Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Marketing căn bản - Chương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.9 KB, 30 trang )

Marketing căn bản
“ Marketing có thể học trong một ngày,
nhưng mất cả đời để lĩnh hội”
Philip Kotler
Giới thiệu:
1.Tổng số tiết : 30 tiết.
-
Lý thuyết : 21 tiết.
-
Bài tập, thảo luận : 9 tiết.
2. Tổng số chương : 5 chương
3. Tài liệu tham khảo chính.
- Philip Kotler : Marketing căn bản. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
-1994.
-
PGS.TS. Trần Minh Đạo: Marketing. Nhà xuất bản Thống kê Hà
Nội- 2003.
-
PGS.TS. Nguyễn Nguyên Cự cùng cộng sự: Giáo trình Marketing
nông nghiệp.NXB Nông nghiệp – 2005.
NỘI DUNG
Chương 1: Những khái niệm cơ bản về Marketing
Chương 2: Môi trường Marketing
Chương 3: Nghiên cứu hành vi khách hàng
Chương 4: Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường
mục tiêu, định vị thị trường
Chương 5: Các quyết định cơ bản trong chiến lược
Marketing Mix
Chương I
Những khái niệm cơ bản về Marketing
1. Quá trình phát triển của Marketing


1.1. Xuất xứ và lịch sử hình thành thuật ngữ Marketing .
1.2. Các định nghĩa về Marketing:
-
Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) (1960): “Marketing là toàn
bộ hoạt động kinh doanh nhằm hướng các luồng hàng
hóa và dịch vụ mà người cung ứng đưa ra về phía người
tiêu dùng và người sử dụng”.
-
Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA) (1985): “Marketing là một
quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản
phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của
hang hóa, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động
trao đổi nhằm thỏa mãn mục đích của các tổ chức và cá
nhân”.
- Philip Kotler: “ Marketing là hoạt động của con người
hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua
quá trình trao đổi”
-
Định nghĩa của DN:

Marketing là nụ cười thân mật, cởi mở của nhà doanh nghiệp
đối với khách hàng hay người tiêu dùng.

“Marketing là hãy đi tìm nhu cầu và thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu, mọi hoạt động kinh doanh đều phải căn cứ vào thị
trường”.

“Marketing là hãy biết tôn trọng các ông vua khách hàng của
mình, bất cứ đánh giá nào của khách hàng cũng đều đúng.”
=> Cốt lõi của Marketing là hướng tới thỏa mãn nhu cầu của

1.3. Các quan điểm định hướng kinh doanh.
Có 5 quan điểm :

Quan điểm hướng vào sản xuất.

Quan điểm hướng vào sản phẩm.

Quan điểm hướng vào bán hàng/tăng cường nỗ lực
thương mại.

Quan điểm Marketing (hướng vào khách hàng)

Quan điểm Marketing mang tính đạo đức xã hội.
1.3.1. Quan điểm hướng vào sản xuất.

Hoàn cảnh ra đời: Quan điểm này xuất hiện vào đầu thời kỳ của
cuộc cách mạng CN, khi nhu cầu xã hội lớn hơn khả năng cung
cấp.

Nội dung: NTD sẽ có thiện cảm hơn với những mặt hàng được
bán rộng rãi với giá cả phải chăng. Coi trọng sản xuất: Tin rằng
sản phẩm sẽ tìm được khách hàng.

Theo đó, DN nên tập trung sản xuất sản phẩm, sau đó tìm
khách hàng tiêu thụ.

Doanh nghiệp hướng về sản xuất là doanh nghiệp quan
tâm tới sản xuất nhiều hơn quan tâm nhu cầu khách hàng.
1.3.2. Quan điểm hướng vào sản phẩm.


Quan tâm tới cải tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm.

Tập trung nghiên cứu đưa ra sản phẩm ngày
càng chất lượng.

Là doanh nghiệp hướng tới dẫn đầu chất
lượng.
1.2.3. Quan điểm hướng vào bán hàng.

Các doanh nghiệp này quan tâm tới khâu bán hàng. Họ
tin rằng với đội ngũ bán hàng giỏi thì sẽ bán được hàng.

Doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực vào bán hàng
khuyếch trương sản phẩm để tìm lượng khách hàng
tiêu thụ sản phẩm.

Chiến lược hướng về bán hàng chỉ quan tâm tới tăng
doanh số hơn là thiết lập quan hệ lâu dài với khách
hàng.
1.3.4. Quan điểm Marketing (hướng vào khách hàng) .

Quan điểm này tập trung vào nghiên cứu nhu cầu một nhóm
khách hàng định trước (thị trường mục tiêu) từ đó thoả mãn
nhu cầu của họ.

Doanh nghiệp tập trung vào nghiên cứu thị trường, xác định
nhu cầu, sau đó tìm mọi cách để thoả mãn nhu cầu của
khách hàng.


Đây chính là quan điểm Marketing hiện đại:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×