Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Những cách tốt nhất để tiếp cận phương pháp học đại học và những kĩ năng, những kĩ thuật học giúp sinh viên học tốt nhất ở bậc đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.83 KB, 40 trang )

Những cách tốt nhất
để tiếp cận phương
pháp học Đại học.
Những câu hỏi các bạn tân sinh viên quan
tâm và xuất hiện nhiều nhất là: “Phương pháp
học đại học là gì?”; “Làm sao thích nghi với
phương pháp học mới?”…Chúng ta sẽ có
những cách tiếp cận tốt nhất để học hiệu quả.
1. Gặp những giáo sư đầu ngành
Ở đại học, bạn có cơ hội học với những chuyên gia
trong lĩnh vực chuyên sâu mà bạn theo đuổi. Bạn hãy tạo
dựng mối quan hệ và liên lạc với các giáo sư giỏi trong
ngành học của mình thông qua những giờ học mà các thầy
cô giảng dạy. Bỏ qua những buổi hội thảo để tạo dựng quan
hệ là một sự phí phạm. Từ các giáo sư giàu tâm huyết, bạn
không chỉ được chỉ dẫn kiến thức chuyên môn, giới thiệu
những đầu sách hay mà cả phương pháp lập luận, phương
pháp nghiên cứu khoa học. Hãy xây dựng những mối quan
hệ học thuật dựa trên tinh thần cầu thị và tôn trọng, bạn sẽ
nhận được những lời khuyên vô cùng quý giá của người đi
trước.
2. Những mối quan hệ giảng đường
Bạn hãy chủ động cập nhật lịch học, phòng học, giữ liên
lạc với lớp trưởng, thầy cô ở khoa, phòng đào tạo để vượt
quá bỡ ngỡ và những thay đổi trong thời gian sớm nhất.
Đặc biệt, mối quan hệ giữa tân sinh viên và anh chị khóa
trước vô cùng quan trọng. Các anh chị sẽ tư vấn cho bạn
cách học, cho mượn tài liệu, thậm chí cả “bật mí” tính cách
của từng giảng viên bạn sắp tiếp xúc. Ở một số ngành như
Kiến trúc, mối quan hệ giữa tân sinh viên và anh chị năm
cuối cực kỳ khăng khít. Sự “cộng sinh” xuất phát từ nhu cầu


cần người phụ việc đồ án của sinh viên năm cuối và nhu cầu
thực tập kỹ năng của sinh viên năm đầu. Sự “cộng sinh” của
sinh viên Sân khấu – Điện ảnh diễn ra giữa sinh viên các
khoa tạo nên những êkíp làm phim ăn ý…
3. Thư viện
Vào đại học, bạn được tiếp xúc với thư viện, phòng thí
nghiệm quy mô gấp nhiều lần so với trường phổ thông. Thư
viện có đủ loại sách khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, các
ngành nghệ thuật cũng như sách kỹ năng… Lập lịch học ở
thư viện là điều cần thiết để theo kịp phương pháp học đại
học. Theo phương pháp mới hiện nay, giảng viên yêu cầu
sinh viên chủ động tìm đọc các đầu sách liên quan đến một
chuyên đề nhất định và tổng hợp để thuyết trình trước tập
thể.
4. Học chủ động và biết phản biện
Tân sinh viên cần làm quen cách học mới là hiểu, nghi vấn
và đặt vấn đề. Bạn cần những lập luận và chứng minh lập
luận, thuyết phục người khác theo cách của mình. Bạn tìm
tòi các vấn đề và quan điểm khác, quan điểm trái ngược chứ
không “há hốc miệng”, thụ động “nuốt trôi” tất cả những gì
giảng viên truyền đạt. Học chủ động đòi hỏi bạn tìm đọc
cùng lúc nhiều giáo trình cùng tài liệu liên quan để so sánh
đối chiếu cũng như tích lũy tư liệu làm vốn. Nếu không chủ
động, sau 4 năm đại học, bạn chẳng có bao nhiêu hành trang
ngoài “những mẩu vụn” kiến thức, thông qua những tiết học
ngắn ngủi trên giảng đường.
5. Đi sâu một vấn đề tâm đắc
Vào chuyên ngành, bạn sẽ cảm thấy thích thú với một vấn đề
nào đó và muốn đi sâu tìm hiểu. Hãy đi từ những vấn đề nhỏ
và vừa sức. Đồng thời, bạn làm dày kiến thức bằng việc tìm

tòi, nhờ giảng viên, bạn bè, anh chị khóa trước tư vấn. Khi
những vấn đề quan tâm của bạn được hệ thống hóa và trở
nên đầy đặn thì phương pháp nghiên cứu, làm khóa luận,
luận văn cũng được hình thành. Viết và làm một đề tài khoa
học sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi thực hiện các đề tài dự
án trong công việc.
6. Thi cử kiểu đại học
Học đại học sẽ không còn những tiết kiểm tra 15 phút hay 1
tiết mà chỉ có kiểm tra giữa kỳ và kết thúc môn. Trong kỳ
thi, đề có thể ra bất kỳ vấn đề gì trong chuyên môn. Điều này
lý giải, vì sao có những bạn học rất giỏi ở phổ thông nhưng
không bắt nhịp được cách học đại học sẽ rất khó khăn. Bạn
không thể học thuộc lòng hết tất cả lượng kiến thức nếu
không có phương pháp ghi nhớ. Chưa kể, rất nhiều môn học
thi đề mở.
7. Tham gia các câu lạc bộ học thuật
Đầu năm, trong ngày hội chào đón tân sinh viên, các câu lạc
bộ ở trường thường mở các gian hàng và chuẩn bị những
phần kiểm tra để tuyển chọn thành viên cho câu lạc bộ. Việc
ứng tuyển và tham gia một câu lạc bộ là cách giúp bạn tạo
dựng nhiều mối quan hệ rộng hơn quy mô khoa hay lớp. Bạn
có “đất” để phát huy khả năng chuyên môn. Những góc nhìn
khác nhau và sự hỗ trợ của các đồng môn sẽ giúp bạn nâng
cao kiến thức chuyên môn và hứng thú hơn với môi trường
đại học.
Phương pháp nhẹ nhàng giúp bạn trở thành “học sinh
siêu đẳng”
1. Bí kíp đọc “thông minh”
Sách giáo khoa là thứ không thể thiếu trong đời học sinh.
Đọc sách giáo khoa gần như là cách duy nhất để nắm bắt,

hiểu rõ tri thức mà thầy, cô truyền đạt tới chúng ta. Nhưng
không phải học sinh nào cũng có khả năng đọc thông minh,
vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa tăng khả năng nắm bắt
thông tin.

Hầu hết chúng ta đọc với tốc độ rất chậm 200 từ/phút. Và
khi biết được Napoleon đọc được 2.000 từ/phút, Balzac đọc
một cuốn tiểu thuyết trăm trang trong vòng 30 phút… chúng
ta không khỏi thán phục vì khả năng tuyệt vời của họ.

Song, các nghiên cứu đã chỉ ra, thậm chí con người có thể
làm được nhiều hơn thế. Mắt và não bộ chúng ta có khả năng
tiếp thu 20.000 từ/phút. Như vậy, thực tế, con người mới chỉ
sử dụng 1% tiềm năng đọc của bản thân mà thôi.

Theo Adam Khoo, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Tôi tài giỏi,
bạn cũng thế”, khoảng 80% sách giáo khoa có sử dụng nhiều
từ thừa thãi không cần thiết. Lượng thông tin thực chất mỗi
học sinh cần nắm vững trong đó chỉ khoảng 20%, do đó cần
thiết có phương pháp đọc nhanh, hiệu quả, giúp ta nhanh
chóng nắm được vấn đề.
Cụ thể, các chuyên gia khuyên chúng ta nên đọc theo hàng
dọc, mở rộng tầm mắt để đọc được nhiều hơn trong cùng
một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, khi đọc, ta nên
kết hợp với việc nghe nhạc không lời với tốc độ nhanh.

Nhịp điệu của nhạc giúp kích thích khả năng của não, bởi
con người có xu hướng đọc nhanh để đuổi kịp giai điệu bản
nhạc, gián tiếp làm tăng tốc độ đọc của chúng ta.


Ngoài ra, trong quá trình đọc, một chiếc bút chì đánh dấu
những từ khóa cũng không thể thiếu. Nó giúp ta ghi nhớ
những từ ngữ chủ chốt dễ hơn, từ đó dễ dàng hình dung ra
toàn bộ văn bản đã đọc khi ôn lại.

Phương pháp nhẹ nhàng giúp bạn trở thành “học sinh siêu
đẳng” Và đừng quên gạch chân những từ khóa để ghi nhớ
lâu hơn
Hãy cùng khám phá những bí kíp và phương pháp khoa học
để trở thành “siêu học sinh” nhé!

2. Bí kíp ghi chép “siêu đẳng”

Bước thứ hai trong quá trình tiếp thu tri thức từ thầy, cô giáo
của các học sinh giỏi chính là ghi chép một cách thông minh,
có hệ thống rành mạch, rõ ràng. Để làm được điều đó, sơ đồ
tư duy do Tony Buzan phát minh cuối thập niên 60 của thế
kỷ XX là một lựa chọn hoàn hảo.

Thông thường, 90% các môn học ở trường phổ thông chỉ
giúp học sinh phát triển khả năng ở bán cầu não trái, do đó
những học sinh thiên về bán cầu não phải, giỏi hội họa, văn
chương, âm nhạc… thường không có lợi thế, bị đánh giá là
kém phát triển.

Cơ sở của việc ghi chép bằng sơ đồ tư duy là việc tận dụng
khả năng của cả hai bán cầu não trái và phải để giải quyết
thực trạng trên. Hiểu một cách đơn giản, sơ đồ tư duy là việc
sử dụng kết hợp hình ảnh, màu sắc và logic để ghi chép lại
thông tin một cách hệ thống. Với cách làm này, học sinh có

thể tiết kiệm từ 60-80% thời gian học thuộc lòng bài trước
mỗi kỳ thi.
Cụ thể, để tạo ra một sơ đồ tư duy hoàn hảo, hãy làm theo
các bước sau: đầu tiên cần xác định chủ đề kiến thức chung
và phổ quát nhất, lấy nó là trung tâm. Từ đó, vẽ ra các nhánh
nhỏ với các đặc điểm theo nhiều tầng, lớp khác nhau.

Ở mỗi nhánh lại sử dụng những từ khóa quan trọng để ghi
lại, tạo ra sự logic, liền mạch nhưng đồng thời cũng rất sinh
động, dễ hình dung khi kết hợp với hình vẽ.

3. Bí kíp “học đâu nhớ đấy”

Eran Katz là bậc thầy ghi nhớ trên thế giới. Theo sách kỷ lục
Guinness, Eran Katz nhớ được 500 con số theo thứ tự chỉ sau
một lần nghe. Ngược lại, có những người dù có đọc một
trang sách vài chục lần cũng không thể nào ghi nhớ được tất
cả. Chúng ta cho rằng, có sự khác biệt về não bộ và trí thông
minh giữa hai hiện tượng đối nghịch trên?

Thực tế không phải vậy. Theo chuyên gia ghi nhớ Harry
Lorayne, não bộ của chúng ta giống nhau về khả năng ghi
nhớ, chỉ khác biệt ở cách thức và phương pháp.

Trung bình não người cấu thành bởi một triệu triệu các nơ-
ron thần kinh. Sự liên kết các nơ-ron này chính là bản chất
của việc ghi nhớ thông tin. Ước tính, số các liên kết mà một
người sở hữu gấp hàng tỉ tỉ lần số các nguyên tử cấu tạo nên
vũ trụ (cỡ 10.100 nguyên tử). Điều đó chứng minh tiềm năng
gần như vô hạn của loài người.


Để tận dụng tiềm năng ấy, hãy vận dụng một số bí kíp sau
đây khi ghi nhớ thông tin, chắc chắn bạn sẽ thu được hiệu
quả tối đa. Trí nhớ làm việc theo hình ảnh, vì vậy hãy sử
dụng trí tưởng tượng, so sánh bản thân khi muốn nhớ bất cứ
thông tin gì.

Cùng với đó, hãy hình dung chi tiết cụ thể màu sắc của từng
vật thể bạn muốn nhớ, bởi màu sắc giúp tăng 50% khả năng
ghi nhớ của não bộ.

Tạm kết: Học giỏi một phần dựa vào trí thông minh và cũng
nhờ vào việc bạn tìm ra phương pháp, cách thức học. Mấu
chốt của việc học giỏi nằm ở niềm tin và ý chí của mỗi cá
nhân mà thôi. Hãy thay đổi thói quen, suy nghĩ của bạn ngay
từ bây giờ, chẳng mấy chốc bạn sẽ thành công
Những kỹ năng cơ bản để
học tốt ở bậc đại học
Đó là kỹ năng học trên lớp, ở nhà, đọc
sách, để ghi nhớ tốt, giải tỏa stress và kỹ năng
chuẩn bị và làm bài kiểm tra. Những kinh
nghiệm này tưởng là quá cũ nhưng lại không
cũ và giúp ích rất nhiều cho các tân cử nhân,
xin giới thiệu cùng các bạn:
1. Kỹ năng học tập trên lớp Nghe giảng: Để tập trung
nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là một
việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay
không đôi khi còn phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay
các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn phải luyện
tập, tránh để bản thân bị phân tâm. Tốt nhất bạn nên chọn vị

trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít
nói chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo
cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu
tốt thì hãy ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ
giấy trước khi phát biểu. Ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn,
dùng nhiều ký tự viết tắt hơn. Không cần phải ghi tất cả
những gì thầy cô nói. Hãy dành thời gian để nghe các thầy
cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái niệm, cách chứng
minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết, những
điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người
bạn học sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót
một chi tiết quan trọng trong bài giảng.
2. Kỹ năng học ở nhà Cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh
tiếng ồn. Bạn nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho
mình thói quen học thời gian đó. Ngoài ra, cần có lịch học
thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một
bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục. Nếu bạn học
phải phần khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu
hơn, sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp.
3. Để ghi nhớ tốt Để có một trí nhớ tốt hãy chọn cho mình
một thói quen như khi đến trường kiểm tra sách vở; nên ghi
danh sách các việc cần làm vào một tờ giấy nhỏ và thỉnh
thoảng kiểm tra xem tiếp theo mình cần phải làm gì. Để ghi
nhớ tốt trong việc tiếp thu kiến thức thì cùng bạn bè thảo
luận về một vấn đề cùng quan tâm. Ngoài ra, ghi nhớ qua
các chi tiết quan trọng, các key words, các hình ảnh minh
họa.
4. Kỹ năng đọc sách Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu
bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Theo đó, đầu tiên các
bạn phải chọn một khối lượng vừa đủ để bắt đầu, cố gắng

nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tóm
lượt của tư liệu thì cần phải đọc ngay nó. Sau đó, đọc những
gì bạn hiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa lại những gì
không hiểu. Đừng nản chí nếu không hiểu. Bạn nên dùng bút
đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem
lại. Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu
hỏi kích thích và tự tìm câu trả lời.
5. Kỹ năng giải tỏa stress Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn,
tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày hoặc vận
động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè. Sau khi
đã cảm thấy thoải mái hơn hãy bắt đầu giải quyết vấn đề,
xem xung quanh bạn có việc gì mà bạn có thể thay đổi để
xoay chuyển tình hình. Đừng để tâm vào những việc lặt vặt.
Ngoài ra, phải ngủ đủ giờ, hãy luôn cố gắng suy nghĩ tích
cực như: Tại sao phải “ghét” khi mà “một chút xíu không
thích”; Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà “hơi lo một
tẹo”; Tại sao phải “giận sôi người” khi mà “hơi giận một
chút” là đủ? Tại sao “đau khổ tột cùng” khi mà bạn chỉ cần
“buồn một tẹo”…
6. Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra Phương pháp ghi
bài và tiếp thu được 70 - 80% bài giảng của thầy cô là bạn đã
thành công một nửa rồi đấy. Bước vào kỳ thi, đầu tiên bạn
phải xác định các tài liệu liên quan để ôn tập; sắp xếp những
gì ghi chép được, hệ thống hóa kiến thức, ước lượng xem
cần bao lâu để ôn tập. Chia nhỏ những gì bạn học thành từng
phần. Học 3 tiếng buổi sáng, 3 tiếng buổi chiều sẽ hiệu quả
hơn ngồi học cả ngày. Hoặc bạn có thể ôn theo nhóm, điều
này giúp bạn có điều kiện để hoàn thiện cả những phần quan
trọng mà nếu học một mình bạn rất dễ bỏ qua. Bạn nên thu
xếp một buổi tổng ôn tập trước khi thi. Đặc biệt, bạn nên chú

ý đến những thông tin được các thầy, cô chỉnh sửa đến mọi
hướng dẫn về học tập. Đôi khi các bạn quá bận vào một công
việc nào đó mà sao nhãng việc học. Khi còn ít thời gian để
ôn tập thì học nhồi nhét. Đầu tiên hãy xem trước tất cả
những tài liệu mà bạn cần phải học, lướt qua các chương để
nắm được ý chính, bỏ qua những phần mà bạn không có thời
gian xem lại. Có một cách rất hay để bạn tiếp cận là: Chọn 5
tờ giấy, chọn 5 ý chính hoặc chủ đề chính, viết tên ý chính
vào phía trên của mỗi tờ giấy, sau đó so sánh đáp án của bạn
với đáp án. Tiếp theo, biên soạn hoặc viết lại những hiểu biết
của bạn về từng chủ đề dựa theo những tài liệu mà bạn đã
đọc. Đánh số từng trang những tài liệu mà bạn có từ 1- 5
theo thứ tự giảm dần của mức độ quan trọng.
16 BIỆN PHÁP HỌC TẬP
CÓ HIỆU QUẢ NHẤT.
1. Chọn thời điểm và không gian yên tĩnh.
Bạn cần một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào như vậy bạn sẽ
dễ dàng tập trung hơn. Nên ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc
với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều
trong phòng.
2. Học buổi sáng là tốt nhất. Không thức đêm nhiều, nhất
là trước kỳ thi.
Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao
động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa,
sau đó giảm dần – sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ
20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn
buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó.
Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có
một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới
khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ –

vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa,
không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các bạn
có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ
đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy
cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi
đưa não vào giấc ngủ.
3. Ngủ không đủ sẽ làm não bộ hoạt động kém hơn bình
thường.
Trung bình chúng ta cần ngủ khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều
nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt,
những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh
dậy có một bộ óc “mới tinh”, có khả năng hoạt động tốt nhất.
Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có
giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được
tiết ra giúp chúng mình mau lớn thêm nữa.
4. Đặt ra mục tiêu và cố gắng hết sức hoàn thành mục
tiêu đó.
- Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch
thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu
quả công việc. - Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác
định lại mục tiêu luyện thi đại học của mình:
• Bạn định thi đỗ trường nào?
• Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
• Bạn thực sự muốn chiến thắng?
- Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến
tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ
có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để
làm những việc quan trọng nhất.
Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết
tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế

hoạch ôn từng ngày.
Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là
ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời
gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một
môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh
trong thời gian sau đó.
Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng
tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc gì là quan trọng
hơn thì làm trước.
5. Tập trung cao độ trong khoảng 1 tiếng rồi nghỉ giải
lao, tránh ngồi lì 3-4 tiếng liên tục.
Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy
nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến
thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả.
Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn,
rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn
lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.
6. Dùng phương pháp ghi nhớ hiệu quả như sơ đồ Mind
map
Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các
sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
• Ghi thành dàn bài:
• Nhẩm trong óc:
• Ghi ra giấy:
Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi,
bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy
ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không
cần mở sách.
Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại
phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các

phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài) sao cho
tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan
trọng nhất.
Nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối
kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái
niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận…
Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, phải xác định các
đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý
thuyết… trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó,
yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng
giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần
giải quyết).
Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng
tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:
• Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng
chuyên môn, lĩnh vực…
• Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục,
môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau… Sau
khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi
liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của
mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để
tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).
7. Tận dụng cả 2 bán cầu não để đạt hiệu quả tối đa.
Tại sao có người học kém? Tại sao có người học giỏi? Thực
ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều
là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi.
Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic,
ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh.
Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào
não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải

của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn
đến không tập trung gì cả. Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng
ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương
pháp đơn giản nhất giúp học các môn học thuộc dễ hơn cả
chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng
tượng thật nhiều vào.
8. Hạn chế nghe nhạc trong khi học. Trừ nhạc Baroque.
Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi
học. Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời
gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.
Bạn có nghe thử 1 bản nhạc Baroque dưới đây được trích
trong bản giao hưởng Bốn mùa của Vivaldi.Tất nhiên nếu
bạn là một người “nhạy cảm” với âm thanh khi học thấy
không hiệu quả hoặc không tập trung được thì tốt nhất không
nên nghe loại nhạc nào hết.
9. Không học khi vừa ăn xong.
“Căng da bụng, trùng da mắt”, điều này khỏi phải bàn cãi
nữa nhỉ :p
10. Kết hợp giải lao vận động nhẹ nhàng như đi dạo, đạp
xe, chơi Wii…
Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh,
trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui
vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.
11 Vạch kế hoạch
Dù làm việc hay học tập bạn cũng cần vạch kế hoạch cho
mình, bạn hãy vạch ra cái gì cần được học trước, cái gì sẽ
được học sau. làm như thế không những sẽ giúp bạn tiết
kiệm được thời gian mà còn giúp bạn hệ thống lại những
kiến thức đã học một cách khoa học. Bạn sẽ thấm sâu hơn
những môn khó nuốt như các môn đại cương.

12 Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học
Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe
giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi,
hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem
lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng,
bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện
(nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ.
Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề
và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm. Khi cảm thấy
mệt mỏi bạn đừng cố gắng học bài vì làm như th sẽ làm cho
cơ thể bị ức chế dẫn tới stress. Dù có bài kiểm tra quan trọng
đến mức nào thì bạn cũng nên chăm lo cho cơ thế nếu không
bạn sẽ làm bài tệ hơn những gì bạn nghĩ.
13 Hiểu rõ các ghi chép
Tìm ra các ý quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý
các từ “cho nên, vì vậy” và “chủ yếu”, “điều quan trọng” mà
thầy cô đã tóm tắt. Khi hiểu rõ những ý quan trọng này bạn
sẽ hiểu bài học nhanh hơn rất nhiều.
14. Học một cách chủ động chứ không thụ động
Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều
giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.
+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe
chúng.
+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều
gì quan trọng có liên quan. Nhất là khi học các môn xã hội
như lịch sử hãy ghi nhớ các sự kiện lịch sử và liên kết chúng
lại với nhau.
Tìm hiểu ý nghãi lịch sử của chúng và nắm bắt những ý cơ
bản không nên học một cách tràn lan dài dòng.
15 .Ghi chú cẩn thận

Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ
dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn
không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.
16. Luôn học tại bàn
Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể
hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ
ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói
quen lười biếng.
Cách bạn học bài như thế nào? Có hiệu quả không? Bạn sẽ
đạt hiệu quả tốt hơn nếu biết cách tự học. Các môn trong
trường phổ thông nhiều khi sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái
căng thẳng vì quá tải. Vì thế,bạn hãy tìm cho mình một
nguồn động lực để phấn đấu tốt hơn trong ” sự nghiệp đi
học” của mình nhé!

×