Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp công ty cổ phần viglacera thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.83 KB, 54 trang )

Lời mở đầu
Với những thành quả của hơn hai mươi năm đổi mới và mở cửa, nền
kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi, chúng ta cũng đã từng bước hội nhập
với nền kinh tế quốc tế, ký kết các Hiệp định kinh tế, thương mại song
phương, đa phương với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, tham gia
AFTA, ASEAN, APEC, ASEM, WTO,… Việt nam đã từng bước nằm trong
nhóm những nước có nền kinh tế phát triển với mức tăng trưởng cao nhất trên
thế giới hiện nay và là một trong những địa chỉ đầu tư đáng quan tâm của các
doanh nhân toàn cầu. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích hỗ
trợ các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập và
phát triển, đặc biệt là những nhóm ngành chúng ta có tiềm năng phát triển và
xuất khẩu cao như ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản, sản
xuất vật liệu xây dựng….
Bên cạnh những thuận lợi của xu thế phát triển và hội nhập của đất nước,
các doanh nghiệp Việt nam cũng phải đối mặt với những khó khăn do sự biến
đổi ngày càng nhanh của môi trường kinh tế xã hội, vấn đề cạnh tranh mang
tầm cỡ quốc tế, vấn đề khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Là một công ty hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng, thời
gian qua, bên cạnh những nỗ lực rất lớn để duy trì và phát triển , Công ty Cổ
phần Viglacera Thăng long cũng gặp không ít những khó khăn đặc biệt là
giai đoạn khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu năm 2008-2009.
Công tác kế toán ở công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng
có mối liên hệ với nhau tạo thành một hệ thống quản lý có hiệu quả. Mặt
khác, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là một trong những cơ sở
quan trọng trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình học tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Viglacera,
em đã viết báo cáo về tổng quan đơn vị thưc tập và tổ chức bộ máy kế toán
của công ty. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long
Phần 2: Đặc điểm tổ chức kế toán của Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long
Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của


Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long.
Phần I:
Tổng quan về Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long
1.1 Lịch sử hình thành công ty và mối liên hệ với các bên liên quan.
1.1.1 Giới thiệu về Công ty.
Công ty cổ phần Viglacera Thăng Long ( tên giao dịch là Viglacera Thăng
long ceramic tiles joint – stock Company, tên viết tắt là TTC), có trụ sở giao
dịch tại Phường Phúc Thắng – Thị xã Phúc yên – Tỉnh Vĩnh phúc.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .
Là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty thủy tinh và Gốm xây
dựng. Được thành lập năm 2001 theo mô hình Công ty nhà nước và được Cổ
phần hóa ngày 31/12/2003. Công ty tham gia trên thị trường chứng khoán
năm 2006.
Khi mới thành lập, Công ty có năng lực sản xuất mức 3 triệu m2 sản
phẩm/năm với 01 dây chuyền sản xuất gạch men theo công nghệ nung 2 lần.
Đến nay Công ty đã có năng lực sản xuất 8.5 triệu m2 sản phẩm/ năm, gồm có
2 dây chuyền sản xuất Gạch ốp tường theo công nghệ nung 2 lần. Một dây
chuyền sản xuất gạch viền trang trí cao cấp công nghệ nung 3 lần. Một dây
chuyền sản xuất gạch lát nền công nghệ nung 1 lần.
Hiện tại, Công ty cũng đã bước đầu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh
so với thời điểm thành lập, nhưng ngành sản xuất và kinh doanh chính vẫn là
các sản phẩm gạch ốp lát cho xây dựng. Ngoài ra công ty còn tham gia trong
các lĩnh vực như Đầu tư Hạ tầng, xây lắp, trang trí nội thất các công trình
công nghiệp và dân dụng.Tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ sản xuất vật
liệu xây dựng.Mua bán máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
tiêu dùng.Khai thác và chế biến nguyên, nhiên vật liệu sản xuất vật liệu xây
dựng.Dịch vụ vận chuyển hàng hóa các loại.; Kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kinh doanh đại lý xăng dầu, gas; Kinh doanh dịch vụ du lịch.Hoạt động kinh
doanh tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản.
Vốn điều lệ :

• Tại thời điểm cổ phần hóa ( 29/01/2004) là 12.5 tỷ VNĐ
• Đến 30.8/2006, Công ty tăng vốn điều lệ lên mức 18 tỷ VNĐ
• Đến 01/2007 Công ty tăng vốn điều lệ lên mức 22 tỷ VNĐ
• Tháng 11/07 Công ty tăng vốn điều lệ nên mức 70 tỷ VNĐ
Cơ cấu cổ đông của Công ty :
Cổ đông Nhà nước chiếm 51%, cổ đông ngoài chiếm 49%.
( Nguồn : Công ty cổ phần Viglacera Thăng long)
Sứ mệnh của Công ty:
Là nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch ốp lát và vật liệu xây dựng
hàng đầu tại Việt Nam.
+ Văn hóa công ty: Trách nhiệm, năng động sáng tạo, trung thực và
đoàn kết
+ Mục tiêu công ty: Mọi hoạt động đều tạo giá trị và đều hướng tới
khách hàng.
+ Giá trị của công ty: Chất lượng là giá trị cốt lõi của Công ty.
1.1.3. Mối quan hệ với các bên liên quan:
Các loại thuế có liên quan:
Theo nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của chính
phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành Công ty cổ phần, DNNN chuyển
sang Công ty cổ phần được hưởng ưu đãi như đối với doanh nghiệp thành lập
mới theo quy định hiện hành, nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12
năm 2003 quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN hiện hành, công ty
thuộc diện miễn thuế 100% thuế TNDN trong 2 năm 2004, 2005 và giảm 50%
thuế TNDN trong 3 năm từ năm 2006 đến 2008 đối với thu nhập tạo ra từ Nhà
máy gạch men số 1.
Theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 2782/CNUĐĐT ngày 12 tháng 8
năm 2004 của tỉnh Vĩnh Phúc, thì công ty cổ phần Viglacera Thăng Long
được miễn thuế TNDN năm 2006 và giảm 50% số thuế phải nộp cho phâầ thu
nhập tăng thêm trong thời hạn 2 năm tiếp theo cho việc thực hiện dự án đầu tư
xây dựng Nhà máy gạch men số 2 công suất 3 triệu m2/năm. Ngoài ra đôốivới

Nhà máy gạch men số 2, Công ty được miễn tiền thuê đất trong 11 năm từ
năm 2003 đến 2013. Công ty cổ phần Viglacera được hưởng ưu đãi này nếu
thực hiện đúng và đủ các điều kiện như quy định tại Nghị định số 164/NĐ-CP
của Chính phủ và quyết định sôố2475/QĐ-UB của UBND tỉnh VĨnh Phúc.
Theo công văn số 5248/TC-CST ban hành ngày 29/4/2005 về việc ưu đãi
thuế TNDN cho tổ chức đăng kí giao dịch tại TTGDCK Hà Nội, công ty sẽ
được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm ( tức là năm 2009 và
2010) kể từ khi được chấp thuận việc đăng kí giao dịch.
Với các loại thuế khác, công ty tuân thủ theo Luật thuế của nước
CHXHCN Việt Nam hiện hành
Đối với thu nhập
từ
Năm 2006 Năm 2007 Năm
2008
Năm
2009
Năm 2010
Nhà máy gạch men
số 1 (công suất 5,5
triệu m2)
Giảm 50%
Giảm 50%
Nhà máy gạch men
số 2 (công suất 3
triệu m2)
Miễn I.
1.2. Đặc điểm quá trình sản xuất của công ty:
2.2.1. Đặc điểm chung về sản phẩm
Các Sản phẩm của Công ty Cổ phần Viglacera Thăng long là gạch ốp
tường và lát nền sản xuất trên công nghệ nung 2 và 3 lần , mẫu mã chủng loại

đa dạng phong phú .
Gạch ốp tường :
Các loại sản phẩm vân đá , vân mây, giả gỗ , các sản phẩm men Matt mờ,
men bóng trong và đục, các loại sản phẩm mài cạnh chât lượng cao nung 2
lần, kích thước phổ biến là 300x600mm, 250x500mm, 300x450mm, 200 x
250mm v.v ,.
Các sản phẩm gạch lát sàn nước đồng bộ với tường chống trơn, nung 2
lần, kích thước phổ biến là 200x200mm, 300x300mm.
Các loại gạch viền điểm trang trí đồng bộ nung 2 và 3 lần.
Gạch lát nền
Gạch lát vân sỏi, đá, vân gỗ , gạch lát sân vườn sản xuất trên công nghệ
nung 1 lần, kích thước chủ yếu là 600x600mm, 400x400mm, 300x300mm ,
250x250mm.
Ngói lợp
Sản phẩm ngói lợp tráng men cao cấp 330x400mm . đây là sản phẩm
mới. Có xu thế phát triển tốt trong tương lai.
2.2.2. Tóm tắt công nghệ sản xuất:
Các sản phẩm lát nền ceramic nung một lần của Công ty được sản
xuất theo quy trình công nghệ Tây ban nha với các sơ đồ công nghệ mô tả cơ
bản dưới đây:
Các sản phẩm Gạch ốp tường nung 2 lần được sản xuất theo lưu đồ
công nghệ dưới đây
Nguyên liệu xương
Nguyên liệu Men,
màu
Nghiền ướt
Sấy bột
Ép bán khô Sấy gạch mộc
Tráng men, in
Nghiền ướt

Nung
Phân loại, đóng gói
Khách hàng
Đặt hàng
Mẫu, mã
Khách hàng
Sản phẩm
Dịch vụ
Hình 2.2: Sơ đồ tóm tắt công nghệ sản xuất
Nguyên liệu xương
Nguyên liệu Men, mầu
Nghiền ướt
Sấy bột
Ép bán khô
Tráng men, in
Nghiền ướt
Nung lần 2
Phân loại, đóng gói
Khách hàng
Đặt hàng
Mẫu, mã
Khách hàng
Sản phẩm
Dịch vụ
Sấy gạch mộc
Nung lần 1
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý:
1.3.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức công ty Cổ phần Viglacera Thăng Long
Ghi chú:

Quan hệ quản lý trực tiếp
Quan hệ phối hợp
1.3.2. Tình hình tài chính của công ty
Một số chỉ tiêu của công ty trong 3 năm gần đây:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Ban kiểm soát
Phó GĐ công nghệ
Chi
nhánh
miền
trung,
miền
nam
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kỹ
thuật -
KCS
Phân
xưởng
sản
xuất
01, 02,
03
Phân
xưởng


điện
01, 02
Phó GĐ kinh doanh
Pho
Phó GĐ thiết bị
Phòng
tổ
chức -
hành
chính
Phòng
tài
chính
- kế
toán
Phòng
xuất
khẩu
Phòng
kế
hoạch
sản
xuất
Qua bảng trên ta thấy:
Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm đã có sự thay
đổi, năm 2009 đã tăng 133.696 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc
độ tăng 61,1%. Nhưng trong năm 2010 đã có sự giảm so với năm 2009 là
23.869 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm nhẹ 6,78%.

Giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí có cơ cấu tỉ trọng lớn nhất trong
tổng chi phí của công ty. Trong năm 2008, khoản mục này còn lớn hơn cả
tổng doanh thu làm công ty không bù được vốn, bị lỗ nhiều trong năm 2008.
Giá vốn hàng bán trong năm 2010 đã giảm 29.726 triệu đồng so với năm
2009, tương ứng với tốc độ giảm 10,09%. Điều này là đương nhiên vì doanh
thu trong năm 2010 có giảm so với năm 2009.
Lợi nhuận sau thuế đã có sự tăng lên đáng kể, năm 2008 công ty lỗ khá
nhiều mà đến năm 2009 công ty bắt đầu có lãi, đến năm 2010 lợi nhuận sau
thuế tăng so với năm 2009 là 3.127 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng
309,3%. Mặc dù doanh thu trong năm 2010 có thấp hơn so với năm 2009
nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn cao hơn, điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng
rất tốt dây chuyền sản xuất mới, thắt chặt quản lý, tiết kiệm chi phí dẫn đến
việc tăng lợi nhuận. Tuy vậy công ty cần lưu ý đến chất lượng sản phẩm trong
quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả tốt hơn nữa ở kì tiếp theo.
Về tình hình huy động vốn :
Quy mô tổng tài sản của công ty trong 3 năm gần đây đã giảm dần : năm
2009 đã giảm 37.170 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 10,46% so với
năm 2008. Còn ở năm 2010 đã giảm 16.869 triệu đồng, tương ứng tốc độ
giảm 5,3% so với năm 2009. Điều này một phần là do công ty trích khấu hao
nên giá trị tài sản cố định giảm.
Về nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng dần theo từng năm. Cụ
thể : năm 2009 đã tăng 3.700 triệu đồng, tưng ứng tốc độ tăng 31,25% so với
năm 2008, còn năm 2010 đã tăng 3.607 triệu đồng, tưng ứng với tốc độ tăng
23,21% so với năm 2009.
Về mức độ độc lập, tự chủ về tài chính của công ty :
Hệ số tự tài trợ = vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn
Ta tính được trong năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 0,03 lần, 0,049 lần
và 0,064 lần. Hệ số tự tài trợ này có tăng dần theo từng năm, tuy nhiên hệ số
này vẫn đang đứng ở mức thấp, công ty sử dụng ít vốn chủ sở hữu của mình,
phần lớn sử dụng vốn do đi vay, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của

công ty tương đối thấp.
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = vốn chủ sở hữu / tài sản dài hạn
Ta tính được trong 3 năm gần đây 2008, 2009, 2010 lần lượt là 0,06 lần,
0,09 lần, 0,12 lần. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn đã tăng dần theo từng năm,
đây là kết quả của việc dùng nhiều vốn chủ sở hữu hơn để tài trợ cho tài sản
dài hạn.
Về khả năng sinh lời của công ty :
Ta tính được sức sinh lời kinh tế ROI trong năm 2009, 2010 lần lượt là:
0,06 lần và 0,013 lần.
Sức sinh lời của tài sản ROA trong năm 2009, 2010 lần lượt là 0,027 lần
và 0,013 lần.
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE trong năm 2009, 2010 lần lượt là
0,07 lần và 0,24 lần.
Qua 3 chỉ tiêu trên ta thấy chỉ có ROE là trong năm 2010 có tăng hơn so
với năm 2009, và 2 chỉ tiêu còn lại đều giảm so với năm 2009, chứng tỏ khả
năng sinh lời của công ty chưa được tốt lắm, chưa phát huy được hết khả năng
tạo lợi nhuận.
Phần II:
Đặc điểm tổ chức kế toán
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
2.1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: Lê Minh Phương
Hồ Mỹ
Anh
Nguyễn
Thị Ngọc
Bích
Lâm
Thanh

Thảo
Lê Thị
Lan
Anh
Bùi Thị
Lan
Nguyễn
Thị
Phương
Lan
Ngô Thị
Toàn
Phó
phòng
Kế toán
công nợ
phải thu,
kế toán
thuế
Kế
toán
ngân
hàng,
thanh
toán,
chứng
khoán
Kế toán
kho
nguyên

, nhiên,
vật
liệu,
công
nợ phải
trả
Kế toán
kho CC,
PT; theo
dõi công
nợ nội
bộ
Kế toán
bán
hàng,
kho
thành
phẩm
Thủ quỹ
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán viên:
Nhiệm vụ cụ thể:
Kế toán trưởng:
-Có trách nhiệm tổng hợp, tổ chức, điều hành toàn bộ công tác hạch toán
kế toán của công ty
- Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động về hạch toán kế toán của công ty.
- Khi có việc gì bất thường hay đột xuất xảy ra thì là người chủ động và
linh động xử lý và phân công việc cho các kế toán viên còn lại.
Phó phòng kế toán:
- Làm tổng hợp quyết toán chi phí nhà máy sản xuất gạch ốp và nhà máy
in gạch lát

- Tập hợp chi phí, lập các bảng phân bổ chi phí, tính giá thành, xác định
KQKD tháng, quý, năm.
- Lập các loại báo cáo nhanh tuần, tháng, quý theo yêu cầu của công ty
và các cơ quan chức năng khác.
- Theo dõi TSCĐ, xâu dựng cơ bản.
- Theo dõi vống chủ sở hữu và các loại vốn khác.
- Theo dõi, hạch toán và quyết toán về tiền lương, BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ. Theo dõi chi phí chung cư (tiền thuê nhà, tiền điện)
- Làm công việc khác theo yêu cầu của kế toán trưởng.
Kế toán công nợ phải thu, kế toán thuế:
- Làm quyết toán thuế các loại, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoá đơn
tài chính, PXK kiêm VCNB và ấn chỉ thuế. Hàng tháng chậm nhất vào ngày
20 tháng sau nộp bảng KK thuế và ấn chỉ cho Cục thuế.
- Chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi việc thực hiện chế độ bán hàng
của công ty, kiểm tra tính phù hợp của các chính sách với cơ chế tài chính
hiện hành của công ty và của Nhà nước.
- Kiểm tra, kiểm soát số liệu liên quan đến kho thành phẩm, công nợ phải
thu (TK 131)
- Theo dõi việc quản lý và thực hiện các hợp đồng bán hàng của Công ty
với các đại lý, chi nhánh và đối tác mua hàng.
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện việc ký biên bản công nợ phải thu hàng
tháng.
- Đôn đốc thu hồi nợ các Đại lý, đề xuất các giải pháp để thu hồi công nợ
hiệu quả.
- Quyết toán chi phí với 2 chi nhánh, phòng kinh doanh công ty.
- Làm các công việc theo yêu cầu của kế toán trưởng.
Kế toán ngân hàng, thanh toán, chứng khoán:
- Thực hiện các thủ tục vay vốn khi có yêu cầu, hàng tháng hạch toán các
nghiệp vụ kế toán phát sinh, đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay với các ngân
hàng.

- Theo dõi tiền vay và lãi vay phải trả, hạn mức tín dụng của từng ngân
hàng.
- Hàng tháng lập báo cáo kế hoạch trả gốc tiền vay của tháng tiếp theo.
- Theo dõi hợp đồng ngoại, theo dõi tờ khai hải quan.
- Kiến nghị phương thức vay, ngân hàng vay với điều kiện đảm bảo việc
vay vốn nhanh gọn và hiệu quả nhất.
- Theo dõi huy động vốn đối với cá nhân và doanh nghiệp.
- Lập và hạch toán các chứng từ nhập, xuất, thu, chi tiền mặt, đối chiếu
quỹ tiền mặt với thủ quỹ hàng tháng.
- Theo dõi chứng khoán, cổ phiếu và các công việc liên quan đến cổ
đông của công ty.
- Làm các công việc theo yêu cầu của kế toán trưởng.
Kế toán kho nguyên, nhiên, vật liệu, công nợ phải trả:
- Thực hiện việc hạch toán và theo dõi toàn bộ quá trình nhập, xuất vật tư
kho nguyên, nhiên vật liệu.
- Thường xuyên đối chiếu với thủ kho nguyên, nhiên vật liệu để xác định
số nguyên, nhiên vật liệu tồn kho theo định kì hàng tháng, quý, năm.
- Nhận và hạch toán các chứng từ mua hàng kho nguyên nhiên liệu chính
xác, kịp thời.
- Theo dõi, đối chiếu công nợ phải trả với các nhà cung cấp theo định kì
quý, năm.
- Quyết toán chi phí kho nguyên vật liệu với các công xưởng.
- Theo dõi công nợ của công ty gạch ốp lát Hà Nội (bao gồm các TK)
- Theo dõi, đối chiếu công nợ với TCT và công nợ khác.
- Làm các công việc theo yêu cầu của kế toán trưởng.
Kế toán kho CC, PT; theo dõi công nợ nội bộ:
- Thực hiện việc hạch toán và theo dõi toàn bộ quá trình nhập xuất kho
vật tư, phụ tùng.
- Thường xuyên đối chiếu với thủ kho công cụ phụ tùng về nhập xuất tồn
kho để xác định số vật tư, công cụ, dụng cụ tồn kho theo định kỳ hàng tháng,

quý, năm.
- Nhận và hạch toán các chứng từ mua hàng kho công cụ, phụ tùng,
chính xác, kịp thời.
- Quyết toán chi phí kho công cụ, phụ tùng với các phân xưởng.
- Theo dõi và đối chiếu công nợ tạm ứng nội bộ đối với cán bộ CNV
trong công ty.
- Làm các công việc theo yêu cầu của kế toán trưởng.
Kế toán bán hàng, kho thành phẩm:
- Thực hiện việc hạch toán và theo dõi toàn bộ quá trình nhập xuất kho
thành phẩm, hàng hoá.
- Định kỳ hàng tháng đối chiếu số liệu, ký biên bản Nhập xuất tồn kho
thành phẩm, hàng hoá với các bộ phận liên quan: thủ kho, nhân viên theo dõi
số liệu của phòng kinh doanh và các chi nhánh.
- Làm các công việc theo yêu cầu của kế toán trưởng.
Thủ quỹ:
- Làm thủ quỹ quản lý nhập xuất thu chi tiền mặt.
- Đối chiếu sổ quỹ tiền mặt với kế toán thanh toán hàng ngày.
- Làm các công việc theo yêu cầu của kế toán trưởng.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán:
2.2.1. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.
1 số phương pháp kế toán:
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời
điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá
bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào

ngày kết thúc niên độ kế toán.
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do
đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết
chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
Các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi
dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ
ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể
thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và
các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa
điểm và trạng thái hiện tại.
Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân năm.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là
số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực
hiện được của chúng.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo
giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô
hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận nguyên giá theo giá trị hợp
lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (không bao
gồm thuế GTGT) và các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến
TSCĐ thuê tài chính. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định thuê tài chính
được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao
được ước tính như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc 12 – 50 năm

- Máy móc, thiết bị 08 – 12 năm
- Phương tiện vận tải 06 – 08 năm
- Thiết bị văn phòng 05 – 08 năm
TSCĐ thuê tài chính được trích khấu hao như TSCĐ của Công ty. Đối
với TSCĐ thuê tài chính không chắc chắn sẽ được mua lại thì sẽ được tính
trích khấu hao theo thời hạn thuê khi thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng
hữu ích của nó.
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ
sở hữu.
Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận theo số chênh lệch lớn hơn/ hoặc
nhỏ hơn giữa giá thực tế phát hành và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ
phiếu lần đầu, phát hành bổ sung hoặc tái phát hành cổ phiếu quỹ.
Vốn khác của chủ sở hữu được ghi theo giá trị còn lại giữa giá trị hợp lý
của các tài sản mà doanh nghiệp được các tổ chức, cá nhân khác tặng, biếu
sau khi trừ (-) các khoản thuế
phải nộp (nếu có) liên quan đến các tài sản được tặng, biếu này; và khoản
bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh
Cổ phiếu quĩ là cổ phiếu do Công ty phát hành và sau đó mua lại. Cổ
phiếu quỹ được ghi nhận theo giá trị thực tế và trình bày trên Bảng Cân đối kế
toán là một khoản ghi giảm vốn chủ sở hữu.
Cổ tức phải trả cho các cổ đông được ghi nhận là khoản phải trả trong
Bảng Cân đối kế toán của Công ty sau khi có thông báo chia cổ tức của Hội
đồng Quản trị Công ty.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của
doanh nghiệp sau khi trừ (-) các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi
chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện

sau:
- Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc
hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua;
- Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó
được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên
quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần
công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết
quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện
sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân
đối kế toán;
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó
Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo
phương pháp đánh giá công việc hoàn thành.
Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được
chia và các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác được ghi nhận khi thỏa
mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi Công ty được quyền nhận
cổ tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
2.2.2. Chứng từ, vận dụng chứng từ kế toán:
2.2.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán:
Công ty áp dụng hệ thống biểu mẫu chứng từ theo Chế độ kế toán doanh
nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Ví dụ như: chỉ tiêu về lao động tiền lương: gồm bảng chấm công, bảng
chấm công làm thêm ngoài giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán
tiền thưởng, giấy đi đường, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng thanh
toán tiền lương ngoài giờ, bảng thanh toán tiền thuê ngoài, hợp đồng giao
khoán, biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán, bảng kê trích
nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Chỉ tiêu về tiền: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị
thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, bảng kê chi tiền.
Chỉ tiêu về tài sản cố định: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý
TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá
lại TSCĐ, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, Công ty vẫn đảm bảo
các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tại điều 17 Luật kế toán.
Một số chứng từ hướng dẫn đặc thù của doanh nghiệp như: Phiếu tổng
hợp hàng xuất kho, Báo cáo sản xuất cho từng bộ phận, Báo cáo sản xuất theo
từng công đoạn, Báo cáo thống kê men
Ngay từ khi thành lập công ty, công ty tự in chứng từ đúng theo những quy
định của Luật kế toán.
2.2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán của Công ty theo đúng các bước
trong quy định hiện hành:
- Lập, tiếp nhận và xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình

Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
2.2.2.3.Trình tự kiểm tra chứng từ:
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi
chép trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi
trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên
quan.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
2.2.3. Hệ thống tài khoản:
Sử dụng tất cả các tài khoản theo Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban
hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
Cách thức mở tài khoản chủ yếu:
Mở tài khoản theo chế độ và mở đến tiểu khoản cấp 4.
Các tiểu khoản được mở tuỳ theo đặc điểm từng TK
Ví dụ:
TK 112 mở tiểu khoản theo địa điểm ngân hàng, theo đặc điểm tìên:
TK1121: tiền VND gửi ngân hàng
TK1121N1: tiền VND gửi hệ thống ngân hàng công thương
TK1121N11: tiền VND gửi hệ thống ngân hàng công thương Cầu Giấy
TK1121N12: tiền VND gửi hệ thống ngân hàng công thương Phúc Yên

TK1122: tiền ngoại tệ gửi ngân hàng
TK1122N21: tiền ngoại tệ USD gửi ngân hàng No&PTNT Từ Liêm
TK1122N22: tiền ngoại tệ EUR gửi ngân hàng No&PTNT Từ Liêm

TK138 mở tiểu khoản theo từng hình thức phải thu
TK13801: thu lãi đầu tư ngắn hạn

TK13802: phải thu khác theo biên bản kiểm toán
TK13803: phải thu khác: tăng vốn điều lệ
TK13804: phải thu khác: xuất khuôn mẫu
….
TK154 mở tiểu khoản theo từng nhà máy
TK1541: chi phí SXKD dở dang nhà máy 1
TK1542: chi phí SXKD dở dang nhà máy 2
TK1543: chi phí SXKD dở dang: gạch xuất PLL
TK155 mở tiểu khoản theo sản phầm của công ty.
TK1551: thành phẩm gạch ốp
TK1552: thành phẩm gạch lát
TK1553: thành phẩm ngói

2.2.4. Tổ chức vận dụng hình thức ghi sổ kế toán
* phần mềm kế toán máy: fast accounting
* Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật kí chung là tất cả các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà
trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội
dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau này lấy số liệu trên
sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức này gốm các sổ chủ yếu sau:
- sổ nhật kí chung, sổ nhật kí đặc bệt
- sổ cái
- các sổ, thẻ kế toán chi tiết
* Trình tự ghi sổ kế toán:
- Hàng ngày, căn cứ bào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật kí chung, sau đó căn cứ
số liệu đã ghi trên sổ nhật kí chung để ghi vào sổ cái theo các TK kế toán phù
hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật kí chung, các nghiệp vụ phát sinh được

ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
-Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập bảng cân
đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái
và báo cáo tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được
dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng
cân đối phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên
sổ nhật kí chung cùng kì.
Chu trình:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật kí chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo tài chính
Sổ nhật kí đặc biệt

×