Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÀI TIỂU LUẬN UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.43 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN HÓA DƯỢC

BÀI TIỂU LUẬN
UNG THƯ PHỔI VÀ CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ

Học viên : TRẦN THỊ BÍCH HỢP
Mã học viên : 1211028
Lớp : Cao học 17
HÀ NỘI – 2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào do sự phát triển không bình thường
của tế bào. Cơ thể của con người được hình thành từ rất nhiều loại tế bào. Bình
thường những tế bào được phát triển và phân chia khi cơ thể cần đến. Tuy nhiên
đôi khi các tế bào bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh
một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát
triển của cơ thể.
Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u. Khác với các khối u lành tính
chỉ phát triển tại chỗ, thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, các khối u ác tính
(ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh giống như hình “con cua”
với các càng cua bám vào các tổ chức lành trong cơ thể hoặc như rễ cây lan
trong đất. Các tế bào của các khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch bạch
huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới và cuối cùng dẫn tới tử
vong. Cùng với di căn xa, tính chất bệnh ung thư hay tái phát làm cho điều trị
bệnh khó khăn và ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh.
Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và
phát triển lâu dài qua từng giai đoạn. trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em có thể do
đột biến gen từ lúc bào thai, còn phần lớn các ung thư đều có giai đoạn tiềm tàng
lâu dài, có khi hàng chục năm không có dấu hiệu gì trước khi phát hiện thấy
dưới dạng các khối u. Triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai
đoạn cuối.


Hiện nay, ung thư là một bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đang được cả thế giới
quan tâm. Số người mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng. Qua ghi nhận ung
thư hàng năm cho thấy, tổng số ca ung thư mới mắc trên thế giới như sau:
- Năm 1980: 6,4 triệu
- Năm 1985: 7,6 triệu
- Năm 2000: 5,3 triệu ung thư ở nam, 4,7 triệu ung thư ở nữ
- Năm 2002: có 10,9 triệu người mới mắc ung thư
và tỷ lệ hàng năm là 202/100.000 ở nam, 158/100.000 ở nữ.
2
Ung thư phổi là một loại ung thư có ý nghĩa thời sự trong y học nói chung
và ung thư học nói riêng vì nhiều lý do. Thứ nhất vì ung thư phổi là ung thư
thường gặp nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam và ngày càng có chiều
hướng gia tăng theo mức độ ô nhiễm môi trường liên quan đến quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở hầu hết các nước cũng như nạn hút
thuốc lá, nghiện ma túy… Thứ hai, chi phí điều trị lớn song hiệu quả lại rất thấp;
mặc dù y học ngày nay đã có những tiến bộ lớn trong chẩn đoán và điều trị ung
thư phổi song việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng khó khăn, tốn kém, do đó khả
năng chữa khỏi hẳn bệnh là rất hạn chế, thời gian sống trung bình trong đa số
trường hợp, chỉ trên dưới một năm.
Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa
số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (Thế giới: 60-70%;
Việt Nam 90-93%). Ngay ở Hoa Kỳ, theo thống kê năm 1999, đã có tới 158.800
trường hợp tử vong do loại ung thư này.
3
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM UNG THƯ PHỔI
Bệnh Ung thư phổi vì bệnh bắt nguồn từ nhóm tế bào tại phổi, các tế bào này
tăng trưởng ngoài tầm kiểm soát, lấn át tế bào bình thường.
II. PHÂN LOẠI UNG THƯ PHỔI
a, Bảng phân loại mô bệnh học các khối u phổi năm 1999 của WHO

1. Ung thu biểu mô tế bào vảy
2. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
3. Ung thư biểu mô tuyến
4. Ung thư biểu mô tế bào lớn
5. Ung thư biểu mô tuyến vảy
6. Ung thư biểu mô tuyến với các thành phần đa hình thể, sarcom
7. U carcinoid
8. Ung thư biểu mô dạng tuyến nước bọt
9. Ung thư biểu mô không xếp loại.
Ung thư phổi được chia thành 2 loại: ung thư biểu mô tế bào nhỏ và
ung thư biểu mô không tế bào nhỏ, tuỳ thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính
hiển vi. Trong 9 loại ung thư biểu mô phổi trên, các ung thư biểu mô không
phải tế bào nhỏ của phổi gồm ung thu biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô
tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn.Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường
gặp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 80%) và nó thường phát triển và lan
chậm hơn.
b, Phân loại TNM của WHO về ung thư phổi 2009 (là hệ thống định giai đoạn
hiện nay với ung thư biểu mô phổi được dùng rộng rãi)
- T: kích thước và sự lan tràn khối u nguyên phát
4
+ Tis: ung thư tại chỗ.
+ To: không thấy khối u nguyên phát.
+ T1: khối u có kích thước lớn nhất ≤ 3cm, được bao quanh bởi nhu mô
phổi hoặc lá tạng màng phổi, không xâm lấn vào phế quản thùy.
+ T1a: khối u ≤ 2cm.
+ T1b: khối u > 2cm nhưng ≤ 3cm.
+ T2: khối u > 3cm nhưng ≤ 7cm hoặc khối u có bất kỳ một trong các dấu
hiệu sau: xâm lấn vào lá tạng màng phổi, xâm lấn vào phế quản gốc nhưng cách
cựa khí quản ≥ 2cm, xẹp/viêm phổi do tắc nghẽn có thể lan đến rốn phổi nhưng
không gây xẹp toàn bộ phổi.

+ T2a: khối u > 3cm nhưng ≤ 5cm.
+ T2b: khối u > 5cm nhưng ≤ 7cm.
+ T3: khối u > 7cm hoặc có xâm lấn trực tiếp vào thành ngực, cơ hoành,
thần kinh hoành, màng phổi trung thất hoặc lá thành màng tim. Hoặc khối u
trong phế quản gốc cách carina < 2cm; hoặc xẹp/ viêm phổi do tắc nghẽn toàn
bộ một phổi, hoặc có một khối u hoặc nột riêng biệt cùng thùy.
+ T4: khối u kích thước bất kỳ nhưng có xâm lấn vào tim, mạch máu lớn,
khí quản, dây thần kinh quặt ngược, thực quản, cột sống, hoặc cựa khí quản.
Hoặc có khối u hoặc nột riêng biệt khác thùy cùng bên.
- N: sự có mặt của xâm nhập hạch bạch huyết vùng
+ No: không có di căn vào hạch vùng.
+ N1: di căn hạch cạnh phế quản cùng bên và/hoặc hạch rốn phổi bao
gồm cả sự xâm lấn trực tiếp của khối u vào các hạch đó.
+ N2: di căn đến hạch trung thấ cùng bên và/hoặc hạch dưới cựa khí quản.
+ N3: di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bê, hạch cơ bậc
thang cùng bên hoặc đối bên hoặc hạch thượng đòn.
- M: có hay không có di căn xa
+ Mo: không có di căn xa.
5
+ M1a: có các khối riêng birtj ở một thùy đối bên. Hoặc khối u có các
phổi ở màng phổi hoặc có các tổn thương ác tính ở màng phổi.
+ M1b: di căn xa.
- Xếp giai đoạn theo TNM
T Dưới nhóm N0 N1 N2 N3
1T1 T1a
T1b
Ia
Ia
IIa
IIa

IIIa
IIIa
IIIb
IIIb
T2 T2a
T2b
Ib
IIa
IIa
IIb
IIa
IIb
IIIb
IIIb
T3 T3 IIb IIIa IIIa IIIb
T4 IIIa IIIb IIIb IIIb
M1 IV IV IV IV
III. NGUYÊN NHÂN
Các yếu tố nguyên nhân của ung thư phổi gồm:
• Hút thuốc lá
• Di truyền, đột biến gen
• Nghề nghiệp
• Môi trường
• Chế độ ăn
• Virus
6
1. Hút thuốc lá: Là nguyên nhân hàng đầu.
Khoảng 85-90% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá. Khoảng 1 trong
số 10 người hút thuốc lá sẽ phát triển thành ung thư. Có sự tỉ lệ thuận giữa số
lượng thuốc, thời gian hút và tuổi bắt đầu hút thuốc lá với ung thư phổi. Người

hút thuốc có nguy cơ cao gấp 20 lần người không hút (hút dưới 100 điếu trong
đời). Nguy cơ càng cao nếu hút thuốc trên 20 năm. Khi ngừng thuốc lá thì nguy
cơ sẽ giảm dần.
Hút thuốc lá thụ động là hít khói thuốc trong môi trường cũng có nguy cơ
bị ung thư phổi.
2. Di truyền
Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể có vai trò quan trọng vì chỉ có khoảng
10% ngưòi hút thuốc sẽ bị ung thư phổi trong cuộc đời. Những nghiên cứu gần
đây thấy một số đột biến gen liên quan đến ung thư phổi như: p16, PIK3CA,
EGFR…
3. Nghề nghiệp
Ung thư phổi liên quan nghề nghiệp chiếm khoảng 9-15%.
7
Công nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với một số hoá chất có
nguy cơ bị ung thư phổi. Có 5 chất có vai trò quan trọng trong ung thư phổi
nghề nghiệp: các chất phóng xạ, nicken, chrome, amiante, và các chất phát sinh
khi chưng cất hắc ín. Nguy cơ này càng tăng nếu có kèm nghiện thuốc lá.
Chloromethyl và radon thường liên quan đến ung thư tế bào nhỏ.
4. Môi trường
Ung thư phổi gặp nhiều ở thành phố công nghiệp hơn ở nông thôn. Người
ta đã chứng minh tác dụng gây ung thư phần lớn là do các chất benzopyren trong
các chất hữu cơ của bụi thành phố, khói xăng, nickel Hàng ngày chúng ta hít
thở 10.000 lít không khí. Những chất có nguy cơ gây ung thư trong không khí
được hít thở và tích tụ và có thể gây bệnh.
Ô nhiễm môi trường trong nhà như khói thuốc lá (thường tụ rất lâu trong
nhà), vật liệu xây dựng, khói gas, than, khói do nấu bếp…
5. Virus
Thử nghiệm cho thấy virus có thể gây ung thư phổi trên động vật. Nghiên
cứu cũng cho thấy HPV (human papillomavirus) có liên quan đến ung thư phổi.
Siman virus 40 có liên quan đến mesothelioma. EBV (Epstein Barr virus) có liên

quan đến mesothelioma và lymphoma ở phổi.
6. Chế độ ăn
Vai trò của chế độ ăn đối với nguy cơ ung thư phổi cũng được nghiên cứu
nhiều. Chế độ ăn cần nhiều rau và trái cây sẽ ít nguy cơ bị ung thư phổi hơn vì
trong rau và trái cây có các chất vi lượng có hoạt tính chống oxy hóa, chống ung
thư.
IV. TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ PHỔI
Bệnh ung thư phổi diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng gì đặc biệt.
98% bệnh nhân ung thư phổi chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đã có những
triệu chứng bất ổn phải đi khám bệnh. Một số ít được phát hiện một cách tình cờ
do khám sức khỏe định kỳ.
A/ Triệu chứng thường gặp
• Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn.
8
• Thường xuyên thấy đau ngực.
• Ho ra máu.
• Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng.
• Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại.
• Phù nề vùng mặt và cổ.
• Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân.
• Mệt mỏi.
B/ Triệu chứng di căn, xâm lấn: Các triệu chứng liên quan đến các cơ quan bị di
căn như:
1. Di căn hạch hoặc xâm lấn trực tiếp trung thất gây hội chứng trung thất,
hạch to có thể gây tắc bạch huyết, hay xâm lấn bạch huyết lan tỏa.
2. Di căn ống ngực gây tràn dịch màng phổi dưỡng trấp.
3. Di căn não, tủy sống, các dây thần kinh (buồn nôn, nôn, rối loạn tri giác,
cảm giác, vận động, ), xương,
C/ Một số hội chứng đặc biệt:
* Hội chứng Pancoast – Tobias: Gặp ở các u ở đỉnh phổi. Gồm:

- Triệu chứng rễ thần kinh: Đau xuất hiện sớm nhất, ban đầu ở vùng trên
đòn và bả vai, sau đó lan xuống ngực và cánh tay, có thể đau dữ dội.
- Triệu chứng giao cảm: Hội chứng Claude Bernard – Horner: sụp mi, co
đồng tử, rối loạn vận mạch làm da phù nề, đỏ và tiết nhiều mồ hôi nửa bên mặt.
- X quang: Bóng mờ ở đỉnh phổi, đôi khi xuống dưới xương đòn. Khi u ăn
vào thành ngực sau, nó có thể phá hủy cung sau của xương sườn thứ nhất và thứ
hai. Đôi khi hủy xương lan đến mỏm ngang và thân đốt sống lưng thứ nhất và
thứ hai.
* Hội chứng cận ung thư
- Là những biểu hiện ngoài phổi không do di căn của ung thư phổi.
- Gồm ngón tay dùi trống, to đầu chi, sưng đau các khớp, rối loạn thần kinh
cảm giác, vận động, thay đổi ở da, các hội chứng nội tiết như tăng ACTH, tăng
ADH, tăng Calci máu,
V. ĐIỀU TRỊ
9
5.1. Điều trị bệnh
Phân loại ung thư phổi tế bào nhỏ và không phải tế bào nhỏ có ý nghĩa
trong điều trị.
a, Điều trị ung thư biểu mô tế bào nhỏ
Định giai đoạn TNM khó áp dụng với ung thư biểu mô tế bào nhỏ. Phẫu
thuật chỉ có thể áp dụng cho 1 số ung thư biểu mô tế bào nhỏ ngoại vi thuốc giai
đoạn lâm sàng I. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ trước hết được coi là 1 bệnh hệ
thống và vì vậy chủ yếu được điều trị hóa chất. Phối hợp xạ trị cho những khối
u có kích thước lớn hoăc có hạch trung thất, hạch thượng đòn nhiều.
b, Ung thư phổi không tế bào nhỏ
* Mục tiêu điều trị
Giai đoạn bệnh khi chẩn đoán có 30% là GĐ I- IIIa, 70% GĐ IIIb- IV. Ở
GĐ IIIb- IV bệnh nhân tiên lượng xấu, tỷ lệ sống còn 01 năm ~ 33%, 02 năm
~11%. Vì vậy mục tiêu điều trị là:
+ Làm chậm tiến triển bệnh.

+ Kéo dài thời gian sống toàn bộ.
+ Làm chậm sự xấu đi của triệu chứng.
+ Duy trì hay cải thiện chất lượng cuộc sống.
* Các yếu tố tiên lượng xấu
+ Có các triệu chứng của phổi.
+ Bướu > 3 cm.
+ Mô học không phải tế bào vẩy.
+ Di căn đến nhiều hạch trong xếp hạng TNM.
+ Xâm nhiễm mạch máu.
* Các phương pháp điều trị gồm:
+ Phẫu thuật
+ Điều trị tia xạ
+ Điều trị bằng hóa chất
+ Điều trị hỗ trợ
 Giai đoạn IA, IB, IIA, IIB: chỉ định phẫu thuật (cắt bỏ phân thùy, một
thùy hoặc một phổi).
10
 Giai đoạn IIIA: hóa trị liệu sau đó phẫu thuật.
 Giai đoạn IIIB: hóa trị liệu sau đó xạ trị.
 Giai đoạn IV: hóa trị liệu khi toàn trạng còn tốt.
- Phẫu thuật loại bỏ khối u
Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân có thể
trạng tốt để phẫu thuật. 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này.
Những bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian sống
thêm lâu dài.
- Điều trị tia xạ
Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy
khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di căn. Đối với
những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị
này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.

- Điều trị bằng hóa chất
Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi
ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm
giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.
- Điều trị hỗ trợ
Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không
điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều
trị triệu chứng và làm giảm đau.
Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí
đôi khi giúp ích cho bệnh nhân.
Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được
phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị
phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hóa
chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu
được một số kết quả.
5.2. Điều trị triệu chứng
* Ho: cho Terpin codein 4 – 6 viên/ngày.
* Ho máu: ho máu nhẹ thường không phải xử trí.Ho máu nặng > 200mL/24
giờ thường cần tiến hành các phương pháp trị liệu như: soi phế quản can thiệp,
chụp và nút động mạch phế quản, phẫu thuật. Trường hợp điều trị nội khoa dùng
morphin 10mg x 1 ống tiêm dưới da, kháng sinh phòng nhiễm trùng.
11
* Đau ngực: cho các loại giảm đau, theo phác đò bậc thang:
- Bậc 1: các thuốc giảm đau không có morphin
+ Nhóm paracetamol (Efferalgan) 0,5g-1g x 4 lần/ngày.
+ Salicylic, aspirin (Aspegic) 0,25-1g x 4 lần/ngày.
+ Các thuốc giảm đau chống viêm không corticoid:
Feldene 20mg x 1 viên/lần x 2-3/ ngày.
Feldene 20mg x 1 ống/lần (tiêm bắp) x 1-2/ ngày.

- Bậc 2: các thuốc dạng morphin nhẹ kết hợp với các thuốc khác:
Codein: 30-120mg + paracetamol 500mg (Efferalgan codein): uống 4-6
giờ/lần.
Dextropropoxyphen: 50-100 mg + paracetamol 500 mg (DI-
ANTALVIC): uống 4-6 giờ/lần.
- Bậc 3: morphin
Chỉ định khi các thuốc khác không có tác dụng, dùng đường uống, tiêm
dưới da hoặc tĩnh mạch. Dùng thêm thuốc nhuận tràng như lactulose hoặc
peristatin đề phòng táo bón (Folax: 1-3 gói/ngày); Duphalac: 2-3 gói/ngày).
Liều dùng tăng dần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Liều 10mg-
120mg/ngày.
* Khó thở:
- Oxy qua ống thông mũi 1-3 L/phút.
- Corticoid: depersolone 30mg x 2-3 ống/ngày hoặc methylprednisolon 40mg x
2-3 ống/ngày qua đường tĩnh mạch khi u lớn, chèn ép khí phế quản lớn, tĩnh
mạch chủ trên (kết hợp thuốc chống đông).
- Thuốc giãn phế quản nếu có co thắt phế quản lan tỏa.
5.3. Các thuốc điều trị ung thư phổi
5.3.1. CYCLOPHOSPHAMIDE (thuộc nhóm mù tạc chứa nitơ)
- Cơ chế: alkyl hoá ngăn cản sự sao chép AND và sự phiên mã ARN, làm rối
loạn sự tổng hợp acid nucleic.
- Dược động học
+ Hấp thu tốt đường uống, SKD > 75%
+ Phân bố rộng khắp các mô và đi qua hàng rào máu não, qua nhau thai và
sữa mẹ
+ Chuyển hoá nhờ hệ thống enzym CYP450
+ Thời gian bán thải: 7h
+ Thải trừ qua nước tiểu.
- Tác dụng phụ: Viêm bàng quang xung huyết mạn tính- nguy hiểm, buồn nôn,
nôn, rụng tóc, chóng mặt, chán ăn, viêm loét đường tiêu hoá, bàng quang, xơ

hoá phổi.
12
- Liều dùng: phụ thuộc vào từng người bệnh (tình trạng chung, các liệu pháp
dùng kèm, typ và tình trạng khối u).
5.3.2. PROCARBAZIN HYĐROCHLORID
- Cơ chế: giải phóng các gốc tự do, alkyl hoá acid nucleic; làm đột biến, phá vỡ
nhiễm sắc thể, sai lệch, gián đoạn quá trình tổng hợp AND
- Dược động học
+ Hấp thu tốt đường uống
+ Vào được TKTƯ
+ Thải trừ qua nước tiểu, 1 phần qua phổi.
- Chỉ định: Hodgkin, sarcom lưới và ung thư khác (gan, tuỷ sống, ung thư biểu
mô cuống phổi).
- Tác dụng phụ: suy tuỷ, thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu.
- Chống chỉ định: PNCT, suy tuỷ, suy gan thận nặng, khi BC giảm < 3.000, TC
< 100.000 thì ngừng thuốc.
5.3.3. DACARBAZINE
- Cơ chế: được chuyển hoá ở gan, dẫn xuất monomethyl tách ra thành 5-
aminomidazol- 4- carboxamad, phân giải tạo ra ion methyl carbonium gắn vào
các nhóm ái nhân trên acid nucleic, làm cản trở sự tổng hợp AND, ARN và
protein.
- Dược động học
+ Liên kết protein huyết tương 5%
+ Sau khi tiêm tĩnh mạch, thời gian bán thải: 35 phút
+ Qua được hàng rào máu – não.
- Chỉ định: dùng phối hợp với các thuốc trị ung thư khác trong các carcinoma
ruột kết, buồng trứng, vú, phổi, tinh hoàn, 1 số u đặc ở trẻ em và bệnh Hodgkin.
- Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc, PNCT, PNCCB, suy tuỷ nặng.
- Tác dụng phụ: giảm BC, TC, chán ăn, buồn nôn, nôn, tăng men gan.
- Liều dùng: tiêm tĩnh mạch 2- 4,5mg/ kg thể trọng/ ngày x 10 ngày.

5.3.4. CARBOPLATIN (dẫn chất platin hữu cơ)
- Cơ chế: Trong phân tử carboplatin có chứa nguyên tử kim loại (Pt) thiếu điện
tử nên carboplatin hút AND ái nhân giàu điện tử. Phức hợp Pt có thể nhận e từ 2
AND ái nhân liền kề, tạo thành liên kết chéo ở trong cùng 1 sợi hoặc giữa các
sợi của phân tử AND, làm thay đổi cấu trúc của AND, do đó ức chế sự tổng hợp
AND.
- Dược động học
+ Sau khi tiêm truyền tĩnh mạch, thuốc được phân bố rộng rãi vào các mô và
dịch cơ thể.
13
+ Thời gian bán thải: 3h
+ Carboplatin và cá chất chuyển hoá được thải trừ chủ yếu qua việc lọc ở tiểu
cầu thận và bài xuất qua nước tiểu.
- Chỉ định: Ung thư buồng trứng. Kết hợp ung thư phổi tiến triển, đặc biệt là
ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư đầu, cổ.
- Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc, PNCT, PNCCB, suy tuỷ, suy thận nặng.
- Tác dụng phụ: suy tuỷ xương, tai biến về tiêu hoá, thần kinh, mắt, tai và thận.
- Liều dùng: dựa vào đáp ứng lâm sàng, sự dung nạp thuốc và độc tính, sao cho
có kết quả điều trị tối ưu với tác dụng có hại ít nhất.
5.3.5. DOXORUBICIN HYDROCHLORID (kháng sinh antracyclin)
- Cơ chế: gắn vào AND làm ức chế các enzym cần thiết để sao chép và phiên
mã AND, làm gián đoạn mạnh chu kỳ phát triển tế bào ở giai đoạn phân bào S
và giai đoạn gián phân, nhưng thuốc cũng tác dụng trên các giai đoạn khác của
chu kỳ phát triển tế bào.
- Dược động học
+ SKD đường uống thấp (< 5%)
+ Qua hàng rào máu- não rất ít, nhưng qua được hàng rào nhau- thai.
+ Chuyển hoá chủ yếu ở gan, thải trừ qua thận và mật.
+ Thời gian bán thải: 30- 40h.
- Chỉ định: ung thư vú, ung thư xương ác tính và u xương Ewing, u mô mềm, u

khí phế quản, u lympho, ung thư biểu mô tuyến giáp, ung thư đường tiết niệu và
sinh dục.
- Tác dụng phụ: chèn ép tuỷ, độc với tim, buồn nôn, nôn và rụng tóc.
- Chống chỉ định: bệnh tim, mẫn cảm với thuốc, PNCT, PNCCB,
5.3.6. BLEOMYCIN SULFAT (kháng sinh)
- Cơ chế: làm đứt các đoạn AND (liên kết trực tiếp với AND + tạo thành các
gốc tự do). Tác dụng trên pha G2 của chu kỳ tế bào.
- Dược động học
+ Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da và trực tiếp vào các khối u
+ Thuốc nhanh chóng bị mất hoạt tính
+ Thời gian bán thải: 2- 3h
+ Thải trừ qua thận > 70%.
- Chỉ định: Tràn dịch màng phổi như 1 tác nhân làm xơ cứng.
- Chống chỉ định: Nhiễm khuẩn phổi cấp hoặc chức năng phổi bị suy giảm
nặng, PNCT, PNCCB.
- Tác dụng phụ: suy hô hấp, khó thở, viêm miệng, rộp da, rụng tóc, sốt, shock
phản vệ.
- Liều dùng: tiêm vào các khoang tràn dịch màng phổi ác tính: 60đvqt (khoảng
từ 15- 120 đvqt).
14
5.3.7. PEMETREXED (kháng pyrimidine)
- Cơ chế: ức chế thymidylate synthase, các enzym phụ thuộc folate (tổng hợp
purin), làm giảm tổng hợp ADN và protein, do đó tế bào không nhân lên được.
- Dược động học:
+ Liên kết protein huyết tương 81%
+ 70 - 90% thuốc được thải trừ không biến đổi qua nước tiểu trong vòng 24h
+ Thời gian bán thải: 3,5h.
- Chỉ định: điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển hoặc di căn.
Kết hợp với cisplatin trong u biểu trung mô màng phổi ác tính.
- Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc

- Tác dụng phụ: mệt mỏi, đau dạ dày, đau ngực, tổn thương thận, kích ứng da
- Liều dùng: 500mg/m
2
/ngày, truyền tĩnh mạch 10 phút, trong 21 ngày.
* Lưu ý: bổ sung folate và vitamin B12, sử dụng trước các corticosteroid để
giảm tổn thương da.
5.3.8. GEMCITABIN HYDROCHLORID (Ức chế AND polymerase)
- Cơ chế: phosphoryl hóa thành dạng diphosphat và triphosphat, làm ức chế
tổng hợp ADN. Thuốc có tác dụng trên pha S của chu trình tế bào
- Dược động học:
+ Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc nhanh chóng bị chuyển hóa bởi cytidine
deaminase của gan, thận, máu và các mô khác
+ Độ thanh thải ở phụ nữ thấp hơn nam giới 25%
+ Thời gian bán thải: 42-94 phút phụ thuộc vào tuổi và giới.
- Chỉ định: ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, ung thư tụy và vú
- Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc
- Tác dụng phụ: ức chế tuỷ xương, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, ban da,
triệu chứng giống cúm …
- Liều dùng: ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: truyền tĩnh mạch 1g/ m2/lần x
3 tuần liên tục, chu kỳ 4 tuần.
5.3.9. HYDROXYCARBAMIDE
- Cơ chế
15
+ Ức chế sự kết hợp của thymidin vào ADN
+ Phá huỷ gốc tự do tyrosyl (là trung tâm xúc tác của ribonucleosid
diphosphat reductase - enzym xúc tác chuyển ribonucleotid thành
deoxyribonucleotid, làm giảm sự tổng hợp AND.
+ Ức chế đặc hiệu ở pha S của chu kỳ tế bào.
- Dược động học:
+ Hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá sau khi uống

+ Phân bố nhanh khắp cơ thể, tập trung nhiều hơn ở bạch cầu và hồng cầu,
qua được hàng rào máu – não
+ Chuyển hóa ở gan và ruột
+ Thải trừ qua nước tiểu và đường hô hấp (CO
2
).
- Chỉ định: bệnh bạch cầu hạt mạn dòng tuỷ kháng thuốc, ung thư biểu mô vảy,
bệnh bạch cầu mạn dòng tuỷ không thể ghép tuỷ tự thân, thiếu máu hồng cầu
hình liềm; bệnh tăng hồng cầu vô căn
- Chống chỉ định: PNCT, PNCCB, người mẫn cảm với thuốc, bệnh nhân suy
tuỷ nặng, bạch cầu dưới 2500/mm
3
; tiểu cầu dưới 100 000/mm
3
, thiếu máu
nặng.
- Tác dụng phụ: suy tủy, viêm miệng, buồn nôn, nôn, chán ăn, ỉa chảy hoặc táo
bón, ban da, nhức đầu….
- Liều dùng:
Các loại u đặc: Liều uống là 80mg/ kg, 3ngày/ lần;
hoặc 20 - 30mg/ kg/ lần/ ngày.
5.3.10. PACLITAXEL (Có nguồn gốc tự nhiên)
- Cơ chế: liên kết đặc hiệu với beta – tubulin của microtubules và ngăn cản sự
phân ly của chúng, làm microtubules bị đông cứng dẫn đến sự phân bào bị
ngừng lại.
- Dược động học
+ Tan trong nước thấp, hoà trong hỗn hợp gồm 50% ethanol và 50% dầu
caster đã được polyethoxyl hoá (Cremophor EL) và truyền chậm (3- 24 h).
16
+ Chuyển hóa nhờ CYP450.

+ Khoảng 10% được thải trừ nguyên dạng qua nước tiểu.
- Chỉ định:
+ Điều trị ung thư buồng trứng đã kháng cisplatin
+ Tác dụng tốt trong điều trị các loại ung thư khác như: ung thư vú, phổi,
thực quản, đầu và cổ.
- Chống chỉ định: người bệnh có số lượng bạch cầu trung tính < 1500/mm
3
,
biểu hiện rõ bệnh lý thần kinh vận động, mẫn cảm với thuốc, PNCT, PNCCB.
* Thuốc gây quái thai nhóm D: Không nên dùng thuốc đối với cả nam lẫn nữ
nếu chuẩn bị thụ thai.
- Tác dụng phụ: suy tuỷ, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, ban da, đau cơ, khớp
- Liều dùng: Truyền tĩnh mạch với liều 175 mg/m
2
trong 3 giờ, lặp lại sau ít
nhất 3 tuần.
5.3.11. DOCETAXEL (nguồn gốc tự nhiên)
- Cơ chế: thuốc gắn đặc hiệu với tiểu đơn vị β của tubulin của vi cấu trúc hình
ống, ức chế sự tháo rời vi cấu trúc hình ống thành dạng monomer, là quá trình
cần thiết để cung cấp năng lượng cho tế bào
- Dược động học:
+ Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc được phân bố rộng rãi đến các mô
+ Liên kết với protein huyết tương: >95%
+ Chuyển hóa nhờ CYP3A4
+ 6% thải trừ qua nước tiểu
+ Thời gian bán thải 11h.
- Chỉ định: ung thư vú di căn, ung thư phổi không phải tế bào nhỏ di căn hoặc
tiến triển
- Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc
- Tác dụng phụ: viêm dây thần kinh ngoại vi, độc với tủy xương, rối loạn tuần

hoàn, buồn nôn, nôn, viêm gan….
- Liều dùng:
17
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: 75mg/m
2
/ lần x 3 tuần /lần.
5.3.12. ETOPOSIDE
- Cơ chế: làm gẫy chuỗi ADN do tương tác với ADN topoisomerase II hoặc tạo
thành các gốc tự do.
- Dược động học:
+ Theo đường uống, khoảng 50% liều được hấp thu
+ Liên kết chặt chẽ với protein huyết tương
+ Thuốc ít qua hàng rào máu-não, nhưng qua sữa mẹ
+ Thải trừ theo nước tiểu và phân dưới dạng nguyên vẹn và các chất chuyển
hóa
+ Thời gian bán thải: 3- 19h.
- Chỉ định: U tinh hoàn đã trơ với thuốc khác; ung thư phổi; bệnh bạch cầu cấp;
u lympho ác tính không Hodgkin
- Chống chỉ định: suy tủy, quá mẫn với thuốc
- Tác dụng phụ: thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu, buồn nôn, nôn, viêm
miệng, ỉa chảy, độc TKTW.
- Liều dùng
Ung thư phổi: Truyền tĩnh mạch 35mg/m
2
/ngày x 4 ngày liền,
50mg/m
2
/ngày x 5 ngày liền, cứ 3 - 4 tuần một đợt.
Liều uống gấp đôi liều tiêm truyền, tính tròn đến 50 mg gần nhất.
5.3.13. TOPOTECAN HYDROCHLORID

-Cơ chế: ức chế topoisomerae I, ổn định phức hợp enzym-AND, không cho
phép gắn lại các AND đã tháo, làm ức chế tổng hợp AND.
- Dược động học:
+ Hấp thu nhanh đường uống, SKD 40%, thức ăn không ảnh hưởng đến hấp
thu thuốc
+ Liên kết protein huyết tương 35%
+ Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
18
+ Thời gian bán thải đường uống 3- 6h, đường tiêm 2- 3h.
- Chỉ định: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư buồng trứng
- Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc
- Tác dụng phụ: ức chế tủy xương, giảm bạch cầu, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi,
ban da….
- Liều dùng: truyền tĩnh mạch 1,5mg/m
2
trên 30 phút, 1 trong các ngày từ ngày
thứ 1 đến ngày thứ 5 trong chu kỳ 21 ngày.
5.3.14. VINORELBINE TARTRATE
- Cơ chế tác dụng: kìm tế bào, ức chế đặc hiệu pha M của chu kỳ tế bào.
+ Thuốc gắn đặc hiệu vào tubulin nên ngăn cản tạo vi cấu trúc hình ống, là thành
phần quan trọng của thoi gián phân và ức chế sự tách đôi của nhiễm sắc thể.
+ Ở liều thấp làm ngừng phân chia tế bào, liều cao diệt tế bào.
+ Vinorelbine tartrte có tác dụng ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư, ít ảnh
hưởng đến hồng cầu, tiểu cầu.
- Dược động học
+ Hấp thu nhanh đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt sau 1,5- 3h.
+ Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc trải qua dược động học 3 pha, thời gian bán
thải 28- 44h
+ Chuyển hóa ở gan, đào thải qua phân, nước tiểu.
- Chỉ định: ung thư vú tiến triển và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

- Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc, suy gan nặng, phụ nữ có thai, cho con bú
- Tác dụng phụ: giảm bạch cầu, thiếu máu, thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực,
buồn nôn, nôn, khó thở
- Liều dùng: 25-30mg/ m2/ tuần, truyền tĩnh mạch 20-30 phút, tiêm tĩnh mạch
5-10 phút.
5.4. Miễn dịch trị liệu
Chỉ định khi đã loại bỏ được hậu fheets các tế bào ung thư. Mục đích là
tăng cường số lượng, chất lượng của các tế bào miễn dịch chống lịa tế bào ung
thư. Có thể dùng LH1, levamisol, BCG nhằm kích thích chức năng thực bào.
5. PHÒNG BỆNH
19
- Tránh các yếu tố nguy cơ: bỏ thuốc lá, tránh nhiễm xạ,
- Ăn rau sạch, hoa quả tươi
- Giải quyết ô nhiễm môi trường…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vaporciyan, AA; Nesbitt JC, Lee JS et al. (2000). Cancer Medicine. B C
Decker.
2. Bộ Y tế (2009), Ung thư học đại cương, Nxb Giáo dục.
3. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nxb Y học.
4. Đại học Y Hà Nội (1999), Bài giảng ung thư học, Nxb Y học.
5. Phạm Song, Nguyễn Hữu Quỳnh (2008), Bách khoa thư bệnh học
– tập 4, Nxb Giáo dục.
20

×