Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Giáo trình hướng dẫn cách tạo ra một môi trường cạnh tranh tốt cho các doanh nghiệp xây dựng phần 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.78 KB, 17 trang )




III. Phương pháp định lượng khả năngthắng thầu của Doanh nghiệp
xây dựng
Đấu thầu có thể được xem như công việc thường ngày của Doanh
nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, một trong những quyết định quan trọng nhất
mà doanh nghiệp phải đưa ra, là có tham gia hay không khi xuất hiện cơ hội
tranh thầu. Nếu tham gia, thì doanh nghiệp mới bắt tay vào việc lập phương
án và chiến lược tranh thầu. Sau khi có phương án và chiến lược tranh thầu,
doanh nghiệp phải kiểm tra lần nữa để ra quyết định nộp hồ sơ dự thầu và
theo đuổi gói thầu.Loại quyết định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây :
Phản ứng nhanh vì thơì gian cho phép rất ngắn
Đảm bảo độ chính xáccao để tránh bỏ lỡ cơ hội hoặc gây thiệt hại
Đảm bảo bí mật cho doanh nghiệp
Trong thực tế, các doanh nghiệp thường dùng phương pháp phân tích
đơn giản và dựa vào cảm tính để đưa ra quyết định này.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, đảm bảo có cơ sở khoa học và
nâng cao khả năng lượng hoá tối đa khi phân tích và đưa ra quyết định tranh
thầu, các Doanh nghiệp xây dựng nên vận dụng phương pháp dùng chỉ tiêu
tổng hợp để ra quyết định tranh thầu. Nội dung của phương pháp này bao
gồm:
III.1 Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng
thầu của doanh nghiệp.
Việc đầu tiên là doanh nghiệp phải căn cứ vào kinh nghiệm của bản
thân, những quy định của pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành, để xác
định một danh mục chỉ tiêu đặc trưng cho những nhân tố có ảnh hưởng đến
khả năng thắng thầu. Các chỉ tiêu này càng sát với chỉ tiêu xét thầu thì càng
tốt. Số lượng chỉ tiêu là tuỳ ý, nhưng tối thiểu phải bao quát được đầy đủ
các chỉ tiêu thưưòng dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu, phải tính đến tình hình
cạnh tranh của các đối thủ, phảI chú ý tránh trùng lặp chỉ tiêu và phải xác


định đúng những chỉ tiêu thực sự có ảnh hưởng. Không đưa vào bảng danh
mục những chỉ tiêu không có ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng rất ít ( không
đáng kể ) đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đưa ra chi
tiết, cụ thể bao nhiêu, thì có kết quả chính xác bấy nhiêu.


 Có một số chỉ tiêu như sau:
 Số nhà thầu tham gia : Với n là số nhà thầu tham gia Đấu thầu thì
xác suất trúng thầu trung bình của một nhà thầu là 1/n* 100%. Như vậy số
nhà thầu tham gia càng ít thì xác suất trúng thầu càng cao
 Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây dựng.
+ Tính theo số công trình tham gia đấu thầu thì thị phần của doanh nghiệp
là n/m* 100%.
Trong đó: n là số công trình trúng thầu của doanh nghiệp
m là số các cuộc thầu có trên thị trường xây dựng
+ Tính theo giá trị của các cuộc thầu thì thị phần của doanh nghiệp là:
 GTdn x 100%
 GTtt
Trong đó:  GTdn : Tổng giá trị các công trình thắng thầu của DN
 GTtt : Tổng giấ trị các cuộc thầu có trên thị trường
Với chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể tính cho một khu vực thị trường nào
đó và trong một khoảng thơì gian xác định. Nếu thị phần của doanh nghiệp
càng cao thì khả năng thắng thầu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
 Uy tín của doanh nghiệp: Uy tín của Doanh nghiệp xây dựng là
một lợi thế cạnh tranh rất mạnh để các nhà thầu tham gia cạnh tranh. Đây là
một chỉ tiêu khó có thể định hướng được mà nó chỉ thể hiện qua số thư mời
thầu doanh nghiệp nhận được.
 Năng lực hiện có của doanh nghiệp : Năng lực của Doanh nghiệp
xây dựng là năng lực tài chính, máy móc, thiết bị, công nghệ, kinh
nghiệm…Việc tính toán chỉ tiêu này dựa trên cơ sở những báo cáo tài

chính, bảng kê máy móc thiết bị, tình hình nhân sự, hồ sơ kinh nghiệm…
Năng lực của doanh nghiệm càng lớn thì khả năng thắng thầu càng
cao.
III.2 Xây dựng thang điểm


Các chỉ tiêu đã lựa chọn sẽ được phân tích theo trạng thái tương ứng
với từng bậc trong thang đIểm. Có nhiều loại thang điểm. Yêu cầu của
thang điểm là bảo đảm tính chính xác, không gây phức tạp cho tính toán.Có
thể sử dụng thang điểm 3 bậc, 5 bậc hoặc 9 bậc. Thang điểm 3 bạc được
chia thành 3 mức điểm là 4,2,0, tương ứng với 3 trạng thái của từng chỉ tiêu
là tốt, trung bình, kém. Thang điểm 5 bậc được chia thành được chia thành
5 mức điểm là 4,3,2,1,0 tương ứng với 5 trạng thái của từng chỉ tiêu là rất
tốt, tôt, trung bình, yếu, kém. Thang điểm 9 bậc có các mức đIểm là
8,7,6,5,4,3,2,1,0. Như vậy ở mỗi thang điểm đều có mức tối đa tương ứng
với trạng thái tốt nhất và mức đIểm tối thiểu tương ứng với trạng thái tồi
nhất của các chỉ tiêu. Việc sử dụng thang điểm nào là tuỳ thuộc ở từng
doanh nghiệp.
III.3 Xác định tầm quan trọng (trọng số ) của từng chỉ tiêu.
Trong số các chỉ tiêu đã được lựa chọn để đưa vào tính toán, thì rõ
rãng mỗi chỉ tiêu có một mức đọ ảnh hưởng riêng đến khả năng thắng thầu
của doanh nghiệp. Do vậy, từng doanh nghiệp phải sử dụng kinh nghiệm
của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế Đấu thầu hiện hành,
những thông lệ và tiêu chuẩn thường được dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu,
kết hợp với việc sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của từng chỉ tiêu. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu (được gọi là trọng
số) có thể được thể hiện bằng số phần trăm hoặc số thập phân. Tổng hợp sự
ảnh hưởng của các chỉ tiêu là bằng1 nếu thể hiện bằng số thập phân, và
bằng 100% nếu thể hiện bằng số phần trăm.
Việc xác định danh mục các chỉ tiêu, xác định trọng số và xây dựng

thang đIểm như trên, doanh nghiệp chỉ phải làm một lần và được dùng ổn
địnhcho một khoảng thời gian khi mà các điều kiện và môi trường hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp chưa có sự biến động.
III.4 Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể.
Khi xuất hiện một gói thầu cụ thể, doanh nghiệp cần khẩn trương
nghiên cứu hồ sơ mòi thầu, nghiên cứu gói thầu, phân tích môi trường Đấu
thầu , đánh giá khả năng của mình đối với gói thầu và dự đoán các đối thủ
cạnh tranh, để xác định trạng thái trong bảng danh mục và số điểm tương
ứng với trạng thái đó.Cuối cùng tính toán ra chỉ tiêu tổng hợp theo công
thức sau:


TH =  Ai x Pi




Trong đó: TH: Chỉ tiêu tổng hợp
N : Số các chỉ tiêu trong danh mục ứng với trạng thái của nó
Ai: Điểm số của chỉ tiêu thứ i
Pi :Trọng số của chỉ tiêu thứ i
III.5 Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định.
Khả năng thắng thầu được đo bằng tỷ lệ % theo công thức sau :


Trong đó K: Khả năng thắng thầu tính bằng %
TH: Điểm tổng hợp được tính theo công thức (1)
M: Mức điểm tối đa trong thang điểm được dùng
Nếu tất cả các chỉ tiêu đều ở trạng thái trung bình, thì khả năng thắng
thầu sẽ là 50.Nếu khả năng thắng thầu tính toán nhỏ hơn 50% thì doanh

nghiệp không nên tham gia tranh gói thầu đó.
Sau đây là một ví dụ cụ thể:
Giả sử Doanh nghiệp xây dựng X đã xây dựng được một danh mục
các chỉ tiêu và thang điểm 5 bậc như sau:
TT Chỉ tiêu Thang đIểm và trạng thái
4 3 2 1 0
1 Mục tiêu lợi nhuận Rất
thấp
Thấp

Trun
g
bình
Cao Rất
cao
2 Khả năng đáp ứng các
yêu cầu kỹ thuật
Rất
cao
Cao Trun
g
bình
Thấp

Rất
thấp
3 Mức dộ quen thuộc
với gói thầu
Rất
cao

Cao Trun
g
Thấp

Rất
thấp

K= TH/M x 100%


bình
4 Khả năng đáp ứng tiến
dộ thi công
Rất
cao
Cao Trun
g
bình
Thấp

Rất
thấp
5 Khả năng đáp ứng về
năng lực thi công
Rất
cao
Cao Trun
g
bình
Thấp


Rất
thấp
6 Đánh giá về đối thủ
cạnh tranh
Rất
yếu
Yừu Trun
g
bình
Mạn
h
Rất
mạn
h

- Doanh nghiệp đã xác định được trọng số của từng chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu:
1 2 3 4 5 6
30% 20% 15% 5% 10% 20%

Khi xuất hiện gói thầu A, doanh nghiệp đã phân tích gói thầu, xác
định trạng thái của các chỉ tiêu và tính toán được chỉ tiêu tổng hợp cho gói
thầu này như sau:
TT Chỉ tiêu Trọng
số
Điểm

Trạng
thái

Kết quả
1 Mục tiêu lợi nhuận 0,3 2 Trung
bình
0,6
2 Khả năng đáp ứng các y/c kỹ thuât. 0,2 4 Rất cao 0,8
3 Mức độ quen thuộc với gói thầu 0,15 2 Trung
bình
0,3
4 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công 0,05 3 Cao 0,15
5 Khả năng đáp ứng về năng lực thi
công
0,1 4 Rất cao 0,4
6 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh 0,2 1 Mạnh 0,2
Tổng số điểm tính toán 2,45

Khả năng thắng thầu đối với gói thầu này: K= 2,45/4 * 100= 61,25%


Với kết quả tính toán, doanh nghiệp nên tham gia tranh gói thầu này.
Trên đây chỉ là một ví dụ đơn giản minh hoạ cho nội dung phương
pháp. Thực tế khi sử dụng, doanh nghiệp cần phải chi tiết hoá chỉ tiêu hơn
nữa.Ví dụ chỉ tiêu 6, có thể phân tích thành 2 chỉ tiêu là dự đoán số lượng
các nhà thầu tham gia và so sánh tương quan với các đối thủ.
Rõ ràng, phương pháp này đã lượng hoá được sự ảnh hưởng của các
nhân tố cần xem xét và cho phép doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phản ứng
nhanh khi ra quyết định tranh thầu. Đây là phương pháp có tính khả thi cao.
Phương pháp vừa dùng cho việc ra quyết định trước khi lập phương án và
chiến lược tranh thầu vưà dùng cho việc ra quyết định trước khi nộp hồ sơ
dự thầu. Khi sử dụng phương pháp cần lưu ý rằng, tính đúng đán của quyết
định được đưa ra phụ thuộc rất lớn và việc phân tích và xác định trạng thái

của từng chỉ tiêu và tầm quan trọng của nó. Để tránh việc bỏ lỡ cơ hội hoặc
gây thiệt hạido việc đưa ra quyết định sai, doanh nghiệp cần có biện pháp
đảm bảo độ tin cậy của thông tin và phân tích cẩn thẩntrạng thái của các chỉ
tiêu ngay từ vòng ra quyết định thứ nhất. Cũng cần phải lưu ý rằng, đây chỉ
là phương pháp lượng hóa giúp cho doanh nghiệp ra quyết định tranh thầu
theo quan điểm đánh giá của họ.
IV. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác Đấu thầu của
Doanh nghiệp xây dựng
IV.1 Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu.
Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình
mà Doanh nghiệp xây dựng đã tham gia Đấu thầu và trúng thầu trong năm
kể cả gói thầu của hạng mục công trình.


m
Giá trị các
công trình
trúng thầu
Mức tăng
trưởng
Số lượng
các công
trình trúng
thầu
Mức
tăng
trưởng
Giá trị trung bình
của một công
trình trúng thầu



Giá trị và mức tăng trưởng các công trình trúng thầu


Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu cho ta thấy một
cách kháI quát nhất tình hình kết quả Đấu thầu của doanh nghiệp. Thông
qua đó có thể đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong đấu thầu.
IV.2 Xác suất trúng thầu
Chỉ tiêu này được tính theo 2 công thức sau :
Số công trình trúng thầu
Xác suất trúng thầu theo số CT = x 100%
Tổng số CT tham gia đấu thầu

Tổng giá trị các CT trúng thầu
Xác suất trúng thầu theo giá trị = x 100%
Tổng giá trị CT tham gia đấu thầu
Chỉ tiêu này được tính theo từng năm để đánh giá nên thường xác
định cho 3 năm gần nhất.
IV.3 Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp.
Chỉ tiêu này có thể đo được bằng phần thị trường tuyệt đối hoặc
tương đối cùngvới sự biến đổi của chúng.



GTSLXL do hoàn thành doanh nghiệp
+ Phần thị trường tuyệt đối =
Tổng GTSLXL hoàn thành trên thị trường
+ Phần thị trường tương đối được xác định trên cơ sở so sánh phần thị
trường tuyệt đối của doanh nghiệp với phần thị trường tuyệt đối của một

hoặc một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
Sau khi tính toán 2 chỉ tiêu trên cần tính chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng
thị phần để nhận biết xu hướng biến đổi vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường.
IV.4 Chỉ tiêu về lợi nhuận đạt được.


Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp nói chung và kết quả cạnh tranh trong đấu thầu của Doanh nghiệp
xây dựng nói riêng.
Khi tính toán chỉ tiêu này cần tính toán cho nhiều năm( 3- 5 năm). Và
tính tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận hàng năm. để đánh giá nêntính kèm
chỉ tiêu lợi nhuận với chỉ tiêu sản lượng xây lắp hoàn thành, từ đó tính chỉ
tiêu lợi nhuận trên giá trị xây lắp hoàn thành các năm.
Để thuận lợi khi đánh giá chúng ta có thể lập bảng sau:

Các chỉ tiêu Năm N Năm N+1
Giá
trị
Mức tăng trưởng Giá
trị
Mức tăng trưởng
GTTSL
Tổng vốn
LN ròng
Tỷ suất lợi
nhuận/GTTSL

Tỷ suất lợi
nhuận/Tổng

vốn

Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận đạt được trong các năm
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào số liệu ở bảng trên để
đánh giá. Chẳng hạn nếu giá trị sản phẩm xây lắp hoàn thành tăng mà lợi
nhuận không tăng thì doanh nghiệp có thể vận động chiến lược đặt giá bỏ
thầu thấp để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Phân tích chỉ tiêu này đồng thời phải tổng hợp mối liên quan với rất
nhiều yếu tố khác.
IV.5 Chỉ tiêu về uy tín của doanh nghiệp
Đây là một chỉ tiêu định tính mang tính chất bao trùm. Nó liên quan
tới tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố khác như chất lượng công trình,
hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghịệp với các cơ quan quản lý
nhà nước.























CHƯƠNG II
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY
XÂY DỰNG SỐ 6 THĂNG LONG
 Thông tin chung:
Tên công ty : Công ty xây dựng số 6 Thăng Long
Trụ sở : Ngã tư Bắc Cầu Thăng Long- Hải Bối - Đông Anh- Hà Nội
ĐT : 04. 8810266


FAX : 04. 8810057
Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức : Quốc doanh
+ Chi nhánh tại Quảng Ninh : Khách sạn Thăng Long
Địa chỉ : Đường Vân Đồn- Móng Cái- Quảng Ninh
ĐT : 033881695
+ Chi nhánh tại Bãi Cháy: Đường Hạ Long- Phường Bãi Cháy
ĐT : 033. 881255
+ Chi nhánh tại Cần Thơ: Số 52- Đường Quang Trung- Thành phố
Cần Thơ
ĐT :071. 826879
Năm thành lập :1973
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG
TY XÂY DỰNG SỐ 6 THĂNG LONG

I.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty xây dựng số 6 Thăng Longlà một doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc tổng Công ty xây dựng Thăng Long- Bộ GTVT mà tiền thân của
nó là nhà máy Bê tông Thăng Long, được thành lập ngày 31/12/1973. Với
nhiệm vụ chính là sán xuất dầm DƯL33m và cọc ống 550 phục vụ thi
công Cầu Thăng Long.
Năm 1985, công trình Cầu Thăng Long xây dựng hoàn thành và đưa
vào sử dụng, nhiệm vụ chính của Công ty không còn nữa,cũng như các
thành viên khác trong Tổng Công ty,các kế hoạch sản xuất Công ty phải tự
lo đe tồn tạI, đứng trước hoàn cảnh đó Công ty gặp nhiều khó khăn, ,việc
làm không ổn định, thu nhập của CBCNV thấp.
Từ năm 1986- 1991, cùng với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế
của Nhà nước Công ty từng bước chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang
hạch toán kinh doanh. Bước đầu với cơ chế quản lý mới Công ty còn nhiều
bỡ ngỡ nen hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt kết quả cao.


Đến tháng 10 năm 1992, Nhà máy Bê tông Thăng Long được đổi tên
thành Công ty xxây lắp và sản xuất bê tông Thăng Long theo quyết định
1310 /BGT-TCLĐ và Nghị định
388 / BGTVT - ngày 25/05/1993 thành lập lạI doanh nghiệp nhà
nước. Từ đó nhiệm vụ sản xuất và phạm vi hành nghề kinh doanh của Công
ty được mở rộng tạo đà phát triển cho Công ty.
Đến tháng 5 năm 1998, để phù hợp với năng lực đã có của mình với
đầy đủ ý nghĩa thực của nó, Công ty đổi tên thành công ty xây dựng Thăng
Long theo quyết định 522/ QĐ /TCTB-LĐ và đến ngày25 /10/1999lại một
lần nữa Công ty xây dựng Thăng Long đổi tên thành Công ty xây dựng số 6
Thăng Longtheo quyết định số3113 của Bộ giao thông vận tải.
Từ năm 1992 đến nay, có thể nói đây là thời kỳ phát triển lớn mạnh
nhất của Công ty với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao, đó chính

là nhờ sự năng động, sáng tạo của Ban Giám Đốc, của các cán bộ làm công
tác quản lý và sự đoàn kết nhất trí của toàn thể CBCNV trong Công ty.
Để đáp ứng với cơ chế thị trường Công ty đã có những biện pháp hữu
hiệu tổ chức sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng địa bàn
hoạt động, tổ chức tốt công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, sắp xếp lạI lực lượng lao động và bộ máy quản lỹ hợp lí. Sản phẩm
chính của Công ty là dầm và cọc, đến nay Công ty không những chỉ sản
xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn mà còn xây dựng các công trình giao
thông thuỷ lợi…
Nhiệm vụ chủ yéu của Công ty hiện nay là :
-Gia công chế tạo lắp đặt các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, các loại
đầm bê tông.
-Xây lắp các kết cấu công trình
-Xây dựng các loại công trình giao thông, thuỷ lợi, công nghệp…
-Xây dựng đường dây và trạm biến áp điện
Giá trị tổng sản lượng của Công ty năm 1999 là 54,028 tỷ đồng,
doanh thu, việc làm của CBCNV ổn định, thu nhập bình quânlà
860.000đ/người/ tháng.


Qua quá trình phát triển Công ty đã không ngừng lớn mạnh và tự
khẳng định mình về mọi mặt, thể hiện đã tham gia xây dựng hoàn thành
nhiều côngtrình bàn giao được chủ đầu tư đánh gía đạt chất lượng tốt và thi
công đúng tiến độ. Đặc biệt, Công ty đã nhận được Huy chương vàng do Bộ
Xây Dựng trao tặng khi hoàn thành bàn giao công trình sân đỗ A1- Sân bay
Quốc tế Nội Bài- Hà Nội tháng 8/2000.
I.2 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến Đấu
thầu của Công ty.
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Cùng với việc chuyển hướng sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến

hành tổ chức và sắp xếp lại bộ máy quản lý và định ra từng nhiệm vụ cụ thể
cho từng bộ phận tạo ra một bộ máy hoạt động nhịp nhàng đồng bộ.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: (sơ
đồ)
- Đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp quản lý phòng tổ chức cán bộ lao
động, phòng tài vụ, phòng kế hoạch hợp đồng.
- Phó giám đốc kỹ thuật : Phụ trách về công nghệ sản xuất, kỹ thuật
thi công và chất lượng sản phẩm, các nguồn khai thác cung cấp vật liệu,
công tác tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp phụ trách phòng vật tư - thiết bị, kỹ
thuật tổng hợp, các công trình xây ngoài.
-Phó giám đốc kinh doanh : Phụ trách công tác tiếp cận thị trường
xây dựng mới, quan hệ đôn đốc làm hồ sơ dự thầu các công trình, đưa ra
những chiến lược kinh doanh mới.
-Phó giám đốc nội chính : Nhân chính phụ trách đời sông vật chất cho
cán bộ công nhân viên, trực tiếp phụ trách các phòng hành chính, bảo vệ, y
tế, nhà trẻ.

Các phòng ban chức năng có một trưởng phòng quản lý và thực
hiện các công việc theo chức năng.
+ Phòng TCCBLĐ : Đảm nhiệm công tác cán bộ, tổ chức bộ maý
quản lý, tiền lương, quản lý lao động.


+ Phòng tài chính- kế toán : Nhiệm vụ là hạch toán tài sản cũng
như quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, cấp vốn và quản lý vốn, lập
báo cáo tài chính, xây dựng kế hoạch tàI chính hàng năm, quản lý quỹ tiền
mặt của Công ty.
+ Phòng vật tư thiết bị : Cung cấp nguyên vật liệu kịp thời cho quá
trình sản xuất, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, chủng loại. Quản lý máy

móc thiết bị, xây dựng kế hoạch sử dụng và bảo dưỡng định kỳ máy móc
thiết bị.
+ Phòng kế hoạch hợp đồng : Lập kế hoạch sản xuất, giá thành sản
phẩm, lập các hồ sơ dự thầu, tìm công ăn việc làm cho công nhân, ký kết
hợp đồngsản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng kỹ thuật tổng hợp : Phụ trách về vấn đề thi công, xây lắp
và sản xuất theo thiết kế, đúng các quy trình quy phạm , nghiên cứu ứng
dụng các quy trình, quy phạm mới để công trình đạt chất lượng cao. Kiểm
tra chất lượng sản phẩm nhập kho, thei dõi thực hiện các quy phạm kỹ thuật
sản xuất.
+ Phòng hành chính : Tiếp khách, theo dõi thi đua, làm công tác
văn thư lưu trữ
+ Phòng bảo vệ : Bảo vệ tài sản trong hiện trường sản xuất, giữ gìn
an ninh trật tự trong nội bộ Công ty.
+ Phòng y tế : Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV








Giám Đốc
P.G.Đ Kinh
Doanh
P.G.Đ Nội
Chính
P.G.Đ Kỹ
Thuật


Phòng
TCCB



Phòng
Tài Vụ
Phòng
Vật
Tư-
Thiết
Bị
Phòng
Kế
Hoạch
Hợp
đồng
Phòng
Kỹ
Thuật
Tổng
Hợp

Phòng
Hành
Chính






Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhưng giữa chúng lại có mối
quan hệ mật thiết với nhau đều chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty,
tạo nên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh
doanh.Vị trí vai trò của mỗi phòng ban là khác nhau nhưng mục đích cuối
cùng là sự sống còn và phát triển của Công ty.
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Xuất phát từ quy mô của Công ty, cơ cấu vốn và yêu cầu quản lý,
Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
Phòng kế toán của Công ty có nhiệm vụ xử lý và thực hiện các
nghiệp vụ kế toán.
Tại các đội, thống kê kế toán đội có nhiệm vụ quản lý theo dõi thời
gian lao động, tổng hợp khối lượng hoàn thành của đơn vị mình và chia
lương cho người lao động, lập các chứng từ kế toán định kỳ gửi các chứng
từ đã được phân loại kèm theo giấy đề nghị thanh toán về phòng kế toán.
Phòng kế toán, sau khi nhận được các chứng từ, kế toán tiến hành
kiểm tra, phân loại chứng từ ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sau đó cung cấp
thông tin. Kế toán giúp lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý và điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà
nước và lậo báo cáo tài chính.
Tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:




Kế Toán trưởng
Phó Phòng Kế toán









2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của ngành, việc tổ chức sản xuất của
Công ty được thực hiện thông qua các Đội công trình. Tại địa bàn của Công
ty có 5 đội công trình và 10 đội công trình khác đang thi công các công
trình giao thông trong cả nước từ Móng cái, Lạng Sơn cho đến Cần Thơ,
Sóc Trăng.Các đội công trình được thành lập tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ
từng thời kỳ của đơn vị. Mỗi đội công trình có nhiệm vụ thi công một công
trình cụ thể, ở từng công trình có Ban quản lý công trình, gồm có: Chỉ huy
trưởng công trình hay chủ nhiệm công trình do ban Giám đốc Công ty cử
xuống vàcác nhân viên kinh tế kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp
kinh tế kỹ thu của công trình.




Trong mỗi đội công trình lại được tổ chức thành các tổ sản xuất, thể
hiện qua sơ đồ:
Tại địa bàn công ty có 5 đội công trình ,đó là:
Đội công trình 1: Là đội chuyên đúc dầm với mọi khấu độ từ 17,9m
đến 33m và cấu kiện như cống 1250 cho đường cao tốc Láng- Hoà Lạc,
quốc lộ 1A đoạn Hà Nội -Lạng Sơn. Đội được phân cấp quản lý trên cơ sở
nhiệm vụ củaCông ty kết hợp với sự tìm kiếm của đội.
Kế Toán

Vật Tư
TSCĐ
Kế Toán
Tiền
Lương
BHXH
Kế Toán
Ngân
Hàng
Kế Toán
Thanh
Toán
Công Nợ

Thủ Quỹ
Tổ Sản Xuất
Tổ Sản Xuất


……………… ……………
K
ế toán các đội sản xuất

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN


Đội công trình 2 : Là đội cho dây chuyền sản xuất cọc 550 đồng bộ
cung cấp cho các công trình như cầu An thái, Cảng LOTUS và đúc các loạI
cọc 35*35, 40 *40 cho cầu cạn Nội Bài, Cống Yên Sở
Đội công trình 3: Là đội vật liệu xây dựng nhiệm vụ chình là sản xuất

các sản phẩm, cấu kiện bê tông, xây dựng các công trình
Đội Nội Bài : Thi công các hạng mục của sân bay quốc tế Nội BàI
như: Móng trụ cầu cạn, hệ thống thoát nước, sân đỗ A1, cầu cạn nhà ga T1,
rãnh KANIVO…
Đội Điện Máy : Là đội thực hiện bảo quản phục hồi máy móc thiết bị
cho các đội trong công ty, hỗ trợ máy móc cho các đội trong thi công. Đội
có nhiều bộ phận như tổ sửa chữa, tổ vận hành, tổ điện, tổ gia công cơ khí…
Đội được phân cấp quản lý trên cơ sở nhiệm vụ của Công ty giao và kết hợp
với sự tìm kiếm của đôị.
Phụ trách các tổ sản xuất là tổ trưởng. Khi côngtrình xây dựng hoàn
thành đội công trình sẽ giải tán để thành lập đội công trình khác. Cách
tổchức lao động, tổ chức sản xuất như trên sẽ tạo điều kiện quản lý chặt chẽ
về mặt kinh tế, kỹ thuật với từng đội công trình từng tổ sản xuất.
3. Đặc điểm về nhân lực
Với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển cả về
số lượng và chất lượng, Công ty thường xuyên có kế hoạch cử cán bộ thạm
gia các lớp học, khoá học đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để từng
bước đáp ứng được nhu cầu phát triển và phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng kết- thực hiện nghị
quyết đại hội CNVC năm 2000 của Công ty thì hiện nay, lực lượng CBCNV
quá đông, tới 620 người nhưng thực tế số người mà sử dụng được vào công
việc có hiệu quả thì lại quá ít. Như vậy rất mâu thuẫn, thậm chí có lúc thiếu
người không đáp ứng được nhiệm vụ. Tìm được công trình lại không tìm ra
được đội trưởng và công nhân chuyên nghiệp hợp với nghề mới của
mình.Tuy nhiên, Công ty cũng có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa
học- kỹ thuật được thử thách qua thực tế thi công các công trình hiện nay đã
đủ năng lực để hoàn thành cácnhiệm vụ đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, Công
ty cũng thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo tại chỗ , công ty luôn
khuyến khích và tiếp nhận đội ngũ cán bộ trẻ có tay nghề và tiếp thu được
trình độ khoa học- công nghệ hiện đại.



Tổng lực lượng lao động toàn Công ty đến 31/12/2000 là 618 người
Trong đó :
 Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo ngành nghề : 119 người
- Cán bộ quản lý kinh tế : 29 người
- Cán bộ kỹ thuật công trình : 77 người
- Nhân viên nghiệp vụ : 13 người
 Công nhân kỹ thuật của Công ty : 499 người
+ Công nhân vận hành trạm trộn: 14
+ Công nhân vận hành máy lu : 8
+ Công nhân cơ khí : 26
+ Công nhân điện : 36
+ Công nhân kích kéo : 25
+ Thợ hàn : 31
+ CN trắc địa : 14
+ CN vận hành máy ủi : 9
+ CN vận hành máy rảI : 9
+ CN vận hành máy san : 9
+ CN vận hành máy xúc : 12
+ CN lái xe : 18
+ Thợ sắt : 38
+ Thợ mộc : 8
+ Thợ nề : 24
+ CN điều khiẻn máy khoan : 9

×