Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ và siêu âm của u máu gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
*****



VŨ VĂN TUYÊN





MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG
TỪ VÀ SIÊU ÂM CỦA U MÁU GAN




LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC





HÀ NỘI - 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
*********



VŨ VĂN TUYÊN



MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG
TỪ VÀ SIÊU ÂM CỦA U MÁU GAN


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Chuyên ngành : Chẩn đoán hình ảnh
Mã số : 60.72.05


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM MINH THÔNG


HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN!
Nhân dịp luận văn được hoàn thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học trường đại học Y
khoa Hà Nội.
Ban Giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai.
Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Trường đại học Y khoa Hà Nội.
Đã cho phép, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn

PGS.TS Nguyễn Duy Huề - Chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Trường
Đại học Y khoa Hà Nội, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Việt
Đức. Thầy đã tạo điều kiện và rèn rũa cho tôi từ tác phong đến thái độ học
tập, cũng như đã chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm thực tiễn quí báu trong
quá trình học tập và nghiên cứu. Chính thầy là người luôn nhắc nhở các học
viên trong đó có tôi tính nghiêm túc và trung thực trong học tập và nghiên cứu
khoa học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Phạm Minh Thông - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng khoa
Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai, Phó chủ nhiệm bộ môn Chẩn
đoán hình ảnh Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Thầy đã dìu dắt tôi từ
những bước đi đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học và trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Thầy luôn dành nhiều thời gian để
giảng dạy, chỉ bảo ân cần và tạo mọi điều kiên tốt nhất giúp tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đào Văn Long, TS Dư Đức Thiện,
TS Bùi Văn Lệnh và TS Trần Công Hoan đã đóng góp ý kiến quí báu để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bác sỹ, nội trú, kỹ thuật viên và nhân viên
khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Tiêu hóa, khoa Ngoại và khoa Ung
bướu bệnh viện Bạch mai đã tạo điều thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế Ninh Bình và Ban
giám đốc Trung tâm y tế thị xã Tam Điệp-Ninh Bình đã tạo điều kiện cho tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cha mẹ, vợ, con gái và các
anh chị em trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, các đồng nghiệp đã động
viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Hà Nội 10-2010

Vũ Văn Tuyên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn


Vũ Văn Tuyên






MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU 3
1.1.1. Hình thể ngoài của gan 3
1.1.2. Các mạch máu của gan 4

1.1.3. Giải phẫu đường mật 6
1.1.4. Sự phân chia của gan 7
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ BIẾN CHỨNG
CỦA U MÁU GAN 9
1.2.1. U máu thể hang của gan 9
1.2.2. U máu mao mạch của gan 11
1.2.3. BIẾN CHỨNG U MÁU GAN 12
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN U MÁU GAN 13
1.3.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh u máu gan 13
1.3.2. Sinh thiết và ch
ọc hút tế bào chẩn đoán u máu gan 24
1.4. Điều trị u máu gan 25
1.4.1. Chỉ định 25
1.4.2. Điều trị phẫu thuật 26
1.4.3. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2 Thời gian nghiên cứu 30
2.3. Địa điểm nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 30
2.4.2. Phương tiện nghiên cứu 30
2.4.3. Các thông số nghiên c
ứu 30
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu 34

2.6. Xử lý toán học 34
2.7. Đạo đức nghiên cứu 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân u máu gan 35

3.1.1. Tỷ lệ u máu gan theo giới 35
3.1.2. Tỷ lệ u máu gan theo nhóm tuổi 35
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của u máu gan 36
3.1.4. Đặc điểm xét nghiệm của u máu gan 37
3.1.5. Tỷ lệ bệnh nhân u máu gan mang HBsAg 38
3.2. Đặc điểm chung của khối u máu gan 38
3.2.1. Vị trí khối u máu gan 38
3.2.2. Kích thước khố
i u máu gan 39
3.2.3. Số lượng khối u máu gan phát hiện trên một BN 39
3.3. Đặc điểm của u máu gan trên siêu âm 40
3.3.1. Cấu trúc u máu gan trên siêu âm 40
3.3.2. Tính chất ranh giới khối u máu gan 40
3.3.3. Tính chất tăng âm phía sau của u máu gan 41
3.3.4. Mối liên quan giữa cấu trúc âm và kích thước của u máu gan trên
siêu âm 41
3.3.5. Chẩn đoán u máu gan bằng siêu âm 42
3.4. Đặc điểm u máu gan trên cộng hưởng từ 42
3.4.1. Đặc điểm về ranh giới của u máu gan trên cộng hưởng từ 42
3.4.2. Đặc điểm v
ề tín hiệu của u máu gan 43
3.4.3. Mối liên quan giữa tín hiệu và kích thước của u 46
3.4.4. Chẩn đoán khối u máu gan bằng cộng hưởng từ 49
3.5. So sánh giữa siêu âm và cộng hưởng từ trong chẩn đoán u máu gan 50
3.5.1. So sánh giữa siêu âm và cộng hưởng từ trong xác định số lượng
khối u 50
3.5.2. So sánh giữa cấu trúc âm với sự ngấm thuốc trên cộng hưởng từ 50

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân u máu gan 52

4.1.1. Tỷ lệ về tuổi 52
4.1.2. Về tỷ lệ giới 52
4.1.3. Về tình hình sử dụng thuốc tránh thai ở bệnh nhân nữ 53
4.1.4. Đặc điểm lâm sàng 53
4.1.5. Đặc điểm xét nghiệm 54
4.2. Đặc điểm chung của khối u máu gan 55
4.2.1. Về số lượng u máu trên 1 bệnh nhân 55
4.2.2. Về vị trí 55
4.2.3. Về kích thước 56
4.3. Đặc điểm u máu gan trên siêu âm 56
4.3.1. Cấu trúc âm của khối u máu gan 57
4.3.2. Tính chất ranh giới khối u máu gan 58
4.3.3. Tính chất tăng âm phía sau khối 58
4.4. Tín hiệu trên ảnh CHT 58
4.4.1. Tín hiệu trên ảnh T1 và T2 trước khi tiêm thuốc đối quang từ 59
4.4.2. Tín hiệu trên bản đồ ADC 61
4.4.3. Tín hiệu trên ảnh Diffusion 62
4.4.4. Tín hiệu sau tiêm thuốc đối quang từ 62
4.4.5. Liên quan giữa kích thước khối u với kiểu ngấm thuốc. 65
4.5. So sánh giữa siêu âm và cộng hưởng từ trong chẩn đoán u máu gan 66
4.5.1. So sánh về
khả năng phát hiện số lượng khối u 66
4.5.2. So sánh về chẩn đoán 66
4.5.3. Về liên quan giữa cấu trúc âm trên siêu âm với ngấm thuốc
trên CHT 67
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BN : Bệnh nhân
CĐHA : Chẩn đoán hình ảnh
CLVT : Chụp cắt lớp vi tính
CHT : Chụp cộng hưởng từ hạt nhân
ĐM : Động mạch
PET : Chụp cắt lớp phóng xạ positron (Positron Emission
Tomography)
SPECT : Chụp cắt lớp phóng xạ đơn photon (Single photon
emission computed tomography)
TB : Tế bào
Tc99 : Technetium 99m
Tc99m-RBC : Hồng cầu gắn Tc99m
TM : Tĩnh mạch
TMC : Tĩnh mạch cửa
αFP : Alpha foeto protein


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ u máu gan theo nhóm tuổi 35
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của u máu gan 36
Bảng 3.3. Đặc điểm xét nghiệm của u máu gan 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân u máu gan mang HBsAg 38
Bảng 3.5. Phân bố kích thước khối u máu gan 39
Bảng 3.6. Số khối u máu gan phát hiện trên một BN 39
Bảng 3.7. Cấu trúc khối u máu gan trên siêu âm 40
Bảng 3.8. Tính chất về ranh giới khối u máu gan 40
Bảng 3.9. Tính chất tăng âm thành sau của u máu gan 41
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa cấ
u trúc âm và kích thước 41
Bảng 3.11. Chẩn đoán u máu gan bằng siêu âm 42

Bảng 3.12. Đặc điểm về ranh giới của u máu gan trên cộng hưởng từ 42
Bảng 3.13. Đặc điểm của u máu gan trên chuỗi xung T1W trước tiêm 43
Bảng 3.14. Đặc điểm tín hiệu của u máu gan trên chuỗi xung T2W trước
tiêm thuốc đối quang từ 43
Bảng 3.15. Đặc điểm tín hiệu của u máu gan trên chuỗi xung Diffusion 44
Bảng 3.16. Đặc điểm tín hiệu của u máu gan trên b
ản đồ ADC 44
Bảng 3.17. Đặc điểm ngấm thuốc của u máu gan trên chuỗi xung T1W sau
tiêm thuốc đối quang từ ở thì động mạch 44
Bảng 3.18. Đặc điểm ngấm thuốc của u máu gan trên chuỗi xung T1W sau
tiêm thuốc đối quang từ ở thì tĩnh mạch cửa 45
Bảng 3.19. Đặc điểm ngấm thuốc của u máu gan trên chuỗi xung T1W sau
tiêm thuốc đối quang từ ở thì muộn 46

Bảng 3.20. Liên quan giữa tín hiệu và kích thước u trên chuỗi xung T1W
trước khi tiêm thuốc đối quang từ 46
Bảng 3.21. Liên quan giữa tín hiệu và kích thước u trên chuỗi xung T2W
trước khi tiêm thuốc đối quang từ 47
Bảng 3.22. Liên quan giữa tín hiệu và kích thước u trên chuỗi xung T1W
sau khi tiêm thuốc đối quang từ ở thì động mạch 48
Bảng 3.23. Liên quan giữa tín hiệu và kích thước u trên chuỗi xung T1W
sau khi tiêm thuốc đối quang từ ở thì tĩnh mạch cửa 48
Bảng 3.24. Liên quan giữa tín hiệu và kích thước u trên chuỗi xung T1W
sau khi tiêm thuốc đối quang từ ở thì muộn 49
Bảng 3.25. Chẩn đoán u máu gan bằng cộng hưởng từ 49
Bảng 3.26. Tỷ lệ phát hiện số khối u máu gan của siêu âm so với CHT 50
Bảng 3.27. So sánh giữa cấu trúc âm với mức độ ngấm thuốc ở thì muộn.50

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ3.1. Phân bố bệnh nhân u máu gan theo giới 35

Biểu đồ 3.2. Phân bố vị trí u máu gan 38


DANH MỤC CÁC HÌNH
H×nh1.1. MÆt tr−íc 3
H×nh1.2. Bæ däc gan 3
H×nh 1.3. MÆt sau 4
Hình 1.4. Hệ thống mạch gan 4
Hình 1.5. Phân chia gan 7
Hình 1.6. Giải phẫu siêu âm gan 8
Hình 1.7. Giải phẫu CLVT gan 8
Hình 1.8. U máu gan thể hang khổng lồ. Đại thể và vi thể 11
Hình 1.9. U máu gan thể mao mạch trên lát cắt đại thể (A) và vi thể (B) 12
Hình1.10. U máu gan điển hình trên siêu âm 14
Hình 1.11. U máu gan lớn không điển hình 15
Hình 1.12. CLVT u máu gan điển hình 18
Hình1.13. Chụp động mạch chẩn đoán u máu gan 21
Hình 4.1. Ảnh cộng hưởng từ trước tiêm thuốc đối quang t
ừ 59
Hình 4.2. Ảnh cộng hưởng từ trước tiêm thuốc đối quang từ. 59
Hình 4.3. Ảnh cộng hưởng từ trên bản đồ ADC 61
Hình 4.4. Ảnh Diffusion tăng tín hiệu 62
Hình 4.5. Ảnh ngấm thuốc sau tiêm trên T1thì động mạch 63
Hình 4.6. Ảnh ngấm thuốc sau tiêm trên T1 thì tĩnh mạch cửa 64
Hình 4.7. Ảnh ngấm thuốc sau tiêm trên T1 thì muộn. 64


15,18,21,59,61-64
4,7,8,11,12,14,35,38


1-3,5,6,9,10,13,16,17,19,20,22-34,36,37,39-58,60,65-74




1
ĐẶT VẤN ĐỀ

U máu gan là bệnh tăng sinh mạch máu lành tính hay gặp nhất của
gan, chiếm khoảng 4-7% dân cư [3] hay từ 1-2% đến 20% [86]. Khoảng
10% các trường hợp có nhiều u và thường có đường kính dưới 3 cm, hay
gặp ở gan phải đặc biệt là ở phân thùy sau [3], [86]. Chúng có nguồn gốc
bẩm sinh và gặp ở tất cả các lứa tuổi [86]. Ở người trưởng thành, thường
thấy u máu gan ở những bệnh nhân trong độ tuổi từ 30 đến 50, chiếm ưu
thế ở nữ giới [3].
Hầu hết các u máu gan không có triệu chứng lâm sàng và được phát
hiện tình cờ trên siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính. Nhưng những u máu lớn
trên 4 cm có thể có một số biểu hiện lâm sàng như: đau hạ sườn phải, gan
to, vàng da, tắc mật hay khối ổ bụng và có thể gây các biến chứng là chảy
máu trong khối u hoặc khối u vỡ gây chảy máu trong ổ bụng. Triệu chứng
chảy máu này th
ường gặp do chấn thương hoặc sau chọc sinh thiết gan [3].
Hiện nay, những tiến bộ về chẩn đoán hình ảnh đã cho phép cải thiện
đáng kể việc phát hiện các bệnh lý gan mật, trong đó có tổn thương dạng u
của gan. U máu gan thường tiến triển rất chậm, thậm chí hầu như không
tiến triển. Do đó, việc chẩn đoán chính xác u máu gan là rất cần thiết với
mục đ
ích: phân biệt với các khối u ác tính của gan để tránh cho bệnh nhân
phải mổ hay hóa trị liệu không cần thiết và đưa ra quyết định điều trị một
cách thích hợp [1].

Trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của y
học thế giới, y học Việt Nam có sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chẩn
đoán hình ảnh. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh t
ừ thông dụng như siêu
âm hai bình diện, siêu âm Doppler cho đến các phương pháp hiện đại hơn như

2
chụp cắt lớp vi tính xoắn ốc, chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò, chụp cộng
hưởng từ ngày càng được sử dụng phổ biến.
Siêu âm rất có giá trị trong việc sàng lọc, phát hiện và theo dõi tiến
triển các khối u gan. Siêu âm chẩn đoán u máu gan cho độ nhạy từ 60% –
75% và độ đặc hiệu từ 60% đến 80% [18], [28], [29].
Cộng hưởng từ gan và đường mật ngày càng được sử dụng rộng rãi và
chiế
m vị trí quan trọng trong việc phát hiện, đánh giá đặc điểm tổn thương,
phân bậc và theo dõi kết quả điều trị các khối u gan [5]. Trong chẩn đoán u
máu gan, cộng hưởng từ có độ nhạy 98% và độ chính xác là 99% [86].
Các u máu gan nếu không có biến chứng thì không cần can thiệp điều
trị, ngay cả với những u máu có kích thước lớn. Đối với những u máu gan
có biến chứng thì điều trị phẫu thuậ
t là hiệu quả nhất, xạ trị hay gây tắc
động mạch đều ít hiệu quả [3].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về hình ảnh cộng hưởng từ u máu gan chưa
nhiều. Để góp phần làm sáng tỏ thêm về hình ảnh cộng hưởng từ u máu
gan, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng
hưởng từ và siêu âm của u máu gan”, nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình
ảnh của u máu gan trên siêu âm và cộng
hưởng từ.
2. So sánh kết quả chẩn đoán u máu gan của siêu âm với cộng

hưởng từ.






3
CHNG 1
TNG QUAN

1.1. S LC GII PHU
1.1.1. Hỡnh th ngoi ca gan
Gan cú ba mt: trờn, di v sau [2], [4], [6].
+ Mt trờn: cong li ra trc v c chia thnh hai thựy phi v trỏi
bi dõy chng lim treo gan vo c honh, dõy chng ny kộo di ti rn
bi dõy chng trũn.
+ Mt di: quay xung di v sang trỏi, nú c phõn chia bi ba
rónh to nờn hỡnh ch H:
- Rónh trc-sau trỏi chia lm hai phn: phn trc l dõy chng trũn
(di tớch ca tnh mch rn), phn sau l ng Arantius nm hi chch.
- Rónh tr
c- sau phi l ging tỳi mt kộo di n tnh mch ch di.
- Rónh ngang l cỏc phn ca ng gan bao gm tnh mch ca, ng
gan chung v ng mch gan.
+ Mt sau: thng ng v lừm ra trc. Cú hai rónh: rónh phi l tnh
mch ch di, rónh trỏi l phn tip theo ca rónh Arantius.

Hình1.1. Mặt trớc
1. Dây chằng tam giác phải

2. Tĩnh mạch chủ dới
3. Dây chằng tam giác trái
4. Thuỳ trái 5. Dây chằng liềm

Hình1.2. Bổ dọc gan
1. Dây chằng vành
2. Thận phải 3. Gan
4. Túi mật 5. Mạc nối lớn
6. Tá tràng 7. Khoang Morisson


4

H×nh 1.3.MÆt sau
1. D©y ch»ng liÒm 2. TÜnh m¹ch chñ d−íi
3. D©y ch»ng tam gi¸c ph¶i 4. Tói mËt
5. D©y ch»ng tam gi¸c tr¸i 6. Thuú Spiegel
7. Rèn gan
* Nguồn: theo Nguyễn Duy Huề (2002) [4].
1.1.2. Các mạch máu của gan
Các mạch máu của gan gồm hai hệ thống: đi vào và đi ra khỏi gan.
Sự phân chia của hai hệ thống này tạo nên các đơn vị giải phẫu và chức
năng: hạ phân thùy, phân thùy và thùy [2], [4], [6].


Hình 1.4. Hệ thống mạch gan
* Nguồn: Ana Alonso- Torrens (2005) [15].

5
RHV: TM gan phải. MHV: TM gan giữa. LHV: TM gan trái.

IVC: TM chủ dưới. MP: TM cửa. R: dây chằng tròn.
1.1.2.1. Hệ thống mạch máu đi vào gan
Gồm tĩnh mạch cửa và động mạch gan.
+ Tĩnh mạch cửa: cấp 3/4 máu cho gan. Thân tĩnh mạch cửa được tạo
bởi hợp lưu của tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tới rốn
gan chia hai nhánh: phải và trái.
- Nhánh phải: dài khoảng 2-3 cm đi chếch nhẹ xuống dưới và ra sau,
chia hai nhánh: nhánh phân thùy trướ
c và phân thùy sau. Nhánh phân thuỳ
trước chia hai nhánh tận cho hạ phân thùy V và VIII. Nhánh phân thùy sau
chia hai nhánh cho hạ phân thùy VI và VII.
- Nhánh trái: khẩu kính nhỏ hơn nhánh phải, dài khoảng 3-4cm, đi
lên trên ra trước, chia hai nhánh: nhánh cho phân thùy bên trái, sau đó chia
nhánh cho hạ phân thùy II và III; nhánh cho hạ phân thùy cạnh giữa trái
hay hạ phân thùy IV hay thùy vuông.
Như vậy, hạ phân thùy IV tuy nằm bên phải dây chằng liềm nhưng
được cấp máu bởi nhánh trái tĩnh mạch cửa nên nó thuộc gan trái hay nói
cách khác gan phải (mạch máu)= thùy phải trừ hạ phân thùy IV; gan trái
(mạch máu)= thùy trái cộng hạ phân thùy IV.
Hạ phân thùy I (thùy đuôi hay Spigel) nhậ
n máu từ nhánh phải và
trái của tĩnh mạch cửa.
+ Động mạch gan: thường xuất phát từ động mạch thân tạng. Sự
phân chia của động mạch gan giống như hệ thống tĩnh mạch cửa.
1.1.2.2. Hệ thống mạch máu ra khỏi gan
Gồm ba tĩnh mạch gan: tĩnh mạch gan phải, tĩnh mạch gan trái và
tĩnh mạch gan giữa đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.

6
+ Tĩnh mạch gan phải: lớn nhất trong hệ tĩnh mạch gan, dài khoảng

11-12 cm bắt nguồn từ bờ trước gan gần góc gan phải, nằm trong rãnh bên
phải và đổ vào tĩnh mạch chủ dưới ở cực trên thùy Spigel thấp hơn khoảng
1-2 cm so với chỗ đổ tĩnh mạch gan giữa và tĩnh mạch gan trái. Nó gom
máu của phân thùy sau và phân thùy trước gan phải.
+ Tĩnh mạch gan giữa: nằm trong mặt phẳng khe giữa, nó thu máu
củ
a phân thùy trước gan phải và hạ phân thùy IV.
+ Tĩnh mạch gan trái: nằm trong khe bên trái, nó nhận máu phân
thùy bên trái và hạ phân thùy IV.
Tĩnh mạch gan thường đổ vào tĩnh mạch chủ dưới qua một thân
chung ngắn khoảng 0,5 cm.
Thùy đuôi đổ máu trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới không qua tĩnh
mạch gan.
1.1.3. Giải phẫu đường mật
1.1.3.1. Đường mật trong gan
Mỗi hạ phân thùy đều có ống mật hạ phân thùy. Bên phải: ống hạ
phân thùy VI đi theo m
ột đường thẳng từ góc gan phải đến khe phải của
rãnh cuống gan; ống hạ phân thùy VII đi từ mặt sau khe bên phải của rãnh
cuống gan, ở đây ống hạ phân thùy VI và VII hợp thành ống phân thùy sau.
Ống hạ phân thùy V nằm ở bờ phải rãnh túi mật hợp với ống hạ phân thùy
VIII (đi từ phía sau đến trên khe bên phải của rãnh cuống gan) thành ống
phân thùy trước. Ống phân thùy trước và sau hợp thành ống gan chung,
ngắn khoảng 1 cm,
đổ vào ngã ba đường mật tương đối thẳng trục với ống
đường mật ngoài gan. Bên trái: ống hạ phân thùy II và III hợp thành ống
phân thùy bên, ống phân thùy bên hợp với ống phân thùy giữa thành ống
gan trái. Ống gan trái dài khoảng 2 cm, đổ vào ngã ba đường mật, ống này
nằm ngang so với trục của đường mật ngoài gan [2], [4], [6].


7
1.1.3.2. Đường mật ngoài gan
Ống gan chung được tạo nên bởi hợp lưu của nhánh đường mật gan
phải và trái. Đoạn sau chỗ đổ vào ống túi mật gọi là ống mật chủ. Ống mật
chủ đổ vào đoạn II tá tràng qua bóng Vater [2], [4], [6].
1.1.4. Sự phân chia của gan
* Sự phân chia của gan có nhiều quan điểm khác nhau. Sau đây là
cách phân chia gan theo Tôn Thất Tùng (trích theo [4]).
+ Hai gan: phải và trái cách nhau bởi khe giữa.
+ Hai thùy: phải và trái cách nhau bởi khe rốn.
+ Năm phân thùy: tr
ước, sau, giữa, bên, đuôi.
+ Tám hạ phân thùy: I (phân thùy đuôi), II, III, IV (phân thùy giữa),
V, VI, VII, VIII.

Hình 1.5. Phân chia gan
* Nguồn: theo Tôn Thất Tùng (1971) [11].
* Sự phân chia của gan trên siêu âm
Trên siêu âm, phân chia gan được xác định chủ yếu dựa vào hệ TM gan,
các dây chằng, giường túi mật và rốn gan.

8

Hình 1.6. Giải phẫu siêu âm gan
* Nguồn: Đoàn Ngọc Giao (2009) [1].

* Xác định phân chia của gan trên cắt lớp vi tính.
Cũng giống như siêu âm, TM gan, TM cửa, rốn gan và giường túi
mật là mốc xác định chủ yếu xác định phân thùy gan.



Hình 1.7. Giải phẫu CLVT gan
* Nguồn: Robin Smithuis (2006) [67].

9
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC VÀ BIẾN CHỨNG
CỦA U MÁU GAN
U máu (hemangioma) là bệnh lý lành tính, có thể gặp ở nhiều vị trí
khác nhau trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là ở gan và phân loại u máu nói
chung có nhiều quan điểm khác nhau [46]. U máu là khối u lành tính hay
gặp nhất của gan và nó đã được Frerich mô tả lần đầu tiên trong y văn vào
năm 1861 (trích theo [72]). U máu gan được chia thành hai loại chính: u
máu thể hang (cavernous hemangioma) và mao mạch (capillary
hemangioma), trong đó hầu hết u máu gan đều là thể hang [56], [65], [72].
1.2.1. U máu thể hang c
ủa gan
Định nghĩa: u máu thể hang là tăng sinh mạch lành tính được tạo
nên bởi các mạch máu giãn, thành mỏng [46].
1.2.1.1 Đặc điểm lâm sàng
U máu thể hang thường lớn, có thể có một hoặc nhiều khối và
thường nằm ngay dưới bao gan (bao Glisson) [72], [76]. Có thể chỉ gặp ở
gan hay các vị trí khác như da (14%), bề mặt niêm mạc hay ở lách, tụy và
đôi khi trong não. Một trường hợp hiếm gặp ở bệnh Lindau- von Hippel, u
máu thể hang trong tiểu não, cuố
ng não và đáy mắt [38].
Các u máu gan nhỏ thường không biểu hiện triệu chứng. Chỉ có
những u máu gan có đường kính trên 4 cm mới có thể gây các triệu chứng
lâm sàng khi u chèn ép các cấu trúc xung quanh, chảy máu hay huyết khối.
Hay gặp nhất là biểu hiện đau vùng gan, nhất là ở những trường hợp khối u
phát triển nhanh, gây căng giãn bao Glisson dẫn đến đau vùng gan. U máu

gan có những vùng huyết khối kết hợp với viêm có thể gây sốt và bất
thường các xét nghiệm chứ
c năng gan [78]. Trong một số trường hợp, u

10
máu lớn chèn ép dạ dày và tá tràng có thể gây nặng tức thượng vị, cảm giác
no sớm, buồn nôn và nôn. Một số rất hiếm các trường hợp u máu gan vỡ
gây tràn máu ổ bụng, có thể vỡ tự nhiên, sau chọc sinh thiết hay do chấn
thương [4]. Hội chứng Kasabach – Merritt cũng là một biến chứng hiếm
của u máu gan lớn, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Hội chứng này gồm có giảm tiểu cầu,
rối lo
ạn đông máu và có thể gây huyết khối thứ phát trong u máu lớn [50].
Những biến chứng hiếm gặp hơn đã được thông báo trong y văn của u máu
gan lớn đó là vàng da tắc mật do u chèn ép đường mật, xoắn ở những u
máu gan lớn có cuống hay gây hẹp dạ dày, tá tràng. Thăm khám thực thể,
có thể sờ thấy khối u ở dưới sườn phải, thượng vị, thậm chỉ u chiếm gần
toàn bộ
ổ bụng. Trong những trường hợp vỡ u máu gan gây tràn máu ổ
bụng, bệnh nhân sẽ biểu hiện đau, sau đó là sốc. Vỡ u máu gan hay gặp ở
trẻ em hơn ở người lớn [72].
1.2.1.2. Mô bệnh học
Đại thể: khối có ranh giới rõ với nhu mô gan xung quanh, màu hơi
đỏ tía, mềm, xốp, lỗ rỗ, có thể ép xẹp và rỉ máu, có thể được bao quanh
bằng một lớp vỏ xơ mỏng. Trong quá trình tiến tri
ển có thể gặp tình trạng
viêm, huyết khối, xơ hóa và thậm chí vôi hóa [4], [46], [59], [72], [86]. Sau
khi cắt u, u sẽ bị xẹp xuống một phần do mất máu và phần tổ chức u chính
sẽ có màu trắng ngà [83]. Kích thước u có thể từ vài mm đến hàng chục
cm, đường kính 4cm có thể được coi là giới hạn giữa các u máu gan nhỏ và
lớn [4]. Hay gặp nhất là khối đơn độc và trong khoảng 10% các trường hợp

có thể có nhiều khối [4]. Vị trí u có thể n
ằm sâu trong nhu mô hay ở bề mặt
gan. Những trường hợp u bị xơ hóa đáng kể người ta gọi là u máu xơ.

11

Hình1.8. U máu gan thể hang khổng lồ (cân nặng 4,4 kg). Đại thể và vi thể.
* Nguồn: theo Prasant (2010) [63].
Vi thể: các khối u có dạng rất điển hình, u được tạo bởi các khoang
mạch lớn, dạng hang, chứa máu với một lớp nội mô lót dẹt, trưởng thành,
ngăn cách bởi tổ chức đệm liên kết thưa thớt. Thường thấy trong u có một
phần hoại tử và đôi khi xơ hóa u hoàn toàn. Một số hiểm trường h
ợp thấy
có sự vôi hóa mô đệm khu trú. Huyết khối trong lòng mạch hay vỡ mạch có
thể làm thay đổi hình ảnh mô học [46], [59], [94].
1.2.2. U máu mao mạch của gan
Định nghĩa: u máu mao mạch là tăng sinh mạch lành tính được tạo nên
bởi các mạch máu nhỏ có cùng kích cỡ với mao mạch bình thường [46].
1.2.2.1. Đặc điểm lâm sàng
U máu mao mạch gan rất hiếm gặp, thường thấy ở da, tổ chức dưới
da và niêm mạc miệng, môi. Theo Noda [56] thì đến 2005 trên thế gi
ới mới
có 3 trường hợp u máu mao mạch của gan ở người lớn được thông báo.
Phần lớn u máu mao mạch đều nhỏ, đường kính từ vài mm đến vài cm. Các
tổn thương này có thể là sự tăng sinh mô tiến triển và ít có ý nghĩa lâm
sàng. Chúng thường không gây triệu chứng gì mà chỉ được phát hiện tình
cờ trong chẩn đoán hình ảnh hay mở bụng điều trị các bệnh lý khác.

12
1.2.2.2. Mô bệnh học


Hình 1.9. U máu gan thể mao mạch trên lát cắt đại thể (A) và vi thể (B)
*Nguồn: theo Noda T. (2005) [56].
Đại thể: u có màu nâu đỏ, ranh giới thường rõ nhưng không có vỏ.
Khác với u máu thể hang, u mau mao mạch là một khối tương đối đặc. U
có thể lan ra tổ chức xung quanh những chỗ lồi hình ngón tay [46], [56].
Vi thể: Các tổn thương này được giới hạn rõ bởi các tổ chức xung
quanh, nhưng không có vỏ. Chúng được tạo thành bởi tập hợp các búi mao
mạch có thành mỏng, đượ
c ngăn cách bởi tổ chức đệm ngăn cách thưa thớt.
Các mao mạch được lót bởi các tế bào nội bộ bình thường và trong lòng
mạch chứa máu. Trong lòng mạch có thể thấy huyết khối và các tổ chức
hóa một phần hay toàn bộ. Vỡ các mạch gây ra sẹo và cũng có thể giải
thích được nguyên nhân có sắc tố hemosiderin thấy trong ít trường hợp
[46], [56].
1.2.3. BIẾN CHỨNG U MÁU GAN
Biến chứng của u máu gan hiếm gặp [49], [83], [86]. Tuy vậ
y, có thể
có một số biến chứng sau:
* Viêm nhiễm
Có một số hiếm các trường hợp viêm nhiễm ở bệnh nhân u máu gan
khổng lồ được báo cáo. Triệu chứng: sốt nhẹ, giảm cân, đau bụng, hời gian

×