Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về tầm quan trọng của tiền lương đối với năng suất lao động phần 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.84 KB, 6 trang )



19

nhiều lần điều chỉnh. Theo Nghị định 197CP ngày 31/12/1994 của chính
phủ, tiền lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
đóng trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 35USD/tháng, đối
với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn các tỉnh, thành
phố, thị xã, thị trấn còn lại hoặc các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
giản đơn thuộc các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là
30USD/tháng. Đến ngày 1 tháng 4 năm 1996, Bộ LĐ & TB và XH ra quyết
định số 385/LĐTBXH - QĐ qui định: đối với các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên địa bàn Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, áp dụng tiền lương tối thiểu không dưới
45USD; Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức quốc
tế đóng trên địa bàn thành phố thuộc loại II (gồm Hải phòng, Vinh, Huế, Đà
Nẵng, Biên Hoà, Cần Thơ) và thành phố Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu áp
dụng tiền lương tối thiểu không thấp hơn 40USD/tháng. Đối với các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài cơ quan, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam đóng trên
địa bàn các tỉnh còn lại hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn
thuộc các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản áp dụng tiền
lương tối thiểu không dưới 35 USD/tháng. Đến ngày 15/6/1999 Bộ LĐ -
TBXH ra quyết định số 708/1999/QĐ - BLĐTBXH áp dụng đối với ba khu
vực địa bàn giống trong quyết định số 385/LĐTBXH - QĐ tương ứng với 3
mức tiền lương tối thiểu bằng VNĐ là 626000 VNĐ/tháng, 556000
VNĐ/tháng và 487.000VNĐ/tháng với tỉ giá 1USD tương đương
13910VNĐ. Nếu theo tỉ giá này, thì mức tiền lương tối thiểu áp dụng ở
quyết định 385/BLĐTBXH - QĐ và Quyết định 708/1999/QĐ - BLĐTBXH
là bằng nhau nhưng khác phương thức trả lương. Qua việc ban hành các
quyết định trên, nhà nước đã thống nhất được tiền lương tối thiểu cho khu
vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, một số doanh nghiệp đầu




20

tư nước ngoài đã thực hiện rất tốt chế độ trả lương này. Ví dụ như công ty
liên doanh chế tạo bơm Ebara Hải Dương (Liên doanh với Nhật) đã xếp
lương bậc 1 cho nhân viên bảo vệ là 35USD, công nhân kỹ thuật có 7 bậc,
trong đó bậc 1 là 49 USD, bậc 7 là 120,75USD; trung cấp kỹ thuật có 16
bậc, bậc 1 là 51 51,10 USD, bậc 16 là 116,55USD, Đại học từ 62,3 đến
139,3 USD gồm 10 bậc
Tóm lại, do có chính sách tiền lương của nhà nước ban hành, thu nhập
của người lao động trong khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các cơ
quan nước ngoài hay tổ chức quốc tế tại Việt Nam được đảm bảo và ổn định,
NSLĐ tăng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng lao động được nâng
cao. Tổng hợp báo cáo của các địa phương cho thấy, tiền lương bình quân
của lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
là 74,02 USD/tháng, tương đương 1029000VNĐ/tháng, cao nhất là trên
1000USD/tháng tương đương 14.000.000VNĐ/tháng và thấp nhất là
37USD/tháng tương đương 450.000USD/tháng. Tuy nhiên, có rất nhiều
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (20%) chưa chấp hành được qui chế về tiền
lương tối thiểu này và nhiều doanh nghiệp còn áp dụng tiền lương tối thiểu
để trả cho lao động kỹ thuật, lao động có qua đào tạo. Mặt khác, trong khu
vực này có sự phân biệt trong việc trả lương cho lao động nước ngoài là lao
động Việt Nam. Đành rằng khi có cả lao động nước ngoài và lao động Việt
Nam tham gia cùng một công việc với cùng trình độ, tiền lương là do hai
bên thoả thuận và người lao động nước ngoài được thêm một số khoản như
xa gia đình, xa tổ quốc nhưng sự chênh lệch không được quá lớn, điều này
gây nên tâm lý bất bình, không thoải mái cho người lao động Việt Nam dẫn
đến hiệu quả làm việc kém đi.



21

Qua thực tế trên cho thấy, sự chênh lệch về tiền lương bình quân giữa
hai khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là
khá lớn, trong khi chênh lệch về năng lực làm việc chưa hẳn là như thế thậm
chí ngược lại. Đây là hạn chế của chính sách tiền lương của nước ta. Điều
này gây tâm lý bất bình dẫn đến thái đội không tích cực với công việc của
lao động trong doanh nghiệp nhà nước khi có sự so sánh về tiền lương giữa
hai khu vực.
Ngoài các khu vực vừa nêu ra còn có khu vực các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, khu vực này có mức tiền công bình quân rất thấp, khoảng
350.000VNĐ/tháng đến 400.000VNĐ/tháng, chỉ bằng 50% tiền lương bình
quân trong các doanh nghiệp nhà nước và 39% tiền lương bình quân trong
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh kinh doanh kém hiệu quả, với mức tiền lương bình quân
thấp như vậy người lao động không thể dựa vào đó để tái sản xuất sức lao
động, nó mất ý nghĩa là nguồn thu nhập chính của họ và từ đó, họ không còn
tích cực với công việc, ảnh hưởng đến NSLĐ, hiệu quả công việc.



22

Phần III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH, NÂNG CAO THU NHẬP
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
HIỆN NAY.

Để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo pháp luật,

khắc phục những các tồn tại hiện nay về chính sách tiền lương, khuyến khích
các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, gắn tiền lương thu nhập với năng
suất lao động, bảo đảm công bằng xã hội, nội dung cơ bản đổi mới cơ chế
quản lý tiền lương và thu nhập của các doanh nghiệp theo qui định tại nghị
định số 28/CP ngày 28/3/1997 của chính phủ như sau:
1. Tách chế độ tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh ra khỏi khu
vực hành chính sự nghiệp, cho phép xem xét cân đối thu nhập giữa các
ngành, hiệu quả sản xuất, và khả năng tự trang trải của doanh nghiệp để tính
đúng tiền lương ở “đầu vào” theo chỉ số trượt giá, quan hệ tiền công trên thị
trường lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mối tương quan hợp
lý giữa tiền lương với năng suất lao động, lợi nhuận và nộp ngân sách. Thực
hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động và bảo đảm công bằng xã hội.
Để thực hiện được cần giải quyết theo các giải pháp sau:
a) Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương thông qua báo cáo, tính
toán, xét duyệt đơn giá tiền lương và tiền lương thực tế thực hiện của từng
ngành, từng doanh nghiệp. Mức tiền lương thực hiện của doanh nghiệp cao
nhất không vượt quá 2 lần mức tiền lương bình quân chung của tất cả các
doanh nghiệp, khi giao đơn giá và phải bảo đảm nguyên tắc tốc độ tăng tiền
lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.


23

b) Xây dựng định mức lao động.
- Tất cả các doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng định mức lao động
theo hướng dẫn của Bộ lao động - thương binh và xã hội làm cơ sở tuyển
dụng và sử dụng lao động, xác định đơn giá tiền lương và trả lương gắn với
năng suất, chất lượng lao động
- Các doanh nghiệp phải đăng ký định mức lao động với Bộ ngành
(đối với doanh nghiệp do Trung ương quản lý) hoặc với Sở Lao động -

Thương binh xã hội tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (nếu doanh
nghiệp do địa phương quản lý).
- Nhà nước kiểm tra việc thực hiện định mức lao động, đơn giá tiền
lương và quản lý đơn giá tiền lương của doanh nghiệp nhằm bảo đảm tiền
lương và thu nhập hợp lý về tiền lương tối thiểu cho phép điều chỉnh mức
lương tối thiểu theo chỉ số trượt giá và quan hệ tiền công trên thị trường để
tính đơn giá tiền lương, nên tăng tiền lương tối thiểu chung để dần dần thu
hẹp khoảng cách tiền lương giữa khu vực hành chính sự nghiệp, các doanh
nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Hiện nay nhà
nước cũng có chủ trương đến năm 2001 tăng tiền lương tối thiểu từ 180.000
lên 210.000 đồng. Trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ngoài tiền
lương tối thiểu quy định theo vùng như hiện nay cần quy định thêm tiền
lương tối thiêủ theo ngành kinh tế kỹ thuật, giúp doanh nghiệp dễ vận dụng
đối với lao động giữ chức vụ quản lý, câc chức danh chủ chốt là người Việt
Nam và người nước ngoài, tiền lương do HĐQT quyết định trên nguyên tắc
“nếu giữ chức vụ ngang nhau thì tiền lương (tiền lương thực tế) được trả như
nhau”.


24

Cần phải quan tâm đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cần có
những biện pháp thích hợp về tiền lương để đưa các doanh nghiệp này đi
lên.
Hàng năm, căn cứ vào chỉ số trượt giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế,
chính phủ giao cho Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội sau khi
trao đổi, thống nhất ý kiến với Bộ tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam điều chỉnh hệ số mức lương tối thiểu dùng để tính đơn giá tiền lương
cho phù hợp.
- Về hệ thống thang bảng lương:

Trong khu vực hành chính sự nghiệp cũng như doanh nghiệp nước
ngoài, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đối với mỗi chức danh công việc
không nên chia ra thành quá nhiều bậc mà làm cho độ giãn cách giữa các
bậc là quá nhỏ, thay vào việc tạo ra nhiều bậc lương (tất nhiên còn phụ thuộc
vào mức độ phức tạp của công việc) nên rút bớt số bậc lương mà tăng độ
dãn cách giữa các bậc để tạo động lực kích thích người lao động nâng bậc
lương. Nhất là trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đưa ra các quyết
định rõ ràng về giới hạn tối thiểu của độ dãn cách giữa các bậc lương, tuy để
họ tự lập nên hệ thống thang bảng lương nhưng phải nằm trong khuôn khổ
sự qui định của nhà nước. Ngoài ra, khi xét điều kiện nâng bậc, không nên
cứng nhắc tuân theo qui định về thời gian được xét nâng bậc mà nên căn cứ
vào khả năng, kinh nghiệm và thành tích của người lao động mà nâng bậc,
điều này có tác động lớn đến người lao động nâng cao trình độ chuyên môn
để nâng bậc làm tăng năng suất lao động.
d) Việc đóng và hưởng BHXH, BHYT theo hệ số mức lương được
xếp theo nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và mức lương tối
thiểu 180.000đ./tháng.

×