Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TS ĐỖ HỒNG THÁI NGHIÊN CỨU VÀ DẠY HỌC - LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT BẮC (TS ĐỖ HỒNG THÁI) Phần 6 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.22 KB, 17 trang )


86
nghiên cứu lịch sử Đảng, khu di tích, bảo tàng địa phương
v.v Cũng có thể nhân dịp đưa học sinh đi tham quan bảo
tàng, khu di tích hướng dẫn các em cách quan sát và sưu
tập tài liệu. Mặt khác giáo viên cần liên hệ với các cơ quan
chuyên môn ở địa phương, tổ chức đoàn thanh niên ở các
tỉnh, huyện để phát động học sinh sưu tầm tư liệu dưới
dạng hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa
phương. Chẳng hạn những cuộc thi tìm hiểu "Bác Hồ với
địa phương, địa phương với Bác Hồ” hay tận hiểu những
nhân vật lịch sử được đặt tên cho các đường phố, làng xã ở
quê hương, sưu tập hồi kí của các chiến sĩ cách mạng lão
thành ở địa phương v.v
Tất nhiên cần phải chú ý trình độ của học sinh các lớp
khi sưu tầm. Đối với lớp đầu cấp phổ thông trung học có
thể hướng dẫn các em cách sưu tầm những mẩu chuyện lịch
sử, các nhân vật lịch sử đối với học sinh lớp lớn có thể
hướng dẫn các em cả cách sưu tầm và xử lí tư liệu lịch sử.
Chúng ta không tham vọng lớn, đặt ra yêu cầu quá cao
so với sức học sinh (về mặt trình độ) và điều kiện cụ thể ở
địa phương, vì vậy cân lập kế hoạch sưu tầm lâu dài, "thu
lượm” tư liệu dần dần. Mặc dù vậy ta không thể coi nhẹ
công tác sưu tầm bởi lẽ, những tư liệu phục vụ trực tiếp cho
việc dạy học phải đảm bảo một số yêu cầu bắt buộc như:
tính khoa học, tính tư tưởng, tính vừa sức, tính trực quan
sinh động và điển hình, tính phát triển trong dạy học. Khi
đã sưu tầm và xử lí được một lượng tư liệu nhất định,
chúng ta có thể phân loại sử liệu để biên soạn theo những

87


cách khác nhau để phục vụ cho việc dạy học lịch sử địa
phương ở nhà trường.
b. Biên soạn lịch sử địa phương để dạy học ở nhà
tường.
+ Biên soạn tài liệu phục vụ cho giờ học lịch sử dân
tộc.
Trong giảng dạy các bài lịch sử dân tộc có rất nhiều
những sự kiện, hiện tượng Lịch sử cần được làm sáng tỏ
bằng việc minh hoạ qua những tài liệu lịch sử địa phương.
Chính vì vậy người giáo viên lịch sử cần nghiên cứu kĩ bài
giảng lịch sử dân tộc, và những tài liệu lịch sử địa phương
để soạn tài liệu phục vụ cho giờ giảng. Căn cứ vào nội
dung cụ thể của các chương bài của sách giáo khoa lịch sử,
ta có thể lựa chọn tài liệu lịch sử địa phương biên soạn theo
từng phần tương ứng. Làm như vậy rất thuận tiện cho việc
sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để minh hoạ, cụ thể hoá
tri thức lịch sử dân tộc.
Chẳng hạn giảng về sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9-3-
1945) và cao trào kháng Nhật cứu nước (sách giáo khoa lớp
12 CCGD) ta có thể biên soạn tài liệu minh hoạ:
- Nhật đảo chính Pháp ở địa phương.
- Cao trào kháng Nhật cứu nước ở địa phương được
diễn ra như thế nào.
Hay khi giảng về cuộc cách mạng tháng Tám, giáo viên
ở khu vực Việt Bắc có thể biên soạn tài liệu:

88
- Khởi nghĩa từng phần ở địa phương như thế nào?
Hình thức giành chính quyền ở địa phương? v.v
+ Biên soạn bài học lịch sử địa phương theo quy định

của chương trình giảng dạy.
Dựa vào chương trình môn học và phân phối quỹ thời
gian thực hiện chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo, tài
liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục đào tạo (nếu có) và những
tài liệu đã sưu tầm, xử lí, giáo viên có thể tự biên soạn một
bài học lịch sử địa phương (dạy trong 1 tiết).
Về nguyên tắc, tiết học đó phải được tuân thủ theo đúng
yêu cầu của một bài lịch sử nội khoá cả về thời gian lên
lớp, nội dung bài học, phương pháp dạy học v.v Chính vì
vậy phải xem xét kĩ để lựa chọn một giai đoạn, một hiện
tượng hay mảng truyền thống điển hình nhất, tiêu biểu
nhất, có tác dụng giáo dưỡng và giáo dục để xây dựng
thành một tiết học lịch sử địa phương. Bài học cũng có thể
đi sâu vào một sự kiện lịch sử dân tộc, song nghiên cứu nó
trong phạm vi của địa phương (giới hạn không gian nghiên
cứu). Việc lựa chọn tài liệu và biên soạn bài giảng như vậy
phải giúp học sinh nhận thức được sự phát triển lôgic của
lịch sử ở địa phương và mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử
dân tộc.
Bài học cần được biên soạn theo cấu trúc chặt chẽ đảm
bảo cả hai yếu tố, lịch sử và lôgic giữa các nội dung trong
mỗi phần mục của bài. Ví dụ, khi biên soạn bài: Cách mạng
tháng Tám ở địa phương, ta có thể xây dựng bài học đó

89
gồm các mục cơ bản sau:
1. Tình hình địa phương trước cuộc khởi nghĩa.
2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc cách
mạng tháng Tám ở địa phương.

Dựa vào nội dung của bài học đã biên soạn chúng ta
tiến hành soạn giáo án, lựa chọn phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm của trường, địa
phương và trình độ học sinh để thực hiện giờ giảng.
+ Biên soạn bài học lịch sử ở thực địa.
Bài học lịch sử thực địa cũng là bài học lịch sử nội
khoá chỉ có điều nó không bị hạn chế về thời gian của tiết
giảng, được tiến hành ở nơi xẩy ra sự kiện lịch sử và được
phép kết hợp với các hình thức hoạt động ngoại khoá.
Bài giảng ở thực địa có thể là bài học lịch sử địa
phương và cũng có thể là bài học lịch sử dân tộc, nhưng
không phải bất cứ lúc nào, địa phương nào, bài học nào
cũng có thể được thực hiện ở thực địa. Vì vậy khi căn cứ
vào nội dung bài học, tình hình cụ thể của nhà trường và
địa phương để tổ chức bài học lịch sử ở thực địa thì việc
biên soạn tài liệu phục vụ cho bài học ở đó phải được
chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo. Chẳng hạn nếu có thể tồ chức học
sinh ở trường phổ thông trung học Sơn Dương, trường
thanh niên dân tộc Tân Trào (Tuyên Quang) vào khu di tích
Tân trào để học bài lịch sử cách mạng tháng Tám nên lựa

90
chọn tài liệu trong các cuốn hồi kí của các đồng chí Võ
Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Song
Hào v.v để học sinh hiểu rõ hơn hội nghị toàn quốc của
Đảng họp như thế nào, Quốc dân đại hội tiến hành ở đình
Tân Trào ra sao, Bản quân lệnh số 1 được đồng chí Trần
Huy Liệu viết trong hoàn cảnh nào? Nội dung của nó? Và
hình ảnh đội Việt Nam giải phóng quân xuất phát từ dưới
gốc đa Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên để

mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
toàn quốc. Ngoài ra nên khai thác những tư liệu còn lưu giữ
trong khu di tích để phục vụ cho bài giảng hoặc nghe các
chiến sĩ cách mạng lão thành ở đây kể chuyện về không khí
cách mạng trong những ngày tháng Tám lịch sử v.v
+ Biên soạn tài liệu tham khảo
Do điều kiện hạn hẹp về thời gian ta không thể trình
bày tất cả những kiến thức lịch sử địa phương cho học sinh
ở một vài tiết học, vì vậy cần hiên soạn những tài liệu tham
khảo cho học trình tự học, nghiên cứu thêm. Tài liệu tham
khảo có thể biên soạn theo nhiều hướng khác nhau để phục
vụ cho bài học nội khoá và hoạt động ngoại khoá.
Lập niên biểu sự kiện lịch sử địa phương hay lập bảng
thống kê những sự kiện lịch sử dân tộc theo mẫu sau:

91

Ngày tháng năm
Sự kiện lịch
sử dân tộc
Sự kiện lịch sử địa
phương có liên quan






Tập hợp tư liệu để biên soạn hoặc sưu tầm những mẩu
chuyện, câu chuyện về lao động, chiến đấu, nhân vật lịch

sử ở địa phương.
- Biên soạn lịch sử địa phương theo các chuyên để qua
các giai đoạn lịch sử:
+ Sự phát triển kinh tế của địa phương giai đoạn
+ Tình hình văn hoá xã hội - địa phương
+ Phong trào cách mạng của địa phương
+ Những di tích lịch sử ở địa phương.
+ Phong trào phụ nữ địa phương trong kháng chiến
chống thực dân Pháp.
+ Đấu tranh củng cố chính quyền cách mạng ở địa
phương (thời kì 9/1945 – 11/1946).
Những loại tài liệu như vậy cần có sự phối hợp và ý
kiến của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên
môn ở địa bàn sở tại, các tổ chức quần chúng v.v
Tóm lại việc biên soạn tài liệu lịch sử địa phương để
dạy học lịch sử có thể tiến hành theo nhiều hướng song đều

92
gián tiếp hoặc trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ
trẻ trong nhà trường trên tất cả các mặt:
Bồi dưỡng tri thức lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương
- Phát triển tư duy khoa học cho các em qua các hoạt động
sưu tâm nghiên cứu và học tập lịch sử địa phương.
- Góp phần bồi dưỡng thế giới quan và nhân sinh quan
trên nền tảng của tri thức lịch sử (nhận thức về quy luật
phát triển của lịch sử, biết vận dụng vào thực tiễn, hiểu rõ
nhiệm vụ của người học sinh, có tư tưởng, tình cảm đúng
đắn trong sáng và lành mạnh )
2. Phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
trong dạy học lịch sử

Tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng theo nhiều
phương pháp khác nhau ở cả những bài học nội khoá và các
hình thức hoạt động ngoại khoá. Việc sử dụng tài liệu lịch
sử địa phương phải được căn cứ vào nội dung kiến thức của
bài học, căn cứ vào đặc điểm tâm lí, sinh lí của học sinh,
căn cứ vào điêu kiện phương tiện dạy học ở nhà trường và
gần mục tiêu giáo dưỡng giáo dục của bài học với mục tiêu
kinh tế xã hội của địa phương Dựa vào những tiêu chí đó
người giáo viên phải biết lựa chọn tài liệu điển hình và
những phương pháp sư phạm phù hợp. Khi lựa chọn tài liệu
và phương pháp dạy học lịch sử địa phương cần phân biệt
những loại tài liệu nào dùng để minh hoạ bài học lịch sử
dân tộc, loại nào để giảng bài lịch sử địa phương, nhưng
loại nào cần kết hợp trong bài lịch sử ở thực địa, và loại

93

nào để hướng dẫn các hình thức hoạt động ngoại khoá v.v
Đây là vấn để đòi hỏi sự nỗ lực và sức sáng tạo của giáo
viên bộ môn lịch sử ở từng địa phương cụ thể.
Điều cần lưu ý thêm ở đây là việc tìm hiểu kĩ đối tượng
để việc dạy học lịch sử địa phương đạt được nhưng kết quả
thiết thực. Chẳng hạn giảng dạy học sinh ở các tỉnh miền
núi (ở Việt Bắc) ta thấy đặc điểm nổi bật là đối tượng thuộc
nhiều thành phần dân tộc khác nhau, các em sinh ra và lớn
lên ở những địa bàn chủ yếu cách xa các trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hoá, đường xá đi lại khó khăn, phương tiện
giao thông thiếu thốn, hệ thống thông tin chậm trễ thất
thường, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, tâm lí tự ti
đóng kín còn nặng nề, đời sống vật chất tinh thần còn thấp

v.v Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng tới trình độ nhận
thức của các em, chính vì vậy chúng ta cần phải chiếu cố
miền núi, chiếu cố chừng nào tốt chừng ấy vì giáo dục ở
miền núi phát triển chậm hơn miền xuôi
( )1
.
Cần hiểu sự "chiếu cố” ở đây không phải là hạ thấp nội
dung yêu cầu giáo dục mà là nắm vững đối tượng để lựa
chọn các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học,
nội dung dạy học, tạo điều kiện phục vụ dạy học phù hợp
hiệu quả. Về vấn để này đồng chí Phạm Văn Đồng đã chỉ
rõ: " Bài giảng phải biết áp dụng ở nhiều vùng khác nhau.
Giảng ở Thái Nguyên phải khác với Hà Giang. Phải biết

(1) Phạm Văn Đồng. Đào tạo thế hệ trẻ thành người chiến sĩ
cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo, NXB Giáo dục: Hà
Nội: 1969; tr.287.

94

kết hợp tài liệu chung với tình hình địa phương, tuỳ theo
thời gian mà giảng. Nếu không làm như vậy thì bài giảng sẽ
kém tác dụng và có thể có hại, phải biết dạy những điều
thiết thực với đời sống của đồng bào miền núi. Ví dụ giảng
một bài lịch sử Việt Nam phải biết kết hợp thế nào để thấy
trong đó có vai trò của đồng bào miền núi. Dạy sử tức là
dạy yêu nước, khi dạy làm thế nào đồng bào Thái, đồng
bào Dao v.v trong lúc học sử Việt Nam thấy có phần
mình trong đó, thấy gắn bó với đất nước với dân tộc"
( )1

.
Trên cơ sở những yêu cầu chung đó, ta có thể vận dụng
vào việc dạy - học các bài lịch sử nội khoá và các hình thức
hoạt động ngoại khoá.
a) Sử dụng tài liệu địa phương trong bài lịch sử nội
khoá.
Trước hết là việc sử dụng tài liệu địa phương trong dạy
học các bài lịch sử dân tộc. Mục tiêu của công việc là minh
họa bài lịch sử dân tộc bằng những tư liệu sinh động cụ thể
ở địa phương. Khi sử dụng tư liệu để giảng dạy những loại
bài này cần chú ý tránh 2 khuynh hướng:
+ Quá tham lam, ôm đồm, sử dụng nhiều tài liệu để
"địa phương hoá" bài lịch sử dân tộc. Như vậy kiến thức
của bài lịch sử sẽ bị "loãng" và dàn trải, học sinh khó xác
định kiến thức cơ bản của bài học. mục tiêu giáo dưỡng của
bài học chưa được đáp ứng.

(2) Phạm Văn Đồng: Đào tạo thế hệ trẻ, Sdd tr. 24.

95

+ Sử dụng tài liệu sơ sài, gò gượng áp đặt, khiên cưỡng
làm cho giờ học vừa nặng nề vừa tẻ nhạt, học sinh không
cảm thấy hứng thú học tập, chất lượng của bài học sẽ bị
hạn chế.
Để khắc phục tình trạng đó, giáo viên phải xác định
được định tính, định lượng trong mối quan hệ tương quan
giữa kiến thức cơ bản của bài học với tài liệu minh hoạ và
thời gian khống chế để thực hiện.
Mặt khác không nên sử dụng những tư liệu minh hoạ

dưới dạng "thông báo" kiến thức lịch sử mà nên xây dựng
thành những đoạn miêu tả, tường thuật, những mẩu chuyện
lịch sử hoặc phương pháp trực quan, kết hợp việc phân tích,
giải thích, bình luận gợi mở vấn để v.v
Tuy nhiên cần hiểu rằng, nguồn tài liệu địa phương
không chỉ thuần tuý cung cấp và minh hoạ tri thức lịch sử
dân tộc, mà còn phải thực hiện chức năng giáo dục trong
một chừng mực nhất định Chừng nào mà học sinh cảm
nhận được sự đóng góp của địa phương mình đối với lịch
sử dân tộc, gắn được kiến thịt lịch sử dân tộc với những
hiện tượng, sự kiện gần gũi với thực tiễn của địa phương
thì chừng đó mới có tác dụng giáo dục lịch sử.
Chẳng hạn biên soạn tài liệu để giảng bài "Văn hoá các
tộc người thiểu số ở Việt Nam" (SGK lớp 11 - CCGD) nên
lựa chọn những tài liệu cụ thể, gần gũi với đời sống sinh
hoạt ở địa phương để học sinh thấy được tính đa dạng, đặc



96
thù của văn hoá các dân tộc song lại nằm trong sự thống
nhất của văn hoá quốc gia (trong lãnh thổ Việt Nam). Nên
chú ý những loại tài liệu sau: Văn hoá vật chất: Cư trú trên
nhà sàn, nhưng cách cấu trúc nhà sàn mỗi dân tộc, mỗi khu
vực lại khác nhau (nhà sàn người Tày ở Tây Bắc, . nhà sàn
người Thái ở Tây Bắc, nhà sàn của người Tày, người Nùng,
người Dao v.v ).
Các loại công cụ sản xuất, vũ khí đấu tranh, văn hoá,
các công trình kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt gia đình
Văn hoá tinh thần: Ngôn ngữ có sự gần gũi thống nhất

giữa các nhóm Việt - Mường, Tày - Thái, H'mông - Dao,
phong tục tập quán, hôn nhân, tín ngưỡng, hội hè, sinh hoạt
văn hoá văn nghệ, nhạc cụ cũng có điểm giống và khác
nhau.
Ở bài: "Truyền thống ý thức dân tộc của nhân dân Việt
Nam" (SGK lớp 11 - CCGD).
Nên sử dụng những truyền thống dân gian của các dân
tộc thiểu số để học sinh hiểu sâu sắc ý thức về cội nguồn
dòng giống Lạc Hồng của các dân tộc đã có từ rất sớm
trong lịch sử, ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Đó
là cơ sở để tạo một cộng đồng cư dân thống nhất trong lãnh
thổ Việt Nam, nó cũng là nền tảng của tinh thần dân tộc,
lòng yêu nước của người Việt Nam truyền thống.
- Về truyền thống đấu tranh, bảo vệ nền độc lập củng
cố thống nhất đất nước. Cần khai thác những cuộc đấu
tranh độc lập hoặc sự hưởng ứng của đồng bào các dân tộc

97
ở miền núi Việt Bắc, Tây Bắc. Trong các cuộc đấu tranh ở
mỗi thời kì lịch sử đều nổi lên những thủ lĩnh, những anh
hùng tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết dân tộc, đấu tranh
kiên quyết chống các thế lực ngoại xâm và nhiều khi chống
lại cả thế lực triều đình phong kiến khi nó lâm vào tình
trạng khủng hoảng, suy đồi. Có thể khai thác những cuộc
nổi dậy, đấu tranh tiêu biểu như: Cuộc đấu tranh của đồng
bào Tày do Núng Trí Cao lãnh đạo (thời nhà Lý) của những
thủ lĩnh họ Hà ở Yên Bái, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Linh ở
Lạng Sơn (Thời Trần), của thủ lĩnh người Thái (họ Xa), của
Nông Văn Vân trên núi rừng Bảo Lạc v.v Những tài liệu
về mảng này rất phong phú, tuỳ theo từng địa phương cụ

thể mà lựa chọn tài liệu cho phù hợp để giảng bài. Để học
sinh nắm vững những sự kiện lịch sử cụ thể ở những vị trí
không gian nhất định, cần phải khai thác tối đa tài liệu trực
quan và phương pháp trực quan. Chẳng hạn khi dạy
bài:"Từ ngày đầu toàn quốc kháng chiến đến chiến dịch
Việt Bắc Thu - Đông 1947", ta có thể sử dụng bản đồ câm,
để học sinh xác định một số vị trí quan trọng trên bản đồ -
nơi diễn ra những sự kiện lịch sử: Những vị trí mà Pháp
cho quân nhảy dù, đường tấn công của hai cánh quân thuỷ,
bộ, vị trí xảy ra những trận đánh của quân ta khi địch tấn
công và rút lui.
Cũng có thể cho học sinh làm bài tập thực hành về
những bản đồ lịch sử địa phương. Vấn đề là ở chỗ qua việc
xác định vị trí địa danh lịch sử cần hướng dẫn học sinh
cách quan sát, suy nghĩ, phân tích, rút ra những kết luận để

98
củng cố khắc sâu thêm kiến thức.
Ví dụ cho học sinh vẽ bản đồ xác định vị trí, địa giới
của khu giải phóng Việt Bắc, nên hướng dẫn các em dựa
vào tài liệu địa lí của địa hình vùng đông bắc thể hiện
những khu vực địa lí bằng màu sắc quy ước để làm nổi bật
địa hình của khu giải phóng. Dựa vào sự miêu tả của địa
hình và những kiến thức lịch sử học sinh có thể nhận xét
được vì sao Tân Trào được Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở và
làm việc và Cho học sinh xem bức tranh mái đình Tân
Trào, nơi đã diễn ra đại hội quốc dân lịch sử, nơi mà lần
đầu tiên Bác Hồ chính thức ra mắt trước đại biểu quốc dân
đồng bào, nơi mà Người đã nghẹn ngào xúc động trước tấm
lòng của đồng bào địa phương vốn rất đói khổ song đã chắt

chiu dành phần lương thực và thực phẩm ủng hồ đại hội
trong những ngày làm việc ở địa phương. Hoặc bức tranh
cây đa Tân Trào và làng Tân Lập, nơi mà đồng chí Trần
Huy Liệu đã thảo bản quân lệnh số 1, hiệu triệu muôn
người vùng dậy đấu tranh, nơi mà đại tướng Võ Nguyên
Giáp đã ra lệnh cho đội Việt Nam giải phóng quân xuất
kích tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên mở đầu cho
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc v.v
Phương pháp trực quan như vậy rất có ý nghĩa giáo dưỡng
và giáo dục học sinh.
Những tài liệu lịch sử địa phương có thể được sử dụng
như những cứ liệu để làm sáng tỏ và khắc sâu những kết
luận lịch sử đã được trình bày khái quát ở sách giáo khoa.
Chẳng hạn khi phân tích nguyên nhân thắng lợi, bài học

99
lịch sử của cách mạng tháng Tám, giáo viên có thể lựa dựa
vào hình thức giành chính quyền ở những cuộc khởi nghĩa
từng phần ở các địa phương để học sinh hiểu rõ việc sử
dụng bạo lực cách mạng trong khởi nghĩa tháng Tám. Giáo
viên ở Hà Giang có thể cho học sinh thấy được sự khéo léo
của tổ chức Việt Minh địa phương trong việc sử dụng lực
lượng của 4 đại đội lính khố đỏ, (tàn quân của Pháp chạy
sang Trung Quốc sau cuộc đảo chính Nhật Pháp) do đại uý
Duy Viên đứng đầu, để tiến hành phối hợp tấn công bắt gọn
và đánh bại lực lượng phản động Việt Nam quốc dân đảng
của Hoàng Quốc Chính đang nắm chính quyền ở thị xã Hà
Giang. Từ đó, học sinh hiểu rõ chủ trương cô lập, phân hoá
và khoét sâu mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù mà Đảng ta
đã thực hiện trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945

v.v Điều quan trọng là sử dụng tư liệu lịch sử địa phương
phải đạt được hiệu quả giáo dục nhất định. Có những bài
học lịch sử dân tộc mà sự kiện đề cập đến xảy ra ở chính
địa phương của các em học sinh, công việc của người thầy
không chỉ thuần tuý cung cấp tư liệu về sự kiện đó mà quan
trọng hơn là việc giúp học sinh hiểu được tại sao sự kiện đó
lại xảy ra ở vị trí không gian như vậy, kết quả và ý nghĩa
của nó như thế nào.
Chẳng hạn khi giảng bài: "Từ ngày toàn quốc kháng
chiến đến chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947" (Sách giáo
khoa lớp 12 - CCGD) giáo viên ở Tuyên Quang có thể
phân tích cho học sinh thấy được địa hình hiểm trở, thuận
lợi cho việc phục kích đánh địch của quân ta trên đường

100
sông (Đoàn Hùng, Bình Ca) hay đường bộ (km số 7 Tuyên
Quang - Hà Giang, Đèo Gà thuộc Chiêm Hoá). Chính
những trận phục kích ở những nơi đó không những tiêu diệt
một bộ phận sinh lực địch, mà còn phá tan kế hoạch hợp
quân của chúng ở Đài thị, góp phần vào việc phá tan kế
hoạch bao vây tấn công Việt Bắc thu đông năm 1947 của
thực dân Pháp. Tương tự như vậy việc phân tích địa thế
hiểm yếu của Khe Lau (trên sông Gâ) của đèo Bông Lau
(trên đường số 4 Cao Bằng - Lạng Sơn) đã làm nên những
chiến công vang dội, khiến cho ngã ba sông Lô, Gam "ngầu
máu”, "đầy xác giặc" và đường số 4 trở thành "con đường
chết" trong quan niệm của kẻ thù.
Những tài liệu của địch được lưu giữ ở các địa phương
nếu được chọn lựa cũng có tác dụng giáo dục tốt cho học
sinh trong học tập lịch sử. Chẳng hạn khi để cập tới cuộc

tấn công lên Việt Bắc thu đông năm 1947 của binh đoàn
Côm Muy nan, bị ta chọn đánh và vây hãm ở Đầm Hồng
(Chiêm Hoá - Tuyên Quang) địch phải điều 500 quân từ thị
xã Tuyên Quang lên ứng cứu. Ngày 22-10 năm 1947 lực
tương tự vệ thị xã Tuyên quang đã bố trí trận phục kích tại
km số 7 đường Tuyên Quang - Hà Giang. Theo báo cáo của
tên quan tư Pháp - Lejansne, trong trận này chúng thiệt hại
nặng: 72 tên chết tại chỗ, 33 tên khác bị thương nặng đưa
về đến Tuyên Quang cũng chết, trong đó có một tên quan
ba. Quân ta thu 1 súng đại liên 12,7mm, 1 súng cối 12mm
và 3 cỗ xe chở quân trang quân dụng. Tiếng mìn nổ trong
trận phục kích của quân ta là sự ám ảnh, nỗi kinh hoàng của

101

quân Pháp, chúng gọi đó là "tiếng nổ của hoả ngục”
( )1
.
Cuộc rút quân của kẻ thù còn bi quan, hãi hùng hơn khi
chúng gặp phải "Khe lau", "Bông lau" đẫm máu. Chính
viên sĩ quan Bê Căngđrê đã chua chát thú nhận: "Chúng ta
từ Hà Nội lên để rồi lại trở về Hà Nội nhưng chưa chắc
đã về đến Hà Nội. Khi lên đã bỏ nhiều xác, khi về còn
nhiều kẻ bỏ xác tại đây"
(2)
. Kết thúc chiến dịch, tên lính
Môrisa đã viết thư cho người bạn đồng hương của mình,
trong đó có đoạn: "Nếu một ngày kia chúng ta có con,
chúng ta phải khuyên chúng đừng bao giờ đặt chân tới chốn
này"

(3)
.
Dạy học bài lịch sử địa phương theo phân phối của
chương trình:
Dựa vào bài lịch sử địa phương đã được biên soạn, ta
có thể sự dụng tài liệu để giảng dạy như một bài lịch sử nội
khoá bình thường. Điều lưu ý ở đây là, bài lịch sử địa
phương mang tính thông sử, bởi vậy cần lựa chọn tài liệu
đa dạng, phong phú và các phương pháp giảng dạy cũng đa
dạng (phương pháp dùng lời nói, trực quan, sử dụng tài liệu
học tập v.v ) Nếu không quán triệt nguyên tắc đó rất có
thể biến giờ lịch sử địa phương thành buổi báo cáo tổng

(1) Xem Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên -
Ban tuyên huấn 1985.
(2).(3) Lịch sử quân sự tỉnh Hà Tuyên - Tập 1 (1940 - 1954)
Bản in Rôneo kho lưu trữ tỉnh uỷ Tuyên Quang.


102
hợp hoặc theo các chuyên để (lịch sử Đảng bộ, lịch sử
truyền thống, những thành tích trong lao động sản xuất và
chiến đấu) lịch sử địa phương.
Về tài liệu sử dụng trong bài học lịch sử địa phương,
ngoài những tài liệu đã có, cần sưu tập thêm trong những
cuốn lịch sử Đảng bộ, lịch sử phong trào cách mạng địa
phương, những bài viết của các cơ quan văn hoá nhân dịp
kỉ niệm những ngày lịch sử truyền thống ở địa phương, đặc
biệt là những cuốn hồi ký của các đồng chí lãnh đạo Đảng
và Nhà nước trước đây đã từng hoạt động ở địa phương.

Khi giảng cần chú ý những sự kiện lịch sử chủ yếu đã
được để cập trong lịch sử dân tộc ta cần phải minh hoạ làm
sáng tỏ bằng tài liệu lịch sử địa phương. Chính sự cụ thể
hoá sinh động đó giúp cho học sinh nắm vững kiến thức
lịch sử, thấy được mối quan hệ của lịch sử địa phương và
lịch sử dân tộc. Mặt khác cần phân tích sâu những sự kiện
tiêu biểu của địa phương, bởi đó là nét đặc trưng, tính đặc
thù, cái để phân biệt lịch sử của địa phương này với địa
phương khác.
Hiệu quả giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của giờ
học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song điều không thể không
nhắc đến là biện pháp sư phạm của người thầy. Nói như
vậy không hề mâu thuẫn với lý luận dạy học hiện đại coi
đối tượng giáo dục là trung tâm bởi vì thầy có tổ chức tốt
các hoạt động nhận thức, bằng các biện pháp sư phạm khéo
léo, mới có thể thu hút sự chú ý, bồi dưỡng hứng thú học
tập để các em chủ động lĩnh hội kiến thức. Hứng thú học

×