“Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân
tố trong quá trình phục vụ du lịch, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ
du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi tiếp đón du lịch”.[10, tr 18]
Mối quan hệ đó có thể được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong hoạt động du lịch [6,tr 28]
Tháng 6 năm 1991 tại Otawa, Canađa, Hội Nghị Quốc Tế về thống kê du
lịch đã đưa ra định nghĩa sau: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một
nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một
khoảng thời gian ít hơn thời gian đã được các tổ chức du lịch quy điịnh trước,
mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền
trong phạm vi vùng tới thăm”. [10, tr19]
Định nghĩa trên đã quy định rõ các điểm sau:
- Ngoài “môi trường thường xuyên”, nghĩa là loại trừ các chuyến đi trong
phạm vi nơi ở thường xuyên, các chuyến đi có tổ chức thường xuyên hàng
ngày, các chuyến đi thường xuyên có định kì tổ chức phường hội giữa nơi ở
và nơi làm việc, và các chuyến đi phường hội khác có tổ chức thường xuyên
hàng ngày.
Du khách
Nhà cung
ứng dịch vụ
Dân cư
sở tại
Chính quyền địa
phương nơi đón
khách du lịch
13
- “Khoảng thời gian ít hơn thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định
trước ” - sự quy định này nhằm loại trừ di cư trong một thời gian dài.
- “Không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng
tới thăm”- điều đó có nghĩa là loại trừ việc hành nghề tạm thời hoặc lâu dài.
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà
nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ
nghiên cứu khác nhau.
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía
cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng, tham quan tích cực của con
người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch
được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.[28, tr 284]
Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá
dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước
ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực
kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một
ngành kinh tế. [28, tr 284]
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999 thì: “du lịch là một ngành
kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu câu
tham quam, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân, và khách du lịch quốc tế, góp
phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất
nước”.[17, tr29]
14
Luật Du lịch Việt Nam (được quốc hội thông qua kì họp thứ 7, khoá XI
năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Khoa Du lịch và Khách sạn - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là ngành kinh doanh bao gồm
các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch
vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn
uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu của khách du lịch. Các
hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho
nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. [8,tr 45]
Tóm lại, cùng với sự phát triển, con người ngày càng có nhu cầu đươc
nghỉ ngơi, hưởng thụ nhiều hơn các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội để
hoàn thiện phát triển chính mình. Du lịch xuất hiện được coi là một trong
những hình thức nghỉ ngơi tích cực phổ biến nhất và nó ngày càng trở thành
một bộ phận không thể tách rời với đời sống con người, góp phần quan trọng
làm cho con người khoẻ mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, mở mang tầm
hiểu biết.
* Kinh tế du lịch
Hoạt động du lịch ban đầu chỉ mang tính chất cá nhân lẻ tẻ, dần dần nó trở
nên phổ biến hơn và đa dạng hơn về hình thức. Đi du lịch không chỉ dừng lại
ở hình thức cá nhân riêng lẻ mà tiến đến nhóm người, tập thể người; không
gian du lịch đồng thời được mở rộng ra trong phạm vi từng lãnh thổ và giữa
các lãnh thổ với nhau. Yêu cầu đối với việc tổ chức các chuyến đi ngày càng
phức tạp hơn, du khách cần có các tổ chức với tư cách là trung gian trong
chuyến đi của mình để thực hiện các hoạt động như bố trí phương tiện đi lại,
15
chỗ ăn nghỉ, hướng dẫn tham quan…từ đó các tổ chức kinh tế du lịch đã ra
đời. Lúc này hoạt động du lịch không còn là hiện tượng mang tính chất cá
nhân, lẻ tẻ mà đã trở thành một hoạt động mang tính chất kinh doanh, hoạt
động kinh tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội các nhu cầu về nghỉ ngơi, vui
chơi giải trí, giao lưu văn hoá và mở mang kiến thức của con người ngày càng
tăng. Kinh tế càng phát triển, điều kiện vật chất của xã hội ngày càng được cải
thiện và các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống dần được đáp ứng một cách đầy
đủ hơn thì con người lại càng có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu tinh
thần đó của mình. Điều đó là động lực thúc đẩy ngành kinh tế du lịch phát
triển.
Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của ngành du
lịch không chỉ dừng ở biên giới quốc gia mà còn mở rộng ra với quy mô toàn
cầu. Mặt khác, khi điều kiện về giao thông vận tải càng đạt trình độ cao và an
toàn, đáp ứng nhu cầu thuận lợi cho du khách trong di chuyển từ nơi này đến
nơi khác, sẽ là cơ hội tốt để ngành kinh tế du lịch phát triển.
Về bản chất, “kinh tế du lịch là một hoạt động kinh tế, là tổng thể các
hành vi phối hợp với nhau của hoạt động kinh tế nói chung với hoạt động du
lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu về du lịch” [29,tr228]
Song rất khó có thể định nghĩa lĩnh vực du lịch về mặt kinh tế. Trở ngại
lớn nhất là ở chỗ khi định nghĩa một lĩnh vực kinh tế phải nói đến những sản
phẩm thuần nhất; nhưng trái lại, du lịch gồm những sản phẩm rất hỗn tạp. Nó
là sản phẩm đặc biệt, do nhiều yếu tố hợp thành, ngoài sản phẩm hữu hình về
mặt dịch vụ ăn uống, thì tuyệt đại bộ phận là sản phẩm vô hình, biểu hiện
bằng nhiều loại dịch vụ thoả mãn tinh thần của du khách. Tuy nhiên, qua quá
trình nghiên cứu tác giả nhận thấy định nghĩa kinh tế du lịch mà từ điển Bách
khoa Việt Nam đưa ra là đáp ứng được yêu cầu của một khái niệm hoàn
16
chỉnh. Theo đó, “kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang
tính dịch vụ và thường được xem là ngành công nghiệp không khói, gồm có
du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc
khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên,
phong cảnh, kinh tế, văn hoá, lịch sử…) nhằm thu hút khách du lịch trong
nước và ngoài nước nhằm buôn bán xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hoá dịch vụ
cho khách du lịch”. [29, tr586].
Nội hàm của khái niệm trên đã đề cập đến:
Thứ nhất: Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù, nền kinh
tế quốc dân bao gồm tổng hợp các ngành nghề, những lĩnh vực khác nhau hợp
thành, trong đó kinh tế du lịch là một bộ phận, một ngành kinh tế. Đây là loại
hình kinh tế mang tính đặc thù, thể hiện ở chỗ nó mang tính dịch vụ - cung
cấp các sản phẩm mang tính du lịch thoả mãn nhu cầu khách du lịch. Sản
phẩm du lịch này như đã nói ở trên là một loại sản phẩm đặc biệt, tuyệt đại đa
số sản phẩm của ngành kinh tế du lịch không biểu hiện dưới hình thái vật chất
mà là sản phẩm vô hình, biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ khác nhau. Hàng
hoá trao đổi giữa hai bên trong ngành kinh tế du lịch không phải là vật cụ thể.
Đối với du khách, lợi ích đem lại là sự cảm giác, thể nghiệm, hoặc hưởng thụ.
Sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên tiến hành không làm thay
đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch, trong quá trình chuyển đổi cũng không
xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, du khách có quyền chiếm hữu tạm thời sản
phẩm du lịch do nơi du lịch cung cấp. Với cùng một sản phẩm du lịch, bên
cung có thể bán được nhiều lần, cho nhiều du khách khác nhau. Quá trình
mua bán sản phẩm du lịch thì chỉ có quyền sử dụng được trao đổi tạm thời,
còn quyền sở hữu trước sau vẫn nằm trong tay người kinh doanh. Đây chính
là đặc điểm cơ bản đặc thù của sự vận hành kinh tế du lịch. Từ tính đặc thù
của các sản phẩm du lịch, mà người ta gọi kinh tế du lịch với cái tên “ngành
17
công nghiệp không khói”. Nó là một ngành công nghiệp vì nó là toàn bộ
những hoạt động nhằm khai thác của cải của du lịch nhằm biến các tài
nguyên, nhân lực, tiền vốn, nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Nhưng
coi nó là ngành công nghiệp không khói vì các sản phẩm du lịch mà nó cung
cấp thường không gắn liền với các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp mang tính
sản xuất vật chất. Kết quả “sản xuất” là tạo ra những sản phẩm du lịch không
biểu hiện bằng hiện vật cụ thể mà là sự thoả mãn và hưởng thụ nhiều hơn về
tinh thần, là quá trình du lịch hoàn chỉnh một lần trong đó bao gồm nhiều loại
dịch vụ do nơi du lịch cung cấp.
Khẳng định kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế (hay một lĩnh vực kinh
tế) trong nền kinh tế quốc dân nhưng nó không tách biệt cô lập với các lĩnh
vực kinh tế khác, trái lại, nó là một lĩnh vực kinh tế mang tính tổng hợp có
liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác, sự phát triển của nó phụ
thuộc vào sự phát triển tổng hợp của các lĩnh vực, các ngành, nghề khác nhau.
Muốn phát triển kinh tế du lịch cần sự phối hợp của hầu hết các ngành nghề
trong nền kinh tế, cả sản xuất vật chất lẫn sản xuất phi vật chất, như giao
thông vận tải, bưu chính viễn thông, công nghiệp nhẹ, sản xuất nông sản, văn
hoá, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật… sự phát triển của mỗi ngành là điều
kiện để kinh tế du lịch phát triển và kinh tế du lịch phát triển lại là động lực
thúc đẩy sự phát triển đi lên của toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai: Phân loại kinh tế du lịch
Việc phân loại kinh tế du lịch gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước
phản ánh tập chung nhất các hình thức của hoạt động kinh tế du lịch.
Du lịch trong nước là chỉ du lịch do du khách trong nước rời khỏi nơi
thường trú của mình tới một nơi khác trong nước để du lịch (hình thức này có
thể gọi là du lịch khu vực). Còn du lịch quốc tế là chỉ du khách của một nước
vượt đường biên giới quốc gia tới một hoặc vài nước khác để tiến hành du
18
lịch. Trong du lịch quốc tế lại bao gồm du lịch nhiều nước, du lịch xuyên
châu lục và du lịch vòng quanh thế giới. Nó được chia làm hai loại: một loại
du lịch nhập cảnh (ví như khách du lịch nước ngoài đến du lịch Việt Nam) và
du lịch xuất cảnh (như người Việt Nam ta ra nước ngoài du lịch).
Tuy nhiên, ngoài cách phân loại như trên ta còn có thể phân loại kinh tế du
lịch theo các tiêu thức khác nhau. Nếu theo mục đích du lịch có thể chia ra du
lịch nghỉ phép, du lịch thương mại, du lịch điều trị dưỡng bệnh, du lịch du
học, du lịch hội nghị, du lịch việc gia đình (thăm viếng người thân), du lịch
tôn giáo, du lịch thể dục thể thao…Nếu theo hình thức tổ chưc du lịch thì có
du lịch tập thể, du lịch cá thể. Theo không gian hoạt động của kinh tế du lịch
có thể chia thành du lịch trên không, trên biển, lục địa…
Thứ ba: Chức năng nhiệm vụ của kinh tế du lịch đó là tổ chức việc khai
thác các tài nguyên và cảnh quan đất nước. Đó là các tài nguyên du lịch thiên
nhiên (đất đai, khí hậu, sông suối, rừng núi ); tài nguyên du lịch nhân văn
(các di tích cổ, kiến trúc cổ, âm nhạc, hội hoạ, ẩm thực, tôn giáo…). Đây là
những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước
thực hiện các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ du lịch, thu hút
ngoại tệ góp phần quan trọng vào tăng thu nhập quốc dân cho đất nước.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế du lịch
Kinh tế du lịch cũng có những đặc điểm chung, giống như những ngành
kinh tế khác. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù, nên kinh tế du lịch có những
đặc điểm khác biệt.
* Tính nhạy cảm
So với các ngành kinh tế khác thì ngành kinh tế du lịch có tính nhạy cảm
hơn. Do ngành kinh tế du lịch gồm nhiều bộ phận tạo thành nên trong quá
trình cung cấp dịch vụ đối với du khách nhà cung ứng cần bố trí chính xác về
thời gian, có kế hoạch chu đáo chi tiết về nội dung các hoạt động, cần phải kết
19
hợp một cách hữu cơ, liên hệ chặt chẽ giữa các khâu đi lại, du ngoạn, ăn ở,
vui chơi, giải trí, mua sắm… Giả sử một khâu nào đó không tuân thủ quá
trình thì có thể gây ra hàng loạt phản ứng dây chuyền làm mất sự phối hợp
nhịp nhàng trong cơ cấu tổ chức, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ du
lịch.
Mặt khác các nhân tố thiên nhiên, chính trị, kinh tế và xã hội đều có ảnh
hưởng đến ngành kinh tế du lịch như chiến tranh, nạn động đất, khủng bố
kinh tế, đại dịch SAR hay nạn dịch cúm AH5N1…đều ảnh hưởng lớn, gây
cản trở đối với sự phát triển của du lịch.
Do đó, để khắc phục được tính “nhạy cảm” này, ngành kinh tế du lịch cần
phải chủ động để có được chiến lược đúng đắn trong hoạt động của mình.
* Tính thời vụ
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa lí tự nhiên, thời tiết khí hậu nên du lịch
hầu hết đều mang “tính thời vụ” đặc trưng.
Tại điểm du lịch, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành
tính thời vụ du lịch. Ví dụ, loại hình du lịch biển thường rất đông khách vào
mùa hè, vắng khách vào mùa đông; ngược lại, loại hình du lịch leo núi, trượt
tuyết thì vắng khách vào mùa hè nhưng lại nhiều khách vào mùa đông.
Ngoài ra, tính thời vụ của du lịch có liên quan mật thiết tới việc sắp xếp
ngày nghỉ của công nhân viên, các kì nghỉ của học sinh, sinh viên; sự bố trí,
sắp xếp này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của ngành kinh tế du lịch.
Những nguyên nhân xuất phát từ nguyên nhân cung - cầu trên khiến hoạt
động kinh doanh du lịch có tính mùa vụ rõ rệt, ảnh hưởng tới quan hệ cung -
cầu của du lịch, gây ra hiện tượng có những thời điểm thì cung du lịch không
đủ cầu du lịch, ngược lại, cũng có thời điểm thì thiết bị và nhân viên du lịch
nhàn rỗi.
20
Vì vậy, muốn tối đa hóa lợi nhuận người kinh doanh du lịch cần chú ý đầy
đủ tới đặc diểm này để tìm mọi cách áp dụng những thủ thuật và biện pháp
hữu hiệu, cố gắng giảm thiểu sự chênh lệch giữa mùa đông khách và mùa
vắng khách, khai thác tối đa các thiết bị và tài nguyên du lịch nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế. Việc khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là
vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn cũng như mặt lí luận trong lĩnh vực du
lịch.
* Tính tổng hợp cao
Hoạt động du lịch là hoạt động mang tính tổng hợp cao, bởi vì trong quá
trình hoạt động du lịch, khách du lịch có nhu cầu về ăn ở, đi lại, du ngoạn, vui
chơi, giải trí, mua sắm…Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau đó, nhà cung cấp
dịch vụ cần cung cấp tuyến du lịch, cung cấp tư vấn tin tức, cung cấp các
phương tiện giao thông, nhà nghỉ cho du khách…Vì vậy, sản phẩm của ngành
kinh tế du lịch là sản vật tác dụng chung cho nhiều bộ phận, là sản phẩm tổng
hợp được biểu hiện ra bằng nhiều loại dịch vụ.
Ngành kinh tế du lịch vừa bao gồm các khách sạn du lịch, công ty du lịch,
giao thông du lịch, đơn vị bán hàng lưu niệm du lịch. Đồng thời bao gồm bộ
phận sản xuất tư liệu vật chất, và một số bộ phận sản xuất tư liệu phi vật chất
(văn hóa, giáo dục, tôn giáo, khoa học kĩ thuật, hải quan, tài chính, bưu điện).
Nắm được đặc điểm tổng hợp của ngành kinh tế du lịch có ý nghĩa thực tế
vô cùng quan trọng đối với việc quản lí kinh doanh của các ngành. Các bộ
phận trong ngành kinh tế du lịch không chỉ có đặc tính hướng đích thông qua
nút “thỏa mãn nhu cầu của du khách” mà còn liên hệ chặt chẽ với nhau. Bất
cứ hành vi chậm trễ hoặc bỏ lỡ dịp của bất kì bộ phận nào cũng sẽ ảnh hưởng
tới số lượng du khách du lịch. Do vậy, các bộ phận trong ngành kinh tế du
lịch phải hỗ trợ lẫn nhau và cần thiết triển khai kinh doanh liên hợp. Nếu các
doanh nghiệp du lịch theo đuổi lợi ích cục bộ, không phối hợp nhịp nhàng thì