52
tách, hợp trong quá trình phát triển của lịch sử, và cũng
không máy móc dập khuôn, bởi có những tài liệu ở những
địa phương phụ cận giúp ích cho việc khảo cứu. Nếu để tài
nghiên cứu những chuyên để như một cuộc khởi nghĩa, một
trận đánh, một chiến dịch thì không gian nghiên cứu phụ
thuộc vào tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng của các sự
kiện hiện tượng lịch sử. Thời gian xác định ở cả 2 dạng chủ
để đó đều lấy giai đoạn nghiên cứu của để tài làm trung tâm
để mở rộng về trước và sau khoảng thời gian nhất định để
thấy được sự phát triển liên tục liền mạch, đánh giá đúng ý
nghĩa, kết quả của những sự kiện hiện tượng đó. Vì vậy ở
những cuốn lịch sử Đảng bộ, lịch sử phong trào cách mạng,
người ta thường dành một phần thích hợp để trình bày
những nét khái quát về địa phương đặc biệt là những nét
truyền thống. Chính hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm về tự
nhiên, xã hội là cơ sở để khắc sâu tính đặc thù của lịch sử
địa phương.
Việc sưu tầm tư liệu phải nắm vững phương châm kết
hợp chặt chẽ tài liệu ở địa phương với tài liệu lịch sử dân
tộc, kết hợp chặt chẽ hoạt động của nhà trường với địa
phương đặc biệt là sự kết hợp với các cơ quan chuyên môn
sở tại, gắn mục tiêu nghiên cứu, dạy học của nhà trường
với mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương (cả trước mắt
và lâu dài). Với phương châm đó ta tiến hành khai thác tất
cả những nguồn tài liệu hiện có ở địa phương.
Việc sưu tầm tư liệu có thể tiến hành theo 2 cách chủ
yếu sau:
53
+ Sưu tầm theo hệ thống dọc: Đó là việc sưu tầm theo
từng chủ đề, chuyên để nhất định: Tình hình kinh tế ở địa
phương; Sự phát triển văn hoá giáo dục v.v Nhưng
chuyên để đó được sưu tầm theo trình tự thời gian ở mỗi
thời kỳ lịch sử. Sưu tầm theo cách này rất thuận lợi cho
việc biên soạn các chuyên để khảo lịch sử địa phương.
+ Sưu tâm hệ thống ngang: Sưu tầm tư liệu trên tất cả
các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa v v trong khoảng thời
gian nhất định
Cần tham khảo ý kiến của các đồng chí lãnh đạo ở địa
phương, những người làm công tác nghiên cứu ở địa
phương để tìm hiểu danh sách và địa chỉ của những nhân
chứng lịch sử. Trên cơ sở đó ta sẽ trực tiếp khai thác tư liệu
ở các nhân chứng từ thực tế tiếp xúc như vậy ta sẽ có thêm
địa chỉ của những nhân chứng khác để tiếp tục khai thác tài
liệu. Phải triệt để tận dụng khối lượng tài liệu lưu giữ ở các
kho lưu trữ, nhà bảo tàng, phòng truyền thống, ban văn hoá
ở địa phương đang nghiên cứu, hoặc những địa phương
khác có tài liệu.
- Cách khai thác tài liệu: Dựa vào để cương sưu tầm
chúng ta tiến hành khai thác tài liệu từ tất cả các nguồn (tài
liệu thành văn, hiện vật, truyền miệng v.v ). Trên cơ sở
nắm vững những hiện tượng hoặc biến cố chú yếu của lịch
sử dân tộc, chúng ta mới chủ động khai thác tư liệu lịch sử
địa phương. Tiến hành so sánh, đối chiếu tài liệu chủ yếu
được chỉnh sửa để cập tới với những tài liệu nghiên cứu
trước đó và kiểm chứng ở nơi diễn ra sự kiện hoặc đối
54
chứng với tài liệu truyền miệng, hiện vật lịch sử. Trong
thực tế nghiên cứu lịch sử địa phương, nhiều nội dung sự
kiện được làm sáng tỏ, thậm chí bổ sung, sửa chữa một số
sự kiện đã được nêu trong lịch sử dân tộc.
Khi khai thác tư liệu ở các nhân chứng nhóm nghiên
cứu cần chú ý lắng nghe, ghi chép để sau tiện đối chiếu, xử
lý tư liệu. Những vấn để còn nghi vấn để nghị nhân mối
cung cấp thêm hoặc giới thiệu những người biết rõ về vấn
để khai thác để làm sáng tỏ. Nên lưu lý bám sát để cương
để khai thác tránh hiện tượng để người cung cấp tư liệu
trình bày lan man, không đúng trọng tâm. Tất nhiên vấn để
này phải khéo léo, tế nhị tránh sự gượng ép hoặc thô bạn để
ảnh hướng bất lợi cho công việc.
- Cách ghi chép tài liệu.
Việc ghi chép tai liệu rất quan trọng, vì vậy phải cố
gắng ghi chép nhanh và đầy đủ, không được tự ý thêm bớt
hoặc cắt xén một cách tuỳ tiện. Đối với việc trích dẫn tài
liệu thành văn cần ghi rõ xuất xứ theo trình tự sau:
Tên tác giả, tên tác phẩm, nhà xuất bản, nơi xuất bản,
năm xuất bản, trang. Đối với loại tài liệu còn lưu giữ trong
các kho lưu trữ, bảo tàng v.v thì cần ghi rõ số hiệu của tài
liệu, tên tài liệu nơi lưu giữ tài liệu (hoặc địa chỉ người giữ
tài liệu).
Khi khai thác tài liệu truyền miệng, nhất là khai thác ở
các nhân chứng cân ghi rõ nội dung tài liệu, người cung cấp
tài liệu, địa chỉ của họ, và những trường hợp cần thiết có
55
thể để nghị họ ký vào những tài liệu mà họ đã cung cấp
(thời gian cung cấp, nơi cung cấp, chữ ký người cung cấp
cả những tài liệu nhờ người dịch cũng phải ghi như vậy.
Khi sưu tầm nên chép tài liệu vào từng tờ giấy rời hoặc
theo "phích nhỏ" (kể cả các nguồn tài liệu khác nhau cùng
để cập tới một nội dung). Các tờ giấy đó đều có tiêu để về
nội dung tài liệu ghi, để sau này chúng ta tập hợp tư liệu và
xử lý thuận lợi, có hệ thống.
- Công tác sưu tầm tu liệu có thể được tiến hành tập thể,
làm việc trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc cũng
có thể do cá nhân tiến hành. Dù dưới hình thức nào chăng
nữa vẫn phải tuân thủ theo những nguyên tắc và kỹ thuật
nêu trên. Khi chúng ta đã sưu tâm được một khối lượng tài
liệu nhất định, cần phải đưa tập hợp sắp xếp, phân loại theo
từng vấn để nội dung, giai đoạn lịch sử tương ứng với để
cương sưu tầm, làm như vậy sẽ phát hiện kịp thời những tài
liệu cần phải được xác minh lại, những nội dung còn sơ
lược, hoặc thiếu để tiếp tục bổ sung.
Tóm lại công tác sưu tầm tư liệu giữ vị trí quan trọng
đối với việc nghiên cứu lịch sử địa phương. Đó là một khâu
bước phức tạp cần phải thận trọng, bền bỉ, và có thể phải
tiến hành lâu dài. Để thực hiện tốt việc sưu tầm tư liệu, phải
nắm vững phương pháp luận khoa học, phương pháp
nghiên cứu bộ môn, năng động và sáng tạo trong hoạt động
thực tiễn. Cần hướng dẫn, trang bị những kỹ năng chủ yếu
cho học sinh, trước khi tiến hành hoạt động sưu tầm tư liệu
cũng như phương pháp xử lý biên soạn tà liệu mà sẽ được
56
để cập tới ở phần sau.
4. Việc xử lý tư liệu lịch sử địa phương
Chỉ có thể thu được một khối lượng tài liệu chính xác
phục vụ tốt cho công tác biên soạn và giảng dạy lịch sử địa
phương khi việc xử lý tư liệu được tiến hành một cách
nghiêm túc. Mặc dù trong quá trình sưu tầm chúng ta đã sơ
bộ xử lý tư liệu, song để đảm bảo giá trị chính xác, khoa
học của tài liệu, việc xử lý tư liệu phải được đặt thành một
khâu riêng biệt sau hoạt động sưu tầm. Việc chỉnh lý, đối
chiếu, xác minh, kiểm tra tư liệu là qui trình hoạt động
nghiên cứu khoa học rất công phu và đầy phức tạp. Nó đòi
hỏi sự kiên trì, nhẫn nại tiến hành đúng với phương pháp
nghiên cứu. Có những tư liệu phải xác minh nhiều lần bằng
nhiều phương pháp khác nhau.
Việc xác minh tư liệu phải dựa vào nguồn tài liệu ở địa
phương đối chiếu với các tài liệu ở Trung ương, các địa
phương khác kể cả các nguồn tài liệu ở trong một địa
phương. Cần lấy "không phải những sự thật riêng biệt, mà
toàn thể những sự thật có liên quan đến vấn để đang xét,
không trừ một ngoại lệ nào”
( )1
.
Trước khi tiến hành xử lý những tư liệu cụ thể, cần
hướng dẫn nhóm nghiên cứu toàn bộ các tài liệu đã thu
thập để có ý niệm tổng quát về chúng, sau đó lập mẫu biểu
sự kiện, tập hợp, sắp xếp tư liệu thành các vấn đề, sơ bộ tìm
(1). V.I.Lênin. Toàn tập. NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tập
30. Tr.437
57
hiểu mối liên hệ giữa các tư liệu đó. Trong quá trình thực
hiện những thao tác đó, chúng ta sẽ phát hiện được những
vấn để còn nghi vấn, tập hợp lại để tổ chức xác minh. Việc
xác minh tư liệu có nhiều cách khác nhau, thông thường
người ta tiến hành theo 2 cách chủ yếu sau: Cách thứ nhất:
Người sưu tầm tiến hành xác minh tư liệu, nhất là đối với
những sự kiện, hiện tượng chưa được xác định rõ, còn ngờ
vực cần trực tiếp gặp gỡ trao đổi với các nhân chứng những
người am hiểu về lịch sử địa phương, hoặc tra tìm trọng các
nguồn tài liệu khác. Cũng có thể phát phiếu thăm đò gìn tới
các cá nhân, cơ quan nghiên cứu để xin ý kiến. Việc xác
minh càng rộng, càng tranh thủ được nhiều ý kiến về cùng
một nội dung hay các vấn để để bảo đảm sự chính xác. Xác
minh tư liệu cần ý kiến của tập thể rộng rãi, tuy nhiên đối
với những vấn để chỉ có một vài người biết thì những ý
kiến khác chỉ có ý nghĩa tham khảo mà thôi.
- Cách thứ hai: Tổ chức giám định tập thể. Trong những
đợt nghiên cứu tập trung, ở một số địa phương có điều
kiện, chúng ta tổ chức hội nghị toạ đàm để chỉnh lý xác
minh tư liệu. Thành phần của hội nghị gồm co đoàn nghiên
cứu, đại diện lãnh đạo ở địa phương, đại diện (hoặc toàn
thể) cơ quan chuyên môn sở tại, những nhân mối lịch sử, có
thể mời thêm những người am hiểu về lịch sử địa phương,
các thầy giáo, cô giáo giảng dạy lịch sử.
Trong hội nghị nêu rõ nội dung cần xác minh để hội
nghị thảo luận. Những ý kiến thống nhất hoặc đa số tán
thành có thể coi la tư liệu để được xử lý, còn những vấn để
58
chưa được giải quyết thoả đáng cần đánh dấu, ghi lại để
tiếp tục xác minh.
Trong thực tế nhiều khi người ta kết hợp cả 2 cách nêu
trên để xử lý tư liệu ( ). Điều cần lưu ý là dù thẩm tra ở
cách nào, dưới hình thức nào cũng phải phân tích kĩ lưỡng
tìm ra mối liên hệ bản chất của các yếu tố liên quan tới tài
liệu và giữa các loại tài liệu với nhau. Các Mác đã chỉ rõ:
"Nghiên cứu thì phải lấy tài liệu với tất cả chi tiết của nó,
phải phân tích những hình thái phát triển khác nhau của nó
và phải tìm ra được mối liên hệ bên trong của những hình
thái đó. Khi đã làm được như thế rồi, và chỉ khi làm được
như thế mới có thể trình bày toàn bộ sự vận động hiện thực
được”
( )1
.
Việc xử lý tư liệu cũng phải đòi hỏi tính sáng tạo trên
cơ sở nắm vững phương pháp xử lý. Đối với những loại tài
liệu khác nhau cũng phải có phương pháp xử lý khác nhau.
Đặc điểm đặc thù của vùng núi là địa bàn quần cư của
nhiều dân tộc thiểu số, vì vậy cân hết sức lưu ý khai thác và
xử lí tài liệu dân tộc học.
Nhiều sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan tới
nguồn gốc, phong tục, tập quán, đặc điểm tâm lí dân tộc ở
những địa phương nhất định. Chẳng hạn người H'mông
thường sống rải rác trên các miền rẻo cao, tập trung hơn cả
(1) Các Mác: Tư bản, Quyển 1. Tập 1. NXB Sự thật, Hà Nội
1959. tr.26.
59
là các huyện Đồng Văn, Hoàng Su Phi (Hà Giang) Sa Pa,
XiMaCai, Mường Khương (Lào Cai), Tủa Chùa (Lai Châu)
Mù Căng Chải (Yên Bái).
Nhưng gốc tích tổ tiên của người H'mông lại ở vùng
binh nguyên đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Tên gọi trước đây là Mèo, bắt nguồn từ một giống
lúa Miêu mà người H’Mông từng trồng cấy từ lâu đời, đã
chứng tỏ trình độ nông nghiệp lúa nước của họ đã có từ rất
sớm trong lịch sử.
Ở trình độ kinh tế như vậy, từ quê tổ tại vùng trung lưu
sông Dương Tử (Trung Quốc) họ phát triển thế lực lên tới
những vùng cao tuyết trắng ở phía nam Hoàng Hà (khoảng
thế kỉ IV Tr.CN). Cho đến khi triều đình phong kiến Mãn
Thanh hưng thịnh, bành trướng ngày càng rộng thì khu cư
trú của người Miêu (Mèo) hẹp dần. Họ bị bóc lột và tước
đoạt ruộng đất, không còn kế sinh nhai, những cuộc khởi
nghĩa lớn nhỏ nổ ra đều bị dìm trong máu, nên buộc phải di
cư và Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của người
Mèo. Trải qua hàng trăm năm người H'Mông trở thành một
bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, họ vẫn luôn
nhớ tới quê hương xứ sở xa xưa của mình. vì vậy người
H'mông có tục trước lúc chôn người chết, mở nắp áo quan
phía tay phải hai lần để cho "hồn” người đã khuất vượt
"năm ngàn ngọn núi" trở về nơi cội nguồn quê hương.
Một tộc người có quan hệ mật thiết về nguồn gốc, ngôn
ngữ với người H'mông là người Dao. Trải qua cuộc thiên di
bao phen chìm nổi, từ vùng quê cũ đất tổ “Giàng Chiêu"
60
(Dương Châu nam Giang Tô, Trung Quốc) họ gặp lại
người bạn xưa ở những vùng núi cao phía Bắc Việt Nam.
Nay khi trong nhà có người chết, họ làm lễ chiêu hồn với
vọng ước đưa hồn người chết trở lại quê xưa. Sự nghiệt ngã
của hoàn cảnh tự nhiên và xã hội, những thử thách của
chặng đường thiên di mưu cầu cuộc sống bình ổn đã tạo ra
và củng cố bản lĩnh, bản sắc của người H'mông và người
Dao. Lòng quả cảm, ý thức tự cường không chịu khuất
phục trước các thế lực phong kiến, khao khát tự do v.v
được hể hiện ở một số hiện tượng và tập tục của họ. Chẳng
hạn như các cuộc nổi dậy và chuyện xưng vua của người
H'mông, tục cắt tiết gà ăn thề của người Dao, về cái “Lí
người Mèo" được truyền rộng trong dân gian và những tấm
"giấy thông hành” (“Quá sơn văn bản", "Binh hoàng khoán
điệp”) của người Dao không chỉ là sự thông minh khéo léo
ở những hoàn cảnh cụ thể mà còn là sự phản ánh nhân sinh
quan, thế giới quan của họ.
Khi xử lí những tài liệu dân tộc học cần kết hợp chặt
chẽ với tài liệu dân gian. Các dân tộc miền núi rất tự hào và
thường bảo lưu những phong tục gắn liền với những quan
niệm dân gian về nguồn gốc, tổ tiên của mình. Chẳng hạn
người Tày coi các dòng họ Mã, Lương, Đàm, Nông, Lâm,
Tô, Vũ, Bế v.v là những người con của Báo Luông và Sao
Cải trong truyền thuyết dân gian được lưu truyền ở Cao
Bằng, Thục Phán, người thủ lĩnh tài giỏi, thông minh của
người Tày, được phản ánh trong truyền thuyết "Chín chúa
tranh vua". Tương tự, người Dao cũng coi 12 họ của mình
61
đều có nguồn gốc từ một người cha là Bàn Hồ (Chó thần
của Bình Hoàng) vừa giống rồng, vừa giống người, nói
tiếng người. Vì vậy, trong ngày hội cúng Bàn vương họ hoá
trang giống với tổ tiên trong thần thoại. Người Mường
trong ngày hội cúng tổ tiên khoác áo lông chim nhảy múa,
điều đó gắn với sự tích đôi chim thần đẻ ra người Mường.
Tất cả những điều đó cũng giống như chuyện người Việt
thờ con rồng từ tích cổ Lạc Long Quân và tiên nữ Âu Cơ.
Tài liệu dân gian rất phong phú khi nghiên cứu ở địa
bàn miền núi. Tài liệu dân gian vừa phản ánh tâm tư, tình
cảm nguyện vọng con người vừa giải thích về nguồn gốc,
miêu tả một thời kì lịch sử chưa được ghi lại bằng tài liệu
thành văn. Chẳng hạn truyền thuyết "Quả bầu tiên" cho ta
hiểu một phần về sự xuất hiện của các dân tộc: Xá, Thái,
Là ở vùng Tây Bắc. Truyền thuyết "anh to", "chị lớn" (Báo
Luồng, Sao Cải) đã miêu tả xã hội nguyên thuỷ một thời kì
dài trong lịch sử con người - bằng sự phản ánh vừa sinh
động hiện thực vữa thần bí hoang đường.
Người Mường coi Dịt Dàng là ông vua đâu tiên của
mình “đóng đô ở kẻ chợ" (vùng đồng bằng) sau đó gọi là
Hùng Vương, Người Việt cũng coi Hùng Vương là "ông
tổ" có 18 đời vua. Người Mường giải thích điều đó bằng
truyền thuyết "chim thần", chuyện Hươu sao - Ngu cơ và
hoàng tử cá chép Long Vương, người Việt cũng có truyền
thuyết Lạc Long Quân, âu cơ tương tự. Tài liệu dân tộc học
cho thấy những điểm giống nhau trong văn hoá vật chất,
tinh thần, tài liệu ngôn ngữ cũng chỉ ra sự gần gũi và thống
62
nhất của từ vựng, âm tiết, và dân gian vẫn lưu truyền câu ca
khẳng định nguồn gốc của hai dân tộc Việt, Mường:
Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một thành hai.
Nội dung tài liệu dân gian có thể là những câu chuyện
lịch sử dưới dạng truyền thuyết, cũng có khi là những câu
ca, điệu hát của đồng bào dân tộc. Chẳng hạn truyền thuyết
về nhân vật Nùng Trí Cao, thủ lĩnh của dân tộc Tày - Nùng
ở Cao Bằng, đã cung cấp nhưng tư liệu quý về chiến tích
của ông và đồng bào dân tộc trong đấu tranh chống quân
xâm lược Tống ở vùng biên cương của Tổ quốc, về sự đánh
giá vị trí của vùng phên dậu phía bắc và các biện pháp hữu
hiệu để đoàn kết dân tộc của triều đình nhà Lý đương thời
v.v
Tài liệu truyền miệng rất đa dạng và phong phú cả về
thể loại và nội dung, hình thức biểu đạt. Vậy nhưng cần lưu
ý, không phải bất cứ tài liệu truyền miệng nào cũng là văn
nghệ dân gian. Đối tượng của văn nghệ dân gian là lịch sử,
song đó là sự phản ánh lịch sử theo quan niệm thẩm mĩ
nhân dân, được gọt dũa qua các thế hệ. Điều đó không chỉ
là những cái đã xẩy ra mà còn là những gì có thể xẩy ra, do
đó văn nghệ dân gian là kết quả của sự sáng tạo của quần
chúng nhân dân. Tác phẩm dân gian trở thành kí ức của
toàn thể cộng đồng, hoặc kỉ niệm riêng của một vùng văn
hoá tộc người. Một tác phẩm văn học dân gian hoàn chỉnh
khi nó được kết hợp hài hoà giữa yếu tố văn chương (văn
63
bản lời) và yếu tố phi văn chương (diễn xướng). Vì vậy mà
văn học dân gian có thể là những câu ca, hò ve, có thể là
truyện thần thoại (Thánh Gióng) có thể là những truyền
thuyết lịch sử (chẳng hạn: An Dương Vương xây thành cổ
Loa, chiếc áo tàng hình của Dương Tự Minh, Ngựa đá biết
bay của Nàng Trí Cao v.v ) hoặc là những câu chuyện cổ
tích (chẳng hạn Núi Văn núi Võ ở Đại từ gắn với hoạt động
của quân, tướng Lưu Nhân Chú).
Thơ ca dân gian trong những buổi lễ hội truyền thống,
nghi lễ dân gian cũng chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử được
huyền thoại hoá (chẳng hạn, lời khấn ông Dương Tự Minh,
tục thờ phân khô ở đền thờ mẹ Núng Chi Cao ở Cao Bằng
v.v ).
Như vậy tài liệu dân gian rất đa dạng, khi khai thác và
xử lí cần kết hợp chặt chẽ với tài liệu dân tộc học, tài liệu
địa danh, đặc biệt là tài liệu hiện vật và thành văn, chỉ như
vậy mới loại bỏ được yếu tố hoang đường, thần bí để giữ
lại giá trị chính xác đích thực của lịch sử.
Địa danh và phương ngôn là hai loại sử liệu cần phải
chú ý khi nghiên cứu lịch sử địa phương, nhất là khu vực
miền núi. Hai loại sử liệu này lại gắn chặt với sử liệu dân
gian và sử liệu truyền miệng. Vì vậy không phải ngẫu nhiên
mà người ta luôn nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ giữa các
nguồn sử liệu trong nghiên cứu lịch sử địa phương.
Nhiều địa phương ở miền núi, những tên làng, tên đất,
núi đèo, đồng ruộng gắn liền với những sự kiện hoặc truyền
64
thuyết lịch sử. Dựa vào đó người ta có thể lần tìm được
nhưng tư liệu bằng việc kết hợp với tài liệu khác theo
những phương pháp khác nhau. Chẳng hạn các nhà khảo cổ
đã lần theo truyền thuyết của người Mường đến khai quật
và sưu tập ở "Hang trứng điếng" (hang chim thần đẻ trứng
nở ra người) đã thu được những tài liệu dấu tích của thời kì
đồ đá trong lịch sử dân tộc.
Hay tìm hiểu một số địa danh ở Cao Bằng gắn liền
truyền thuyết Báo Luông - Sao Cải (hay truyền thuyết Pa
Luông). Truyền thuyết kể rằng từ xa xưa trời mới sinh ra
hai người khổng lồ ở Cao Bằng, người con trai là Báo
Luông ("anh to") người con gái là Sao Cải ("chị lớn"). Họ
lấy nhau và sinh được 100 người con. Gia đình sống lang
thang từ săn bắt hái lượm dần biết trồng trọt, chăn nuôi.
Chính nơi mà họ giã thóc trong hộc đá để lấy gạo nấu ăn có
tên là xóm Dộc săm ("cối giã”) (nay thuộc xã Nam Tuấn
huyện Hoà An), sau đó họ biết nấu cơm, nơi đó có tên là
Nà Mò (“ruộng nổi" này thuộc xã Nam Tuấn, Hoà An).
Cha con Báo Luồng bắt voi về thuần dưỡng trong khe núi
nay là khe Giáp dạng ("Khe, voi" - xã Hồng Việt) bắt trâu
nhốt ở ruộng nên có tên Nà Vài ("ruộng trâu - xã Nam
Tuấn") chăn trâu trên bãi nên nơi đó được gọi là Lũng Vài
("Lũng trâu" thuộc xã Hồng Việt). Rồi các địa danh Nà Mò
("Ruộng bò - xã Bế Triều - Hoà An") Rằng Cây ("Núi ổ à -
xà Bế Triều" núi Lậu Pất ("Chuồng vịt" - xã Bế Triều)
Chông mu ("Bờm lợn" xã Bế Triều) v.v đều là những nơi
mà cha con Báo Luông nhốt bò, gà, vịt, lợn trước đây
65
Sau này một số địa danh (chủ yếu tên các đơn vị hành
chính cấp xã) hoặc các đường phố được mang tên những
nhân vật lịch sử ở địa phương. Chẳng hạn xã Nam Tuấn
(Hoà An), Phi Hải, Hoàng Hải, Chi Thảo, Hồng Đại, Hồng
Định (huyện Quảng Hoà Cao Bằng) đều mang tên thật hoặc
bí danh của các chiến sĩ cách mạng ở địa phương.
Một số địa danh ở miền núi bắt đầu từ chữ Tân (Tân
Thành, Tân Phong) thường là những làng mới của người
Kinh lên khai hoang, song cũng có khi được gắn với một
hiện tượng lịch sử, chẳng hạn Tân Trào (Kim Long trước
đây) là nơi có phong trào mới (phong trào Việt Minh từ sau
khởi nghĩa ừng phần tháng 3/1945).
Thường gặp hơn cả là những địa danh gắn với phương
ngôn hoặc đặc điềm địa lý khu vực. Chẳng hạn, Khuôn,
Bản, Mường thường là chữ đầu của địa danh được coi như
địa danh phổ biến của các dân tộc thuộc hệ Tày - Thái.
Những từ như "Nậm" (nước) “Nà" (ruộng) "Khuổi” (suối)
v.v là những địa danh gắn với các đặc điểm địa lí, tự
nhiên.
Sẽ còn nhiều điều phức tạp xảy ra khi nghiên cứu lịch
sử địa phương, những ví dụ nêu trên mới chỉ là đôi nét phác
thảo để người nghiên cứu làm quen và chủ động trước
những tình huống có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu.
Khi được nghe một nhân mối cung cấp tư liệu. Ta phải
có sự đối chiếu với những tài liệu hiện có, tái hiện khung
cảnh địa phương để xem có đúng với lời kể hay không. Đối
66
với tài liệu dân gian, phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ
thể, loại bỏ sự hư cấu, màu sắc thần linh, giữ lại phần gốc,
cất lõi của tài liệu thực. Nhiều khi phải dùng cả tài liệu của
địch để xác minh tư liệu địa phương.
Cần khai thác triệt để ý kiến của quần chúng cung cấp
với ý kiến của cơ quan chuyên môn và các đồng chí lãnh
đạo địa phương hoặc những người từng giữ trọng trách nhất
định ở thời kỳ lịch sử cụ thể. Tài liệu do quần chúng cung
cấp giúp ta xác minh tư liệu thuận lợi vì có những tình tiết
cụ thể, chi tiết, hệ thống, những tài liệu do các đồng chí
lãnh đạo hoặc từng lãnh đạo ở địa phương hoặc khu vực
rộng giúp ta có cách nhìn bao quát, toàn cục.
Khi xác minh tư liệu, nhất là ở khu vực miền núi, nếu
các nhân mối không nhớ chính xác những sự kiện lịch sử ở
địa phương thì gợi lại những việc quan trọng trong đời sống
gia đình, họ hàng thân thích, chẳng hạn ngày sinh tháng đẻ,
giỗ chạp, ma chay, làm nhà, lễ hội, tập quán v.v
Đối với những công trình kiến trúc, những di tích trận
đánh, chiến dịch đã bị phá huỷ, cần phải tổ chức thám sát
khảo cứu tại thực địa cần có người đã trực tiếp tham gia,
mục kích sự kiện hoặc người hiểu biết về di tích đó đi
cùng, giới thiệu, hướng dẫn giúp ta hình dung lại hiện thực
lịch sử.
Trong thực tế, nhiều khi việc sưu tầm kết hợp với xử lí
tư liệu tại chỗ.
Làm như vậy sẽ đối chiếu phát hiện những nội dung,
67
chi tiết còn "vênh" hoặc không rõ, chưa đầy đủ để kịp thời
xác minh bổ sung tại chỗ. Những vấn để tồn tại sẽ ghi lại
để xác minh ở hội nghị tọa đàm cấp cao hơn. Cần lưu ý khi
tổ chức xác minh tại chỗ dù ít người tham gia cũng cần
phải ghi tên bản. Tuỳ theo nội dung vấn để và quy mô của
địa bàn nghiên cứu mà có thể bố trí hội nghị toạ đàm khác
nhau. Chẳng hạn nghiên cứu lịch sử các xã, trường học, xí
nghiệp có thề gộp nội dung xử lí tư liệu với thông qua để
cương biên soạn, nhưng đối với nghiên cứu lịch sử cấp
huyện, tỉnh thì cần phải tách để có thời gian nghiên cứu,
trao đổi.
Như vậy, thẩm tra chỉnh lí tư liệu là một công việc
phức tạp, khó khăn, phải được tiến hành thận trọng, tỉ mỉ,
linh hoạt và sáng tạo trên cơ sở nắm vững phương pháp
luận sử học và các thao tác, kĩ năng cụ thể của việc xử lí ở
những loại tài liệu khác nhau. Trong tất cả mọi trường hợp,
việc xử lý phải được quán triệt sâu sác về nguyên tắc thực
hiện, không xem thường, coi nhẹ bất cứ thao tác nào.
Những việc làm cẩu thả, thiếu trách nhiệm, phiến diện, hồ
đồ v.v đều có thể dẫn tới những hậu quả khó lường,
không dễ khắc phục. Chất lượng của một công trình nghiên
cứu, hiệu quả giáo dưỡng, giáo dục của tài liệu lịch sử địa
phương trong nhà trường phụ thuộc vào chất lượng của
công tác giám định chỉnh lí xác minh tư liệu.
III. BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
68
Biên soạn lịch sử địa phương là kết quả cụ thể sau khi
hoàn thành việc sưu tầm, xử lý tài liệu. Ban biên tập lịch sử
địa phương ở nhà trường, trước hết là các thầy cô giáo bộ
môn lịch sử (chịu trách nhiệm chính) cùng với sự tham gia
của giáo viên ở bộ môn khác. Cũng có thể mời một cán bộ
của cơ quan chuyên môn ở địa phương cùng với một số học
sinh khá yêu thích bộ môn tham gia.
Biên soạn lịch sử địa phương là một công việc phức tạp
đòi hỏi phải được tiến hành một cách nghiêm túc, đúng
phương pháp nghiên cứu bộ môn, mặt khác cũng đòi hỏi sự
sáng tạo, linh hoạt không ngừng của người biên tập. Chính
vì vậy khi biên soạn lịch sử địa phương nhất thiết phải nắm
được những vấn để cơ bản sau.
1. Một số yêu cầu chung
Dựa trên nguyên tắc chủ yếu của phương pháp luận sử
học Mác-xít, những tri thức cơ bản của lịch sử dân tộc,
người biên soạn phải biết lựa chọn sắp xếp, trình bảy những
sự kiện lịch sử địa phương một cách toàn diện, lôgic, hệ
thống. Việc miêu tả, khôi phục lại bức tranh quá khứ lịch
sử địa phương phái sinh động song chính xác như vốn nó
đã từng tồn tại. Tuy nhiên không nên lệ thuộc máy móc vào
những quan điểm lịch sử, những tư liệu những biến cố chủ
yếu được để cập trước đó để áp đặt, gượng ép cho những sự
kiện lịch sử địa phương. Lịch sử địa phương hiện lên qua
những sự kiện, mà sự kiện lại là kết quả của sự phản ánh