Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giáo trình hướng dẫn tầm quan trọng của công ty cổ phần trong các giai đoạn để phát triển kinh tế phần 6 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.8 KB, 8 trang )


40

mại, 3 doanh nghiệp giao thông vận tải và 5 doanh nghiệp nông -
lâm - thuỷ sản. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ,
chỉ có 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên là công ty
cổ phần bao bì Bỉm Sơn thuộc Tổng công ty xi măng (38 tỷ đồng),
công ty cổ phần điện cơ thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (25
tỷ đồng) và công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tân Định thuộc thành
phố Hồ Chí Minh (10 tỷ đồng). Các địa phơng và ngành triển khai
cổ phần hoá tích cực nhất là tỉnh Bình Định (4 doanh nghiệp), thành
phố Hồ Chí Minh (4 doanh nghiệp), Tổng công ty cà phê (3 doanh
nghiệp), Tổng công ty xi măng Việt Nam (2 doanh nghiệp) Trong
số 34 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán cổ phiếu đã có 12 doanh
nghiệp không có cổ phần của Nhà nớc và 27 doanh nghiệp có cổ
phần của cổ đông ngoài doanh nghiệp. Nh vậy, theo kế hoạch đặt
ra cho năm 1999 là sẽ cổ phần hoá từ 400 - 600 doanh nghiệp thì
con số 42 doanh nghiệp nhà nớc mới đợc cổ phần hoá từ đầu năm
đến nay chỉ bằng 1/10 kế hoạch. Và từ giờ đến cuối năm, chúng ta
phải cổ phần hoá thêm hơn 300 doanh nghiệp nữa.
Kết quả bớc đầu.
Về phía doanh nghiệp, nhìn chung hoạt động của công ty cổ
phần sau khi cổ phần hoá đều có hiệu quả, các chỉ tiêu tăng nhiều
lần so với khi còn là DNNN biểu hiện trên cả 3 mặt lợi ích của: lao
động - doanh nghiệp - Nhà nớc. Việc huy động vốn của công ty cổ
phần chủ yếu đầu t chiều sâu, đổi mới công nghệ nên năng suất,
hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn trớc, đem lại lợi nhuận cao

41

hơn. Cơ câú vốn sở hữu trong các công ty cổ phần, tỷ lệ vốn sở hữu


Nhà nớc chiếm tỷ lệ cao nhất so với các sở hữu khác. Nhà nớc
nắm từ 18% đến 51% (Bình quân 41%) cổ phần công ty; cổ đông là
ngời lao động từ 18% đến 50% cá biệt có doanh nghiệp trên 70%
(bình quân 30%) cổ phần công ty; số cổ phần còn lại là thuộc cổ
đông ngoài xã hội nắm giữ (bình quân 29%).
Về phía Nhà nớc, ngoài việc Nhà nớc tăng thu các khoản
thu từ doanh nghiệp nh thuế lợi tức do doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả, nhà nớc còn thu đợc một lợng vốn từ các nguồn phát
sinh trong quá trình cổ phần hoá nh số thu về tiền bán cổ phiếu. Ví
dụ số thu về cổ phần hoá tính đến hết năm 1997 nh sau:
Tiền thu về bán cổ phiếu: 30. 207 triệu đồng
Lợi tức của Nhà nớc tại các công ty cổ phần: 6.995 triệu đồng
Lãi tiền vay mua chịu cổ phần Nhà nớc: 522 triệu đồng.
Tổng cộng: 37. 724 triệu đồng.
Về phía ngời lao động: ngời lao động đã gắn đợc kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với lợi ích của bản thân,
của doanh nghiệp, đồng thời đợc tạo điều kiện làm chủ doanh
nghiệp. Thu nhập của ngời lao động cao hơn khi còn là DNNN từ

42

1,5 - 2 lần, bên cạnh đó ngời lao động còn nguồn thu từ lợi tức cổ
phần khoảng 22% - 24%/năm.
Việc làm của ngời lao động đợc đảm bảo, hơn thế ngoài số
lao động cũ, các công ty cổ phần còn thu hút thêm nhiều lao động
ngoài xã hội vào làm việc. Trong một số công ty cổ phần, ngời lao
động đã đề cử đại diện của mình tham gia quản lý điều hành doanh
nghiệp. Theo kết quả khảo sát của chơng trình hỗ trợ phát triển dự
án Mêkông (Mekong Project Development Facility - MPDF) năm
1998 trong 13 doanh nghiệp đợc khảo sát đã thành lập Hội đồng

quản trị; 3 công ty ngời ngoài đại diện cho cán bộ công nhân viên
đảm nhận chủ tịch Hội đồng và giám đốc điều hành, 2 công ty khác
giữ 1 trong 2 trọng trách trên.


Chơng III

Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình
hình thành và cổ phần hoá doanh nghiệp.

43


I. Các yếu tố khó khăn và cản trở quá trình
hình thành và cổ phần hoá doanh nghiệp ở
Việt nam.
Khó khăn và cản trở lớn nhất trong quá trình t nhân hoá và cổ
phần hoá ở nhiều nớc đang phát triển và Đông Âu là khu vực t
nhân nhỏ bé và yếu ớt. Đối với Việt Nam cũng nh vậy, khi hàng
chục năm khu vực này đợc coi là đối tợng cải tạo XHCN. Sự nhỏ
bé và yếu ớt của khu vực kinh tế t nhân phản ánh trình độ chậm
phát triển kinh tế thị trờng trong đó hình thái doanh nghiệp một
chủ tự mình đứng ra kinh doanh là phổ biến, hình thái công ty cổ
phần còn xa lạ với hầu hết mọi ngời. Điều này gây ra sự bỡ ngỡ,
lúng túng cho cả ngời đầu t lẫn ngời sử dụng vốn đầu t dới
hình thức cổ phiếu do đó làm cho việc tiến hành chơng trình cổ
phần hoá ở nớc ta phải thực hiện trong một thời gian dài song
song với sự hình thành và phát triển hình thái công ty cổ phần cũng
nh xác lập môi trờng pháp lý tơng ứng.
Cùng với sự yếu ớt và nhỏ bé của khu vực kinh tế t nhân là sự

thiếu vắng một thị trờng tài chính thực sự trong đó có thị trờng
chứng khoán. Nh trên đã trình bày, thị trờng chứng khoán là
trung tâm phản ánh trạng thái hoạt động của các công ty cổ phần
trong một nền kinh tế thị trờng: nó vừa là điều kiện vừa là tấm

44

gơng phản chiếu sự ra đời và hoạt động của các công ty cũng nh
huy động vốn trên thị trờng tài chính.
II. Các giải pháp và kiến nghị
1. Về t tởng quan điểm cổ phần hoá
Đối với các doanh nghiệp: ngời lãnh đạo (giám đốc, phó giám
đốc) hầu hết là do chế độ bổ nhiệm mà có, do vậy khi chuyển sang
công ty cổ phần không dễ gì giữ đợc chức vụ đó trớc Đại hội cổ
đông. Sau khi cổ phần thì những quyền lực quan trọng nhất thuộc về
Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị công ty. Giám đốc doanh
nghiệp Nhà nớc trớc đây giả sử có tái cử làm giám đốc điều hành
thì chỉ đóng vai trò thực thi của hai tổ chức nói trên mà thôi. Hội
đồng của giám đốc có sự giám sát chặt chẽ của Ban kiểm soát (nh
đã nêu ở chơng một) của Hội đồng quản trị công ty. Lẽ đơng
nhiên thu nhập của giám đốc sẽ bị giảm xuống, không còn hấp dẫn,
quyền hành lại bị hạn chế. Chắc chắn trớc ngỡng cửa cổ phần
hoá, các vị giám đốc quốc doanh ít nhiều đều có tâm t mắc mớ, ít
nhiệt tình đối với phơng án cổ phần hoá. Còn với khả năng xấu
hơn, vị trí công tác của giám đốc có thể bị thay đổi, thậm chí có thể
bị mất việc thì hậu quả còn tồi tệ hơn.
Chính vì lẽ đó giám đốc các DNNN thờng có tâm lý không
muốn cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu, mặc dù đã nhận thức đợc
khó khăn trong cạnh tranh thị trờng, và biết rằng doanh nghiệp có


45

thể nguy cơ suy sụp trong cuộc cạnh tranh thị trờng ngày một gay
gắt. Tâm lý chung của các vị giám đốc DNNN là còn nớc còn
tát, tát đợc ngày nào hay ngày đó.
Còn về phía ngời lao động, họ sau khi cổ phần hoá có thể bị
mất việc, hoặc quyền lợi không đợc đảm bảo, đặc biệt là vấn đề
mua, mua chịu và đợc cấp cổ phiếu. Thế là từ trên xuống dới kết
thành những mảng trong nhận thức và hành động. Để đảm bảo an
toàn và giữ đợc ghế, tránh đợc nguy cơ đi chệch hớng
XHCH, thợng sách là không sắn tay vào công tác này.
Làm thế nào để giải toả những vớng mắc về t tởng quan
điểm và nhận thức trên đây? Trớc hết, phải tạo sự thống nhất trong
nhận thức về chủ trơng cổ phần hoá DNNN.
Một là, cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nớc không
dẫn đến nguy cơ chệch hớng XHCN và làm suy yếu kinh tế nhà
nớc, bởi lẽ: Trong cơ cấu kinh tế quốc dân, Nhà nớc vẫn nắm giữ
các DNNN thuộc các ngành then chốt, trọng yếu tạo nền tảng cho
nền kinh tế quốc dân và sức mạnh của Nhà nớc XHCN. Xét trên
phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tài sản Nhà nớc không bị
suy giảm mà còn có khả năng tăng nhờ lợi tức cổ phần của Nhà
nớc và sự đóng góp của các công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả
vào ngân sách Nhà nớc. Quá trình cổ phần hoá đợc tiến hành dới
sự lãnh đạo tập trung của Đảng và sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nớc
XHCN.

46

Hai là, cổ phần hoá không làm ảnh hởng đến quyền lợi và vị
trí của mỗi ngời trong doanh nghiệp nếu họ thực sự có khả năng và

có đóng góp tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một
trong những mục tiêu cổ phần hoá mà chúng ta thực hiện. Để có thể
đa những nhận thức đúng đắn trên đây đến tất cả các cơ quan lãnh
đạo các ngành, các cấp, đến từng doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ
công nhân viên lao động làm việc trong doanh nghiệp, Nhà nớc
cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền rộng rãi trên các phơng
tiện thông tin đại chúng về chủ trơng, mục tiêu, quan điểm cũng
nh lợi ích về sự cần thiết của cổ phần hoá trong quá trình chuyển
đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trờng.
2. Về môi trờng pháp lý cho việc cổ phần hoá.
Môi trờng pháp lý của nhà nớc bao gồm hệ thống các văn
bản pháp luật trực tiếp và gián tiếp liên quan đến cổ phần hoá. Từ
khi chủ trơng cổ phần hoá các DNNN đợc đề cập lần đầu tiên
trong Nghị quyết Hội nghị lần 2 - Ban chấp hành Trung Ương Đảng
khoá 7 (tháng 11/1991) cho đến nay đã có tổng cộng 27 văn bản
pháp quy trực tiếp liên quan đến cổ phần hoá.
Về số lợng, tuy các văn bản pháp lý trực tiếp chỉ đạo quá trình
cổ phần hoá nh vậy là khá nhiều, nhng cha có một văn bản pháp
lý nào đủ tầm quyết sách để có thể tiến hành một quá trình cổ phần
hoá trên diện rộng nh luật, pháp lệnh. Đối với các văn bản gián

47

tiếp liên quan đến cổ phần hoá thì còn thiếu mảng luật về chứng
khoán, kinh doanh chứng khoán và thị trờng chứng khoán.
Về chất lợng, một số nội dung trong các văn bản hớng dẫn
cha rõ ràng, thiếu cụ thể, nhiều vấn đề cha đợc khẳng định dứt
khoát nh: trách nhiệm của các Bộ, ngành, các địa phơng trong
việc chỉ đạo cổ phần hoá; thẩm quyền của đại diện chủ sở hữu với
việc cổ phần hoá; cổ phần hoá là tự nguyện hay bắt buộc; việc bán

cổ phần cho ngời nớc ngoài có quy định nhng cha có văn bản
hớng dẫn cụ thể.
Để giải quyết những vấn đề tồn tại về chính sách pháp luật trên
đây, các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền cần phải lắng nghe ý kiến
từ phía các doanh nghiệp đã hoàn tất và đang hoàn tất cổ phần hoá
và cả những doanh nghiệp cha tiến hành cổ phần hoá để cụ thể
hoá, chi tiết hoá những điểm còn chung chung, ban hành thêm
những quy định còn thiếu. Đòi hỏi sự đồng bộ của hệ thống văn bản
pháp quy ngay trong điều kiện hiện nay là điều không thực tế, song
đã đến lúc chúng ta phải có ngay một bộ luật cổ phần hoá hoặc luật
công ty cổ phần bởi vì cha có luật, cha có pháp lệnh thì cha có
căn cứ pháp lý để thực hiện, cha có căn cứ để ban hành các văn
bản pháp quy dới luật, và nh vậy việc thực hiện sẽ rất khó khăn.
Bên cạnh đó, việc dự thảo và sớm ban hành luật về chứng khoán,
kinh doanh chứng khoán và thị trờng chứng khoán cũng sẽ góp
phần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá và việc hình thành thị trờng
vốn ở nớc ta.

×