103
tập gắn liền với tính mục đích và hoạt động tự giác, chính
vì vậy mà các em có nguồn cảm hứng đối với tri thức lịch
sử địa phương. Làm như vậy và chỉ có như vậy mới có tác
dụng giáo dục lịch sử.
Lòng tự hào chân chính, tình cảm thiết tha gắn bó với
quê hương, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đều được hình
thành trên cơ sở của những hiểu biết nhất định về lịch sử,
truyền thống và con người ở chính nơi mình đã được sinh
ra, lớn lên, đang học tập để trưởng thành. Việc coi nhẹ các
biện pháp sư phạm, sự nóng vội chủ quan và áp đặt thô bạo
trong dạy học lịch sử địa phương đều dàn tới nhưng hậu
quả khôn lường. phán tác dụng giáo dục cần thiết - vốn rất
có ưu thế, của tri thức lịch sử.
Việc giáo dục học sinh qua tri thức lịch sử đòi hỏi phải
có những biện pháp sư phạm tế nhị, khéo léo, không áp đặt
thô bạo. Đối với học sinh miền núi rất cần cách diễn đạt
trong sáng, giản dị của thầy, biến những tư liệu tưởng
chừng như khô khan, rời rạc trở nên "có hồn" tưởng như xa
lạ trở thành gần gũi, giàu tính thuyết phục, tạo dấu ấn đậm
nét trong tâm trí học trò. Chẳng hạn giảng bài "Cách mạng
tháng Tám ở Hà Giang, đối với học sinh ở Bắc Quang có
thể đưa ra những con số thống kê về sự ủng hộ của đồng
bào địa phương để chuẩn bị cho việc giành chính quyền ở
thị xã:
- Huyện Bắc quang ủng hộ 1.510 kg gạo
140 kg thịt
104
- Riêng xã Bạch Ngọc ủng hộ: 85 kg gạo,
2 con trâu 3 con lợn,
175 con gà vịt, 75 đồng
(tiền Đông Dương)
Sau đó ta có thể trình bày: Vừa trải qua nạn đói khủng
khiếp đầu năm ất Dậu (1945) nay lại đến kì giáp hạt, đời
sống của đồng bào địa phương kể sao hết nỗi chật vật khó
khăn. ấy thế mà, nghe tin cách mạng yêu cầu đồng hào giúp
đỡ, ai cũng nô nức đua nhau chẳng hề đắn đo, suy tính.
Nhỏ là con gà con vịt, lớn như con lợn, con trâu, quý như
đồng tiền bát gạo, ai ai cung muốn được góp sức mình để
mau chóng giành chính quyền trong tỉnh.
Ta cũng có thể tạo gợi cho học sinh phương pháp tư
duy, biết gắn những nhận thức của hiện tại với quá khứ để
tái tạo hoàn cảnh lịch sử, đánh giá đúng những sự kiện,
hiện tượng ở hoàn cảnh cụ thể đó, tuy nhiên không vì thế
mà hiện đại hoá lịch sử áp đặt tư duy hiện tại vào quá khứ.
Chẳng hạn trình bày việc thực hiện chủ trương tiêu thổ
kháng chiến ta đưa ra số liệu sau:
- Ở Bắc Cạn: đào 90.940 ổ gà, 92 hố cản tăng, phá 22
cầu.
- Ở Tuyên Quang: sử dụng 79.072 ngày công để phá:
200 tìm đường, 32.555 hố cản tăng, gần 100 cầu lớn nhỏ và
41.018m
2
nhà.
Sau đó gợi cho học sinh suy nghĩ thảo luận và trả lời
105
những vấn đề nêu ra sau đây:
Đào hố chống tăng, phá cầu đường trong thời gian
cấp bách là công việc nặng nhọc và khó khăn, nhưng khó
khăn hơn là phải phá chính những ngôi nhà thân yêu của
mình. Vì sao lúc bấy giờ ông cha ta đã làm được những
điều như vậy?
- Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa nước với nhà
trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ v.v ?
Những gợi ý trên đây sẽ giúp cho việc thực hành bộ
môn trong quá trình nghiên cứu, học tập có thể vận dụng
vào việc dạy - học lịch sử địa phương ở trường phổ thông.
- Dạy bài lịch sử địa phương ở thực địa là một hình
thức tổ chức dạy học rất sinh động, hấp dẫn song cũng
không kém phần phức tạp. Bài học được tiến hành ở nơi
xảy ra sự kiện lịch sử, vì vậy nếu được chuẩn bị chu đáo cả
về nội dung và phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cao. Thực
địa - nơi ta chọn làm địa điểm dạy học, là sự gợi ý cho cả
thầy và trò về nội dung chủ yếu của bài học cũng như
những biện pháp cần thiết để tái hiện lại quá khứ lịch sử đã
từng diễn ra ở chính nơi đó.
Bài học lịch sử ở thực địa sinh động hấp dẫn và ở chỗ,
học anh được kiếp xúc với nhiều loại tài liệu khác, được
trực tiếp tham gia các hình thức hoạt động ngoại khoá để
tiếp thu, và củng cố kiến thức lịch sử. Cũng chính vì vậy
đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức hướng dẫn
học sinh tham gia các hoạt động đó.
106
Nắm vững nguyên tắc của bài lịch sử nội khoá (nội
dung kiến thức của bài học, phương pháp sư phạm phù hợp,
mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục của bài ) người giáo viên
cần đặc biệt chú ý khai thác triệt để những tài liệu hiện có ở
thực địa, coi trọng phương pháp trực quan, khéo léo kết
hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn các hình thức hoạt động
ngoại khoá. Để làm được điều đó giáo viên phải tiền trạm
nghiên cứu kĩ để am tường thực địa dạy học, tránh những
sơ suất đáng tiếc khi đưa học sinh tới học tập ở nơi này.
Nếu có ý định tổ chức học sinh diễn lại một trận đánh ở
thực địa, cần phải liên hệ với những người đã từng trực tiếp
tham gia trận chiến để họ giúp học sinh tái hiện lại không
khí lịch sử và diễn nó một cách trung thực ở những vị trí
chính xác.
Việc đọc những tài liệu minh hoạ (chủ yếu là các hồi ký
của các chiến sĩ cách mạng lão thành) hay nghe các đồng
chí từng hoạt động ở đó kể chuyện, báo cáo các minh hoạ
cũng phải được chuẩn bị kĩ lưỡng từ trước để có sự kết hợp
nhịp nhàng ăn khớp, đi đúng trọng tâm của bài học yêu cầu.
Hướng dẫn học sinh tiếp xúc với các loại tài liệu trong
khu di tích đều phải có tác dụng phục vụ trực tiếp cho bài
học cả về nội dung giáo dưỡng và giáo dục. Tuyệt đối
không lạm dụng thời gian của bài lịch sử ở thực địa để biến
một giờ học nội khoá thực thụ thành cuộc tham quan giải
trí. Để giải quyết vấn đề này không phải chỉ là việc quán
triệt chung chung vê ý thức, tính kỷ luật trong một giờ học
ở thực địa mà phải là đặt ra nhưng yêu cầu cụ thể. Chẳng
107
hạn ta có thể nêu ra những câu hỏi trong bài tập lịch sử và
có hướng dẫn các em cách quan sát, khai thác tài liệu ở khu
di tích, nơi tiến hành hoạt động học tập. Bài tập đó được
đánh giá, cho điểm nghiêm túc để học sinh có thái độ học
tập đúng đắn. Bài học như vậy mới đạt được hiệu quả sư
phạm cần thiết. Tóm lại, sử dụng tài liệu để dạy học bài
lịch sử ở thực địa là một hoạt động sư phạm đòi hỏi ở
người thây sự kiên nhẫn, công phu song lại rất năng động
và sáng tạo. Trong dạy học lịch sử ở thực địa, thầy phải
thực sự thể hiện vai trò của người tổ chức, chỉ đạo, hướng
dẫn hoạt động nhận thức thì trò mới thực sự được giải
phóng khỏi sự lệ thuộc, bị động để trở thành chủ thể của
việc lĩnh hội tri thức lịch sử địa phương. Vấn để này không
thiếu trong bất cứ bài học lịch sử nào song cần được đánh
giá và đặt ra yêu cầu cao hơn đối với bài lịch sử ở thực địa.
b) Sử dụng tài liệu trong các hình thức hoạt động ngoại
khoá lịch sử địa phương.
Các hình thức hoạt động ngoại khoá lịch sử nói chung,
lịch sử địa phương nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong
việc bổ sung, khắc phục những hạn chế mà bài lịch sử nội
khoá không thề giải quyết được do sự khống chế về thời
gian, phương tiện và tài liệu phục vụ học tập. Mặt khác đó
là một hình thức tổ chức dạy học luôn sinh động, hấp dẫn,
thu hút đông đảo lực lượng học sinh tham gia và có ý nghĩa
giáo dưỡng, giáo dục sâu sắc.
Tài liệu lịch sử địa phương có thế được sử dụng ở nhiều
hình thức ngoại khoá khác nhau. Xin gợi ý một vài cách sử
108
dụng cần thiết.
Cung cấp một số tư liệu lịch sử địa phương cho học
sinh, gợi mở hướng suy nghĩ, đặt ra những tình huống có
vấn đề để học sinh nghiền cứu sau đó tổ chức trao đổi thảo
luận. Việc làm đó tập dượt cho các em những thao tác cơ
bản của phương pháp nghiên cứu khoa học, kiểm tra trình
độ nhận thức của học sinh và rèn luyện phát triển tư duy
ngôn ngữ (viết và nói).
- Tổ chức học sinh tham quan các khu di tích lịch sử
văn hoá, nhà bảo tàng, phòng truyền thống ở địa phương.
Việc sử dụng những tài liệu, hiện vật lịch sử ở những nơi
đó vừa giúp học sinh mở mang, củng cố kiến thức lịch sử,
vừa có tác dụng bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với
quê hương (tình yêu quê hương, lòng tự hào về truyền
thống địa phương) ý thức trân trọng giá trị văn hoá tinh
thần của thế hệ trước để lại.
Tổ chức học sinh sưu tầm và kể lại những mẩu chuyện,
câu chuyện lịch sử địa phương. (Kể về một cuộc chiến đấu,
những tấm gương tiêu biểu trong lĩnh vực lao động sản
xuất, sáng tạo văn học, nghệ thuật, hoặc kể về những nhân
vật lịch sử địa phương v.v ). Thông qua cách kể chuyện
lịch sử, ta rèn cho học sinh kĩ năng nhớ, phương pháp biểu
đạt ngôn ngữ qua những tình tiết câu chuyện, đồng thời biết
gắn tình cảm của mình với những nhân vật hiện tượng lịch
sử ở quê hương.
- Hướng dẫn học sinh sưu tập tư liệu, và biên tập để
109
trình bày trong những buổi nói chuyện lịch sử địa phương.
Buổi nói chuyện lịch sử địa phương có thể tiến hành trong
những dịp địa phương có những ngày lễ kỉ niệm, hội hè
truyền thống v.v Bài nói chuyện lịch sử địa phương giúp
cho các em biết cách lựa chọn và biên tập tài liệu theo các
chủ đề, những kỹ năng phân tích, đánh giá, bình luận, nhận
xét, so sánh những vấn để lịch sử. Mặt khác cũng rèn luyện
khả năng lôi cuốn thu hút cảm hoá người nghe bằng những
hiểu biết và cách diễn đạt súc tích, gây ấn tượng và giàu
tính thuyết phục của mình.
- Dùng tài liệu lịch sử để tổ chức học sinh tiến hành dạ
hội lịch sử địa phương. Có thể biên soạn thành những vở
kịch, hoạt cảnh lịch sử để học sinh luyện tập biểu diễn,
hoặc nêu ra các câu hỏi trong trò chơi "hái hoa dân chủ" để
học sinh trả lời. Cũng có thể tổ chức lửa trại truyền thống
địa phương v.v Hoạt động này lôi kéo được đông đảo học
sinh tham gia, rèn luyện tính tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật,
ôn tập củng cố kiến thức, bồi dưỡng truyền thống dân tộc
và cách mạng cho thế hệ trẻ.
Ngoài ra còn có thể tổ chức học sinh đọc sách lịch sử,
sưu tầm nghiên cứu các cuốn hồi ký của những người đã
từng hoạt động ở địa phương, tổ chức gặp mặt trao đổi toạ
đàm giữa các thế hệ trong những ngày hội truyền thống ở
địa phương v.v
Tất cả những hình thức hoạt động ngoại khoá nói trên
đều là những hình thức học tập bổ ích và hấp dẫn. Tuy
nhiên những hoạt động đó luôn cần sự chỉ dẫn, định hướng
110
và tổ chức của giáo viên bộ môn lịch sử. Những hình thức
hoạt động ngoại khoá cần mở rộng giao lưu, kết hợp chặt
chẽ với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, và
giữa các trường học ở địa phương.
Nguyên tắc xuyên suốt các hoạt động đó là mục tiêu
giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển học sinh qua
tri thức lịch sử địa phương.
Tóm lại, việc lựa chọn tài liệu và giảng dạy lịch sử địa
phương phải phát huy tốt tác dụng giáo dục lịch sử, mặt
tích cực cần khai thác, mặt hạn chế cần chỉ ra song phải
xem xét sao cho hợp lí nhằm mục tiêu giáo dục và phát
triển toàn diện học sinh. Đồng thời với việc làm sáng tỏ vai
trò của quần chúng là vai trò của các tổ chức, cá nhân trong
lịch sử. Trong giai đoạn hiện nay việc đổi mới nội dung,
phương pháp dạy học lịch sử nói chung, lịch sử địa phương
nó; riêng đang là những đòi hỏi cấp thiết.
3. Xây dựng lịch sử nhà trường, phòng lịch sử và
phòng truyền thống:
Những năm qua việc nghiên cứu lịch sử địa phương
được đẩy mạnh và thu được những kết quả rất đáng khích
lệ. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu xây dựng lịch sử nhà
trường, phòng lịch sử, phòng truyền thống còn rất nhiều
hạn chế, thậm chí chưa được tiến hành. Sở dĩ còn hiện
trạng như vậy bởi những quan niệm chưa đánh giá đúng
tầm quan trọng của mảng công tác đó, mặt khác chúng ta
cũng gặp không ít khó khăn, nhất là trong tình trạng nền
111
giáo dục bị xuống cấp. Thời gian gần đây tình hình chung
của đất nước có nhiều đổi mới, khởi sắc, ngành giáo dục
cũng có những biến chuyển vươn lên hoà nhập với xu thế
phát triển hiện đại của thế giới. Những buổi hội trường (kể
cả các trường phổ thông và đại học cao đẳng v.v ) đã thu
hút sự chú ý và có mặt của các thế hệ thầy, trò ở khắp các
địa phương. Đó thực sự là nét đẹp văn hoá, và cũng là điều
cần được duy trì, cải tiến hình thức tổ chức cho phù hợp
hơn. Không phải chỉ đợi đến những dịp đó chúng ta mới ôn
lại truyền thống của nhà trường và cung không phải chỉ
những học sinh cũ (nay đã trưởng thành ở nhiều lĩnh vực
khác nhau) mới nhớ lại trường xưa, nhắc tới những kỉ niệm
của một thời học tập và rèn luyện. Điều cần thiết hơn cả là
để cho những học sinh hiện tại hiểu được mình đang học
tập ở một ngôi trường có truyền thống ra sao, biết cần phải
làm gì cho chính mình và sự rạng danh của ngôi trường
mình đang học. Cả những thế hệ trước đô đều nhắc đến
bằng những tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc.
Chính điều đó đang đặt ra những yêu cầu bức xúc đối
với việc cần thiết phải xây dựng lịch sử nhà trường, xây
dựng phòng lịch sử và phòng truyền thống ở các trường học
hiện nay, nhất là các trường có rèn tuôn bây lâu nay trong
lịch sử phát triển của ngành giáo dục đào tạo.
a) xây dựng lịch sử nhà trường
- Công tác tổ chức nghiên cứu lịch sử nhà trường.
Không hoàn toàn giống việc nghiên cứu lịch sử địa
112
phương, công tác nghiên cứu lịch sử nhà trường vừa có nét
chung vừa có nét riêng (chẳng hạn về lực lượng nghiên
cứu, nguồn tài liệu nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu v.v
Mặc dầu vậy, công tác tổ chức nghiên cứu vẫn phải bám sát
những nguyên tắc cơ bản của nó, cách sưu tầm, xử lí tư liệu
cũng không vượt khỏi khung giới của phương pháp nghiên
cứu lịch sử địa phương.
Công việc đầu tiên của hoạt động nghiên cứu lịch sử
nhà trường là thành lập ban chỉ đạo. Thông thường trưởng
ban chỉ đạo là hiệu trưởng, hoặc phó hiệu trưởng phụ trách
chuyên môn, chủ nhiệm khoa (ở các trường đại học chuyên
nghiệp) và sự tham gia của giáo viên bộ môn lịch sử, bí thư
đoàn thanh niên nhà trường. Ban chỉ đạo sẽ thông qua kế
hoạch tổng thể: Thời gian tiến hành, các bước tiến hành, dự
trù kinh phí, yêu cầu đối với công việc và mục tiêu cuối
cùng của hoạt động đó.
Dựa vào kế hoạch chung đó, cán bộ phụ trách chuyên
môn sẽ lập kế hoạch sưu tầm tư liệu để chuẩn bị cho công
tác biên soạn. ra có thể tập hợp một số học sinh có năng lực
ham thích tìm hiểu lịch sử nhà trường, phân công công việc
sưu tầm tư liệu theo để cương sưu tầm của ban chỉ đạo đã
thông qua. Việc sưu tầm tài liệu có thể căn cứ vào những
nguồn chủ yếu sau đây:
+ Nghiên cứu các loại văn bản, hồ sơ về việc thành lập
trường.
+ Nghiên cứu các biên bản cuộc họp các bản báo cáo
113
tổng kết, nhiệm vụ năm học của nhà trường qua các năm,
các thời kì khác.
+ Các bài viết về trường nhân dịp kỉ niệm, hoặc bài
đăng trên các báo địa phương, Trung ương (nếu có).
+ Gặp gỡ trao đổi, khai thác tư liệu ở những người thầy
giáo đã từng công tác ở trường lâu năm, hoặc những học
sinh cũ thuộc các thế hệ khác nhau của trường.
Những loại tài liệu thành văn (chủ yếu các văn bản, bài
viết) thường được lưu giữ tại trường, ở văn phòng uỷ ban
các cấp địa phương (huyện, xã, tỉnh) hoặc ở cơ quan ngành
dọc (Sở Giáo dục, Bộ Giáo dục đào tạo, v.v ).
Một phần (rất ít) có thể khai thác trong những cuốn hồi
ký của các thầy, cô giáo đã công tác nhiều năm ở trường,
hoặc ở bộ phập quản lý ngành.
Cần triệt để khai thác tài liệu qua những nhân chứng
sống, đó là những cán bộ địa phương phụ trách công tác
văn xã, gần gũi và am hiểu tình hình nhà trường, các đồng
chí cán bộ quản lí giáo dục, đặc biệt là đối với các thầy cô
giáo đã công tác lâu năm (có người đã công tác từ ngày
thành lập trường). Tuy vậy sưu tầm tài liệu qua các thầy, cô
giáo và học sinh cũ của trường nhiều khi cũng gặp phải
không ít khó khăn vì họ có thể không còn công tác ở địa
phương, hoặc nhớ chưa thật chính xác.
Những trường hợp như vậy cần phải tìm được địa chỉ
và có thời gian liên lạc trao đổi (có thể bằng thư từ). Càng
liên hệ được nhiều người cung cấp tư liệu thì việc sưu tầm
114
và xử lí tư liệu càng thuận lợi (có cơ sở so sánh, đối chiếu
tài liệu).
- Khi đã có tài liệu, cần lập ban biên soạn lịch sử của
trường. Ban biên soạn trước hết là giáo viên bộ môn lịch
sử, và có thể mời giáo viên bộ môn văn cùng tham gia công
tác này. Cũng như biên soạn các công trình lịch sử địa
phương, ban biên tập phải có kế hoạch cụ thể để hoàn thành
nhiệm vụ của mình.
- Phương bướng biên soạn lịch sử nhà trường.
+ Yêu cầu chung
Việc biên soạn lịch sử nhà trường phải gắn mục tiêu
đào tạo cụ thể của nhà trường với nhu cầu phát triển văn
hoá giáo dục của địa phương. Cuốn lịch sử nhà trường
được biên soạn không phải chỉ có tác dụng giáo dục đối với
thầy và trò của nhà trường mà còn là việc ghi nhận sự giúp
đỡ tích cực của địa phương, phản ánh tình cảm nguyện
vọng và trách nhiệm của nhân dân địa phương đối với việc
phân phối chặt chẽ hoạt động xây dựng nhà trường và
thống nhất quan điểm, biện pháp giáo dục thế hệ trẻ. Chính
vì vậy biên soạn lịch sử nhà trường qua mỗi thời kỳ (kể từ
khi thành lập đến nay) phải thông qua trình bày các sự kiện,
đánh giá một cách toàn diện nó, làm nổi bật sự phát triển
của nhà trường trong quá trình xây dựng, trưởng thành.
Tính toàn diện khách quan, chính xác của lịch sử nhà
trường mới có ý nghĩa thuyết phục và tác dụng giáo dục
học sinh sâu sắc. Cuốn lịch sử nhà trường nhất thiết phải
115
nhằm tới mục tiêu giáo dục truyền thống tốt đẹp của nhà
trường cho học sinh, các em biết trân trọng phát huy truyền
thống tốt đẹp của nhà trường, biết nhìn nhận đánh giá
những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển. Không
chỉ vậy các em cần phải hiểu rõ những cố gắng, nỗ lực to
lớn của địa phương đối với nhà trường trong quá trình xây
dựng và phát triển Cuốn lịch sử nhà trường phục vụ trực
tiếp cho đối tượng đông đảo là học sinh vì vậy cách biên
soạn không nên viết bằng thể văn chính luận mà trình bày
dưới dạng nhẹ nhàng, mềm mại uyển chuyển hơn.
+ Gợi ý bố cục, nội dung của cuốn lịch sử nhà trường.
Phần đầu của cuốn lịch sử nhà trường cần xác định thời
gian thành lập trường, địa điểm đầu tiên mà trường đóng,
nhu cầu và truyền thống học tập của địa phương, những
biện pháp giúp đỡ và tình cảm của địa phương đối với nhà
trường trong buổi đầu thành lập: Phác hoạ hình ảnh (bộ
mặt) nhà trường trong những ngày đầu. Những người thầy
có công khai lập trường, những thầy cô đã có mặt từ buổi
đó đến giờ. Những gương mặt tiêu biểu của lớp học trò đầu
tiên v.v
- Phần nội dung trình bày sự phát triển của nhà trường
cần chú ý những mặt hoạt động chủ yếu của nhà trường qua
các thời kì lịch sử. Chẳng hạn công tác dạy và học, hoạt
động lao động sản xuất ở nhà trường và địa phương, công
tác phục vụ chiến đấu tham gia nhiệm vụ chính trị ở địa
phương.
116
Khi trình bày những mảng hoạt động đó cần chú ý
những nội dung cụ thể sau đây:
+ Đội ngũ giáo viên qua các thời kì, số lượng, chất
lượng.
+ Sự phát triển học sinh, các khối lớp cả về số lượng và
chất lượng đào tạo.
+ Những biến động của đội ngũ thầy, trò trong quá
trình phát triển.
+ Những kết quả đạt được trong các mảng công tác
(chất lượng dạy - học, đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi,
thành tích trong lao động xây dựng cơ sở vật chất nhà
trường, lao động ở địa phương, chiến đấu phục vụ chiến
đấu, tham gia công tác văn hoá xã hội ở địa phương v.v )
Đề cập những nội dung đó, có thể nêu tên những tấm
gương tiêu biểu của thầy và trò trong từng mảng hoạt động.
Cũng cần phải trình bày những hạn chế, nhược điểm của
các hoạt động đó, biện pháp khắc phục, kết quả của những
biện pháp đó. Một số trường có những hoạt động đối ngoại
có hiệu quả cũng cần được để cập.
- Phần cuối của cuốn sử có thể đánh giá chung về sự
phát triển toàn diện của nhà trường, rút ra những kinh
nghiệm, bài học từ chính sự thành công và thất bại của các
hoạt động đó. Đánh giá vị trí những đóng góp của nhà
trường đối với ngành giáo dục và đối với địa phương, đề
xuất phương hướng phát triển tiếp tục của nhà trường trong
giai đoạn tới. Những thuận lợi, khó khăn cần khắc phục để
117
thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.
Tóm lại, cuốn sử nhà trường phải đúng ý nghĩa là cuốn
sử của thầy và trò của những phụ huynh học sinh và những
người có công lao đối với sự phát triển mọi mặt của ngôi
trường đó.
b) Công tác xây dựng phòng lịch sử
Xây dựng phòng lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với
việc dạy học lịch sử nói chung, đối với việc học lịch sử địa
phương nói riêng. Phòng lịch sử là nơi lưu giữ và thể hiện
sinh động, trực quan lôgic những tài liệu phục vụ cho các
bài học lịch sử. Chẳng hạn các hiện vật khảo cổ có thể đã
phục chế) các tranh, ảnh lịch sử các sơ đồ biểu đồ, bản đồ,
sa bàn, phim đèn chiếu, phim nhựa, vi deo v.v Bài học
lịch sử được tiến hành trong phòng lịch sử được chuẩn bị
chu đáo, tổ chức tốt sẽ đem lại hiệu quả dạy - học cao.
Trong phương pháp dạy, học hiện đại, lấy đối tượng giáo
dục làm trung tâm, phát huy tối đa năng lực nhận thức độc
lập, sự chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức
của học sinh thì phòng lịch sử càng đóng vai trò quan
trọng. Chính vì lẽ đó, ở các nước tiên tiến phòng lịch sử
được coi trọng và có sự đầu tư thoả đáng để xây dựng
thành nơi dạy học hộ môn lịch sử. Vấn để đó được đặt
tương ngang như là việc xây dựng các phòng thí nghiệm
của các bộ môn khoa học tự nhiên. Bài học lịch sử tiến
hành trên lớp không chỉ bị hạn chế về thời gian mà còn gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng tài liệu phục
vụ học tập. Phòng lịch sử sẽ góp phần khắc phục hạn chế
118
đó.
Vậy nhưng việc xây dựng phòng lịch sử ở nước ta hiện
nay hầu như chưa được tiến hành. Ở những trường phổ
thông lâu năm, quy mô lớn và ngay cả ở các trường đại học
có chuyên ngành lịch sử vẫn chưa xây dựng được phòng
lịch sử. Một số nơi mới xây dựng được phòng tư liệu,
nhưng đó cũng chỉ là một thư viện nhỏ kiêm lưu giữ một số
hiện vật, đồ dùng dạy học. Để xây dựng được một phòng
lịch sử cần phải khắc phục một số những khó khăn sau đây:
- Cần có những nhận thức, quan niệm đúng đắn về vị trí
của phòng lịch sử đối với việc giáo dưỡng và giáo dục học
sinh qua học tập bộ môn. Nét đặc trưng của bộ môn lịch sử
là không thể tái tạo quá khứ bằng phương pháp thí nghiệm
song lại có thể khôi phục bức tranh của quá khứ bằng
những biểu tượng lịch sử sinh động, những biểu tượng đó
trước hết và chủ yếu được tạo nên bởi những tài liệu lịch sử
đa dạng và phong phú.
Cần có sự đầu tư hợp lí cho việc sưu tầm, tập hợp tài
liệu, xây dựng hệ thống đồ dùng dạy học lịch sử (tranh ảnh,
sơ đồ, biểu đồ, sa bàn, phim đèn chiếu, vi deo v.v ) Khắc
phục những khó khăn đó là một vấn đề còn nan giải, phức
tạp, nó đòi hỏi phải có sự thống nhất trong nhận thức, hành
động của nhiều cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trường học.
Nhưng dù sao chăng nữa chừng nào chúng ta chưa xây
dựng được phòng lịch sử thì chừng đó hiệu quả dạy học bộ
môn lịch sử còn hạn chế, chưa thể đáp ứng mục tiêu đào
tạo của nhà trường. Xây dựng phòng lịch sử đang và sẽ còn
119
là những đòi hỏi bức thiết để giải quyết thực trạng của giáo
dục qua bộ môn lịch sử.
Ở những nơi mà điều kiện cho phép, xây dựng phòng
lịch sử cần chú ý một số yêu cầu sau đây:
- Về tài liệu: Tài liệu để xây dựng phòng lịch sử phải
nhằm phục vụ trực tiếp cho bài học lịch sử. Những tài liệu
đó nhất thiết phải được xử lí thận trọng để đảm bảo tính
khoa học, vừa sức, tính tư tưởng v.v
- Về xây dựng: Tài liệu được trình bày trong phòng lịch
sử phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú, được cấu trúc
trong bố cục hợp lí hệ thống, lôgic và lịch sử. Mặt khác các
loại tài liệu vừa phải đảm bảo tính trực quan vừa có ý nghĩa
thẩm mĩ sư phạm.
c) Công tác xây dựng phòng truyền thông nhà trường
và địa phương.
Phòng truyền thống của nhà trường hoặc nhà truyền
thống địa phương của các đơn vị sản xuất, chiến đấu v.v
là nơi lưu giữ và tưng bày nhiều hiện vật, tài liệu phản ánh
thành tích toàn diện của các đơn vị đỏ. Chính vì vậy phòng
truyền thống có tác dụng giáo dục tốt đối với học sinh, cán
bộ nhân viên và nhân dân địa phương.
Hiện nay ở một số trường học, cơ quan, địa phương đã
xây dựng được phòng truyền thống và phát huy tác dụng
giáo dục trong đơn vị của mình. Tuy nhiên để đẩy mạnh
việc xây dựng phòng truyền thống và phát huy vai trò giáo
dục của nó cần phải nắm được những nguyên tắc cơ bản