Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng đến làm mẹ an toàn của nam giới có vợ 15 – 49 tuổi tại tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.08 KB, 89 trang )


1

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
#"



NGUYN TH HNG


NGHIÊN CứU KIếN THứC, THựC HNH
V CáC YếU Tố ảNH HƯởNG ĐếN LM Mẹ AN TON CủA
NAM GIớI Có Vợ 15-49 TUổI TạI TỉNH PHú THọ




LUN VN THC S Y HC



H NI 2011


2



B GIO DC V O TO B Y T


TRNG I HC Y H NI
#"


NGUYN TH HNG

NGHIÊN CứU KIếN THứC, THựC HNH
V CáC YếU Tố ảNH HƯởNG ĐếN LM Mẹ AN TON CủA NAM GIớI
Có Vợ 15-49 TUổI TạI TỉNH PHú THọ

Chuyờn ngnh: Y t cụng cng
Mó s: 60.72.76

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Lấ THIN THI
2. PGS. TS. NGễ VN TON




H NI - 2011

3
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà
trường, Phòng Đào đạo Sau đại học và các thầy cô giáo trường Đại học Y Hà Nội,
các thầy cô giáo Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng đã tận tình
giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt 2
năm học tập tại trường.

Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu s
ắc tới TS.
Lê Thiện Thái, PGS.TS. Ngô Văn Toàn - những người Thầy đã tận tình chỉ bảo
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Y tế Điện Biên, cán bộ văn phòng Sở Y
tế tỉnh Điện Biên - Nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi cũ
ng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Quỹ Dân số Liên Hợp
Quốc, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh
Phú Thọ, các cán bộ tham gia điều tra, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập số liệu cho luận văn.
Tôi xin cảm ơn các bác, các chú, các anh là nam giới tỉnh Phú Thọ -
những người đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin giúp tôi
hoàn thành luận vă
n.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự chia sẻ của những người thân trong gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích về thời
gian, vật chất, tinh thần để tôi hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Học viên cao học

Nguyễn Thị Hương

4
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa
học, chính xác, trung thực.
Các kết quả trong luận văn là hoàn toàn có thực và chưa được công bố

tại công trình nghiên cứu khoa học khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hương






5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBYT Cán bộ y tế
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSTS Chăm sóc trước sinh
LMAT Làm mẹ an toàn
OR Tỷ suất chênh (Odds Ratio)
SKSS Sức khỏe sinh sản
TYTX Trạm y tế xã
UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc (United Nations Population Fund)
UNICEF Quỹ Nhi đòng Liên Hiệp quốc (United Nations Children’s Fund)
WHO Tổ chức Y tế thế giới (Worlth Health Organization)

6
MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 12
1.1. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN 12
1.1.1. Khái niệm về làm mẹ an toàn 12
1.1.2. Kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của bà mẹ 14
1.1.3. Kiến thức và thực hành của nam giới 21
1.2. VAI TRÒ CỦA NAM GIỚI VỀ LÀM MẸ AN TOÀN. 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢ
NG NGHIÊN CỨU 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 27
2.2.2 Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 27
2.2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 28
2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 29
2.2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 32
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu 33
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 33
Chương 3: KẾT QUẢ
34
3.1. ĐẶC TRƯNG CÁ NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34
3.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN CỦA
NAM GIỚI 35
3.2.1. Kiến thức của nam giới về chăm sóc trước sinh cho người phụ nữ
mang thai 35

7
3.2.2. Kiến thức và thực hành của nam giới về chăm sóc trong sinh cho
phụ nữ 38
3.2.3. Kiến thức của nam giới về chăm sóc sau sinh cho phụ nữ 41

3.2.4. Kiến thức về nạo hút thai của nam giới 43
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÀM MẸ AN TOÀN CỦA
NAM GIỚI 45
3.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chă
m sóc trước sinh 45
3.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc trong sinh 51
3.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sau sinh 57
Chương 4:BÀN LUẬN 59
4.1 Kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của nam giới 59
4.1.1. Kiến thức của nam giới về chăm sóc trước sinh 59
4.1.2 Kiến thức và thực hành về chăm sóc trong sinh 63
4.1.3 Kiến thứ
c và thực hành về chăm sóc sau sinh 68
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành đến làm mẹ an
toàn của nam giới 71
KẾT LUẬN 73
KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


8
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Một số đặc trưng cá nhân của nam giới có vợ 15-49 tuổi có con
nhỏ < 2 tuổi tại tỉnh Phú Thọ 34
Bảng 3.2. Tỷ lệ nam giới biết được từng dấu hiệu nguy hiểm cho người phụ
nữ mang thai 36
Bảng 3.3. Kiến thức của nam giới về cách xử trí khi phụ nữ mang thai gặp
các dấu hiệu nguy hiểm 37

Bảng 3.4. Kiế
n thức của nam giới về khám thai cho phụ nữ 37
Bảng 3.5. Kiến thức của nam giới về tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai 38
Bảng 3.6. Tỷ lệ nam giới biết được từng dấu hiệu nguy hiểm cho người phụ
nữ trong quá trình chuyển dạ. 39
Bảng 3.7. Thực hành của người chồng khi phụ nữ sinh nở 40
Bảng 3.8. Tỷ lệ nam giới biết được từng d
ấu hiệu nguy hiểm cho người phụ
nữ sau sinh 41
Bảng 3.9. Kiến thức của nam giới về cách xử trí khi phụ nữ sau sinh gặp
nguy hiểm 42
Bảng 3.10. Kiến thức của nam giới về cơ sở có thể thực hiện nạo hút thai 43
Bảng 3. 11.Tỷ lệ nam giới biết được từng hậu quả của nạo hút thai cho người
phụ nữ
44
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân của nam giới và kiến
thức về dấu hiệu nguy hiểm 45
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân và kiến thức về khám
thai của nam giới 47
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân và kiến thức của nam
giới về tiêm phòng uốn ván cho phụ n
ữ mang thai 49
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân và kiến thức của người
chồng về dấu hiệu nguy hiểm trong sinh 51
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân của nam giới và thực
hành đưa vợ đi sinh con 53
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân của nam giới và thực
hành chuẩn bị giúp vợ sinh con 55
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân của nam giới và dấu
hiệu nguy hiểm cho người phụ nữ sau sinh 57


9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Kiến thức của nam giới về các dấu hiệu nguy hiểm cho người
phụ nữ khi mang thai 35
Biểu đồ 3.2. Kiến thức của nam giới về các dấu hiệu nguy hiểm của người
mẹ trong quá trình chuyển dạ 38
Biểu đồ 3.3 Nam giới đưa vợ đi đẻ 40
Biểu đồ 3.4. Kiến thức của nam giới về nhữ
ng dấu hiệu nguy hiểm cho phụ
nữ sau sinh 41
Biểu đồ 3.5 Kiến thức của nam giới về hậu quả của nạo hút thai 43













`

10

1ĐẶT VẤN ĐỀ

Làm mẹ an toàn (LMAT) có nghĩa là tất cả phụ nữ đều được nhận sự
chǎm sóc cần thiết để được hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang
thai, sinh đẻ và sau đẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) để đảm bảo
an toàn cho mẹ và con trong quá trình mang thai và sinh, người phụ nữ phải
được cán bộ y tế có trình độ chuyên môn chăm sóc và theo dõi. Nhưng việc
này có được thực hiện hay không, phụ thuộc vào hoàn cảnh chung củ
a địa
phương, hoàn cảnh của mỗi cá nhân, thói quen, quan niệm của họ và đặc biệt
là do người chồng hoặc gia đình chồng quyết định. Nếu người chồng cho là
mang thai sinh nở là chuyện bình thường của phụ nữ, không cần phải đi khám
thì chính định kiến giới này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.
Trên Thế giới mỗi năm có khoảng hơn 350.000 ca tử vong mẹ
do thai
nghén và sinh đẻ, phần lớn trong số này xảy ra ở các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam [54]. Những nghiên cứu về tử vong mẹ tại Việt Nam
gần đây cho thấy tử vong mẹ trên toàn quốc cao hơn so với các báo cáo hoặc
ước tính chính thức (là 160/100 000 tại nghiên cứu điều tra tử vong mẹ của
Bộ Y tế năm 2002, so với mức 90/100 000 theo công bố của UNICEF và
TCYTTG) và 69/100.000 trẻ sinh sống. Tại các tỉnh miề
n núi phía Bắc và Tây
Nguyên, nơi tập trung nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, dân trí thấp, tỷ
lệ sinh cao, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, tỷ lệ tử vong mẹ và tử
vong sơ sinh vẫn duy trì ở mức cao. Ước tính tử lệ tử vong mẹ là 178/100 000
ca sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc [5], [6], [11], [14].
Nguyên nhân tử vong mẹ được xác định là 75-80% do các biến chứng
và bệnh nhiễm trùng xảy ra trong quá trình mang thai [27]. Tuy nhiên, hầ
u hết
các trường hợp tử vong mẹ đều có thể tránh được bằng cách chăm sóc sức

khỏe mẹ tốt hơn, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, sinh con và sau sinh [20].

11
Theo báo cáo điều tra ban đầu về thực trạng cung cấp và sử dụng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do Quỹ Dân số Liên hiệp quốc
(UNFPA) tài trợ năm 2005, tại tỉnh Phú Thọ tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ 3 lần
đạt 91,6%. Tuy nhiên vẫn còn 4,1% phụ nữ sinh con tại nhà và 1,2% phụ nữ
sinh con không có cán bộ y tế đỡ mà là chồng và người nhà đỡ [25]. Do vậy
việc có kiế
n thức về làm mẹ an toàn cho nam giới có vợ trong độ tuổi sinh đẻ
là rất quan trọng.
Hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức và thực
hành về làm mẹ an toàn của nam giới (chỉ có duy nhất 1 nghiên cứu ở 7 tỉnh
do UNFPA tài trợ năm 2005). Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chưa phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của
nam giới.
Xuấ
t phát từ những lý do nêu trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu
của mình là: “Nghiên cứu kiến thức, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng
đến làm mẹ an toàn của nam giới có vợ 15 – 49 tuổi tại tỉnh Phú Thọ” với
các mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức và một số thực hành về làm mẹ an toàn của nam giới
có vợ 15 - 49 tuổi có con nhỏ dưới 2 tuổi tại tỉnh Phú Thọ năm 2010 - 2011.
2. Phân tích một số
yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành về
làm mẹ an toàn của đối tượng trên.






12
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ LÀM MẸ AN TOÀN
1.1.1. Khái niệm về làm mẹ an toàn
1.1.1.1. Chăm sóc trước sinh
Chăm sóc bà mẹ khi có thai còn được gọi là chăm sóc trước sinh. Chăm
sóc trước sinh là những chăm sóc sản khoa cho người phụ nữ tính từ thời
điểm có thai cho đến trước khi đẻ nhằm đảm bảo cho quá trình mang thai
được an toàn, sinh con khỏe mạnh [23].
Tư vấn cho phụ nữ có thai
Tư vấn cho phụ nữ có thai là quá trình giao tiếp, trao đổi 2 chi
ều, giúp
họ xác định được những điều cần thiết về bảo vệ thai nghén, từ đó quyết định
những hành động thích hợp nhất có lợi cho sức khỏe mẹ và con, như: Sự cần
thiết phải khám thai định kỳ, Dinh dưỡng của thai phụ trong khi có thai, lao
động, làm việc khi có thai, vệ sinh thân thể khi có thai… [12].
Khám toàn thân
Khám toàn thân nhằm mục đích phát hiện thai phụ có mắc bệnh gì
không, nếu có, mắc b
ệnh từ bao giờ, diễn biến như thế nào, đã điều trị gì, kết
quả điều trị, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đang dùng thuốc gì. Khai thác về
tiền sử bệnh tật của thai phụ, tiền sử sản khoa, tiền sử phụ khoa, tiền sử gia
đình, … giúp các tuyến quản lý thai tốt hơn [12].
Khám thai
Thai nghén là giai đoạn nhiều nguy cơ tiềm
ẩn, có thể dẫn đến những
vấn đề sức khoẻ trầm trọng như bệnh tật và tử vong mà bất cứ một phụ nữ nào

cũng có thể mắc phải trong thời kỳ mang thai. Để hạn chế những vấn đề sức

13
khỏe đó, khám thai là một biện pháp hết sức quan trọng. Ở Việt Nam, theo
qui định của Bộ Y tế, trong một kỳ thai nghén người phụ nữ cần được khám
thai định kỳ ít nhất 3 lần ở 3 quý của thai kỳ [12], [23].
Tiêm phòng uốn ván
Bệnh uốn ván là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp, đây là
một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và trẻ sơ sinh [12]. Để
dự phòng tai
biến này, khi có thai các thai phụ cần đi khám thai sớm và khám thai định kỳ
đủ 3 lần, qua khám thai cán bộ y tế sẽ giúp thai phụ tiêm phòng uốn ván, đồng
thời kiểm tra xem việc tiêm phòng uốn ván có được thực hiện đầy đủ không.
1.1.1.2. Chăm sóc trong sinh [12]
Chuyển dạ là một quá trình quan trọng nhất, dễ xảy ra tai biến nhất cho
cả mẹ và bé vì vậy cần phải chuẩn bị tâm lý tốt cho sản phụ và được ngườ
i
có chuyên môn giúp đỡ trong quá trình này.
Tư vấn cho sản phụ
Nguyên tắc chung về tư vấn trong chuyển dạ là động viên để sản
phụ bớt lo âu, lắng nghe những điều khiến bản thân gia đình và sản phụ
lo lắng, thông cảm và tôn trọng những truyền thống văn hoá và tôn giáo của
sản phụ. Nói cho sản phụ và gia đình họ biết những điều có thể xảy ra và làm
cho sản phụ
hiểu về tình trạng của sản phụ và cách xử trí để làm giảm sự lo
âu và giúp họ chuẩn bị trước cho những tình huống có thể xảy ra. Thông báo
cho sản phụ và gia đình về những tai biến thường gặp khi chuyển dạ.
Các nguyên tắc theo dõi khi chuyển dạ thường
Tốt nhất bà mẹ phải được theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế. Người nữ
hộ sinh phải giả

i thích những lợi ích của việc đẻ tại cơ sở y tế để được
chăm sóc chu đáo. Trong trường hợp không thể đến được cơ sở y tế, nên mời
cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ.

14
Phải theo dõi chuyển dạ bằng biểu đồ chuyển dạ một cách toàn diện,
có hệ thống, phải thành thạo các thao tác chuyên môn, phải biết ghi và phân
tích biểu đồ chuyển dạ để phát hiện các yếu tố bất thường trong theo dõi
chuyển dạ, kịp thời gửi đi bệnh viện tuyến trên để đảm bảo sự an toàn cho cả
mẹ và con.
Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ ngay sau đẻ
Bao gồm một số nội dung sau:
- Tư vấn về con nằm chung với mẹ
- Tư vấn về bú sớm
- Cách cho con bú
- Tư thế bú đúng
1.1.1.3. Chăm sóc sau sinh

Chăm sóc sau sinh là những chăm sóc cho bà mẹ bao gồm chăm sóc
giai đoạn sau sinh, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống nhiễm trùng, vệ sinh,
dinh dưỡng và cho con bú. Về mặt lý thuyết, phụ nữ sau sinh cần phải được
thăm khám 2 lần: một lần trong tuần đầu và một lần trong vòng 42 ngày sau
sinh [12].
1.1.2. Kiến thức và thực hành về làm mẹ an toàn của bà mẹ
1.1.2.1. Chăm sóc trước sinh
- Phát hiện và xử lý các dấu hiệu thai nghén bất thường
Theo báo cáo ban
đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức
khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 cho thấy: Kiến thức của
phụ nữ về các dấu hiệu nguy hiểm đối với người phụ nữ mang thai rất hạn

chế. Có 39,1% số đối tượng không biết bất kỳ dấu hiệu nào trong sáu dấu hiệu
nguy hiểm thường gặp cho người phụ nữ
khi mang thai. Rất ít đối tượng
phỏng vấn biết đồng thời 3 dấu hiệu (3,4%) [25].

15
Báo cáo điều tra cơ bản Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ
sơ sinh tại 14 tỉnh dự án năm 2009 có dấu hiệu “đau bụng” và “chảy máu”
được biết đến nhiều nhất cũng chỉ đạt chưa đến 50%; 31,2% không biết bất kỳ
dấu hiệu nguy hiểm nào [11].
Trong một số các nghiên cứu, khoảng 90% phụ nữ biết về tầm quan
trọng của thă
m khám trước sinh [34], tuy nhiên, hiểu biết về các dấu hiệu
nguy hiểm lại rất kém. Chỉ khoảng 1/3 số phụ nữ biết ít nhất 3 dấu hiệu này
trong khi mang thai [31], [36], [40], [52]. Cụ thể như, 1/3 (34,2%) biết về các
dấu hiệu của cao huyết áp, 1/3 (34%) có kiến thức về dấu hiệu thiếu máu và
khó thở, 1/4 nhắc đến chảy máu âm đạo và hơn một nửa (57,2%) nói đến dấu
hiệu không thấy thai máy [31].
- Kiến thức và th
ực hiện khám thai
Theo báo cáo tổng kết của Vụ Sức khỏe sinh sản năm 2005 có 84,6%
thai phụ khám thai từ 3 lần trở lên, trong đó cao nhất là vùng đồng bằng Sông
Hồng 97,7%, thấp nhất là vùng Tây Nguyên 64,6% [7].
Một số nghiên cứu trong các năm gần đây cho thấy các bà mẹ đi khám
thai từ 3 lần trở lên như sau: Tại Hương Long - Huế 60,6% [17], tại Chí Linh
- Hải Dương 70,2% [22], tại Hà Tây 71,3% [33], tại Tiên Du - Bắc Ninh
81,1% [21], tại Quảng Trị 32,3% [19] và tại
Đà Nẵng 93,3% [18].
Báo cáo ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe
sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005, khi hỏi về số lần khám thai

trong một thai kỳ, 84,4% phụ nữ biết cần phải khám 3 lần trở lên, nhưng còn
6,0% cho rằng không cần phải khám thai [25].
Cũng theo báo cáo ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc
sức khỏe sinh sản tại 7 tỉ
nh do UNFPA tài trợ năm 2005, 77,2% phụ nữ được
phỏng vấn cho biết rằng bản thân mình đã khám thai từ 3 lần trở lên trong lần

16
mang thai gần đây nhất, nhưng còn 5,7% số phụ nữ được phỏng vấn đã không
đi khám thai trong lần mang thai vừa qua [25].
Báo cáo điều tra cơ bản tại 14 tỉnh thực hiện Chương trình giảm tử
vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh năm 2009 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ biết số lần
cần khám thai trong kỳ mang thai chênh lệch nhiều giữa các tỉnh. Nhóm các
tỉnh mà kiến thức củ
a phụ nữ khá tốt là Cao Bằng (95%), Bắc Giang và Lâm
Đồng (cùng 92,1%); Các tỉnh mà có phụ nữ có kiến thức yếu là Lai Châu,
Điện Biên, Lào Cai và Gia Lai [11].
Một số nghiên cứu các năm gần đây cho thấy, có khoảng 1/10 đến 1/3
số phụ nữ không đi khám thai khi mang thai [34], [52], [43]. Trong số này, số
phụ nữ khám thai ít nhất 3 lần thay đổi từ 1/5 cho đến 1/3 phụ thuộc vào nơi ở
và tôn giáo của phụ nữ [34], [36], [43], [52], [53]. Tính bình quân, số lần
khám thai của một phụ
nữ khi mang thai là 2,7 lần ở khu vực miền núi và 3,7
lần ở vùng đồng bằng [38].
Báo cáo của Vụ sức khỏe sinh sản năm 2006, tỷ lệ phụ nữ khám thai ≥
3 lần: 84,3% [3].
- Tiêm phòng uốn ván
Mặc dù trong quy định của Bộ Y tế, tiêm đủ mũi phòng uốn ván là bắt
buộc đối với phụ nữ mang thai, nhưng thực tế cho thấy còn có nhiều điều cần
phải quan tâm trong vấ

n đề này. Khi hỏi về số mũi vác xin phòng uốn ván
trong lần mang thai đầu tiên, 69,9% phụ nữ trả lời đúng là phải tiêm 2 mũi.
5,5% nói cần phải tiêm 1 mũi và 24,6% nói phải tiêm 3 mũi trở lên [25].
Báo cáo ban đầu thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ CSSKSS, chỉ
71,8% số phụ nữ phỏng vấn được tiêm phòng đầy đủ trong lần mang thai
trước đó; 17,1% số phụ nữ không được tiêm đầy đủ; 7,4% không đượ
c tiêm
[25]. Tỷ lệ phụ nữ tiêm phòng uốn ván đầy đủ trong lần mang thai gần nhất
cao nhất ở Phú Thọ (83,7%), thấp nhất ở Hà Giang (60,6%) [25].

17
Hiểu biết cần phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván trước sinh
cũng dao động trong khoảng 16-98,5%, phụ thuộc vào khu vực và đối tượng
nghiên cứu [31], [36], [37], [43], [52]. Kiến thức của phụ nữ dân tộc Kinh tốt
hơn nhiều so với các phụ nữ dân tộc thiểu số. Khoảng 1/2 đến 2/3 thai phụ ở
các vùng miền núi và vùng xa không được tiêm bất kỳ mũi vắc xin phòng uốn
ván nào [37], [43].
Theo báo cáo điều tra cơ
bản Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong
trẻ sơ sinh, tỷ lệ phụ nữ nuôi con < 1 tuổi đã tiêm phòng đủ mũi chiếm khá
cao (85,9%) [11]. Báo cáo của Vụ Chăm sóc SKSS năm 2006, tỷ lệ phụ nữ
mang thai tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi đạt 88,5% [4].
Một số nghiên cứu trong những năm gần đây tại các địa phương cho
thấy phụ nữ mang thai tiêm đủ 2 mũi uốn ván như sau: Tại Hươ
ng Long -
Huế 83,3% [17], tại Chí Linh - Hải Dương 85,4% [22], tại Tiên Du - Bắc
Ninh 90,5% [21], tại Quảng Trị là 54% [19] và Đà Nẵng 75,7% [18].
1.1.2.2. Chăm sóc trong sinh.
- Hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm của người mẹ trong quá trình
chuyển dạ

Hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm của người mẹ trong quá trình
chuyển dạ còn kém. Có 33,7% phụ nữ không biết bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm
nào đối với phụ nữ trong khi sinh. M
ột số rất ít kể được đồng thời từ 3 dấu
hiệu cho người phụ nữ trong chuyển dạ trở lên (6,3%) [25].
Báo cáo điều tra cơ bản Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ
sơ sinh thì kiến thức của phụ nữ về các dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ còn
rất yếu. Có 41,9% số phụ nữ được phỏng vấn không kể được bấ
t kỳ một dấu
hiệu nguy hiểm nào đối với người phụ nữ khi chuyển dạ. Tỷ lệ này ở nhóm
mang thai cao hơn nhóm sinh con, Tuy nhiên dấu hiệu được biết đến không
nhiều. Dấu hiệu được biết đến nhiều nhất là chảy máu nhiều cũng chỉ chiếm
34% [11].

18
Hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm cho người phụ nữ khi chuyển dạ
rất yếu ở tất cả các tỉnh. Nhóm tỉnh mà phụ nữ có hiểu biết tốt hơn về các dấu
hiệu nguy hiểm cho người phụ nữ khi chuyển dạ là Cao Bằng, Bắc Giang,
Lạng Sơn và Lâm Đồng cũng chỉ đạt dưới 30% (19,2-29 điểm); Còn kém hơn
là ở Đắk Lắ
k, Gia Lai, Đắk Nông, Thái Nguyên, Bắc Kạn và Điện Biên (4,4-
9,6 điểm) [1], [11].
- Nơi sinh và người đỡ đẻ
Tại Việt Nam hiện nay sinh con ở cơ sở y tế đang trở nên là một lựa
chọn phổ biến. Nghiên cứu thực trạng tình hình dịch vụ làm mẹ an toàn ở
Việt Nam tháng 7/2003 cho thấy, tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế cho cuộc đẻ khác
nhau ở các tỉnh khác nhau, trong đó chi
ếm tỷ lệ cao nhất vẫn là trạm y tế xã
và bệnh viện huyện [13]. Báo cáo đánh giá cuối kỳ về thực trạng cung cấp và
sử dụng dịch vụ CSSKSS tại 12 tỉnh tham gia Chương trình Quốc gia 6 Quỹ

Dân số Liên Hiệp quốc Việt Nam năm 2005 thì tỷ lệ bà mẹ đẻ tại cơ sở y tế
nhà nước là 81,7% (2003) và 88,2% (2005) [24].
Theo cuộc điều tra ban đầu về thực trạng cung cấ
p dịch vụ và chăm
sóc sức khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 thì phần lớn phụ
nữ được phỏng vấn cho biết họ đã đến cơ sở y tế nhà nước để đẻ trong lần sinh
con vừa rồi. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ đáng kể sinh tại nhà (18,9%) [25].
83,5% phụ nữ mang thai đã được nhân viên y tế đỡ khi sinh con; 10,5%
phụ nữ đẻ được chồ
ng hay người nhà (không có chuyên môn y tế đỡ). Còn có
0,3% phụ nữ cho biết họ phải tự đỡ khi sinh con [25].
Trong 7 tỉnh, Kon Tum và Hà Giang là hai tỉnh có tỷ lệ đẻ tại nhà cao
nhất (64,1% và 46,9%). Ngược lại, ở Tiền Giang lại không có trường hợp nào đẻ
tại nhà. Các cuộc đẻ không có cán bộ y tế đỡ có tỷ lệ cao nhất ở Kon Tum và Hà
Giang (56,5% và 41,9%) và thấp nhất ở Tiền Giang (0,5%) [25]. Tại tỉnh Phú
Thọ có tỷ lệ đẻ tại nhà (4,1%), người
đỡ đẻ không có chuyên môn 1,2%.

19
Báo cáo điều tra cơ bản Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ
sơ sinh thì khoảng 1/5 số phụ nữ được phỏng vấn cho biết họ đã sinh con tại
nhà trong lần sinh gần đây nhất. Còn lại hầu hết các sản phụ sinh con tại cơ sở
y tế nhà nước, chiếm tỷ lệ cao là sinh con tại các bệnh viện tỉnh và huyện
(60,7%), số sinh tại trạm y tế
xã chỉ chiếm 14,5% [11].
Một số nghiên cứu đều thống nhất rằng khoảng 80% phụ nữ Việt Nam
sinh tại các cơ sở y tế hay tại nhà với người đỡ được đào tạo [34], [37],[43],
[44]. Tỷ lệ sinh tại nhà dao động từ khoảng 2% -16,7% ở các khu vực đồng
bằng [37], [50], và 50 - 58% tại các khu vực miền sâu, xa và miền núi [34],
[39], [43]. Ở một số vùng nông thôn, phần lớn các ca đẻ diễn ra ở nhà với sự


giúp đỡ của nữ hộ sinh hoặc bà đỡ dân gian [30]. Trong các phụ nữ đẻ tại nhà
thì 35,4% số người được nhận gói đẻ sạch, song họ chỉ được sử dụng một số
dụng cụ trong gói đẻ sạch này [43].
Một nghiên cứu về sinh tại nhà ở tỉnh Ninh Bình chỉ ra tỷ lệ băng huyết
là 3,3%, 30,6% trẻ được cắt rốn với dụng cụ không hợp vệ sinh, và 41,7%
tr
ường hợp không đạt tiêu chuẩn vệ sinh khác [37]. Các tai biến được báo cáo
còn cao hơn nhiều trong số các phụ nữ dân tộc ở các vùng miền núi vì điều kiện
thiếu vệ sinh, thiếu người đỡ được đào tạo và các phong tục lạc hậu [35], [37].
Một số nghiên cứu ở các nước trên thế giới cho thấy tỷ lệ phụ nữ sinh
con ở cơ sở y tế là Nam Phi là 55,9% [42], Ấn Độ là 31% [49] và Zimbabwe
là 50% [41].
1.1.2.3. Chă
m sóc sau sinh
- Hiểu biết về những dấu hiệu nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh
Theo báo cáo ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức
khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 thì sự hiểu biết của phụ
nữ về các dấu hiệu nguy hiểm cho người phụ nữ sau sinh còn hạn chế. 29,7%

20
số phụ nữ không kể được bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào đối với người phụ
nữ sau sinh. Đa số phụ nữ chỉ kể được 1-2 dấu hiệu [25].
Trung bình mỗi phụ nữ kể được 1,0 dấu hiệu nguy hiểm đối với người
phụ nữ sau sinh. Tỷ lệ phụ nữ kể được số dấu hiệu nguy hiểm với ng
ười phụ
nữ sau sinh cao nhất là ở tỉnh Phú Thọ (1,6 dấu hiệu) và ít nhất là ở tỉnh Hà
Giang và Kon Tum (0,5-0,7 dấu hiệu) [25].
Báo cáo điều tra cơ bản Chương trình giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ
sơ sinh cho thấy, Khoảng trên 1/3 số phụ nữ không kể được một dấu hiệu

nguy hiểm nào đối với người phụ nữ sau sinh (35,8%). Dấu hiệu chảy máu
nhiều được nhiều ngườ
i biết đến nhất cũng chỉ chiếm 50,7%; các dấu hiệu nguy
hiểm còn lại chỉ được không quá ¼ số phụ nữ được phỏng vấn kể được [11].
Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản tại Việt Nam (2000-2005) thì kiến
thức nói chung của phụ nữ về chăm sóc sau sinh là không tốt. Khoảng 3/4 phụ
nữ biết về thời điểm chính xác cho bú sữa/cai sữa. Nhiều phụ nữ dân t
ộc thiểu
số (54%) không biết cách sử dụng sữa non cho con bú. Trong giai đoạn sau
sinh, phụ nữ không biết thời điểm chính xác để có quan hệ tình dục trở lại,
chế độ dinh dưỡng cần thiết và các BPTT phù hợp [27].
- Thực hành khám lại sau sinh
Theo báo cáo tổng quan các nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe sinh sản
tại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc thì tỷ lệ
ph
ụ nữ khám lại sau sinh thấp hơn nhiều so với tỷ lệ khám thai, dao động từ
23,8% cho đến 70%, phụ thuộc từng tỉnh. Chất lượng của chăm sóc sau sinh
cũng không đáp ứng nhu cầu của bà mẹ, chỉ 31,0% được khuyến khích nhận
các thăm khám thường xuyên trong vòng 42 ngày sau đẻ [27].
Theo báo cáo tổng kết công tác CSSKSS năm 2005 và phương hướng
năm 2006 của Bộ Y tế, tỷ lệ bà mẹ được chăm sóc sau sinh chung cả n
ước là
86% (2003) và 86,2% (2005) và khu vực Nam Trung bộ là 90% (2003) và
92,6% (2005) [7].

21
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ bà mẹ được khám lại sau sinh
ở một số tỉnh như sau: Thừa Thiên Huế là 74,9% [48], Thanh Hóa là 67%
[45], Thái Nguyên là 52,9% [46], Đà Nẵng là 71,5% [18] Bình Định là 82%
[20], Vĩnh Long là 88,4% [47].

Theo kết qủa nghiên cứu ở một số nước trên thế giới tỷ lệ bà mẹ được
khám lại sau sinh như Palestin là 36,6% [32], Nepal là 34% [33] và
Bangladesh là 28% [29].
1.1.3. Kiến thức và thực hành của nam giới.
l.1.3.1. Chăm sóc trước sinh
- Phát hiệ
n và xử lý các dấu hiệu thai nghén bất thường
Theo báo cáo ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức
khỏe sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005, có 44,7% nam giới được
phỏng vấn không biết bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào. Rất ít đối tượng biết
đồng thời 3 dấu hiệu. Trong sáu dấu hiệu, dấu hiệu được biết đến với tỷ lệ cao
nh
ất là đau bụng (29,7%) tiếp đến là chảy máu ở cửa mình (25,5%). Dấu hiệu
mà nam giới ít biết nhất là co giật (9,4%) [25].
Số trung bình dấu hiệu nguy hiểm liên quan tới thai nghén được nam
giới biết đến là 1,1. Cao nhất ở Phú Thọ (2,4 dấu hiệu), tiếp đó đến Ninh
Thuận (1,2 dấu hiệu). Tỉnh có số trung bình dấu hiệu nguy hiểm thấp nhất là
Tiền Giang (0,6 dấu hiệu), Hà Giang (0,5 dấu hiệu) [25].
Khi hỏi về
cách xử trí khi gặp các dấu hiệu nguy hiểm cho thai nghén,
phần lớn nam giới đều nói rằng nếu gặp các dấu hiệu nguy hiểm họ sẽ tới cơ
sở y tế nhà nước (97,9%). Một số cho biết họ sẽ mời thầy thuốc đến nhà hoặc
chữa trị tại phòng khám tư nhân. Chỉ một số rất ít chọn giải pháp để tự khỏi,
đến thầy lang (0,1%) và không có ai chọn giả
i pháp cúng [25].

22
- Kiến thức và thực hiện khám thai
Báo cáo ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe
sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 cho thấy, 80,6% nam giới biết

cần phải khám thai 3 lần trở lên, nhưng còn 0,6% nam giới cho rằng không
cần phải khám thai [25].
Về thực hành khám thai: Có 76% nam giới nói rằng vợ đã đi khám thai
3 lần trở lên trong lần mang thai vừa rồi, nhưng còn 2,3% nam giới cho biết
v
ợ không đi khám thai lần nào trong lần mang thai vừa qua [25].
Tỷ lệ khám thai đầy đủ giữa các tỉnh chênh lệch khá lớn: Tỉnh có tỷ lệ
cao nhất là Tiền Giang 96,1%, tiếp đó đến Bến Tre 89,9%, Phú Thọ 89%. Các
tỉnh có tỷ lệ thấp là Hà Giang (57,6%), Kon Tum (34,9%) [25].
- Tiêm phòng uốn ván
Báo cáo ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe
sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 cho thấy, 61% nam giới trả lờ
i
đúng là cần phải tiêm 2 mũi uốn ván. 14,5% nói là phải tiêm 1 mũi và 24,5%
nói cần tiêm 3 mũi [25].
Về thực hành tiêm phòng uốn ván: 50,9% nam giới có vợ tiêm đủ 2
mũi uốn ván trong lần mang thai trước đó; 14,4% tiêm thiếu và 3,3% nam
giới có vợ không tiêm mũi nào trong lần mang thai vừa qua.
Tỷ lệ vợ nam giới được phỏng vấn tiêm phòng uốn ván đầy đủ trong
lần mang thai gần nhất cao nhất ở Phú Thọ (66,5%) sau đó đến Bến Tre
(63,3%), Ninh Thuận (55,1%). Thấ
p nhất là 2 tỉnh Tiền Giang (36,7%) và
Kon Tum (30,1%) [25].
1.1.3.2. Chăm sóc trong sinh
- Hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm của người mẹ trong quá trình chuyển dạ.

23
Hiểu biết của nam giới về các dấu hiệu nguy hiểm cho người phụ nữ
trong quá trình chuyển dạ còn kém. 44,3% nam giới không biết bất kỳ dấu
hiệu nguy hiểm nào đối với người phụ nữ khi sinh. Một số ít kể được 3 dấu

hiệu trở lên (3,4%). Dấu hiệu được nhiều nam giới biết đến là đau bụng dữ
dội (34%). Dấu hiệu nguy hiểm ít được nhắ
c đến là vỡ ối trước khi đẻ (8%)
và co giật (9,8%) [25].
Số trung bình các dấu hiệu nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ được
nam giới biết đến là 0,9 dấu hiệu, trong đó số cao nhất thuộc về tỉnh Phú Thọ
(2, 0 dấu hiệu) và thấp nhất ở Hà Giang (0,4 dấu hiệu).
- Nơi sinh và người đỡ đẻ
Theo báo cáo ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức
khỏ
e sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 cho thấy, 77,8% nam
giới được phỏng vấn cho biết vợ họ đã đến cơ sở y tế nhà nước để đẻ trong
lần sinh con vừa rồi. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể sinh tại nhà
(19,8%) [25].
Phần lớn nam giới được phỏng vấn cho biết vợ họ đã được nhân viên y
tế đỡ trong lần sinh con vừa rồi. Còn mộ
t tỷ lệ không nhỏ phụ nữ đẻ được
chồng hay người nhà đỡ (không có chuyên môn y tế); 0,3% nam giới được
phỏng vấn cho biết vợ họ tự đỡ trong lần sinh con vừa rồi.
Kết quả điều tra của UNFPA năm 2005 cho thấy: Kon Tum và Hà
Giang là 2 tỉnh có tỷ lệ đẻ ở nhà cao nhất (64,1% và 46,9%). Ngược lại Tiền
Giang lại không có trường hợp nào đẻ ở nhà. Các cuộc đẻ không có cán bộ y
t
ế đỡ cao nhất ở Kon Tum (41,9%) và Hà Giang (56,5%). Tại Phú Thọ tỷ lệ
đẻ tại nhà 4,1% [25].
- Vai trò của gia đình khi phụ nữ sinh nở
Báo cáo ban đầu về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe
sinh sản tại 7 tỉnh do UNFPA tài trợ năm 2005 cho thấy, nhiều người khác

24

nhau hỗ trợ cho phụ nữ khi sinh con. Tuy nhiên, người chồng là người giúp
đỡ nhiều nhất. 74,4% nam giới được phỏng vấn nói rằng họ là người đưa vợ
đi đẻ trong lần sinh con vừa rồi và 80% nam giới cho biết họ là người giúp đỡ
vợ chuẩn bị cho việc sinh đẻ trong lần sinh con vừa rồi [25].
1.1.3.3. Chăm sóc sau sinh
- Hiểu biết về những dấu hiệu nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh.
Hiể
u biết về những dấu hiệu nguy hiểm cho phụ nữ sau sinh của nam
giới còn hạn chế. 47% nam giới không kể được bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm
nào đối với phụ nữ sau sinh. Đa số nam giới kể được 1-2 dấu hiệu. Dấu hiệu
được nhiều nam giới biết đến là chảy máu kéo dài và tăng lên (36,1%), sau đó
đến dấu hiệu đau bụng kéo dài và tăng lên (24,7%), còn lại là các dấu hi
ệu đạt
không quá 17%. Thấp nhất là dấu hiệu ra dịch âm đạo có mùi hôi (6,7%) [25].
Trung bình mỗi nam giới kể được 1,0 dấu hiệu nguy hiểm đối với
người phụ nữ sau sinh. Tỷ lệ nam giới kể được số dấu hiệu nguy hiểm đối với
người phụ nữ sau sinh cao nhất ở Phú Thọ (2,2 dấu hiệu), sau đó đến Bến Tre
và Ninh Thuận (0,9 dấu hiệu), ít nhất là 2 tỉnh Hà Giang và Tiền Giang (0,4-
0,5 dấu hiệu) [25].
- Kiến thức về xử trí khi người phụ nữ sau sinh gặp nguy hiểm
Kết quả điều tra của UNFPA năm 2005 cho thấy số nam giới biết được
các dấu hiệu nguy hiểm đối với phụ nữ sau sinh, hầu hết đều đưa ra cách xử
trí là đến CSYT nhà nước (96%) và mời CBYT đến nhà (10,2%). Các phương
án khác đưa ra với tỷ lệ thấp như: đến thầ
y lang (0,1%), Cúng (0,2%) và
không ai chọn phương án để tự khỏi [25].
1.2. VAI TRÒ CỦA NAM GIỚI VỀ LÀM MẸ AN TOÀN.
Thông điệp của ngày Dân số thế giới 11-7 hàng năm có chủ đề “Nam
giới - Bạn đồng hành trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ”. Trong thông điệp Quĩ
dân số Liên hiệp quốc phát đi đã nhấn mạnh tới nam giới và vai trò của nam


25
giới là một phần giải pháp để tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho
phụ nữ. Sức khỏe sinh sản bắt đầu với việc bình đẳng giới. Nam giới đóng vai
trò chủ đạo trong sức khỏe sinh sản như là người khách hàng, bạn tình và là
nhân tố then chốt cho sự thay đổi. Nam giới tham gia và các nỗ lực chăm sóc
sức khỏe sinh sản như người vận động cho các dịch vụ
cần thiết, như người
ủng hộ cho các nhu cầu của vợ, bạn tình và như người tiếp nhận các dịch vụ
về sức khỏe và phúc lợi cho bản thân.
Việc mang thai và sinh đẻ là do người phụ nữ đảm nhiệm, nhưng việc
quyết định có mang thai hay không, khi nào thì nên có thai, khi nào không,
khi nào thì sinh con, sinh bao nhiêu, tuy nó là quyền sinh sản của phụ nữ,
nhưng trong thực tế nhiều nơi quyền này lại do người chồng quyế
t định.
Bất bình đẳng giới trong làm mẹ an toàn đã làm cản trở sự tiếp cận của
phụ nữ với các dịch vụ y tế để đảm bảo cho việc mang thai và sinh nở an toàn.
Làm mẹ an toàn là đảm bảo sức khỏe tốt cho phụ nữ và thai nhi, trong quá
trình mang thai, sinh đẻ và giai đoạn hậu sản. Như vậy, làm mẹ an toàn là các
biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ
và thai nhi cũng
như trẻ sơ sinh. Mục đích là giảm tỷ lệ tử vong, và bệnh tật ngay khi người
phụ nữ mang thai, trong khi sinh và suốt thời kỳ hậu sản (42 ngày sau chấm
dứt thai nghén) [55].
Để đảm bảo an toàn cho mẹ và con trong quá trình mang thai và sinh,
người phụ nữ phải được cán bộ y tế có trình độ chuyên môn chăm sóc và theo
dõi. Nhưng việc này có được thực hiện hay không, phụ thuộc vào hoàn cảnh
chung của địa phương và hoàn c
ảnh của mỗi cá nhân, đặc biệt là thói quen và
quan niệm của họ. Phụ nữ phải khám thai ít nhất 3 lần trong một thai kỳ,

nhưng chị em lại không đi khám, không phải là họ không muốn đi mà việc
quyết định có đi khám hay không còn do người chồng hoặc gia đình chồng
quyết định. Nếu trong gia đình chồng cho là mang thai sinh nở là chuyện bình

×