Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Phân tích tình hình quản lý chất lượng và biện pháp thúc đẩy kinh doanh trong công ty xây dựng tri phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.92 KB, 47 trang )

Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
CHƯƠNG 1 . MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
của hoạt động kinh doanh.Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được
trên thương trường,thì việc quan trọng và cần thiết là phải hướng công ty đi trên
một con đường đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi thường xuyên và đột ngột của
môi trường kinh doanh.Nhằm đạt được điều nay, không gì khác hơn, các doanh
nghiệp phải xác định và xây dựng một chiến lược kinh doanh thật đúng đắn cho
doanh nghệp của mình. Bởi vì chiến lược kinh doanh chính là cơ sở ,là kim chỉ
nam cho mọi hoạt động cửa doanh nghiệp.
Vì cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp vời môi
trường cạnh tranh luôn biến động.Và làm sao cho tương thích với điều kiện, khả
năng hiện có của mình. Vấn đề này lại càng cần thiết và cấp bách hơn khi hiện
nay nhu cầu của con người này càng phong phú và đa dạng, và đòi hởi tính thẩm
mĩ cao, kể cả trong nơi ở cũng như nơi vui chơi, làm việc hàng ngày của mình.
Xuất phát tù thực trạng môi trường kinh doanh đầy biến động cũng như từ thực
tiễn của cuộc sống và do sự cuốn hút bởi vai trò quan trọng không thể thiếu
trong chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Tôi quyết định chọn đề tài
“phân tích tình hình quản lý chất lượng và biện pháp thúc đẩy kinh doanh trong
Công Ty Xây Dựng Tri Phương”
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Báo cáo này được xác định với mục đích nghiên cứu chiến lược kinh doanh của
ngành xây dựng, mà cụ thể là chất lượng kinh doanh của công ty. Ngoài ra việc
thực hiện nghiên cứu chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho công ty hoàn thành
những yêú điểm của việc kinh doanh hiện tại. Giúp ra tăng lợi nhuận và đồng
thời mở rộng thị trường.Trên tinh thần đó việc chọn chuyên đề “phân tích tình
hình quản lý chất lượng và biện pháp thúc đẩy kinh doanh trong công ty xây
dựng Tri Phương” nhằm đạt được mục tiêu sau.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010


1
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Phân tích tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Nhận định điểm mạnh, điểm yếu ,cơ hội và nguy cơ từ môi trường mang lại.
Xây dựng một chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trên
cơ sở hạn chế, khắc phục các điểm yếu và phát huy các điểm mạnh hiện có để có
thể nâng cao hơn nữa hiệu quả mà công ty đạt được như hiện nay.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát: Các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của công ty.
Thời gian nghiên cứu: Công ty xây dựng tri phương hoạt động trên lĩnh vực xây
dựng. Bên cạnh đó, do thời gian nghien cứu và khả năng tiếp cận đến các doanh
nghiep kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng trên tỉnh bắc ninh là có giới hạn, nên
đề tài chỉ có thể nghiên cứu và phân tích chất lượng sản phẩm của công ty. Với
mục đích như vậy.

Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
2
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Khái quát chung về sản phẩm.
2.1.1. Khái quát sản phẩm
Theo ISO 9000 : 2000 trong phần thuật ngữ thì sản phẩm được định nghĩa là ‘
kết quả của các hoạt động hay các quá trình’. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ
tất cả mọi hoạt động. Bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra vật phẩm ,vật
chất cụ thể và các dịch vụ.
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô hình, tương
ứng với hai bộ phận cấu thành là, phần cứng (hard ware) và phần mềm (soft
ware) của sản phẩm.
Phần cứng (hữu hình) : Nói nên công dụng đích thực của sẩn phẩm.

Phần mềm (vô hình) : Xuất hiên khi có tiêu thụ mang thuộc tính thụ cảm ,nó có
ý nghĩa rất lớn.
Cả hai phấn trên tao cho sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
2.1.2. Phân loại sản phẩm
Sản phẩm nói chung được chia thành hai nhóm lớn:
Nhóm sản phẩm thuần vật chất: Là những sản phẩm mang đặc tính cơ lý hoá
nhất định.
Nhóm sẩn phẩm phi vật chất : Đó là các dịch vụ (dịch vụ là kết quả tạo ra do các
hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ
của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng). Vì vậy, một sản phẩm
hay một dịch vụ có chất lượng, có ý nghĩa là nó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
trong những điều kiện xác định với những chi phí xã hội và ảnh hưởng đến môI
trường thấp nhất, có thể kiểm soát được.
2.1.2.1. Các thuộc tính của sản phẩm
Thuộc tính biểu thị một đặc điểm nào đó của sản phẩm và mỗi sản phẩm thì có
nhiều thuộc tính khác nhau. Ta có thể phân thuộc tính của sản phẩm thành các
nhóm sau:
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
3
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Nhóm thuộc tính mục đích: Các thuộc tính này quyết định công dụng chính của
sản phẩm, để thoả mãn một nhu cầu nào đó trong điều kiện định. Đây là phần
cốt lõi của mỗi sản phẩm làm cho sản phẩm có công dụng phù hợp với tên gọi
của nó. Nhữnh thuộc tính hạn chế này phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm, các
yếu tố tụ nhiên ,kĩ thuật, công nghệ đó là phần cứng của sản phẩm.
Nhóm các thuộc tính hạn chế: Nhóm các thuộc tính này quy định những điều
kiện khai thác và sử dụng để có thể đảm bảo khả năng lam việc . Khả năng thoả
mãn nhu cầu độ an toàn của sản phẩm khi sử dụng (các thông số kĩ thuật, độ an
toàn, đúng sai).
Nhóm các thuộc tính kinh tế – kĩ thuật: Nhóm các thuộc tính này quyết định

trình độ những chi phí cần thiết để chế tạo sản xuất, tiêu dùng. Và thai bỏ một
sản phầm.
Nhóm thuộc tính thụ cảm: Đối với nhóm thuộc tính này, rất khó lượng hoá
,nhưng chúng lại có khả năng làm cho sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng.Đó là
những thuộc tính thông qua việc sử dụng và tiếp xúc với sản phẩm người ta mới
nhận biết được chúng như sự thích thú, sang trọng, mỹ quan….nhóm thuộc tính
này có khả năng làm tăng giá trị của sản phẩm.
2.1.2.2. Khái quát về chất lượng sản phẩm.
a) Khái niệm về chẩt lượng.
Chất lượng là một khái niệm vừa trừu tượng vùa cụ thể, rất khó để định nghĩa
đủng và đầy đủ về chất lượng.Bởi dưới cái nhìn của nhà doanh nghiệp,ngươi
quản lý, chuyên gia, người công nhân, người buôn bán thì chất lượng lại được
hiểu ở góc độ của họ.
Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa
chất lượng “chất lưọng là mức độ thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính đói
với các yêu cầu” yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm
ẩn.
Theo tù điển tiếng viêt phổ thông: Chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu của
thị trường với chi phí thấp.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
4
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Quan niệm của nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản
phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định
trước.
Theo chuyên gia K.ISHIKAWA: Chất lương là khả năng thoả mãn nhu cầu của
thị trường với chi phí thấp nhất.
Quan niệm của người bán hàng: Chất lượng là hàng bán hết, và có khách hàng
thường xuyên.
Quan niệm của người tiêu dùng: Chất lương là sự phù hợp với mong muốn của

họ.
Tóm lại :Trong quản lý chất lượng hiện đại việc tiến hành định nghĩa chất lương
tất yếu phải xuất phát từ góc độ người tiêu dùng.về phương diện này nhà quản lý
chất lượng nổi tiếng D.GARVIN đã định nghĩa chất lượng như sau: “chất lượng
là tính thích hợp sử dụng”
Chuyên gia quản lý chất lượng người mĩ, giáo sư D.GARVIN đã cụ thể hoá khái
niệm tính thích hợp sử dụng thành 8 yếu tố sau :
Tính năng: Chức năng chủ yếu của sản phẩm đạt được mức độ và đẳng cấp kĩ
thuật.
Tính năng kèm theo: Để khách hàng tháy thuận tiện và thoảI máI với chúc năng
sản phẩm được tăng cường.
Sự đáng tin cậy: Tính chuẩn xác và xác xuất của chúc năng quy địng hoàn thành
sản phẩm.
Độ bền: Sản phẩm có đạt được xác xuất về độ bền sử dụng quy định hay không.
Tính thống nhất: Mức độ sản phảm phù hợp với cuốn sách hướng dẫn sử dụng
của sản phẩm.
Tính bảo vệ: Sản phẩm có dễ sửa chữa và bảo vệ hay không.
Tính mĩ thuật: Hình dáng bên ngoài của sản phẩm có sự hấp dẫn và tính nghệ
thuật hay không.
Tính cảm giác: Sản phẩm có mang lại cho người sử dụng mối liên tưởng tốt đẹp
thậm chí là tuyệt vời hay không.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
5
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Từ 8 phương diện trên có thể xác định rõ yêu cầu đối với sản phẩm của khách
hàng đồng thời chuyển hoá các yêu cầu này thành các tiêu chuẩn của sản phẩm.
b) Sự hình thành chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm bất kì nào đó cũng được hình thành qua
nhiều quá trình và theo một trật tự nhất định.rất nhiều chu trình hình thành nên
chất lượng sản phẩm được nêu ra xong đều thống nhất là quá trình hình thành

chất lượng sản phẩm xuất phát từ thị trường và trở về với thị trường một chu
trìng khép kín.
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
2.2.1.1 Nhóm yếu tố bên ngoài (vĩ mô)
*Tình hình phát triển kinh tế thế giới.
Trong những năm cuối thế kỉ thứ XX, đầu thế kỉ XXI chất lượng đã trở thành
ngôn ngữ phổ biến chung trên toàn cầu,những đặc điểm của giai đoạn này đã đặt
các doanh nghiệp phải quan tâm tới vấn đề chất lượng là.xu hướng toàn cầu hoá
với sự tham gia hội nhập của doanh nghiệp vào nền kinh tế thế giới của mọi
quốc gia đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế.
Sự thay đổi nhanh chóng của những tiến bộ xã hội với vai trò khách hàng ngày
càng cao.
Cạnh tranh tăng nên gay gắt cung với sự bão hoà của thị trường.
Vai trò của các lợi thế về năng suất chất lượng đang trở thành hàng đầu.
*Tình hình thị trường.
Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho sự
phát triển chất lượng sản phẩm.
Xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào đặc điểm
và xu hướng vận động của nhu cầu trên thị trường (nhu cầu càng phong phú ,đa
dạng và thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi
hỏi ngày càng cao của khách hàng).
*Trình độ tiến bộ khoa học – công nghệ.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
6
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Tiến bộ khoa hoc – công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học
chính xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm
sản phẩm chính xác hơn nhờ trang thiết bị những phương tiện đo lường, dự báo,

thí nghiệm, thiết kế tốt hơn hiên đại hơn.
Nhờ tiến bộ khoa học – công nghệ làm xuất hiện các nguôn nguyên liệu mới tốt
hơn , rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có.
Khoa học quản lý phát triển hình thành những phương pháp quản lý tiên tiến
hiện đại, góp phần nắm bắt nhanh hơn, chính xác hơn nhu cầu khách hàngvà
giảm chi phí sản xuất ,từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng mức thoả mãn
khách hàng.
*Cơ chế ,chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia.
Môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác động
trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của các
doanh nghiệp.
Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, cải tiến
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
*Các yêu cầu về văn hoá ,xã hội.
Những yêu cầu về văn hoá ,đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen
tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tối các thuộc tính chất lượng của sản phẩm,
đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi sản phẩm
phảI được thoả mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức ,
xã hội của cộng đồng.
2.2.1.2 Nhóm yếu tố bên trong (vi mô).
Bốn yếu tố trong tổ chức được biẻu thị bằng quy tắc 4M là.
Men:con người, lực lượng lao động (yếu tố quan trọng nhất)
Menthods or Measure: phương pháp quản lý đo lường
Machines: khả năng về công nghệ máy móc ,thiết bị
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
7
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Materials: vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống cung cấp
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
2.2.2.1. Trình độ chất lượng.

Là tỷ số giữa lượng nhu cầu có khả năng được thoản mãn và chi phi để thoả
mãn nhu cầu (chỉ tiêu này dùng để đánh giá trong khâu thiêt kế)
Lnc
Tc =
Gnc
Trong đó: Lnc ; nhu cầu có khả năng được thoả mãn
Gnc ; chi phí để thoả mãn nhu cầu. Gnc = Gsx + Gsd
Gsx : chi phí để xây dựng, san lấp mặt bằng
Gsd : chi phí sử dụng công trình
2.2.2.2.chất lượng toàn phần - Qt
Là tỉ số giữa hiệu ích khi sử dụng công trình và chi phí để sử dụng công trình đó
( dùng để đánh giá trong khâu sử dụng)
Hs
Qt =
Gnc
Trong đó : Hs ;hiệu ích khi sử dụng công trình
Gnc : chi phí để sử dụng công trình đó
2.2.2.3. Tỷ lệ công trình đạt chất lượng
Số công trình hỏng
H1 = x 100%
Tổng chi phí toàn bộ công trình
Chỉ tiêu này có ưu điểm là công ty xác định được mức chất lượng đồng đều qua
các thời kì (chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra)
2.2.4.4. Các chỉ tiêu công trình sai hỏng
* Tỉ lệ sai hỏng tính theo hiện vật



Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
8

Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Số công trình hỏng
H1 = x 100%
Tổng số lượng công trình
*Tỉ lệ sai hỏng tính theo thước đo giá trị
Chi phí xây dựng cho công trình hỏng
H2 = x 100%
Tổng chi phí toàn bộ công trình
2.3. khái quát chung về quản lý chất lượng.
2.3.1. Khái quát về quản lý chất lượng
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng : quản lý chất lượng là một
hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục
tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất
lượng, kiểm soát chất lượng , đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong
khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng là: 3R (right time, right price, right
quality)
ý tưởng chiến lược của quản lý chất lượng là; không sai lỗi (ZD – zezo defect)
phương châm: làm đúng ngay từ đầu (do right the first time) phương pháp cưng
ứng đúng hạn, kịp thời, đúng nhu cầu
2.3.2. Các thuật ngữ cơ bản trong khái niệm quản lý chất lượng
chính sách chất lượng (QP – quality policy): là ý đồ và định hướng chung về
chất lượng của một doanh nghiệp, do cấp lãnh đạo cao nhất, chính thức đề ra và
phải được toàn thể thành viên trong tổ chức biết và không ngừng được hoàn
thiện.
mục tiêu chất lượng (QO – quality objectives): đó là sự thể hiện bằng văn bản
các chỉ tiêu, các quyết tâm cụ thể (định hướng và định tính) của tổ chức trong
ban lãnh đạo thiết lập, nhằm thực thi các chính sách chất lượng theo từng giai
đoạn
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010

9
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
hoạch định chất lượng (QP – quality planning): các hoạt động nhằm thiết lập các
mục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống
chất lượng . các công việc cụ thể là:
xác lập những mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng;
xác định khách hàng;
hoạch định các đặc tính của công trình thoả mãn nhu cầu;
hoạch định các quá trình có khả năng tạo ra đặc tính trên;
chuyển giao kết quả hoạch định cho bộ phận tác nghệp;
kiểm soát chất lượng (QC – quality control): các kĩ thuật và các hoạt động tác
ngiệp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng
đảm bảo chất lượng (QC – quality assurance): mọi hoạt động có kế hoạch và cò
hệ thống chất lượng được khẳng định để đem lại lòng tin thoả mãn các yêu cầu
đối với chất lượng, các hoạt động đảm bảo chất lượng bao gồm:
Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra công trình có chất lượng như yêu cầu.
đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế công ty.
So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện sai lệch.
điều chỉnh để đảm bảo đúng yêu cầu.
Cải tiến chất lượng (QI – quality improvement): là các hoạt động được thực hiện
trong toàn tổ chức để làm tăng hiệu năng và hiêu quả của các hoạt động và quá
trình dẫn đến tăng lợi nhuận cho tổ chức và khách hàng. hoạt động cải tiến chất
lượng này bao gồm:
Phát triển, thiết kế và đa dạng hoá các công trình mới:
Thực hiện công nghệ mới:
Thay đổi quá trình nhằm giảm khuyết tật.
hẹ thống quản lý chất lượng (QMS – quality management system): gồm cơ cấu
tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết đẻ thực hiện công tác quản lý
chất lượng.
2.3.3. các phương pháp quản lý chất lượng

Một số phương pháp sau đây được áp dụng trong quản lý chất lượng:
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
10
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
2.3.3.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng
Phương pháp này được hình thành từ lâu và chử yếu tập trung vào khâu cuối
cùng. Căn cứ vào các yêu cầu kĩ thuật, các tiêu chuẩn đã được thiết kế hay các
quy ước của hợp đồng mà bộ phận kiểm ra chất lượng tiến hành kiểm tra ngăn
chặn các công trình hư hỏng và phân theo các mức chất lượng. Do vậy, khi
muốn nâng cao chất lượng công trình người ta cho rằng chỉ cần nâng cao các
tiêu chuẩn kĩ thuật bằng cách tăng cường công tác kiểm tra. Hơn nữa việc kiểm
tra gây nhiều tốn kém mà loại bỏ được công trình ít. mặc dù vậy phương pháp
này cũng có một số tác dụng nhất định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc
tính thực tế so với quy định.
2.3.3.2. Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện
Thuật ngữ kiểm soát chất lượng toàn diện do Feigenbaum đưa ra trong lần xuất
bản cuốn sách Total quality (TQC)của ông năm 1951. trong lần táI bản lần thứ
ba năm 1983, ông định nghĩa TQC như sau: kiểm soát chất lượng toàn diện là
một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hoá các lỗ lực phát triển và cải tiến chất
lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động
maketting, kĩ thuật và dịch vụ có thể tiến hành một các kinh tế nhất, thoả mãn
hoàn toàn khách hàng.
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động mọi nỗ lực của mọi đơn vị trong công
ty vào các quá trình có liên quan tới duy trì và cảI tiến chất lượng. điều này sẽ
giúp tiét kiệm tối đa trong xây dựng, dịch vụ, và đồng thời thoả mãn nhu cầu
khách hàng.
Như vậy, giữa kiểm tra và kiểm soát chất lượng có khác nhau. Kiểm tra là sự so
sánh , đối chiếu giữa chất lượng thực tế của công trình với những yêu cầu kĩ
thuật. Kiểm soát là hoạt động bao quát hơn, toàn diện hơn. nó bao gồm toàn bộ
hoạt động maketing,thiết kế,so sánh, đánh giá chất lượng và dịch vụ sau bán

hàng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2.3.3.3. phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM - total quality
managenment)
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
11
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Trong những năm gần đây sự ra đời của nhiều kĩ thuật quản lý mới, góp phần
nâng cao hoạt động quản lý chất lượng.
Mục tiêu của TQM là cảI tiến chất lượng và thoả mãn khách hàng ở mức tốt
nhất cho phép. đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất
lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và
cảI tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy đông của mọi bộ phận
và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đề ra.
Phương pháp TQM có một số đặc điểm cơ bản:
Mục tiêu: coi chất lượng là hàng đầu luôn hướng tới khách hàng.
Quy mô: TQM phải kết hợp với JIT nghĩa là phải mở rộng diện kiểm soát.
Cơ sở của hệ thống TQM: bắt đầu từ con người.điều này có nghĩa làcanf có sự
hợp tác của tất cả mọi người trong công ty từ cấp lãnh đạo đến công nhân xuyên
suốt quá trình.
kĩ thuật thực hiện: áp dụng vòng tròn cảI tiến chất lượng Deming: PDCA.
Plan (lập kế hoạch): xác định các phương pháp đạt mục tiêu.
Do (thực hiện công việc): chú ý nguyên tắc tự nguyện và tính sáng tạo của mỗi
thành viên. thực hiện nhữnh tác động quản trị thích hợp.
Check (kiểm tra kết quả thực hiện công việc); mục tiêu là để phát hiện sai lệchvà
điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện. Trong công tác quản lý chất lượng
việc kiểm tra được tiến hành nhờ phương pháp thống kê. Huấn luyện và đào tạo
cán bộ.
Act (điều chỉnh): khắc phuc những sai lệch trên cơ sở và phòng ngừa.
2.3.3.4 Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng
2.3.3.5.biểu đồ Pareto.

Khái niệm: biểu đồ Pareto là đồ thị hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng thu
thập được, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề được ưu tiên
giải quyết trước.
Tác dụng: nhìn vào biểu đồ người ta thấy rõ kiểu sai sót phổ biến nhất, thú tụ
ưu tiên khắc phụcvấn đề cũng như kết quả của hoạt động cảI tiến chất lượng.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
12
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Nhờ đó kích thích, động viên được tinh thần trách nhiệm của người lao động
trong hoạt động cảI tiến đó.Cách thực hiện:
Xác định các loại sai sót và thu thập dữ liệu.
Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé.
tính tỷ lệ % của từng loại sai sót.
Xác định % sai số tích luỹ.
vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dang sai sót vửa tính ở trên. thứ tự vẽ dạng sai
sót có tỷ lệ lớn nhất trước và theo thứ tự nhỏ nhất.
vẽ đường tích luỹ theo số % tích luỹ đã tính.
Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các dạng đặc trưng của sai sót trên đồ thị.
1
Hình 2.3.3.5 Biểu đồ Pareto.
Các dạng khuyết tật
2.3.3.6. Biểu đồ kiểm soát.
Biểu đồ kiểm soát biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất lượng
để đánh giá quá trình xây dựng có ở trạngtháI kiểm soát hay chấp nhận được
không. trong biểu đồ kiểm soát có các đường giới hạn kiểm soát và có ghi các
giá trị thống kê đặc trưng thu thập từ các nhóm mẫu được chọn ra liên tiếp trong
quá trinh xây dựng và thi công.
Những đặc điểm co bản của biểu đồ kiểm soát:
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
13

Tỷ lệ % các
dạng khuyết
tật
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Có sự kết hợp giữa đồ thị và các đường kiểm soát. các đường kiểm soát là
những đường giới hạn trên và giới hạn dưới thể hiện khoảng sai lệch cao và thấp
nhất mà các giá trị chất lượng còn nằm trong sự kiểm soát.
đường tâm thể hiện giá trị bình quân của các dữ liệu thu thập được.
đồ thị là đường thể hiện các điểm phản ánh các số liệu bình quân trong từng
nhóm mẫu hoặc độ phân tán, hoặc giá trị của từng chỉ tiêu chất lượng cho biết
tình hình biến động của quá trình.
Thông tin về hiện trạng của quá trình sản xuất nhận được nhờ quan trắc một mẫu
từ quá trình. Các giá trị đặc trưng của mẫu giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, số
khuyết tật được ghi lên đồ thị. vị trí của các điểm này sẽ cho biết khả năng và và
trạng thái của quá trình.
Khả năng của quá trình phản ánh mối quan hệ giữa độ lệch tất nhiên của quá
trình và các thông số thiết kế. Mối quan hệ này thường được biểu hiện bằng chỉ
số khả năng quá trình được kí hiệu là Cp. chỉ số khả năng quá trình chính là tỷ
số phản ánh độ rộng của các thông số thực tế so với thông số tất yếu của quá
trình.
UTL - LTL
Cp =
6 δ
UTL: giá trị đo thực tế lớn nhất
LTL: giá trị đo thực tế nhỏ nhất
δ: Là độ lệch chuẩn của quá trình

(xi - x)
2
δ = Σ n


Cp >1,33: Quá trình có khả năng kiểm soát
1 ≤ Cp ≤ 1,33: Quá trình có khả năng kiểm soát chặt chẽ
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
14
n
I = 1
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Cp < 1,0: Quá trình không có khả năng kiểm soát


Hình 2.3.3.6. Biểu đồ kiểm soát.
2.3.4 sự cần thiết của một hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò tối cần thiết cho sự
nghiệp phát triển của đất nước vì vậy viêc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
đồng bộ tại các doanh nghiệp nói chung và ở công ty xây dựng nói riêng là cần
thiết để đạt được:
Hệ thống quản lý kinh tế thống nhất: quản lý chất lượng là quản lý mặt chất của
hệ thống trong mối liên quan đến mọi bộ phận, mọi người và mọi công việc
trong suốt quá trình hoạt động doanh nghiệp. để đạt được mức chất lượng cao,
nhưng ít tốn kém nhất, cần phảI quản lý và kiểm soát mọi yếu tố của quy trình,
đó là mục tiêu lớn nhất cuă công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp ở
mọi quy mô.
Thắng lợi trong cạnh tranh: việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ
trong doanh nghiệp sẽ cho ra những công trình chất lượng cao vá đây chính là
chiến lược, vũ khí cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp.
Sự cân bằng giữa chất lượng và môI trường: do kinh tế tăng trưởng nhanh. Con
người đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên , làm ô nhiễm môI trường. Các nhà
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
15

U T L
§  ê n g
T B
L T L
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
xây dựng phảI có một hệ thống quản lý tốt từ khâu thiết kế, thẩm định, lập kế
hoạch và cho vào thi công.
Doanh nghiệp phải áp dụng những phương pháp tổ chức, quản lý hệ thống có
hiệu quả để tận dụng tối đa các nguồn lực.nhà nước và doanh nghiệp phải có
nhận thức đúng đắn về giáo dục, đào tạo và huấn luyện con người.
Hiện nay xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế buộc các doanh nghiệp phảI
đương đầu với sự cạnh tranh không chỉ trong nược mà con phải cạnh tranh khốc
liệt với thị trường quốc tế. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và dứng vững
trên thị trường thì phảI thắng lợi trong cạnh tranh mà điều này chỉ có được khi
chất lượng công trình của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. chỉ có không
ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình thì công trình của doanh
nghiệp mới được khách hàng tin dùng, uy tín của doanh nghiệp mới được nâng
cao.
đối với công ty xây dựng tri phương công tác quản lý chất lượng và cảI tiến
nâng cao chất lượng vẫn đang là vấn đềkhó khăn ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả
kinh doanh nên công ty cần phảI đầu tư và có giảI pháp hữu hiệu để đảm bảo và
nâng cao chất lượng công trình. Có như vậy mới đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường và mục tiêu phục vụ cho ngành xây dựng.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
16
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát chung về công ty xây dựng Tri Phương.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng Tri Phương.

Tên doanh nghiêp: công ty xây dựng Tri Phương
Địa chỉ: Thôn Đình - Tri Phương – Tiên Du – Bắc Ninh
Căn cứ nghị định số 14/CP ngày 27 tháng 1 năm 2005 của chính phủ về việc
thành lập và ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty xây dựng việt
nam:
Theo đề nghị của tổng giám đốc công ty xây dựng tạ công văn số
8414/EVN/ĐL1-3 ngày 7/12/2005:
Căn cứ nghị quyết hội đồng quản trị tổng công ty, phiên họp thứ 36-05 ngay 3
tháng 12 năm 2005:
Theo đề nghị của ông tổng giám đốc tổng công ty xây dựng việt nam thì hội
đồng quản trị tổng công ty xây dựng việt nam quyết định:
Thành lập công ty xây dựng tri phương trên cơ sở cung ưng vật tư, xây duụng và
san lấp mặt bằng. là đơn vị hạch toán, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con
dấu riêng,đưởc mở tài khoản riêng tại ngân hàng, dể hoạt động.
Công ty xây dựng tri phương là một doanh nghiệp vùa và nhỏ, có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty xây dựng.
Theo nội quy tổ chức và hoạt động của công ty xây dựng ban hành kèm theo
quyết định số: 981 EVN/CTĐL1-P3 ngày 16 tháng 3 năm 2005 của công ty xây
dựng như sau:
Tổ chức xây dựng nhà ở, khu đô thị, cầu cống, san lấp mặt bằng.đảm bảo chất
lượng, tiến độ, giá thành.
Xây dựng, sửa chữa các công trình bị hư hỏng
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty.
3.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
17
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay được tổ chứa theo kiểu trực tuyến - chức
năng một kiểu cơ cấu được áp dụng phổ biến cho các công ty hiện nay ở việt

nam.
Sơ đồ 3.1.3.1: cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Trong đó: X2 - kho nguyên vật liệu 1.
X3 - kho nguyên vật liệu 2.
X4 - đội thi công 1.
X5 - đội thi công 2.
3.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý.
* Phòng tổ chức quản trị:
Phòng tổ chức quản trị là phòng chức năng của công ty, chịu trách nhiệm tham
mưu giúp giám đốc quản lý công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ công nhân
viên, quản lý công tác bồi huấn đào tạo, quản lý công tác thi đua khen thưởng kỉ
luật, công tác lao động tiền lương và BHXH, công tác hành chính quản trị, thanh
tra bảo vệ, văn thư lưu trữ đánh máy và công tác y tế nhằm đáp ứng các yêu cầu
của công ty.
* Phòng kĩ thuật:
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
18
Giám đốc công ty
Phòng tổ
chức
Phòng kế
hoạch
Phòng tài
chính kế toán
Phòng kinh
doanh
Phòng kỹ
thuật

X2 X3
X4 X5
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Quản lý kĩ thuật xây dựng, đổi mới sáng kiến cảI tiến kĩ thuật.
Quản lý kĩ thuật an toàn bảo hộ lao động, quy trình quy phạm, tiêu chuẩn định
mức.
Hướng dẫn giám sát kiểm tra đảm bảo chất lượng công trình. Chất lượng đo
kiểm, nghiệm thu.
Lập phương án trung hạn và dài hạn nhằm nâng cao năng lực thi công tận dụng
máy móc thiết bị, vật tư, côn người đưa vào khai thác hiệu quả nhất.
Quản lý đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân kĩ thuật.
Quản lý công tác sáng kiến cảI tiến kĩ thuật và chế tạo sản phẩm mới.
Quản lý chất lượng công trình của đơn vị thi công, nắm vững chất lượng các
công trình đề ra tiêu chuẩn phù hợp trong công ty đảm bảo tính tiên tiến, cạnh
tranh khả thi.
Thay mặt giám đốc hướng dẫn chỉ đạo các đơn vỉan xuất thực hiện các mặt hoạt
động kĩ thuật, tiêu chuẩn kĩ thuật, an toàn lao động, chất lượng thi công, vệ sinh
môi trường.
Kiểm tra nghiệm thu công trình, bàn giao chịu trách nhiệm trước giám đốc về số
liệu kiểm tra.
Phối kết hợp với các đơn vị để điều tra tai nạn lao động theo đúng quy định.
* Phòng kế hoạch - đầu tư.
Phòng kế hoạch - đầu tư là phòng chức năng giúp giám đốc quản lý công tác kế
hoạch đầu tư.
Lập kế hoạch đầu tư, trung hạn, ngắn hạn và dài hạn.
Tham gia giúp giám đốc để kí kết các hợp đồng kinh tế.
* Phòng tài chính kế toán.
Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng của công ty, chịu trách nhiệm giúp
giám đốc quản lý công tác tài chính và tổ chức công tác hạch toán kế toán của
toàn công ty.

* Phòng kinh doanh.
tham mưu cho giám đốc, lập kế hoạch kinh doanh.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
19
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Thực hiện tiếp quản các công trình hư hỏng cần sửa chữa.
Tổ chức việc thực hiện đấu thầu xây dựng các công trình lớn nhỏ.
Nắm bắt thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh.
3.2. phân tích hoạt động thi công xây dựng của công ty.
Năm 2009 là năm thứ tư công ty xây dựng chi phương được thành lập theo
quyết định số : 31 EVN/ĐL1/HĐQT – TCCB ngày 27/1/2005 nên công ty còn
gặp nhiều khó khăn đó là:
đang trong quá trình xây dựng cơ sở, việc chưa có nhiều ảnh hưởng tới thu nhập
của cán bộ công nhân viên.
Sang đầu quí 2/2009 công ty vừa hoạt động vừa xây dựng cơ sở nên ảnh hưởng
nhiều đến việc thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, so với
năm 2008 thì các chỉ tiêu về doanh thu, thu nhập bình quân, nộp ngân sách năm
2009 của công ty tăng.
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh 2009 với 2008
Mức Tỷ lệ (%)
Tổng doanh thu thực hiện 23,06 24,75 1,69 107
Tổng doanh thu kế hoạch 33,5 25,5 -8 76
Bảng 3.2. Tổng doanh thu trong hai năm.
(Nguồn :phòng tài chính - kế toán.)
Từ bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu thực hiện của công ty năm 2009 tăng so
với năm 2008 là 7% (tăng 1,69 tỷ VND). Tuy nhiên, năm 2009 công ty chưa

hoàn thành kế hoạch đề ra tổng doanh thu đạt được 24,75 tỷ đồng so với kế
hoạch đề ra ở năm 2009 là 25,5 tỷ đồng (tổng doanh thu TH chỉ đạt 97% kế
hoạch của năm 2009).
3.2.1. Chính sách chất lượng của công ty.
để hàon thành những sứ mệnh của công ty, với sự đồng tâm nhất trí, ban giám
đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, của công ty xây dựng tri phương,
quyết tâm phấn đấu trở thành công ty hàng đầu trong ngành xây dựng bằng cách
tìm hiểu thấu đáo và đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của khách hàngthường
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
20
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
xuyên điều chỉnh các quá trìnhtác nghiệp đẻ không ngừng nâng cao chất lượng
công trình, đông thời cảI tiến hệ thống quản lý chất lượng.
Tận tâm, tận lực hoàn thành công trình đúng hạn, an toàn và bảo hành công trình
tận tình, chu đáo.
Liên tục đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư trang thiết bị, song song với
việc nghiên cứu ứng dụng, các phương thức quản lý hiệu quả, công nghệ sản
xuất hiên đại và kĩ thuật thi công tiên tiến.
Công ty xây dựng tri phươngđã không ngừng đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để
phục vụ công tác thiết kế, thi công.
đội ngũ thiết kế có trên 10 người bao gồm: kiến trúc sư, hoạ sĩ, hoạ viên. công ty
xây dựng tri phương đã thiết kế hàng trăm công trình lớn nhỏ, từ nhà ở, cửa
hàng, cho đến nhà máy, văn phòng khách sạn…
Lực lưọng kĩ sư trên 15 người, được đào tạo chính quy, được bổ sung kiến thức
qua các chuyến đI thực tập, tham quan nước ngoài, cùng lực lượng công nhân
xây dựng cơ hữu trên 85 người
được giáo dục thường xuyên về ý thức chất lượng công trình, kĩ thuật và an toàn
lao động.mục tiêu của công ty xây dựng tri phương là nhằm đến sự hoàn hảo
cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ của mình bằng sự năng động , sáng tạo và
chuyên môn hoá cao.bên cạnh đó triệt đẻ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000; đồng thời khuyến khích học hỏi không
ngừng để tiến lên từng bước vững vàng với phương châm ‘ chậm mà chắc’.với
các loại sản phẩm dịch vụ khác nhau phục vụ cho ngành sản xuất.
3.2.2. Phân tích tình hình lao động và tiền lương.
3.2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty.
Công ty tri phương có tổng số lao động là 181 người với độ tuổi và trình độ
chuyên môn khác nhau.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
21
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
TT Tên bộ phận Trình độ Giới
>ĐH ĐH CĐ-TC PT Nam Nữ
1 Ban giám đốc 1 4 4 1
2 Phòng TCQT 5 3 4 4
3 Phòng Kinh thuật 5 5
4 Phòng TC-KT 5 5 3 7
5 Phòng KH 5 3 4 4
6 Phòng Kinh doanh 2 5 3 4
7 Kho NVL1 1 8 10 10 9
8 Kho NVL2 1 5 14 12 8
9 Đội Thi Công1 1 6 30 30 7
10 Đội Thi Công2 1 7 32 30 10
Tổng số lao động 1 30 51 101 118 64
Tỷ trọng (%) 0,28 8,4 14,28 28,28 30,04 17,65
Bảng 3.2.2.1. tổng hợp số lượng và chất lượng lao động năm 2009.
Qua bảng số liệu trên rút ra nhận xét sau:
Về mặt trình độ chuyên môn: lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ
thông chiếm tỷ trọng là 28,28%. Tỷ lệ công nhân kĩ thuật chiếm 14,28% trong
khi đó CBCNV có trình độ đại học và trên đại học chiếm 8,86%. Có thể thấy với
kết cấu lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông lại là lực lượng lao

động trực tiếp tham gia vào quá trình thi công xây dựng, cho nên việc giáo dục,
đào tạo cho họ hiểu, nhận thức được ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng là
hết sức quan trọng.
Về mặt giới: lực lượng lao động là nam giới chiếm chủ yếu do yêu cầu của công
việc lực lượng này chiếm tới 33,04% trong khi đó lao động nữ chỉ chiếm
17,64%.
3.2.3.2. Định mức lao động.
định mức lao động là quá trình đi xác định mức lao động mà mức lao động là
lượng lao động hợp lý nhất được quy định để hoàn thành một công việc nhất
định đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức – kĩ thuật – tâm
sinh lý – kinh tế và xã hội xác định.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
22
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Mức lao động được đo bằng lượng hao phí thời gian cần thiết như là: giây, phút,
giờ, ngày….để hoàn thành một công việc.
3.2.3.3. Các hình thức trả lương của công ty.
Về mức lương, theo qui định của nhà nước mức lương tối thiểu là: 290.000
VND phụ cấp của công ty:
Giám đốc, trưởng phòng là: 40% * lương cơ bản.
Phó phòng là: 30% * lương cơ bản.
Tổ trưởng là: 10% * lương cơ bản.
Hiện nay công ty đang áp dụng 2 chế độ tiền lương cụ thể theo quy định của nhả
nước như sau:
Khu vực khối văn phòng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
đối với đội thi công thì áp dụng hình thức trả lương theo công sản phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian: thực chất là trả lương theo số ngày công lao
động thực tế.
Mức lương tối thiểu* ( H
cơ bản

+ PC )
Ltg = x ngày công thực tế.
22
Hình thức trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương theo số lượng sản
phẩm hay số công việc hoàn thành.

Lsp

=
Số sản phẩm thực tế
đạt chất lượng hoàn
thành
X
Đơn giá lương sản
phẩm
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
23
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
3.3. phân tích tìh hình quản lý vật tư, tài sản cố định.
3.3.1. Phân tích tình hình quản lý vật tư.
Tình hình quản lý vật tư được công ty giao cho phòng kinh doanh lập kế hoạch
thực hiện cấp phát, bảo quản vật tư cho toàn công ty.
Thực hiện tiếp nhận bảo quản vả cấp phát vật tư thiết bị thuộc công ty quản lý
cho các đơn vị trong ngành.
Tổ chức việc thực hiện đấu thầu mua bán vật tư thiết bị, vật tư tồn đọng của
công ty.
Năm 2009 phòng kinh doanh có nhièu cố gắng để đáp ứng cho thi công xây
dựng,công ty vừa thiết kế vừa xây dựng,sửa chữa các công trình đa rạng, vì vậy
các loại vật tư cũng đa rạng đa chủng loại.
Phòng kinh doanh còn căn cứ vào kế hoạch xây dựng để lập ké hoạch quản lý

vật tư, hạch toán toàn bộ mọi chi phí vật tư của công ty.
Công ty thường ít dự trữ vật tư mà nhập theo yêu cầu và chuẩn bị nguồn hàng
theo yêu cầu thi công.
* Định mức tiêu hao vật tư : là một công ty chuyên xây dựng và san lấp mặt
bằng cho ngành xây dựng thì các nguyên vật liệu dùng cho xây dựng là rất lớn.
đây là nhân tố quan trọng nhất trong quản lý chi phí , việc quản lý vật tư cần nói
đến đó lá định mức tiêu hao.
Việc định mức tiêu hao nguyên vật liệu của công ty thường được rút ra từ những
lần tiến hành thi công trước. Mỗi lần thi công xây dựng tiêu hao nguyên vật liệu,
vật tư đều được phòng kinh doanh ghi chép và định mức lại rồi phổ biến đến các
kho nguyên vật liệu, tới người lao động từ đó nguyên vật liệu được đảm bảo yêu
cầu chất lượng công trình.
3.3.2. Tài sản cố định.(TSCĐ).
Công ty xây dựng tri phương là một công ty vừa và nhỏ của nhà nước nên
TSCĐ của công ty cũng chiếm một tỉ trọng không phảI nhỏ trong tổng tài sản
hiện có của công ty. vì vậy, việc sử dụng số TSCĐ của công ty một cách có hiệu
quả là rất khó còn nhiều sự lãng phí.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
24
Trường Cao Đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật
Dưới đây là bảng tổng hợp TSCĐ của công ty vào thời điểm 0h ngày 1 tháng 1
năm 2009.
đơn vị: đồng
TT Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại
A TSCĐ đang dùng 5.161.823.140 2.930.133.933 2.231.689.207
1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.338.274.521 988.201.703 350.072.818
2 Máy móc thiết bị 1.191.089.479 390.503.663 800.535.816
3 Phương tiện vận tải 1.891.809.383 1.161.816.646 729.992.737
4 TSCĐ khác 740.649.757 389.611.921 351.037.836
B TSCĐ không dùng 2.500.084.644 1.412.278.667 1.087.805.997

1 Nhà cửa vật kiến trúc 2.269.837.032 1.286.010.910 983.826.122
2 Máy móc thiết bị 35.447.612 3.554.764 31.902.848
3 Phương tiện vận tải 194.8000.000 122.722.993 72.077.007
4 TSCĐ khác - - -
C TSCĐ chờ thanh lý 6.497.051.007 4.837.320.283 1.659.730.724
1 Nhà cửa vật kiến trúc 1.876.057.074 917.187.835 985.869.239
2 Máy móc thiết bị 1.524.816.341 1.224.522.239 300.294.102
3 Phương tiện vận tải 2.245.079.143 1.909.921.140 335.158.003
4 TSCĐ khác 851.098.449 785.689.069 65.409.380
Tổng cộng 14.158.958.791 9.179.732.883 4.979.225.908
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Bảng 3.3.2.a. bảng tổng hợp tài sản cố định.
Khấu hao TSCĐ của công ty được tính theo phương pháp khấu hao theo đường
thẳng.
Công ty xây dựng tri phương trích khấu hao hàng năm và phân bổ theo từng
quý.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi công ty đều xác
định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ
kế toán.
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sủ dụng TSCĐ được xác
định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện của tài
sản đó.
Nguyễn Thị Vân Tháng 06 năm 2010
25

×