Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TS ĐỖ HỒNG THÁI NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC (TS ĐỖ HỒNG THÁI) Phần 5 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.49 KB, 17 trang )


69
những tư liệu lịch sử. Như vậy nếu không thận trọng dễ rơi
vào chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí nóng vội nêu ra những
sự kiện dựa trên nguồn tư liệu mỏng manh thậm chí chưa
đủ độ tin cậy. Chỉ làm được như thế chúng ta mới chỉ ra
nhưng nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương mà
không hề mâu thuẫn với quy luật phát triển chung của lịch
sử.
Cũng chính vì lẽ đó, ban biên tập phải là những người
có năng lực thực sự, am tường về địa phương trên nhiều
lĩnh vực: kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán, đặc điểm tự
nhiên v.v Những thành viên của ban biên tập đặc biệt là
chủ biên phải theo sát từ đầu nguồn tài liệu đã sưu tầm và
xử lý để quá trình biên tập phản ánh trung thực lịch sử,
đánh giá chính xác, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết
thực đúng đắn.
Tính mục đích của công trình biên tập phải được xác
định rõ và quán xuyến sâu sắc trong việc trình bày nội dung
lịch sử. Giá trị của một công trình nghiên cứu lịch sử địa
phương được thể hiện ở chỗ phản ánh tri thức lịch sử một
cách chuẩn xác, khoa học góp phần làm sáng tỏ, bổ sung
hoàn chỉnh những công trình nghiên cứu trước đó hoặc liên
quan. Mặt khác công trình đó phải có ý nghĩa thiết thực
trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội ở địa
phương. Như vậy kết quả nghiên cứu tri thức rộng rãi và
tác dụng giáo dục thiết thực đối với quần chúng ở địa
phương. Muốn làm được như vậy cần phải căn cứ vào
nguồn tài liệu cụ thể để hoạch định để cương biên tập chi

70


tiết va kế hoạch thực hiện nó. Đây là kế hoạch cụ thể nằm
trong mục tiêu có tính "chiến lược" kể từ khi xác định để
tài nghiên cứu. Việc quán xuyến hoạt động sưu tầm và xử
lý tư liệu, việc trực tiếp khảo sát điền dã ở địa phương, tiếp
xúc với các nhân mối lịch sử, hiểu rõ các di tích, hiện vật,
tài liệu sưu tầm, hoà đồng với đời sống thực của nhân dân
địa phương, hiểu rõ cuộc sống vật chất và tinh thần của
đồng bào các dân tộc v.v là cơ sở của việc hình thành
những nhận thức đúng đắn, những tình cảm tốt đẹp để
người biên tập thực hiện những mục tiêu nêu trên.
2. Cách biên soạn lịch sử địa phương
Việc biên soạn lịch sử địa phương được tiến hành theo
các bước sau:
- Ban biên tập xây dựng để cương biên soạn. Bản thảo
để cương có thể do chủ biên soạn thảo sau đó nhóm biên
soạn trao đổi, thảo luận, đóng góp và thống nhất. để cương
phải được thông qua trước ban lãnh đạo địa phương, cơ
quan quản lí chuyên môn - khoa học trước lúc biên soạn.
Hướng dẫn nhóm học sinh tham gia nghiên cứu (nếu
có) hoặc các thành viên trong ban biên tập sắp xếp tài liệu
đã được xử lí theo những nội dung của để cương biên tập.
Phân công cán bộ phụ trách từng phần của công trình
nghiên cứu tiến hành biên soạn (viết sơ thảo) mảng việc đã
được phân công. Trong quá trình đó, những nội dung lịch
sử liên quan với nhau cần phải được trao đổi thống nhất
giữa nhóm biên soạn để việc viết sơ thảo phản ánh toàn

71
diện, sâu sắc, tránh những sự trùng lặp, hoặc để cập tới một
cách không nhất quán thậm chí có sự mâu thuẫn.

- Sau đó, chủ biên sẽ tập hợp phần sơ thảo của các
nhóm biên tập lại thành một công trình thống nhất, hoàn
chỉnh sơ thảo lần đầu. Bản sở thảo đó sẽ được báo cáo
trước ban lãnh đạo địa phương, cơ quan chuyên môn để
tiếp thu ý kiến.
Dựa vào những ý kiến xây dựng, những tài liệu bổ
xung, nhóm biên soạn sẽ tiến hành hoàn chỉnh bản thảo lần
thứ hai. Bản thảo lần này cần được những người am hiểu về
lịch sử địa phương, các cơ quan chuyên môn địa phương
v.v đọc và có ý kiến đóng góp. Ta có thể tranh thủ rộng
rãi ý kiến trước quần chúng nhân dân và những người lãnh
đạo ở địa phương. Bản sơ thảo như vậy rất tiện cho người
đọc được theo dõi một cách hệ thống, toàn diện và như vậy
họ có thể giúp chúng ta những ý kiến quý báu cả về những
chi tiết lịch sử lẫn cấu trúc nội dung và khái quát hơn
những vấn để nghiên cứu.
- Trên cơ sở thu nhập một cách toàn diện và rộng rãi
các ý kiện đóng góp, ban biên tập sẽ hoàn chỉnh bản thảo
lần cuối. Bản thảo lần này sẽ được báo cáo trước cơ quan
có trách nhiệm theo dõi, quản lý để tổ chức việc phản biện
khoa học, nghiệm thu công trình. Bản thảo khi đã được
nghiệm thu có thể coi như được phép sử dụng. Tuy vậy
cũng nên quan niệm, đây chưa phải là sự hoàn chỉnh công
trình nghiên cứu, nó vẫn cần được sự quan tâm, khảo cứu
bổ sung dần cho ngày một hoàn thiện hơn. Chính vì thế bản

72
thảo ít nhất phải viết đi viết lại nhiều lần, hoặc cũng có thể
chỉ viết vài lần. Kết quả của công trình biên tập chịu sự chi
phối của cả yếu tố chủ quan và khách quan (trình độ, năng

lực của người nghiên cứu, điều kiện phương tiện phục vụ
cho việc nghiên cứu v.v ) Lịch sử địa phương rất đa dạng
vê thể loại, chẳng hạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử phong trào
đấu tranh cách mạng, thông sử địa phương, lịch sử truyền
thống, lịch sử chuyên ngành v.v Mỗi thể loại yêu cầu có
cách biên soạn khác nhau, phù hợp với nội dung, mục tiêu
biên soạn các thể loại đó. Tuy nhiên dù hiên soạn theo
hướng theo thể loại nào cũng phải đảm bảo tính tập thể
rộng rãi và trách nhiệm của người phụ trách biết lắng nghe
và xử lí thoả đáng chính xác những thông tin trên quan
điểm nghiên cứu khoa học chuyên ngành lịch sử. Khi biên
soạn mỗi thể loại nói trên, chúng ta cần lưu ý để phân biệt
ranh giới giữa chúng. Bám chắc vào mục tiêu của mỗi thể
loại để xây dựng để cương và tiến hành biên soạn. Chỉ khi
xác định rõ ngay từ đầu các vấn để viết cái gì? Viết cho ai?
Viết để làm gì? thì chúng ta mới lựa chọn được cách cần
phải viết như thế nào. Xin nêu ra những gợi ý sau:
- Biên soạn lịch sử Đảng bộ: Mục tiêu của việc biên
soạn là trình bày một cách hệ thống quá trình hình thành và
phát triển của một cơ sở Đảng ở một địa phương nhất định.
Thông qua những hoạt động cụ thể ở mỗi giai đoạn lịch sử,
chúng ta cần làm toát lên truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ
cơ sở, đánh giá toàn diện các hoạt động để rút ra những bài
học kinh nghiệm, kể cả sự thất bại và thành công, đúng đắn

73
và sai lầm trong công tác, quán triệt đường lối cấp trên, chỉ
đạo thực hiện ở địa phương, công tác tổ chức xây dựng
Đảng, liên hệ với quần chúng và tổ chức hữu quan v.v
Đối tượng phục vụ không chỉ là cán bộ, đảng viên ở cơ sở

mà còn cả quần chúng nhân dân địa phương. Bởi lẽ công
trình biên soạn không phải chỉ để giáo dục lòng tự hào,
nâng cao ý thức trách nhiệm, phẩm chất, năng lực của cán
bộ đảng viên mà còn củng cố niềm tin sâu sắc trong quần
chúng (phản ánh trung thực đúng đắn của lịch sử) để họ
ủng hộ, tin yêu, phát huy sức sáng tạo tiềm tàng trong sự
nghiệp cách mạng, củng cố và bảo vệ, xây dựng cơ sở
Đảng ngày một vững chắc hơn.
Chính vì vậy nội dung biên soạn thường được trình bày
theo các vấn để sau:
+ Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát hoàn cánh địa
phương trên các mặt, điều kiện tự nhiên (địa hình, sông
ngòi, khí hậu, tài nguyên) điều kiện chính trị xã hội (chế độ
cai trị trước khi có Đảng, thành phần dân tộc, truyền thống
đấu tranh v.v ).
+ Phần nội dung:
- Điều kiện, hoàn cảnh ra đời của cơ sở Đảng và quá
trình phát triển của Đảng bộ địa phương.
- Hoàn cảnh địa phương, yêu cầu của nhiệm vụ cách
mạng, những chủ trương, biện pháp của Đảng bộ cơ sở, sự
quán triệt, vận dụng đường lối chủ trương của tổ chức
Đảng cấp trên vào địa phương, việc tồ chức chỉ đạo thực

74
hiện.
Kết quả của phong trào toàn diện ở địa phương dưới sự
chỉ đạo của Đảng bộ cơ sở.
- Đánh giá những hoạt động, rút ra bài học kinh nghiệm
trong công tác Đảng (chỉ đạo phong trào, đấu tranh bảo vệ,
xây dựng đảng v.v ).

Cần chú ý khi biên soạn lịch sử Đảng bộ, người ta
thường căn cứ vào đặc điểm tình hình địa phương và những
yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong cả nước, khu vực,
đặc biệt là những nhiệm vụ cụ thể của Đảng bộ cơ sở để
Cấu tạo thành các chương mục có bố cục chặt chẽ hợp lí.
Việc vận dụng phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá sự
kiện lịch sử cần được chú trọng trong biên soạn lịch sử
Đảng bộ.
- Biên soạn thông sử địa phương. Nhằm phác hoạ việc
hình thành và phát triển của địa phương, cuốn thông sử địa
phương có thể coi như hình ảnh thu nhỏ của lịch sử dân tộc
trong phạm vi một khu vực địa lí, đơn vị hành chính nhất
định. Thông sử địa phương trình bày một cách có hệ thống
tất cả những hoạt động của địa phương trên các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật v.v qua mỗi giai đoạn lịch sử, hoặc ở thột
thời kì lịch sử nhất định. Chính vì vậy việc phản ánh lịch sử
phải đảm bảo tính toàn diện, chân thực để thấy sự phát triển
phức tạp, đa dạng, song có quy luật nhất định của nó. Quá
trình phát triển của tất cả các lĩnh vực trong nội dung lịch

75
sử địa phương đều chứa đựng những mâu thuẫn song thống
nhất giữa các mặt đối lập (ưu điểm và hạn chế, tích cực và
tiêu cực, thành công và thất bại, đúng đắn và sai lầm v.v )
song nhìn toàn cục phải thấy được tính lôgic và hướng phát
triển đi lên của lịch sử.
Cần đưa vào những bước ngoặt của sự kiện địa phương
và sự phân kì của lịch sử dân tộc để cấu tạo các chương
mục của cuốn thông sử. Nói như vậy cần hiểu đó là sự vận

dụng sáng tạo, không thể máy móc để cho nội dung của
cuốn thông sử địa phương vừa gắn bó chặt chẽ với lịch sử
dân tộc, tuân thủ theo xu hướng phát triển của lịch sử dân
tộc mà văn giữ được nét đặc thù - điều không thể thiếu
trong bất cứ công trình lịch sử địa phương nào.
Điều cần lưu ý khi biên soạn thông sử địa phương là
phải xem xét những sự kiện, hiện tượng tiêu biểu ở địa
phương (một cuộc khởi nghĩa, một chiến dịch, cuộc khởi
nghĩa từng phần, tiến hành cải cách ruộng đất v.v ) để
trình bày thành từng mục, có thể cải tạo thành chương.
Đánh giá lịch sử địa phương cần lưu ý từng mặt hoạt
động, từng sự kiện, hiện tượng chủ yếu, những nhân vật
lịch sử tiêu biểu, nhưng kết quả thành tích tốt đẹp và cả
những mặt hạn chế. Như vậy cuốn sử mới có tính thuyết
phục và ý nghĩa giáo dục rộng rãi trước quảng đại quần
chúng.
Phần cuối của cuốn sử nên dành một phần thích đáng
khẳng định những truyền thống nổi bật của địa phương, vị

76
trí, vai trò của địa phương đối với toàn quốc, và rút ra
những hài học kinh nghiệm từ lịch sử phát triển mọi mặt
của địa phương.
- Lịch sử truyền thống: có thể được viết khá rộng rãi:
truyền thống của một địa phương, một đơn vị sản xuất, một
cơ sở đào tạo v.v Lịch sử truyền thống cũng có thể biên
soạn theo các chuyên đề: Truyền thống dạy tốt - học tốt của
một trường học, truyền thống đấu tranh của nhân dân địa
phương; truyền thống cần cù sáng tạo vả đảm đang của phụ
nữ v.v Mục tiêu của cuốn sử truyền thống là khai thác

một hoặc những truyền thống tốt đẹp để bồi dưỡng lòng tự
hào chân chính, ý thức noi gương, trách nhiệm trong hiện
tại và tương lai của mỗi người trong một địa phương, một
đơn vị cụ thể. Chính vì vậy nội dung của cuốn sử cần chú ý
khai thác những mặt tích cực của truyền thống, khai thác
những ưu điểm và những thành tích, thắng lợi có tác động,
ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển chung hoặc một lĩnh
vực nào đó của địa phương, đơn vị. Tất nhiên, khi để cập
tới lĩnh vực truyền thống cần xét trong hoàn cảnh lịch sử cụ
thể. Cũng bởi tính ổn định của truyền thống nên mới có sự
luân chuyển, lưu truyền qua các thế hệ song phải hiểu tính
ổn định chỉ có ý nghĩa tương đối. Truyền thống "sống được
không phải ở tính “vĩnh hằng" “bất biến” mà ở sự vận động
và phát triển, nó luôn có thừa kế và phát huy, tiếp thu và
sáng tạo. Vì lẽ đó khi khai thác truyền thống cần có thái độ
phê phán nghiêm túc, biết trân trọng phát huy mặt tích cực,
loại bỏ yếu tố tiêu cực lạc hậu. Như vậy viết lịch sử truyền

77

thống không có nghĩa chỉ có ngợi ca đơn chiều mà còn bao
hàm cả việc phân tích và phê phán nghiêm túc. Tuy nhiên
cần thận trọng khi phê phán, bởi lẽ, có những mặt của
truyền thống mang ý nghĩa tích cực ở một giai đoạn lịch sử
này, thì lại trở nên lỗi thời ở giai đoạn lịch sử khác. Như
thế, truyền thống đó không hề mất đi mà trái lại nó được
biểu hiện dưới dạng khác và nhiều khi ở một trình độ cao
hơn.
Những điều nói trên cho thấy biên soạn lịch sử truyền
thống là công việc khá phức tạp song nếu được thực hiện

chu đáo cẩn trọng thì tác dụng giáo dục rất lớn: Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã coi truyền thống tốt đẹp như các thứ "của
quý” có khi "cất giấu trong rương hòm", có khi được
“trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê dễ thấy" và
nhiệm vụ của chúng ta là phải phát hiện ra những "thứ quí"
ấy đem thực hành vào sự nghiệp cách mạng hiện nay
( )1
.
Việc để cập tới mặt hạn chế của truyền thống, phê phán
nó đúng đắn trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể cũng chính là
khẳng định ca ngợi, khuyếch trương mặt tích cực của nó.
Chỉ có quan niệm lịch sử và biện chứng lôgic mới đạt được
mục tiêu của việc biên soạn lịch sử truyền thống, và cuốn
sử đó mới thật sự có "giá trị" của truyền thống.
Những điểm gợi ý trên có thể được cụ thể hoá trong

(1). Xem Phan Huy Lê: Bác Hồ với việc giáo dục truyền thống
dân tộc, cách mạng cho thẻ hệ trẻ, trong cuốn Bác Hồ và sự nghiệp
bồi dưỡng thế hệ trẻ nxb Thanh niên. Hà Nội. 1985.

78
việc xây dựng để cương biên soạn một số dạng lịch sử địa
phương thường gặp. Tuy nhiên việc biên soạn lịch sử địa
phương còn gặp nhiều điều phức tạp (dù ở dạng nào) cần
phải lưu ý.
3. Đôi điều lưu ý khi biên soạn lịch sử địa phương
a - Vị trí không gian lịch sử.
Khái niệm địa phương được hiểu ở nhiều nghĩa cụ thể
(tỉnh, huyện, xã, khu vực, vùng núi đồng bằng, miền ) Vì
vậy việc xác định vị trí không gian, địa bàn, ranh giới giữa

các địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Nếu việc biên soạn lịch sử đảng hộ, lịch sử truyền
thống hay Lịch sử địa phương của một tỉnh, huyện xã thì
chúng ta xét vị trí không gian của vùng nghiên cứu theo cơ
cấu khung giới hành chính. Tuy nhiên cần lưu ý sự thay đổi
các khu vực hành chính trong các giai đoạn của lịch sử (quá
trình tách, nhập các đơn vị hành chính do hoàn cảnh lịch sử
tạo nên). Ở đây người nghiên cứu một mặt phải xác định
địa phương trung tâm, coi đó là hạt nhân của khu vực
nghiên cứu để xem xét các đơn vị hành chính liên quan,
mặt khác phải đánh giá đúng vị trí, vai trò, tác dụng của
những đơn vị hành chính có biến động đó trong những thời
kì lịch sử nhất định đối với đơn vị hạt nhân.
Cần tránh những quan niệm cục bộ của một vài cá nhân
lãnh đạo ở địa phương khi phản ánh lịch sử, nhấn mạnh nơi
này coi nhẹ nơi khác theo ý muốn chủ quan. Cũng không vì
thế mà trình bày dàn trải lịch sử, hoặc để cao những khu

79
vực cấu thành làm lu mờ vị trí hạt nhân của đơn vị nghiên
cứu. Quan điểm lịch sử và lôgic phải được giải quyết hài
hoà hợp lí khi xem xét lịch sử địa phương.
- Nếu để tài nghiên cứu là các cuộc khởi nghĩa, một
chiến dịch, một trận đánh, hay một hiện tượng lịch sử thi vị
trí không gian phải căn cứ vào quy mô hoạt động, mức độ
ảnh hưởng của nó. Chẳng hạn nghiên cứu lịch sử của An
toàn khu (ATK) trong kháng chiến chống Pháp, thì không
gian nghiên cứu không chỉ là những địa điểm cụ thể của
ATK mà còn cả những khu vực lân cận có liên quan gián
tiếp, trực tiếp tới sự hình thành và hoạt động của ATK.

Tương tự như vậy ta nghiên cứu một cuộc khởi nghĩa một
chiến dịch lịch sử v.v Như vậy phạm vi không gian của
loại để tài này không giới hạn ở một khu vực hành chính cụ
thể, mà ở nhiều vị trí thuộc các khu vực hành chính khác
nhau, nó có thể liên hoàn, có thể xen kẽ và “nhảy cóc”.
b. Địa danh lịch sử
Trong nghiên cứu lịch sử địa phương ta thường gặp các
địa danh thay đổi với những tên khác nhau. Khi biên soạn
lịch sử địa phương nhất thiết phải ghi đúng địa danh trong
từng thời điểm lịch sử cụ thể. Thông thường để tiện cho
việc đối chiếu nhận biết và ghi nhớ, người ta viết địa danh
đương thời sau đó mở ngoặc để ghi chú địa danh hiện tại.
Chẳng hạn thôn Kim Long (tức Tân Trào ngày nay)
Châu Tự Do (tức huyện Sơn Dương) Yên Bình - Tuyên
Quang (nay cả huyện Yên Bình thuộc tỉnh Yên Bái) Ngân

80
Sơn, Chợ Rã tỉnh Bắc Cạn (Ngân Sơn - Chợ Rã nay thuộc
tỉnh Cao Bằng) v.v
Không vì để tiện theo dõi, người biên soạn nghi theo
địa danh hiện tại, làm như vậy sẽ không đảm bảo tính lịch
sử của công trình nghiên cứu.
Nguồn gốc của địa danh là vấn để khá thú vị song rất
phức tạp, nhưng dẫu sao việc tìm hiểu nó sẽ giúp cho người
biên soạn hiểu được nhiều vấn để quý giá trong lịch sử địa
phương. Chẳng hạn có địa danh liên quan đến việc dời làng
lập ấp, hoặc gắn với sự kiện lịch sử, gắn với nghề nghiệp,
gắn với đặc điểm địa lí, gắn với nhân vật lịch sử v.v
c- Vận dụng quan điểm đánh giá vai trò của cá nhân và
quần chúng trong lịch sử.

Người nghiên cứu dù đã nắm vững quan điểm nói trên
của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhưng khi vận dụng vào các
trường hợp cụ thể thường lúng túng. Việc đánh giá vai trò
của cá nhân và quần chúng không thể áp đặt chủ quan càng
không thể vận dụng một cách máy móc, giáo điều kinh viện
quan điểm Mác xít Lênin nít. Lịch sử cụ thể và khách quan,
bởi vậy phải căn cứ vào đối
tượng nghiên cứu, đặt đúng hoàn cảnh lịch sử cụ thể để
xem xét đánh giá. Nhìn phong trào của một địa phương, ta
phải thừa nhận đó là sức mạnh tập thể, sức sáng tạo cách
mạng hùng hậu của quần chúng nhân dân, nhưng họ chỉ
thực sự "sáng tạo" ra lịch sử khi sức mạnh của môi con
người, trí tuệ năng lực của các cá nhân được tập hợp trong

81
một tổ chức tạo thành khối thống nhất. Như vậy phải khẳng
định vai trò của các tổ chức quần chúng, các tổ chức lãnh
đạo chỉ huy và càng không thể phủ nhận vai trò của người
đứng đầu những tổ chức đó cùng với những nhân vật cụ thề
tiêu biểu. Thực tế của lịch sử cho thấy sự đóng góp của các
địa phương đối với cả nước không giống nhau ở các giai
đoạn lịch sử và ngay trong các giai đoạn cũng có những
biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn khi là những phong trào
của quần chúng, khi là sự đóng góp của các cá nhân v.v
Việc nêu tên các nhân vật lịch sử không phải đòi hỏi ở
họ sự tiêu biểu toàn diện mà có thể là về một lĩnh vực hoạt
động nào đó. Có những nhân vật có tác dụng tích cực ở một
thời kì lịch sử này, sau lại giảm đi ở một thời kỳ khác và
ngược lại. Lại có những nhân vật có những đóng góp, công
hiến to lớn trong một thời kì, nhưng sau đó lại mang tác

dụng tiêu cực, thậm chí có quan điểm sai lầm, phản động,
hoặc không lành mạnh, đối với địa phương v.v Đây là
vấn để hết sức phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải
thận trọng ti mỉ, trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, các
cấp lãnh đạo địa phương hoặc Trung ương để có nhận xét
thoả đáng. Không thể dùng ý chí chủ quan để phủ nhận
sạch trơn những công lao của các nhân vật lịch sử, cần
đánh giá đúng những cống hiến về từng mặt ở từng thời
điểm lịch sử cụ thể, và càng cần phê phán nghiêm túc
những hạn chế, sai lầm của họ ở giai đoạn mà họ mắc phải.
Chỉ có tôn trọng lịch sử khách quan khi nhìn nhận lịch sử
mới có thể phản ánh lịch sử một cách trung thực. Điều đó

82

chẳng những không mâu thuẫn mà còn hoàn toàn phù hợp
với tính chiến đấu của một Đảng Mác xít chân chính.
Việc nêu tên những người đã khuất đã khó, song việc
lựa chọn để nêu tên những người còn sống lại càng khó
hơn. Cần phải lắng nghe ý kiến rộng rãi của các tổ chức
quần chúng nhân dân, mặt khác phải có quan điểm khoa
học của người nghiên cứu khi xem xét sự cống hiến, vai trò
của họ đối với địa phương, so với người đương thời đặc
biệt là những người đi trước. Về điểm này V.I.Lênin đã nêu
rõ: "Khi xét công lao của các nhân vật lịch sử, người ta
không cần căn cứ vào chỗ họ không cống hiến được gì so
với những đòi hỏi của thời đại đương thời, mà căn cứ vào
chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với Các bậc tiền bối
của họ"
( )1

.
Như đã nói, sự kiện, hiện tượng lịch sử trước hết mang
tính địa phương (xảy ra ở một vị trí không gian của một địa
phương cụ thể) song mức độ ảnh hưởng của nó có thể rộng
hẹp khác nhau. Chính vì vậy biên soạn lịch sử địa phương
cần phải thấy sự tác động qua lại, mức độ ảnh hưởng của
các sự kiện hiện tượng lịch sử ở các địa phương với nhau.
Chính mối quan hệ đó khiến cho lịch sử của địa phương
vượt khỏi sự biệt lập và nó cung là hiện tượng phổ biến về
sự giao lưu hoạt động, trao đổi vật chất, văn hoá tinh thần
của con người trong cuộc sống ở bất kì thời đại nào.

(1). V.l.Lê nin: Toàn tập, tập II. NXB Tiến Bộ Mátxcơva.
1978. tr. 14-215.

83
Mặt khác, những hiện tượng lịch sử diễn ra rải rác ở địa
phương lại có những mối quan hệ nhất định với nhau, được
khái quát hơn để cấu thành một bộ phận của lịch sử dân
tộc. Một cuốn sử địa phương phải thể hiện được nét độc
đáo đặc thù của mình, song như vậy không có nghĩa là tách
rời, độc lập với lịch sử dân tộc. Nếu chỉ căn cứ vào đặc
điểm của địa phương, những sự kiện lịch sử tiêu biểu đi sâu
trình bày nó mà xa rời với những tiêu trí phân kì lịch sử dân
tộc thì cuốn sử địa phương không chỉ bị mất tính cân đối
trong bố cục, nội dung mà còn xa rời mục tiêu cụ thề hoá
sự phát triển của lịch sử dân tộc, không còn là bộ phận cấu
thành lịch sử dân tộc. Chẳng hạn sự kiện 9.3.1945 (Nhật
đảo chính Pháp) xảy ra trong toàn quốc, nhưng khởi nghĩa
từng phần tuy không phải xảy ra ở tất cả các địa phương

song lại có liên quan tới sự kiện đó. Cuộc kháng chiến
trường kì chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) do
cả nước tiến hành, song mỗi địa phương thực hiện một
phần nhiệm vụ đó trong điều kiện cụ thể của mình v.v Để
giải quyết tốt mối quan hệ đó, người ta thường lấy những
khung chủ yếu của các thời kì phát triển của lịch sử dân tộc
để làm khung chung cho việc trình bày lịch sử địa phương.
Làm như vậy việc biên tập lịch sử địa phương vừa gắn
được với những nội dung chủ yếu của lịch sử dân tộc, vừa
có điều kiện tình bày nét độc đáo của lịch sử địa phương ở
mỗi thời kì lịch sử.
*
* *

84
Tóm lại, biên soạn lịch sử địa phương là một công
việc phức tạp, nó cần được tiến hành thận trọng thậm chí
phải thực hiện lâu dài, luôn có tu chỉnh bồ sung. Không
vì như vậy mà việc biên tập lần đầu thiếu cố gắng, thậm
chí tắc trách qua loa. Không thể trong chốc lát cầu toàn,
hoàn chỉnh nhưng cần phải có tinh thần trách nhiệm cao,
mạnh dạn song không nóng vội hồ đồ. Cần nắm vững và
vận dụng một cách hợp lí những nguyên tắc cơ bản của
phương pháp luận Mác xít và phương pháp bộ môn để có
những công trình lịch sử địa phương vừa có ý nghĩa khoa
học vừa có tác dụng giáo dục sâu sắc.
IV.
TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Soạn một bài giảng lịch sử địa phương để dạy học

trong nhà trường phổ thông.
Chương trình của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có
quy định số tiết dành cho dạy học lịch sử địa phương nhưng
lại không có bài học cụ thể. Tài liệu hướng dẫn dạy học
lịch sử địa phương ở các Sở Giáo dục cũng nơi có, nơi
không. Trong tình trạng như vậy người giáo viên phải tự
mình sưu tập tài liệu, tuỳ theo đặc điểm cụ thể của địa
phương để tiến hành biên soạn tài liệu dạy học ở nhà
trường.
a) Tư liệu để biên soạn phục vụ giảng dạy.

85
Ở đây chúng tôi không để cập tới các loại sử liệu và
phương pháp sưu tầm, xử lí (đã trình bày) mà chỉ để cập tới
việc lựa chọn nguồn tài liệu phục vụ công tác biên soạn,
dạy học lịch sử địa phương ở nhà trường. Tài liệu lựa chọn
có thể từ nhiều nguồn, (tài liệu truyền miệng, tài liệu hiện
vật, tài liệu thành văn) song cần khai thác từ những tài liệu
đã được sưu tầm xử lí, biên tập trong các công trình lịch sử
địa phương. Những loại tài liệu đó về cơ bản đã được thẩm
định, còn với những loại tài liệu khác vẫn phải xử lí theo
đúng, phương pháp (xem II).
Việc lựa chọn tài liệu cần chú ý một số điểm sau đây:
- Tài liệu phải có ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục trong
dạy học lịch sử.
Tài liệu mang mối quan hệ chặt chẽ giữa tri thức lịch sử
địa phương và lịch sử dân tộc, gắn liền giữa yêu cầu dạy,
học với những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống xã hội ở địa
phương đòi hỏi.
- Tài liệu có giá trị về mặt khoa học, vừa làm sáng tỏ sự

phát triển của lịch sử địa phương vừa có tác dụng đối với
việc nghiên cứu học tập lịch sử dân tộc.
Để có những tài liệu như vậy giáo viên bộ môn lịch sử
phái chủ động tự sưu tầm hoặc hướng dẫn học sinh sưu
tầm. Nếu không có điều kiện tổ chức học sinh sưu tầm tập
trung nên hướng dẫn các em khai thác tư liệu qua ông, bà,
chú, bác, những nhân mối lịch sử ở ngay làng xã của các
em hay những cơ quan có thể lưu giữ tài liệu như ban

×